intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của sonde JJ đến bệnh nhân sau nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

127
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tác dụng không mong muốn do đặt sonde JJ sau nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi và ảnh hưởng của nó đến chất lượng sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của sonde JJ đến bệnh nhân sau nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA SONDE JJ ĐẾN BỆNH NHÂN<br /> SAU NỘI SOI NIỆU QUẢN NGƢỢC DÒNG TÁN SỎI<br /> Phạm Quang Vinh*; Nguyễn Phú Việt*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá tác dụng không mong muốn do đặt sonde JJ sau nội soi niệu quản (NQ)<br /> ngƣợc dòng (NSNQND) tán sỏi và ảnh hƣởng của nó đến chất lƣợng sống. Đối tượng và<br /> phương pháp: 50 bệnh nhân (BN) tuổi trƣởng thành, đƣợc đặt sonde JJ một bên sau tán sỏi<br /> NQ nội soi ngƣợc dòng từ 12 - 2012 đến 9 - 2013. BN đƣợc yêu cầu trả lời các câu hỏi đánh<br /> giá triệu chứng rối loạn tiểu tiện và khám tại thời điểm 4 tuần mang sonde và khi rút sonde JJ.<br /> Kết quả: triệu chứng rối loạn tiểu tiện xuất hiện ở 100% BN, mức độ nặng dần khi thời gian<br /> mang sonde kéo dài. Tỷ lệ đái máu 80%, nhiễm khuẩn niệu 6%. 84% BN than phiền vì triệu<br /> chứng đau ảnh hƣởng đến hoạt động hàng ngày. Kết luận: sonde JJ sau NSNQND là nguyên<br /> nhân của nhiều tác dụng không mong muốn. 100% BN bị rối loạn tiểu tiện, 84% có đau ảnh<br /> hƣởng tới sinh hoạt và 80% đái máu. Thời gian mang sonde càng dài, triệu chứng trên càng nặng.<br /> * Từ khóa: Rối loạn tiểu tiện; Sonde JJ; Nội soi niệu quản ngƣợc dòng.<br /> <br /> Effects of Ureteral Stents on Patient’s Life after Ureteroscopy for<br /> Urinary Calculi<br /> Summary<br /> Aims: To evaluate the side effects of stenting after ureteroscopy (sonde JJ) and its impact on<br /> patients’ health as well as their life. Subjects and methods: 50 mature patients with unilateral<br /> indwelling ureteral stents follow a retrograde ureteroscopic lithotripsy from December, 2012 to<br /> September, 2013 were included in the study. They were asked to complete the questionnaires<br /> and examined after 4 weeks’ ureteral stent and removal. Results: Urinary disorders was<br /> observed in 100% of the patients, which became more severe along with the time of ureteric<br /> stents; hematuria 80%; urinary infection 6%. 84% complained that pain symptoms affected their<br /> quality of life. Conclusions: Stenting following ureteroscopy is the cause of the side effects. The<br /> longer ureteral stents in the body is, the more severe the symptoms become.<br /> * Key words: Urinary disorders; Ureteral stents; Ureteroscopy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay, chỉ định đặt sonde JJ sau<br /> NSNQND tán sỏi NQ khá phổ biến. Ống<br /> sonde JJ giúp nƣớc tiểu lƣu thông tốt<br /> xuống bàng quang, NQ không bị tắc do<br /> hiện tƣợng phù nề, hay các dị vật (cục<br /> máu đông, mảnh sỏi, mảnh tổ chức). Qua<br /> đó, NQ bình phục tốt hơn và nguy cơ biến<br /> chứng hẹp NQ giảm. Tuy nhiên, việc đặt<br /> <br /> ống sonde JJ khiến BN khó chịu, thậm chí<br /> gây biến chứng cho ngƣời bệnh [1, 2].