intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu bào chế viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu bào chế viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài nhằm đạt được tác dụng giảm đau kéo dài, giảm số lần dùng thuốc cho bệnh nhân, giảm thiểu tác dụng kích ứng dạ dày. Trong đó, việc bào chế viên giải phóng kép dài với tá dược tạo cốt được sử dụng rộng rãi do dễ sản xuất và chi phí đầu tư sản xuất thấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu bào chế viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài

  1. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN LORNOXICAM GIẢI PHÓNG KÉO DÀI Đồng Thị Hoàng Yến Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Lornoxicam một hoạt chất giảm đau chống viêm không steroid nhóm oxicam có tác dụng giảm đau chống viêm mạnh. Lornoxicam được sử dụng điều trị đặc hiệu các triệu chứng đau và viêm cho các bệnh nhân viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, lornoxicam có thời gian bán thải ngắn (thường chỉ từ 3 đến 5 giờ), do đó người bệnh phải uống nhiều lần trong ngày, khó đảm bảo sự tuân thủ của người bệnh theo chế độ liều đã chỉ định. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu bào chế viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài nhằm đạt được tác dụng giảm đau kéo dài, giảm số lần dùng thuốc cho bệnh nhân, giảm thiểu tác dụng kích ứng dạ dày. Trong đó, việc bào chế viên giải phóng kép dài với tá dược tạo cốt được sử dụng rộng rãi do dễ sản xuất và chi phí đầu tư sản xuất thấp. Từ khóa: Lornoxicam, viên nén giải phóng kéo dài, oxicam, hydroxypropyl methyl cellulose, matrix tablet. STUDY ON MANUFACTURE OF LORNOXICAM TABLET OF SUSTAINED- RELEASE Dong Thi Hoang Yen Thai Nguyen University of Medical and Pharmacy SUMMARY Background. Lornoxicam is a member of the oxicam group of nonsteroidal anti- inflammatory drugs (NSAIDs) with extremely potent anti-inflammatory and analgesic activities. It is widely used for the symptomatic treatment of pain and inflammation in patients with rheumatoid arthritis and osteoarthritis. However, lornoxicam's usefulness is limited due to its short half-life that ranges from 3 to 5 h. Hence, it requires repeated daily administration and so it is difficult for patients to comply the treatment regime. Objective. To study manufacturing Lornoxicam tablets of sustained release (SR) to reduce long-lasting pain, frequency of usage and to minimize its irritant effect on the stomach. One of the most common methods used for developing SR formulations is to include them in matrix tablets as they are easily manufactured and cost effective. Keywords: Lornoxicam, viên nén giải phóng kéo dài, oxicam, hydroxypropyl methylcellulose. ĐẶT VẤN ĐỀ Lornoxicam là một thuốc giảm đau chống viêm phi steroid thuộc lớp oxicam được sử dụng điều trị đặc hiệu các triệu chứng viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống cứng khớp, đau thần kinh tọa cấp tính và đau lưng. Thuốc ức chế sinh tổng hợp prostaglandin bằng cách ngăn chặn các enzym cyclooxygenase (cả COX-1 và COX-2). So với các thuốc giảm đau, chống viêm phân lớp oxicam, lonorxicam là một dược chất có tác dụng giảm đau mạnh, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, lornoxicam có thời gian bán thải ngắn (thường chỉ từ 3 đến 5 giờ), người bệnh phải uống nhiều lần trong ngày, khó đảm bảo sự tuân thủ của người bệnh theo chế độ liều đã chỉ định. Để nâng cao sinh khả dụng của lornoxicam, đạt được tác dụng giảm đau kéo dài, giảm số lần dùng thuốc cho bệnh nhân, cần bào chế dưới dạng viên giải phóng kéo dài. 36
