TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH ĐẤT NÔNG<br />
NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN<br />
THÀNH PHỐ HUẾ, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010<br />
(Điểm nghiên cứu phường Kim Long, Thành phố Huế)<br />
Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Phúc Khoa, Trần Ngọc Quang<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước. Đặc biệt là ở<br />
các khu vực trung tâm và ở gần thành phố diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh và<br />
vui chơi giải trí, và nhiều mục đích khác tăng lên mạnh mẽ (i). Để bắt kịp với sự phát<br />
triển của đô thị thì sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải diễn<br />
ra rất mạnh mẽ và có kế hoạch cụ thể. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế<br />
nên sẽ gây ra áp lực lớn về sử dụng đất (ii). Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng<br />
phải đưa ra các chính sách phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa phù hợp với quá<br />
trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (iii). Vấn đề đặt ra là, quá<br />
trình chuyển dịch này có tác động lớn đến cơ cấu kinh tế, xã hội và môi trường (iv).<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ tác động của sự chuyển dịch đất nông<br />
nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, đời sống hàng<br />
ngày của người dân và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay (v).<br />
Từ khóa: Đất nông nghiệp, chuyển đổi, phát triển, ảnh hưởng, đất phi nông nghiệp.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước. Đặc biệt, các vùng<br />
trung tâm thành phố và các khu vực lân cận mới được quy hoạch lên thành phố đã làm tăng<br />
dân số và tăng nhu cầu sử dụng đất đai. Trong khi đó, quỹ đất có giới hạn điều này gây ra áp<br />
lực ngày càng lớn đối với việc sử dụng đất đai. Quá trình đô thị hóa tất yếu dẫn đến sự thay<br />
đổi mục đích sử dụng đất, do đó, sự chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông<br />
nghiệp là một việc làm cần thiết. Bên cạnh những tích cực do quá trình chuyển dịch đó<br />
mang lại là tạo nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, các dịch vụ xã hội, tăng năng suất lao<br />
động. Nhưng quá trình này sẽ làm đất sản xuất nông nghiệp giảm đi, an ninh lương thực của<br />
vùng không được đảm bảo. Mặt khác, nó làm suy thoái về môi trường, cạn kiệt tài nguyên,<br />
các ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của con người,…<br />
Phường Kim Long là phường mới và đang còn non trẻ của thành phố Huế. Chính<br />
vì vậy, để bắt kịp với sự phát triển của thành phố, tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp<br />
sang phi nông nghiệp của phường diễn ra rất mạnh mẽ. Vấn đề đang đặt ra là quá trình<br />
chuyển dịch này đã tác động lớn đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là vấn đề<br />
mà các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan cần phải đưa ra các giải<br />
19<br />
<br />
pháp thích hợp để hạn chế các mặt tiêu cực và tăng cường các mặt tích cực của các tác<br />
động đó là việc làm cấp thiết nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của quá trình<br />
chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến cơ cấu kinh tế, đời sống sinh hoạt<br />
của người dân và tài nguyên môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thực hiện một số phương<br />
pháp sau:<br />
2.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu và kế thừa: Số liệu về điều kiện tự nhiên,<br />
kinh tế xã hội, các số liệu, tài liệu về tình hình sử dụng đất, các số liệu có liên quan đến công<br />
tác quản lý Nhà nước về đất đai và công tác chuyển mục đích sử dụng đất.<br />
2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu: Từ những thông tin, tài<br />
