intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La cho cộng đồng các dân tộc địa phương khu vực Tây Bắc

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, tham vấn chuyên gia nhằm đề xuất tiêu chí khung về tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Sử dụng kĩ thuật đánh giá nhanh (PRA) có sự tham gia để phân tích nhận thức của cộng đồng địa phương về nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La cho cộng đồng các dân tộc địa phương khu vực Tây Bắc

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0001 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 156-169 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TẬP HUẤN ĐỂ GIÁO DỤC TÍNH BỀN VỮNG VỀ HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA CHO CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC TÂY BẮC Đỗ Xuân Đức1, Lưu Đức Hải2 và Đỗ Hữu Tuấn2 1 Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Sơn La 2 Khoa Môi trường,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Hồ thủy điện Sơn La giữ vị trí trọng yếu trong hệ thống các hồ thủy điện trên Sông Đà, khu vực Tây Bắc, Việt Nam. Khai thác, sử dụng bền vững hồ có vai trò quyết định để duy trì sức chống chịu, tính ổn định trong dài hạn, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và từ áp lực khai thác tài nguyên hồ. Bài viết này sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, tham vấn chuyên gia nhằm đề xuất tiêu chí khung về tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Sử dụng kĩ thuật đánh giá nhanh (PRA) có sự tham gia để phân tích nhận thức của cộng đồng địa phương về nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Triển khai một số hoạt động tập huấn thử nghiệm thí điểm 03 chủ đề giáo dục nhận diện tính bền vững; giáo dục nguyên nhân giảm tính bền vững; giáo dục phát triển sáng kiến cộng đồng tăng cường tính bền vững tại hồ thủy điện Sơn La. Đồng thời đề xuất 04 hoạt động giáo dục trải nghiệm điển hình: Hoạt động giáo dục trực tiếp; Hoạt động giáo dục dựa trên lập kế hoạch xây dựng lối sống thân thiện môi trường; Hoạt động thực thi giải quyết các vấn đề môi trường, Hoạt động giáo dục qua phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng dân tộc với tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Từ khóa: Phát triển bền vững, giáo dục tính bền vững, hồ thủy điện, Sơn La, dân tộc, Tây Bắc. 1. Mở đầu Vận hành hồ chứa bền vững, đưa hoạt động hồ chứa đa mục tiêu đến gần mục tiêu về tính bền vững sinh thái, quan tâm đặc điểm của sự thay đổi dòng chảy và sức khỏe của dòng sông [1]. Thiết kế tối ưu các chiến lược quản lí nhằm đảm bảo tính bền vững mục tiêu và khả năng tái tạo so với tính bền vững hồ chứa [2]. Những xung đột thường xuyên giữa người sử dụng nước dựa trên mối quan tâm về sinh thái, kinh tế và xã hội, thúc đẩy các dịch vụ hệ sinh thái thủy sinh là cách tiếp cận thành công đối với các hồ chứa tiên tiến [3]. Hồ chứa được nhiều bên liên quan quản lí, sử dụng, quản lí hồ nước trong tương lai phải được coi là trách nhiệm chung [4]. Hồ chứa là phần quan trọng nhất của lưu vực, tuy nhiên những đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH) của các địa phương trong lưu vực đang chứa đựng nguy cơ phải đối mặt với những thách thức về tài nguyên nước, đẩy nhanh nguy cơ suy thoái và tiến dần tới ngưỡng khai thác nguồn nước, đòi hỏi phải nghiên cứu đánh giá phục vụ quy hoạch quản lí thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực [5]. Phát triển thủy điện nhằm đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống trở thành chiến lược ưu tiên của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ngày nhận bài: 25/8/2018. Ngày sửa bài: 22/11/2018. Ngày nhận đăng: 29/11/2018. Tác giả liên hệ: Đỗ Xuân Đức. Địa chỉ e-mail: dxduc.ces@gmail.com 156