  2. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Trong đó, việc bào chế dưới dạng chế phẩm viên giải phóng kép dài với tá dược tạo cốt có nhiều ưu điểm hơn so với các chế phẩm viên nén thông thường. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào chế viên lornoxicam 8mg giải phóng kéo dài” với các mục tiêu: - Xây dựng công thức bào chế viên nén chứa 8mg lornoxicam giải phóng kéo dài. - Khảo sát ảnh hưởng của một số tá dược đến khả năng giải phóng dược chất viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài. PHẦN 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu, thiết bị Nguyên liệu Lornoxicam (Ấn Độ), Avicel PH 101 (Đài Loan), PVP K30 (Trung Quốc), Tinh bột (Việt Nam), Lactose (Trung Quốc), Talc (Trung Quốc), Magnesi stearat (Trung Quốc), hydroxypropyl methylcellulose (Trung Quốc)….. Các nguyên liệu trên đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Thiết bị Máy dập viên tâm sai Trung Quốc, Bể siêu âm 1510 BRANSON, Cân phân tích SATORIUS, Cân kỹ thuật SATORIUS, Tủ sấy Trung Quốc, Cân xác định độ ẩm, Máy đo quang 752 UV-VIS GRATING SPECTRO PHOTOMETER, Máy thử độ hòa tan: Vankel – Varian 7010, Các dụng cụ thủy tinh dùng trong bào chế và định lượng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp xây dựng đường chuẩn Pha các dung dịch lornoxicam trong môi trường pH 6,8 có nồng độ chính xác khoảng 5, 10, 15, 20, 25 μg/ml. Tiến hành đo mật độ quang các dung dịch trên bằng máy đo quang phổ UV-VIS tại bước sóng 376nm. Đường chuẩn được xây dựng dựa trên mối tương quan giữa mật độ quang và các nồng độ tương ứng của các dung dịch lornoxicam đã pha. 2.2. Phương pháp bào chế viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài Tiến hành theo phương pháp xát hạt ướt, thay đổi loại và tỉ lệ tá dược để tìm ra công thức bào chế thích hợp. Mỗi mẫu dập 100 viên. Thành phần viên gồm: Dược chất: Lonoxicam 8mg Tá dược: Avicel PH 101 khảo sát HPMC khảo sát Lactose/tinh bột khảo sát Cồn PVP khảo sát Talc 2% Magnesi stearat 2% Tổng khối lượng viên: 120mg 2.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài * Cảm quan: Quan sát hình dạng, màu sắc và bề mặt viên, đánh giá ảnh hưởng đến hình thức viên theo các mức sau: - Viên bóng đẹp không bị bong mặt, sứt cạnh. - Viên bị bong mặt: hiện tượng bong mặt xảy ra khi dập viên, viên không bóng đẹp. * Đánh giá khả năng chịu nén của viên * Độ đồng đều khối lượng Thử trên 20 viên, cân khối lượng từng viên, tính khối lượng trung bình. Yêu cầu không quá 2 viên có độ lệch vượt quá 7,5% và không có viên nào gấp đôi giới hạn này. 37
  3. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 * Độ hòa tan Thiết bị: cánh khuấy Tốc độ khuấy: 100 ±1 vòng/phút Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8 Nhiệt độ: 37 ± 0,50 C Thời gian thử: 8 giờ Số viên thử: 5 viên Mẫu trắng là dung dịch đệm phosphat pH 6,8. Mẫu chuẩn là mẫu có nồng độ tương ứng với nồng độ của dược chất trong môi trường hòa tan khi viên giải phóng hoàn toàn dược chất. Dung dịch lấy ra được lọc rồi đem đo hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 376nm. Mẫu trắng là dung dịch đệm phosphat pH 6,8. * Định lượng Cân 20 viên nén, tính giá trị trung bình. Nghiền mịn, cân một lượng bột tương đương với 8mg lornoxicam, hòa tan trong 8ml NaOH 0,1N, thêm dung dịch đệm phosphat pH 6,8 vừa đủ 100ml. Lắc trong 1 giờ, để yên trong 24 giờ. Hút 1ml dung dịch vào lọ dung tích 10ml, thêm dung dịch đệm phosphat 6,8 vừa đủ. Lọc, đo độ hấp thụ tại bước sóng 379nm, mẫu trắng là dung dịch đệm phosphat. PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Khảo sát mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ lornoxicam Pha 5 dung dịch lornoxicam có nồng độ biến thiên từ 5 μg/ml đến 25 µg/ml. Đo mật độ quang của các dung dịch lornoxicam tại bước sóng 376 nm kết quả được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1 Bảng 1: Mối tương quan giữa nồng độ dung dịch lornoxicam và mật độ quang Nồng độ 