liệu, số liệu thu thập được, tiến hành chọn lọc, phân loại các số liệu, tài liệu theo mục<br />
đích nghiên cứu.<br />
2.3. Phương pháp so sánh dữ liệu, đối chiếu các giá trị.<br />
2.4. Phương pháp thống kê, lập bảng và xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần<br />
mềm Microsoft Excel 2003, SPSS.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Điều kiện tự nhiên<br />
Phường Kim Long nằm về phía Tây của Thành phố Huế, có tổng diện tích tự<br />
nhiên là 247,95 ha và vị trí địa lý như sau: Phía<br />
Đông giáp phường Phú Thuận; Phía Tây giáp<br />
xã Hương Long; Phía Nam giáp sông Hương Phường Đúc; Phía Bắc giáp phường An Hòa.<br />
3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sử<br />
dụng đất<br />
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
cùng với quá trình đô thị hóa trong những năm<br />
qua đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp<br />
được chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp do<br />
việc trưng dụng đất để xây dựng các công trình sự nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình<br />
phát triển kinh tế - xã hội, mà chủ yếu là các công trình đường giao thông, nhà ở.<br />
Bảng 1. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2010 so với năm 2006<br />
So với năm 2008<br />
Năm Tăng(+)<br />
2008<br />
Giảm(-)<br />
<br />
So với năm 2006<br />
Năm Tăng(+)<br />
2006<br />
Giảm(-)<br />
<br />
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT<br />
<br />
Mã<br />
<br />
Năm<br />
2010<br />
<br />
(1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
(3)<br />
<br />
(4)<br />
<br />
(5)=(3)-(4)<br />
<br />
(6)<br />
<br />
(7)=(3)-(6)<br />
<br />
NNP<br />
<br />
247,95<br />
22,65<br />
<br />
247,95<br />
37,23<br />
<br />
0<br />
-14,58<br />
<br />
248,6<br />
97,48<br />
<br />
-0,65<br />
-74,8<br />
<br />
Tổng diện tích tự nhiên<br />
Đất nông nghiệp<br />
<br />
20<br />
<br />
Đất sản xuất nông nghiệp<br />
Đất trồng cây hàng năm<br />
Đất trồng lúa<br />
<br />
SXN<br />
CHN<br />
LUA<br />
<br />
22,48<br />
22,48<br />
22,33<br />
<br />
35,84<br />
35,84<br />
29,1<br />
<br />
-13,36<br />
-13,36<br />
-6,77<br />
<br />
96,09<br />
20,48<br />
20,37<br />
<br />
-73,6<br />
2<br />
+1,96<br />
<br />
Đất trồng cây hàng năm khác<br />
<br />
HNK<br />
<br />
0,15<br />
<br />
6,74<br />
<br />
-6,59<br />
<br />
0,11<br />
<br />
+0,04<br />
<br />
Đất trồng cây lâu năm<br />
<br />
CLN<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0<br />
<br />
75,61<br />
<br />
-75,6<br />
<br />
Đất nuôi trồng thủy sản<br />
Đất phi nông nghiệp<br />
Đất ở<br />
Đất ở tại đô thị<br />
Đất chuyên dùng<br />
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự<br />
nghiệp<br />
Đất an ninh<br />
Đất sản xuất, kinh doanh phi<br />
nông nghiệp<br />
Đất có mục đích công cộng<br />
<br />
NTS<br />
PNN<br />
OTC<br />
ODT<br />
CDG<br />
<br />
0,17<br />
221,7<br />
120,04<br />
120,04<br />
47,81<br />
<br />
1,39<br />
205,25<br />
107,78<br />
107,78<br />
39,34<br />
<br />
-1,22<br />
+16,45<br />
+12,26<br />
+12,26<br />
+8,47<br />
<br />
1,39<br />
142,87<br />
50,02<br />
50,02<br />
34,08<br />
<br />
-1,22<br />
+78,83<br />
+70,02<br />
+70,02<br />
+13,73<br />
<br />
CTS<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
CAN<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0<br />
<br />
CSK<br />
<br />
1,07<br />
<br />
0,92<br />
<br />
+0,15<br />
<br />
0,72<br />
<br />
+0,35<br />
<br />
CCC<br />
<br />
46,51<br />
<br />
38,19<br />
<br />
+8,32<br />
<br />
33,13<br />
<br />
+13,38<br />
<br />
Đất tôn giáo, tín ngưỡng<br />
<br />
TTN<br />
<br />
9,72<br />
<br />
11,45<br />
<br />
-1,73<br />
<br />
11,45<br />
<br />
-1,73<br />
<br />
Đất nghĩa trang, nghĩa địa<br />
Đất sông suối mặt nước chuyên<br />
dùng<br />
Đất phi nông nghiệp khác<br />