  2. Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La... Bên cạnh giá trị kinh tế mang lại, thủy điện đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, như: quản lí hồ chứa, xả lũ, an toàn hồ đập, tác động thủy điện đến môi trường và hệ sinh thái xung quanh sau khi tích nước. Phát triển bền vững thủy điện, vì thế, cũng là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải duy trì được tính bền vững (sustainability) trước các thách thức của thiên tai, biến đổi khí hậu và từ áp lực hoạt động khai thác, sử dụng. Cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể sử dụng và quản lí tài nguyên tại các hồ chứa, để duy trì tính bền vững hồ, cần nghiên cứu, nhận diện và đánh giá nhận thức của họ đối với các vấn đề về hồ chứa thủy điện. Nghiên cứu này tìm hiểu xem cộng đồng các dân tộc cư trú ven hồ thủy điện Sơn La, Tây Bắc, Việt Nam nhận thức về tính bền vững hồ thủy điện như thế nào? Tài nguyên của hồ thủy điện mang lại những lợi ích quan trọng đối với cuộc sống của họ? Quan điểm của cộng đồng về bảo vệ và duy trì tính bền vững hồ chứa? Biên soạn một số nội dung tập huấn để giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng để đạt được tính bền vững hồ chứa thủy điện được đưa ra thảo luận. Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững hồ thủy điện Sơn La căn cứ trên một số kết quả nghiên cứu khoa học đã được thực hiện. Đỗ Xuân Đức, 2013 [6], phân tích kinh nghiệm sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường của cộng đồng người Thái tại ven hồ thủy điện Sơn La. Đỗ Xuân Đức, 2013 [7], sử dụng tiếp cận tham vấn cư dân sinh sống ven hồ thủy điện Sơn La, chỉ ra nguyện vọng, mong muốn của cộng đồng địa phương về những vấn đề liên quan đến sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước. Đỗ Xuân Đức, 2015 [8]. Nghiên cứu đề xuất áp dụng phương thức quản lí dựa vào cộng đồng (CBM) để quản lí tài nguyên và môi trường theo hướng bền vững tại vùng hồ thủy điện Sơn La. Đỗ Xuân Đức, 2016 [9], đánh giá vai trò của các bên liên quan và khuyến nghị giải pháp áp dụng phương thức ĐQL tài nguyên nước tại hồ thủy điện Sơn La. Căn cứ pháp lí: tỉnh Sơn La phê duyệt đề án khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2013 [10] và Dự án quy hoạch hệ thống sản xuất thủy sản tại khu vực lòng hồ thủy điện tỉnh Sơn La [11]. Tuyến đường thủy nội địa quốc gia hồ thủy điện Sơn La có chiều dài 175km, thời gian bắt đầu khai thác tuyến từ ngày 01/01/2016 [12]. Tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [13]. Đây là căn cứ khoa học và pháp lí quan trọng để biên soạn một số chủ đề tập huấn với mục tiêu nâng cao năng lực cho cộng đồng các dân tộc địa phương có sinh kế gắn liền với hồ thủy điện Sơn La. Giáo dục tính bền vững hồ thủy điện, thực chất: là quá trình giáo dục người lớn tuổi, giải quyết vấn đề dân số, môi trường, nghề, xoá mù chữ, phân hoá giàu - nghèo, bảo vệ di sản văn hoá v.v… Giáo dục người lớn phải đặc biệt chú ý đến những đối tượng thiệt thòi, yếu thế nhất trong xã hội, hoặc “bị bỏ quên” như phụ nữ nghèo khổ, trẻ em gái, thanh niên thất nghiệp, người nghèo ở nông thôn, người già cả [14]. Do vậy, giáo dục tập huấn cho cộng đồng địa phương là người dân tộc vùng hồ thủy điện Sơn La cần đa dạng về hoạt động: tập huấn trực tiếp trong các buổi họp dân, họp bản hoặc lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường của địa phương với phương pháp giáo dục cho người lớn tuổi đặc thù: hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo (giải quyết vấn đề); giáo dục qua hình thức lập kế hoạch cá nhân đơn giản; hoạt động truyền thông với các tài liệu hình ảnh trực quan. Mục tiêu giáo dục để cộng đồng biết được lợi thế tài nguyên hồ, chỉ ra nguyên nhân làm giảm tính bền vững hồ chứa, và khuyến khích phát triển năng lực sáng kiến của cộng đồng dân tộc vào các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải thủy, du lịch nhưng đảm bảo duy trì tính bền vững: tính ổn định, tính chống chịu dài hạn, tính đàn hồi, tính lâu bền của hồ thủy điện Sơn La. 157
  3. Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Hồ thủy điện Sơn La thuộc Tây Bắc Việt Nam có diện tích khoảng 225km 2, chiều dài 120km, nối ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, dung tích hồ chứa 9,26 tỉ m3, mực nước dâng trung bình 215m. Hình 1. Vị trí hồ thủy điện Sơn La Theo định nghĩa và hướng dẫn của công ước Ramsar (1971), hồ chứa nước thủy điện là loại hình đất ngập nước nhân tạo. Hồ thủy điện Sơn La là hồ chứa đất ngập nước lớn nhất tại vùng Tây Bắc và Việt Nam. Sau khi tích nước năm 2010, lòng hồ thủy điện Sơn La hình thành thuộc địa bàn hành chính 03 tỉnh Tây Bắc (Hình 1). Trong đó, tại tỉnh Sơn La, diện tích lòng hồ gồm 14 xã, thuộc địa bàn 03 huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai; Tỉnh Điện Biên có 05 xã vùng hồ thuộc thị xã Mường Lay; Tỉnh Lai Châu có 6 xã tại 02 huyện thuộc vùng hồ. Khu vực lưu vực hồ, theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), có 29 dân tộc cư trú gồm: người Thái (40,34%), người Kinh (43,41%), người Dao (7,35%), Mường (3.92%), Khơ mú (2,62%), Mông (1,27%), Hà Nhì (0,49%), Xá (0,40%). Các dâm tộc Mảng, Giáy, Si La, Lự, Kháng có tỷ lệ dưới (1%), một số dân tộc ít người khác (0,21%). 