5 10 15 20 25 (µg/ml) Mật độ quang 0,262 0,395 0,552 0.684 0,820 y=0,028x+0,121 1 Mật độ quang D 0,8 0,6 0,4 y=0,028x+0,121 0,2 0 0 10 20 30 Nồng độ dung dịch C Hình 1: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và mật độ quang của dung dịch lornoxicam, ở bước sóng ۸ = 376 nm Kết quả cho thấy, ở bước sóng 376 nm, giá trị mật độ quang và nồng độ dung dịch lornoxicam có sự phụ thuộc tuyến tính khá chặt chẽ trong khoảng nồng độ khảo sát với hệ số tương quan R2 = 0,9992. Do đó có thể sử dụng bước sóng 376nm để xác định hàm lượng lornoxicam giải phóng từ viên nén vào môi trường hòa tan bằng phương pháp đo mật độ quang trong khoảng nồng độ trên. 38
  4. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần công thức tới hình thức cảm quan, khả năng chịu nén và khả năng giải phóng dược chất từ viên Để xây dựng công thức (CT) viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài chúng tôi thay đổi loại và tỉ lệ tá dược, với mục đích tìm ra công thức bào chế thích hợp. Qua tham khảo các tài liệu chúng tôi lựa chọn công thức bào chế như sau: Lornoxicam 8mg HPMC 4M 15 - 30% Avicel pH 101 10 - 20% Cồn PVP 5 - 15% Vđ Tinh bột Vđ Lactose Vđ Magnesi stearat 2% Talc 2% Trong đó: - Lornoxicam là dược chất, HPMC là TD tạo cốt kiểm soát giải phóng, Avicel là TD độn, hút nước, chống dính giúp tạo hạt dễ dập viên, Lactose, tinh bột là TD độn thêm vào để đảm bảo khối lượng viên đồng thời để tạo kênh khuếch tán, Magnesi- stearat và talc là TD trơn, Cồn PVP là tá dược dính 3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược dính Mỗi công thức làm 100 viên. Thành phần công thức sử dụng các nồng độ TD dính khác nhau: Bảng 2: Thành phần công thức với các nồng độ TD dính khác nhau: Công thức CT1 CT2 CT3 Lornoxicam 8mg 8mg 8mg Avicel pH 101 24mg 24mg 24mg Tinh bột Vđ Vđ Vđ Lactose Vđ Vđ Vđ HPMC K4M 24mg 24mg 24mg Cồn PVP 5% Vđ Cồn PVP 10% Vđ Cồn PVP 15% Vđ Talc 2,4mg 2,4mg 2,4mg MgS 2,4mg 2,4mg 2,4mg Cảm quan Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp Khả năng chịu nén Kém Tốt Tốt Đồng đều khối Đạt Đạt Đạt lượng Mẫu viên sử dụng cồn PVP 5% làm tá dược dính, bề mặt viên bóng nhưng chịu nén kém, giải phóng hoạt chất nhanh. Điều này có thể do cồn PVP sử dụng ở nồng độ thấp nên khả năng kết dính kém, dược chất trong viên hòa tan nhanh. Mẫu viên sử dung cồn PVP 10% làm tá dược dính, bề mặt viên bóng đẹp, thời gian giải phóng dược chất dài hơn so với mẫu sử dụng cồn PVP 5%, tuy nhiên không đảm bảo kiểm soát giải phóng trong thời gian dài. Mẫu viên sử dụng cồn PVP 15%, do nồng độ cồn PVP cao nên khả năng kết dính tốt hơn, viên bóng đẹp, giải phóng dược chất đều đặn. Viên sử dụng cồn PVP 15% là thích hợp nhất cho công thức viên nén giải phóng kéo dài. 39
  5. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ Avicel tới khả năng giải phóng dược chất từ viên nén lornoxicam Avicel có khả năng hút nước mạnh và trương nở tạo kênh khuếch tán, nên trong công thức sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải phóng dược chất từ hệ cốt. Bảng 3: Thành phần công thức với tỉ lệ Avicel khác nhau Công thức CT4 CT5 Lornoxicam 8mg 8mg Lactose/tinh bột vđ vđ Avicel PH 101 (10%) 12mg Avicel PH 101 (20%) 24mg Talc 2,4mg 2,4mg MgS 2,4mg 2,4mg HPMC K4M 24mg 24mg Cồn PVP 15% vđ Vđ Cảm quan Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp Khả năng chịu nén Tốt Tốt Đồng đều khối lượng Đạt Đạt 120 % dược chất giải phóng 100 80 CT4 60 CT5 40 20 0 0 2 4 6 8 10 Thời gian hòa tan Hình 2: Đồ thị giải phóng lornoxicam với tỷ lệ Avicel khác nhau Mẫu viên sử dụng Avicel với tỉ lệ 10%, viên chịu nén tốt, hình thức bóng, đẹp. Tuy nhiên quá trình hòa tan xảy ra nhanh và giải phóng dược chất nhanh trong những giờ đầu của quá trình thử. Khi tăng lượng Avicel trong công thức lên 20%, quá trình giải phóng dược chất đều đặn. Vậy sử dụng Avicel với tỉ lệ 20% trong công thức viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài là thích hợp nhất. 3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của loại và lượng HPMC HPMC là tá dược có ảnh hưởng nhiều đến khả năng kéo dài giải phóng dược chất của viên nén lornoxicam. Qua tham khảo các tài liệu chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 loại HPMC là HPMC E15, HPMC 4M, HPMC 100M với 3 tỉ lệ khác nhau 20%, 25%, 30%. 40