Đất chưa sử dụng<br />
Đất bằng chưa sử dụng<br />
<br />
NTD<br />
<br />
10,1<br />
<br />
11,46<br />
<br />
-1,36<br />
<br />
12,1<br />
<br />
-2<br />
<br />
SMN<br />
<br />
33,2<br />
<br />
34,39<br />
<br />
-1,19<br />
<br />
34,39<br />
<br />
-1,19<br />
<br />
PNK<br />
CSD<br />
BCS<br />
<br />
0,83<br />
3,6<br />
3,6<br />
<br />
0,83<br />
5,47<br />
5,47<br />
<br />
0<br />
-1,87<br />
-1,87<br />
<br />
0,83<br />
8,25<br />
8,25<br />
<br />
0<br />
-4,65<br />
-4,65<br />
<br />
(Nguồn: UBND phường Kim Long, năm 2010)<br />
<br />
Nhìn vào bảng 1 ta thấy, cơ cấu kinh tế của phường đang chuyển dịch từ nông<br />
nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ. Đất nông nghiệp giảm 74,8 ha, đất<br />
phi nông nghiệp tăng từ 142,87 ha (năm 2006) lên 221,7 ha (năm 2010), tăng 78,83 ha.<br />
Phần đất chưa sử dụng đã giảm từ 8,25 ha (năm 2006) xuống còn 3,6 ha (năm 2010).<br />
3.2.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp<br />
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về<br />
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.<br />
Bảng 2. Biến động diện tích đất nông nghiệp từ năm 2006 – 2010<br />
<br />
MỤC ĐÍCH SỬ<br />
DỤNG ĐẤT<br />
<br />
(1)<br />
Đất nông nghiệp<br />
<br />
Mã<br />
<br />
(2)<br />
NNP<br />
<br />
Diện<br />
tích<br />
năm<br />
2010<br />
(3)<br />
<br />
So với năm 2008<br />
Diện<br />
tích<br />
năm<br />
2008<br />
(4)<br />
<br />
22,65 37,23<br />
21<br />
<br />
So với năm 2006<br />
<br />
Giảm(-)<br />
<br />
Diện<br />
tích<br />
năm<br />
2008<br />
<br />
(5)=(3)-(4)<br />
<br />
(4)<br />
<br />
(6)<br />
<br />
(7)=(4)-(6)<br />
<br />
-14,58<br />
<br />
37,23<br />
<br />
97,48<br />
<br />
-60,25<br />
<br />
Tăng(+)<br />
<br />
Diện<br />
tích<br />
năm<br />
2006<br />
<br />
Tăng(+)<br />
Giảm(-)<br />
<br />
Đất sản xuất nông nghiệp<br />
<br />
SXN<br />
<br />
22,48 35,84<br />
<br />
-13,36<br />
<br />
35,84<br />
<br />
96,09<br />
<br />
-60,61<br />
<br />
Đất trồng cây hàng năm<br />
<br />
CHN<br />
<br />
22,48 35,84<br />
<br />
-13,36<br />
<br />
35,84<br />
<br />
20,48<br />
<br />
+15,36<br />
<br />
Đất trồng cây lâu năm<br />
<br />
CLN<br />
<br />
75,61<br />
<br />
-75,61<br />
<br />
0<br />
<br />
(Nguồn: UBND phường Kim Long, năm 2010)<br />
<br />
Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 97,48 ha chiếm 39,21% tổng diện tích tự<br />
nhiên của phường. Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn 22,65 ha<br />
chiếm 9,15% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp giảm tập trung chủ yếu<br />
vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây lâu năm (75,61 ha) và đất<br />
trồng cây hàng năm (13,36 ha).<br />
3.2.2. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp<br />
a. Biến động diện tích đất ở<br />
Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, biến động mạnh nhất đáp ứng<br />
nhu cầu của người dân. Trong 78,83 ha đất phi nông nghiệp tăng trong giai đoạn năm<br />
2006 – 2010 thì diện tích đất ở chiếm 70,02 ha (88,82%). Diện tích đất này chuyển từ<br />
đất trồng cây lâu năm và một phần chuyển từ đất trồng cây hàng năm.<br />
b. Biến động diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp<br />
Diện tích đất cho mục đích sử dụng này tăng nhưng không đáng kể 0,35 ha.<br />
Trong những năm trở lại đây, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của phường<br />
theo hướng chuyên sâu, hộ gia đình cá nhân là chủ yếu, các cơ sở sản xuất kinh doanh<br />
có trước đây.<br />
c. Biến động diện tích đất công cộng<br />
Diện tích đất công cộng tăng 13,38 ha và chủ yếu phục vụ nâng cấp, mở rộng,<br />
làm mới các công trình giao thông và các công trình có mục đích công cộng.<br />
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất<br />