<br /> Đã có nhiều tranh luận về việc nên hay<br /> không chỉ định rộng rãi đặt ống sonde JJ<br /> sau mổ, nhất là sau NSNQND [2, 7, 8, 10].<br /> Nghiên cứu này nhằm: Đánh giá các triệu<br /> chứng rối loạn tiểu tiện và biến chứng<br /> trên BN được đặt sonde JJ sau NSNQND<br /> tán sỏi.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Phú Việt (bacsyviet103@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 03/02/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/04/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 06/05/2015<br /> <br /> 141<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> theo mẫu đánh giá USSQ 2003 [9] tại thời<br /> điểm 4 tuần mang sonde JJ. Xử lý và<br /> thống kê số liệu theo phần mềm SPSS<br /> 14.0 for Window.<br /> <br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 50 BN đƣợc đặt ống sonde JJ sau<br /> điều trị sỏi NQ bằng kỹ thuật NSNQND tại<br /> Khoa Tiết niệu, Bệnh viên Quân y 103 từ<br /> 12 - 2012 đến 9 - 2013.<br /> <br /> BN đƣợc tái khám sau mổ tại thời<br /> điểm rút sonde JJ. Ghi nhận các triệu<br /> chứng lâm sàng, đánh giá mức độ, thời<br /> điểm xuất hiện, phƣơng pháp điều trị.<br /> Nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố:<br /> thời gian lƣu sonde, kích thƣớc sonde,<br /> chất liệu, chỉ định đặt thông đến sự xuất<br /> hiện của triệu chứng trên.<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu, mô tả phân tích<br /> không đối chứng. BN đƣợc lập phiếu điều<br /> tra theo mẫu thống nhất, trả lời câu hỏi<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Chỉ định đặt sonde JJ.<br /> <br /> Biểu đồ 1: Chỉ định đặt sonde JJ.<br /> Đa số BN đƣợc chỉ định vì nhiều lý do, hay gặp nhất kích thƣớc sỏi lớn, thận giãn<br /> độ II với sỏi khảm và thời gian tán sỏi > 30 phút. 2 trƣờng hợp chỉ định đặt JJ do tai<br /> biến, BN bị xƣớc rách niêm mạc NQ rộng.<br /> 2. Rối loạn tiểu tiện và biến chứng trong thời gian đặt ống sonde JJ.<br /> Bảng 1: Rối loạn tiểu tiện trên BN đặt JJ (n = 50).<br /> TRIỆU CHỨNG<br /> <br /> THỜI GIAN XUẤT HIỆN<br /> 7 - 14 ngày<br /> n<br /> <br /> 15 - 21 ngày<br /> <br /> > 21 ngày<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> TỔNG (%)<br /> %<br /> <br /> Đái tăng lần<br /> <br /> 34<br /> <br /> 78<br /> <br /> 16<br /> <br /> 32<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 50 (100)<br /> <br /> Đái gấp<br /> <br /> 6<br /> <br /> 12<br /> <br /> 21<br /> <br /> 42<br /> <br /> 6<br /> <br /> 12<br /> <br /> 33 (66)<br /> <br /> Đái khó<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6 (12)<br /> <br /> Triệu chứng rối loạn tiểu tiện xuất hiện sớm ngay sau đặt sonde JJ, mức độ rối loạn<br /> tiểu tiện tăng lên cùng thời gian đặt sonde. Sau 3 tuần, 100% BN có rối loạn tiểu tiện.<br /> 142<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> Bảng 2: Triệu chứng khác và biến chứng trên BN đặt sonde JJ (n = 50).