  6. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Nguyên liệu CT6 CT7 CT8 Lornoxicam 8mg 8mg 8mg Avicel pH 101 24mg 24mg 24mg Lactose/tinh bột Vđ Vđ Vđ HPMC E15 20% 24mg HPMC E15 25% 30mg HPMC E15 30% 36mg Talc/MgS 4,8mg 4,8mg 4,8mg Cảm quan Viên bóng, Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp đẹp Khả năng chịu nén Tốt Tốt Tốt Đồng đều khối lượng Đạt Đạt Đạt 3.2.3.1. Khảo sát tá dược HPMC E15 ở các tỉ lệ 20%, 25%, 30%. Các mẫu viên sử dụng HPMC E15 làm tá dược tạo cốt, hình thức viên bóng đẹp. Tuy nhiên, tá dược HPMC E15 là tá dược có độ nhớt thấp nên kiểm soát giải phóng không tốt, viên hòa tan khá nhanh ngay trong những giờ đầu. Do đó, quá trình giải phóng dược chất trong viên diễn ra quá nhanh và không đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi không lựa chọn tá dược HPMC E15. 3.2.3.2. Khảo sát tá dược HPMC K4M ở các tỉ lệ 20%, 25%, 30% Bảng 4: Thành phần công thức với tỉ lệ HPMC K4M khác nhau Nguyên liệu CT9 CT10 CT11 Lornoxicam 8mg 8mg 8mg Avicel pH 101 24mg 24mg 24mg Lactose/tinh bột Vđ Vđ Vđ HPMC K4M 20% 24mg HPMC K4M 25% 30mg HPMC K4M 30% 36mg Talc/MgS 4,8mg 4,8mg 4,8mg Cảm quan Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp Khả năng chịu nén Tốt Tốt Tốt Đồng đều khối lượng Đạt Đạt Đạt Các mẫu viên sử dụng HPMC K4M, viên bóng, đẹp và giải phóng dược chất ổn định. Trong đó, với tỉ lệ 25% trong công thức, quá trình giải phóng đều đặn và giải phóng gần như tối đa lượng dược chất trong viên. Mẫu viên dùng HPMC K4M với tỉ lệ 25% làm tá dược tạo cốt là thích hợp nhất. 41
  7. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 3.2.3.3. Khảo sát tá dược HPMC K100M ở các tỉ lệ 20%, 25%, 30% Bảng 5: Thành phần công thức với tỉ lệ HPMC K100M khác nhau Nguyên liệu CT12 CT13 CT14 Lornoxicam 8mg 8mg 8mg Avicel pH 101 24mg 24mg 24mg Lactose/tinh bột Vđ vđ vđ HPMC K100M 20% 24mg HPMC K100M 25% 30mg HPMC K100M 30% 36mg Talc/MgS 4,8mg 4,8mg 4,8mg Cảm quan Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp Khả năng chịu nén Tốt Tốt Tốt Đồng đều khối lượng Đạt Đạt Đạt 70 % dược chất giải phóng 60 50 CT 12 40 CT13 30 CT14 20 10 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 thời gian hòa tan Hình 2: Đồ thị giải phóng lornoxicam với tỷ lệ HPMC K4M khác nhau Các mẫu viên sử dụng HPMC K100M làm tá dược tạo cốt, viên bóng đẹp tuy nhiên do HPMC K100M có độ nhớt cao, khi trương nở tạo thành một lớp gel bao quanh làm chậm sự thấm nước vào trong lòng viên nên quá trình giải phóng dược chất diễn ra chậm, không đạt được liều giải phóng trong những giờ đầu. Từ các số liệu thu được chúng tôi lựa chọn tá dược HPMC K4M với tỉ lệ 25% làm tá dược tạo cốt bào chế viên giải phóng kéo dài. 3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ lactose và tinh bột Trong công thức bào chế viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài, ngoài việc sử Avicel, chúng tôi sử dụng lactose và tinh bột để làm tá dược độn. Lactose là tá dược độn tan trong nước, tính chất của lactose là trơn chảy, chịu nén rất tốt, ngược lại, tinh bột thuộc nhóm tá dược độn không tan trong nước, trơn chảy, chịu nén kém, hút ẩm làm cho viên bị bở dần trong quá trình bảo quản, trong công thức viên nén thường dùng phối hợp lactose với tinh bột để đảm bảo độ chắc của viên. 42