phi nông nghiệp<br />
3.3.1. Ảnh hưởng đến kinh tế<br />
a. Ảnh hưởng đến tỷ trọng các ngành kinh tế<br />
Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa trong những năm qua đã làm cho một phần lớn<br />
diện tích đất nông nghiệp chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp dẫn đến thay đổi tỷ<br />
trọng các ngành kinh tế. Các ngành thương mại – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và các<br />
ngành nghề khác chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, chiếm 80% trong tỷ trọng nền kinh tế<br />
của phường. Tỷ trọng ngành nông nghiệp những năm gần đây đã giảm, chỉ còn lại 20%.<br />
b. Ảnh hưởng đến đời sống vật chất và thu nhập của người dân<br />
Từ năm 2006 đến 2010 đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng<br />
cao. Số hộ có thu nhập ở mức trung bình và khá ngày càng được tăng, số hộ nghèo ngày<br />
càng giảm. Năm 2006, hộ nghèo giảm từ 297 hộ (chiếm 10,7%) xuống còn 150 hộ<br />
(chiếm 4,5%) năm 2010.<br />
22<br />
<br />
c. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp<br />
Quá trình này chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong 5 năm<br />
qua đã làm giảm đi một phần lớn diện tích đất nông nghiệp, điều này đã ảnh hưởng lớn<br />
đến ngành trồng trọt. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường đã làm giảm số<br />
hộ tham gia vào sản xuất nông nghiệp, tăng số hộ lao động dịch vụ tăng.<br />
Trong giai đoạn năm 2006 - 2008 diện tích cây hàng năm của toàn phường 35,84 ha<br />
(tăng 15,36 ha), do diện tích đất trồng cây lâu năm chuyển qua một phần để trồng cây hàng<br />
năm(75,61 ha). Dẫn đến diện tích gieo trồng của cây lúa, cây lương thực chính của phường<br />
cũng tăng lên 20,85ha. Giai đoạn 2008 - 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm, dẫn đến đất<br />
trồng cây hàng năm của phường giảm, từ 35,84 ha (năm 2008) xuống còn 22,48 ha (năm<br />
2010). Trong đó diện tích gieo trồng của cây lúa giảm từ 60,86 ha (năm 2008) xuống<br />
còn 40,56 ha (năm 2009), và 39,18 ha (năm 2010).<br />
Bảng 3. Sản lượng cây lương thực giai đoạn 2006 - 2010<br />
<br />
2006<br />
<br />
40,30<br />
<br />
Năng suất bình<br />
quân<br />
(tạ/ha)<br />
49,50<br />
<br />
2007<br />
2008<br />
<br />
59,08<br />
60,86<br />
<br />
50,70<br />
53,70<br />
<br />
298,50<br />
317,70<br />
<br />
2009<br />
<br />
40,56<br />
<br />
49,41<br />
<br />
201,20<br />
<br />
2010<br />
<br />
39,38<br />
<br />
50,00<br />
<br />
198,70<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Năm<br />
<br />
Diện tích gieo trồng<br />
(ha)<br />
<br />
Sản lượng<br />
(tấn)<br />
197,10<br />
<br />
(Nguồn: UBND phường Kim Long, năm 2010)<br />
<br />
3.3.2. Ảnh hưởng đến xã hội<br />
a. Ảnh hưởng đến thành phần dân cư<br />
Thành phần dân cư của phường gồm 15% là dân vạn đò, 25% là nông dân, 65% là<br />
dân thành thị. Quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã làm cho lao<br />
động trong nông thôn nhiều khu vực thay đổi, giảm tỷ lệ người nông dân, tăng tỷ lệ dân thành<br />
thị. Người nông dân đã chuyển qua ngành nghề thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.<br />
b. Ảnh hưởng đến quy mô hộ<br />
Bảng 4. Dân số, số hộ, quy mô hộ của phường Kim Long trong giai đoạn năm 2006 – 2010<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Dân số<br />
(người)<br />
<br />
Số hộ<br />
(hộ)<br />
<br />
Quy mô hộ<br />
(người/hộ)<br />
<br />
2006<br />
<br />
13472<br />
<br />
2761<br />
<br />
4,88<br />
<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
<br />
13823<br />
14226<br />
14654<br />
<br />
2846<br />
2975<br />
3147<br />
<br />
4,86<br />
4,78<br />
4,66<br />
<br />
2010<br />
<br />
15013<br />
<br />
3257<br />
<br />
4,61<br />
<br />
Năm<br />
<br />
(Nguồn: UBND phường Kim Long, năm 2010)<br />
23<br />
<br />