<br /> THỜI GIAN XUẤT HIỆN<br /> TRIỆU CHỨNG<br /> <br /> 7 - 14 ngày<br /> <br /> %<br /> <br /> Tổng<br /> (%)<br /> <br /> 24<br /> <br /> 48<br /> <br /> 40 (80)<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3 (6)<br /> <br /> 20<br /> <br /> 08<br /> <br /> 16<br /> <br /> 42 (84)<br /> <br /> 15 - 21 ngày<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Đái máu<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> 12<br /> <br /> 24<br /> <br /> Nhiễm khuẩn niệu<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đau thắt lƣng<br /> <br /> 24<br /> <br /> 48<br /> <br /> 10<br /> <br /> > 21 ngày<br /> <br /> Triệu chứng hay gặp nhất ngoài rối loạn tiểu tiện là đái máu (80%), tỷ lệ đái máu<br /> tăng lên cùng thời gian mang ống sonde. 3 BN có nhiễm khuẩn niệu (6%). 84% BN bị<br /> đau thắt lƣng.<br /> 3. Xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện theo thời gian mang sonde<br /> (n = 50).<br /> Bảng 3: Mối liên quan giữa thời gian mang sonde và mức độ rối loạn tiểu tiện.<br /> THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ<br /> <br /> MỨC ĐỘ RỐI LOẠN TIỂU TIỆN<br /> Nhẹ<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Nặng<br /> <br /> 7 - 14 ngày (n = 34)<br /> <br /> 16<br /> <br /> 17<br /> <br /> 1<br /> <br /> 15 - 21 ngày (n = 50)<br /> <br /> 10<br /> <br /> 30<br /> <br /> 10<br /> <br /> > 21 ngày (n = 50)<br /> <br /> 4<br /> <br /> 20<br /> <br /> 26<br /> <br /> Mức độ rối loạn tiểu tiện tăng lên khi thời gian mang thông kéo dài. Biểu hiện rõ<br /> nhất sau 21 ngày.<br /> BÀN LUẬN<br /> Kể từ khi ra đời cho đến nay, sonde JJ<br /> trở thành dụng cụ không thể thiếu của<br /> phẫu thuật viên tiết niệu. Ngoài lợi ích mà<br /> ống sonde mang lại, những phiền toái<br /> gây cho ngƣời bệnh khi đƣợc chỉ định đặt<br /> sonde JJ cũng không nhỏ. Cần cân nhắc<br /> lợi và bất lợi của ống sonde JJ trên từng<br /> ngƣời bệnh cụ thể.<br /> Triệu chứng rối loạn tiểu tiện là triệu<br /> chứng xuất hiện trên hầu hết BN đƣợc<br /> đặt ống sonde JJ. Trong nhiều thông báo,<br /> tỷ lệ BN có triệu chứng rối loạn tiểu tiện<br /> lên tới 100% [5, 7]. Trong nghiên cứu<br /> này, chúng tôi gặp 100% BN có triệu<br /> <br /> chứng rối loạn tiểu tiện với mức độ khác<br /> nhau.<br /> Để đánh giá các triệu chứng kích thích<br /> do sonde JJ gây ra, Joshi [9] đƣa ra bộ<br /> câu hỏi chia thành 5 tiêu chí: đau, các<br /> triệu chứng đƣờng tiểu dƣới, hiệu quả<br /> công việc, sức khoẻ tình dục và sức khoẻ<br /> toàn thân.<br /> Triệu chứng hay gặp nhất khi mang<br /> sonde JJ là tiểu tăng lần. Có nhiều<br /> nguyên nhân gây tiểu tăng lần trên BN có<br /> ống sonde JJ. Bản thân sonde JJ là một<br /> dị vật trong đƣờng niệu, là yếu tố kích<br /> thích bàng quang, gây viêm bàng quang.<br /> Mặt khác sự cọ sát của đầu dƣới sonde<br /> 143<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> JJ trực tiếp lên cổ bàng quang có thể gây<br /> cho BN những cơn buồn tiểu gấp và đái<br /> buốt giống trƣờng hợp sỏi bàng quang.<br /> Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay khi<br /> BN đƣợc xuất viện, tức là sau mổ vài<br /> ngày, nhƣng cũng có thể xuất hiện muộn<br /> hơn, sau mổ trên 10 ngày. Thời gian<br /> mang sonde càng lâu, tỷ lệ BN bị đái tăng<br /> lần càng cao và mức độ càng nặng.<br /> Thực tế lâm sàng ghi nhận nhiều yếu<br /> tố ảnh hƣởng đến xuất hiện cũng nhƣ<br /> mức độ đái tăng lần.<br /> Thời gian mang ống sonde là yếu tố<br /> đầu tiên ảnh hƣởng tới triệu chứng này.