  8. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Bảng F: Thành phần công thức với tỉ lệ lactose và tinh bột khác nhau Nguyên liệu CT15 CT16 CT17 Lornoxicam 8mg 8mg 8mg Avicel PH 101 24mg 24mg 24mg Cồn PVP 15% Vđ Vđ Vđ Lactose 100% Vđ Lactose 70%/tinh bột 30% Vđ Lactose 50%/tinh bột 50% Vđ HPMC K4M 25% 30mg 30mg 30mg Talc/MgS 4,8mg 4,8mg 4,8mg Cảm quan Viên bong mặt Viên bóng, đẹp Viên bóng, đẹp Khả năng chịu nén Tốt Tốt Tốt Đồng đều khối lượng Đạt Đạt Đạt 120 100 80 CT15 60 CT16 CT17 40 20 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Mẫu viên chỉ sử dụng lactose làm tá dược độn, viên không đảm bảo độ chắc và viên giải phóng dược chất quá nhanh. Điều này có thể do khi phối hợp lactose, khối hạt khi dập viên nhẹ, xốp, bột không nạp đủ vào cối dẫn tới lực nén giảm và viên không đảm bảo độ chắc. Mẫu viên sử dụng cả lactose và tinh bột với tỉ lệ 50:50, viên bóng đẹp, chịu nén tốt. Tuy nhiên, khi thử độ hòa tan viên không giải phóng được tối đa lượng dược chất sau 8 giờ. Mẫu viên sử dụng lactose và tinh bột với tỉ lệ 70:30 có hình thức đẹp, giải phóng dược chất đều đặn và gần như hoàn toàn. trong 8 giờ viên hòa tan được 97,55% lượng dược chất. Như vậy, qua khảo sát ảnh hưởng của tá dược dính, tá dược độn, tá tạo cốt giải phóng kéo dài chúng tôi lựa chọn ra được công thức bào chế tối ưu nhất là công thức CT 16 có thành phần dược chất và tá dược cho 1 viên như sau: Lornoxicam 8mg Avicel pH 101 4mg Cồn PVP 15% Vđ HPMC K4M 30mg Lactose:tinh bột (70:30) Vđ Bột talc 2,4 mg Magnesi stearat 2,4 mg 43
  9. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN Sau thời gian thực nghiệm chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: * Bào chế được viên nén lornoxicam 8mg giải phóng kéo dài sử dụng tá dược tạo cốt là HPMC K4M. * Khảo sát được ảnh hưởng của tá dược dính, độn, tá dược tạo cốt tới hình thức cảm quan, khả năng chịu nén và độ hòa tan dược chất của viên nén lornoxicam giải phóng kéo dài 2. ĐỀ XUẤT 1. Bào chế viên nén lornoxicam 8mg giải phóng kéo dài ở quy mô lớn hơn để khẳng định lại kết quả thực nghiệm trên và ứng dụng trong sản xuất 2. Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác tới khả năng GPKD dược chất trong viên như: ảnh hưởng của kỹ thuật bào chế, ảnh hưởng của tá dược trơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Bào chế (2005), Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr 132-156. 2. A-hmould H (1991), “A controlled release matrix using a mixture of hydrophilic and hydrophobic polymers”, Int. J. Pharm., p. 1-3. 3. Atul R. Bendale et al (2011), “Analytical method development and validation protocol for Lornoxicam in tablet dosage form”, J. Chem. Pharm. Res., 3,2, p. 258 - 263. 5. Debbagh M.A (1996), “Matrices based on HPMC, sodium carboxymethylcellulose and ethyl cellulose”, Eur. J. Pharm. 6. Mono Hassan Aburahma, Yassin El-Said Hamza (2010), “Novel sustained-release fast-disintegrating multi-unit compressed tablets of lornoxicam containing Eudragit RS coated chitosan-alginate beads”, Pharm. Dev. and Tech., p.1-15. 7. Raymond C Rowe et al (2009), Handbook of pharmacautical Exipient, Pharm. Press., p. 326-329. 8. Skjodt Neil M., Davies Neal M. (1998), “Clinical pharmacokinetics of lornoxicam A short half-life oxicam”, Clin. Pharmacokinet., 34, 6, p. 421-428. 9. Syed Namath Ulla, Anup Kurma Roy, (2011), “Formulation and Evaluation of Sustained Relase Matrix Tablets of Lornoxicam”, Int. J. of Drug Dev. & Res. 3, 1, p. 31-44. 10. Yassin El-Said Hamza et al. (2010), “Design and in vitro evaluation of novel sustained-release matrix tables for lornoxicam based on the combination of hydrophilic matrix formers and basic pH-modofiers”, Pharm. Dev. Tech., 15, 2, p. 139-153. 44
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0