<br /> 100% BN mang ống sonde JJ xuất hiện<br /> triệu chứng đái tăng lần sau tuần thứ 3,<br /> trong khi tỷ lệ này chỉ là 80% nếu ở tuần<br /> thứ 3 và khoảng 40% ở sau tuần thứ<br /> nhất. Mức độ đái tăng lần cũng bị ảnh<br /> hƣởng do thời gian mang sonde JJ. Nếu<br /> triệu chứng đái tăng lần, nhẹ nhàng ở<br /> tuần đầu thì những tuần sau, triệu chứng<br /> nặng lên rõ rệt, phản ảnh qua số lần đi<br /> tiểu ảnh hƣởng tới sinh hoạt của BN.<br /> Một số tác giả cho rằng độ dài của ống<br /> sonde JJ là yếu tố ảnh hƣởng tới triệu<br /> chứng kích thích bàng quang gây đái<br /> tăng. Khi chiều dài ống sonde quá mức<br /> vƣợt qua đƣờng giữa, rối loạn tiểu tiện<br /> nặng hơn [3, 6].<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy<br /> đa số sonde JJ đặt cho BN đều có độ dài<br /> vƣợt qua đƣờng giữa. Thực tế chúng tôi<br /> hay dùng loại sonde JJ dài 26 cm, là loại<br /> thƣờng dùng cho ngƣời châu Âu. Do vậy,<br /> độ dài sonde quá mức với đa số ngƣời<br /> Việt Nam. Chỉ có 2 trƣờng hợp đƣợc đặt<br /> sonde dài 24 cm. Do vậy, không thể phân<br /> tích vai trò của độ dài sonde JJ trong<br /> nghiên cứu này.<br /> 144<br /> <br /> Do số lƣợng BN không nhiều, mặt<br /> khác, chất liệu cấu tạo ống sonde JJ<br /> trong nghiên cứu không đa dạng, nên<br /> chúng tôi không đánh giá đƣợc vai trò<br /> của chất liệu cấu tạo ống sonde tới các<br /> triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Trong y văn,<br /> những ống sonde bằng silicon là loại ít<br /> gây kích thích nhất, do vậy ít gây rối loạn<br /> tiểu tiện hơn. Mặt khác, do silicon làm<br /> ống sonde mềm, trơn nên ít bị lắng cặn<br /> tinh thể. Chỉ các ống sonde silicon mới<br /> đƣợc khuyến cáo đặt lâu dài trong cơ thể<br /> ngƣời bệnh [6]. Một số nghiên cứu thông<br /> báo phản ứng dị ứng của cơ thể với một<br /> số loại sonde JJ, nhất là ống sonde làm<br /> bằng nhựa tổng hợp [9]. BN bị chảy máu,<br /> thậm chí sốt cao và chỉ hết khi rút bỏ ống<br /> sonde.<br /> Đái buốt cũng là triệu chứng hay gặp<br /> trên BN đƣợc đặt sonde JJ. Cũng nhƣ đái<br /> tăng lần, ít khi BN đái buốt ngay sau mổ.<br /> Triệu chứng này xuất hiện và tăng dần về<br /> mức độ cùng với thời gian mang thông<br /> của BN. Nếu đái tăng lần, BN dễ chấp<br /> nhận hơn, còn triệu chứng đái buốt rất<br /> khó để ngƣời bệnh chấp nhận. Nó ảnh<br /> hƣởng nghiêm trọng tới chất lƣợng sống<br /> của ngƣời bệnh.<br /> Đa số BN xuất hiện đái buốt sau mổ<br /> 10 ngày. Nguyên nhân đái buốt có thể là<br /> do đầu sonde JJ trực tiếp kích thích lên<br /> bàng quang hoặc do gây viêm bàng<br /> quang. Triệu chứng này thƣờng rõ ràng<br /> và nặng ở những trƣờng hợp vòng J dƣới<br /> của ống thông nằm ngay vị trí cổ bàng<br /> quang, phản ánh rõ nhất khi nội soi bàng<br /> quang rút sonde JJ. Những trƣờng hợp<br /> ống sonde không trực tiếp tiếp xúc với cổ<br /> bàng quang thƣờng có triệu chứng rối<br /> loạn tiểu tiện và đái buốt ít hơn.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> Cũng giống nhƣ đái tăng lần, đái máu<br /> là triệu chứng hay gặp trên BN đặt sonde<br /> JJ. Đái máu thƣờng làm BN lo lắng và đôi<br /> khi khủng hoảng nếu thầy thuốc không<br /> giải thích rõ cho ngƣời bệnh.<br /> Đa số trƣờng hợp đái máu là triệu<br /> chứng nhẹ. BN có nƣớc tiểu màu nƣớc<br /> rửa thịt. Ít khi đái máu nặng, có máu<br /> đông, thậm chí phải nhập viện lại.<br /> 80% (40 BN) bị đái máu đại thể khi<br /> mang sonde JJ trong nghiên cứu; trong<br /> đó 35 BN (70%) đái máu nhẹ, chỉ cần<br /> uống nhiều nƣớc và dùng thuốc giãn cơ.<br /> 5 trƣờng hợp đái máu nhiều phải dùng<br /> thuốc cầm máu. Không có trƣờng hợp<br /> nào phải nhập viện điều trị và truyền máu.<br /> 2 BN đái máu nhiều, đến ngày thứ 14, BN<br /> yêu cầu rút ống sonde sau khi kiểm tra<br /> thấy hết sỏi. Sau rút sonde, BN hết đái<br /> máu, hết rối loạn tiểu tiện.<br /> Thời điểm xuất hiện đái máu trong<br /> nghiên cứu cho thấy, đa số BN bị đái máu<br /> khi mang sonde ≥ 2 tuần. Triệu chứng<br /> này rõ rệt nhất khi BN mang ống sonde<br /> trên 3 - 4 tuần. Mức độ đái máu thay đổi<br /> theo thời gian mang sonde. Thời gian<br /> mang ống sonde càng lâu, mức độ đái<br /> máu càng nhiều hơn.<br /> Ngoài thời gian mang sonde JJ, các<br /> yếu tố có ảnh hƣởng tới triệu chứng đái<br /> máu do sonde JJ là chất liệu cấu tạo nên<br /> ống sonde, các biến chứng nhiễm khuẩn,<br /> lắng cặn các chất lên ống sonde [4]. Do<br /> trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dùng<br /> ống silicon cho 4 trƣờng hợp, do vậy,<br /> nhận xét về ảnh hƣởng của chất liệu cấu<br /> tạo ống sonde tới triệu chứng đái máu<br /> chƣa đủ sức thuyết phục, cần tiếp tục<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu trên BN mang<br /> thông JJ khoảng 1% [8, 10]. Con số này<br /> có thể chƣa phản ánh đúng thực tế, vì<br /> nhiều BN có nhiễm khuẩn nhƣng không<br /> đƣợc cấy khuẩn để tìm vi khuẩn. Nhiễm<br /> khuẩn niệu trên BN mang sonde JJ là<br /> biến chứng nặng, nhiễm khuẩn trên BN<br /> có dị vật. Về nguyên tắc, phải lấy bỏ dị<br /> vật, tức là rút sonde JJ mới điều trị nhiễm<br /> khuẩn. Tuy nhiên, điều này không phải<br /> lúc nào cũng đúng. Nhiều trƣờng hợp<br /> không cần rút sonde, điều trị bằng kháng<br /> sinh theo kháng sinh đồ vẫn có hiệu quả.<br /> Ống sonde JJ còn giúp chống bít tắc<br /> đƣờng niệu, từ đó tạo điều kiện điều trị<br /> chống nhiễm khuẩn.<br /> Với những trƣờng hợp nhiễm khuẩn<br /> niệu, sau khi rút sonde JJ, phải cấy khuẩn<br /> ống sonde xác định vi khuẩn để tiếp tục<br /> điều trị cho BN.<br /> KẾT LUẬN<br /> Sonde JJ sau NSNQND tán sỏi gây<br /> cho BN nhiều tác động không mong<br /> muốn, hay gặp chủ yếu là triệu chứng rối<br /> loạn tiểu tiện và đái máu. 100% BN rối<br /> loạn tiểu tiện và tỷ lệ đái máu 80%. Các<br /> biến chứng do sonde JJ gây ra là nhiễm<br /> khuẩn niệu (6%). Yếu tố ảnh hƣởng nhiều<br /> nhất tới sự xuất hiện cũng nhƣ mức độ<br /> rối loạn tiểu tiện và đái máu là thời gian<br /> mang sonde JJ. Không nên đặt sonde JJ<br /> kéo dài trên 21 ngày nếu không có lý do<br /> đặc biệt.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Hoàng Đức và CS. Nghiên cứu<br /> rút ngắn thời gian nằm viện sau nội soi tán sỏi<br /> NQ đoạn trên. Tạp chí Y Dƣợc học TP.<br /> Hồ Chí Minh. 2008, tập 12, phụ bản số 4,<br /> tr.197-200.<br /> <br /> 145<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0