2.1.2. Địa điểm khảo sát Khu vực hồ dưới, lựa chọn 03 vị trí khảo sát, kí hiệu: C1, xá Ít Ong (huyện Mường La), C2 - xã Liệp Tè (huyện Thuận Châu), C3 - xã Chiềng Lao (huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Khu vực hồ trung tâm, lựa chọn vị 03 trí: C4 - xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai), C5 – xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai), C6 – xã Mường Chiên (Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La). Khu vực hồ trên, lựa chọn 02 vị trí khảo sát: C7 – phường Sông Đà và C8 – Phường Na Lay (T.X Mường Lay, tỉnh Điện Biên). Tiêu chí chọn lựa các vị trí khảo sát: khu vực điển hình tập trung cư trú các cộng đồng dân tộc và có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hồ chứa vào các hoạt động kinh tế, dịch vụ. Không gian tập trung các hoạt động sử dụng đất dốc ven hồ thuộc xã Ít Ong, xã Liệp Tè; Không gian hồ tập trung phát triển nghề nuôi trồng thủy sản thuộc vị trí xã Chiềng Lao, Chiềng Bằng, phường Sông Đà; Khu vực tập trung phát triển du lịch sinh thái trong không gian hồ chứa thuộc xã Chiềng Ơn, Mường Chiên, phường Na Lay. 158
  4. Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La... Hình 2. Vị trí các điểm khảo sát và tập huấn cộng đồng tại hồ thủy điện Sơn La 2.1.3. Thu thập và phân tích dữ liệu Đợt khảo sát thực địa vào 04 và tháng 05 năm 2018, thực hiện điểm tại 08 xã, phường thuộc không gian hồ chứa nước thủy điện Sơn La trên địa bàn các xã: Ít Ong, Chiềng Lao (huyện Mường La), xã Liệp Tè, thuộc huyện Thuận Châu, xã Chiềng Bằng, Chiềng Ơn, Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phường Sông Đà và phường Na Nay, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Quá trình khảo sát và đánh giá nhanh có sự tham gia của đại diện cộng đồng các dân tộc (dân tộc Thái) tại 08 điểm khảo sát với 240 người, mỗi xã, phường lựa chọn 30 người gồm cả nam và nữ, độ tuổi từ 17 đến 60. Cộng đồng cư dân địa phương tham gia thảo luận và đánh giá nhanh được lựa chọn có chủ ý dựa trên cơ sở họ thường xuyên sử dụng tài nguyên từ hồ chứa thủy điện Sơn La. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA), được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận nhóm. 30 26 23 22 23 18 17 19 20 16 14 14 16 12 11 7 8 Nữ 10 4 Nam 0 Ít Ong Chiềng Liệp Tè Chiềng Chiềng Mường Sông Đà Na Lay Lao Bằng Ơn Chiên Biểu đồ 1. Số lượng người dân địa phương tham gia tập huấn về hồ thủy điện Sơn La 2018 Các phương pháp được sử dụng là: (i) Phân tích hệ thống nguồn tài liệu thứ cấp để xác lập bộ tiêu chí về tính bền vững hồ thủy điện theo 04 thuộc tính cơ bản: Sức chống chịu của hồ thủy điện, 159
  5. Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn tính lâu bền, tính thích ứng và tính ổn định của hồ chứa; (ii) Phương pháp Ma-trận (lập bảng) để giúp cộng đồng các dân tộc địa phương nhận diện các thuộc tính bền vững hồ chứa, chỉ ra các rào cản liên quan đến chủ thể quản lí, đối tượng quản lí và các nhân tố ảnh hưởng đến chủ thể và đối tượng quản lí. (iii) Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh ngoài hiện trường để tìm hiểu các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng hồ chứa thủy điện Sơn La; (iv) Phương pháp tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo dục tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Trường Đại học kinh tế (ĐHQGHN); Trường Đại học Tây Bắc. Ngoài ra, tham vấn các nhà quản lí thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn của các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để biên soạn tài liệu tập huấn giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện phù hợp tại cộng đồng dân tộc (v) Phương pháp giáo dục tính bền vững hồ thủy điện cho các cộng đồng cư dân địa phương theo hình thức tập huấn tai chỗ theo hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề cho người lớn tuối, đối tượng là cộng đồng dân tộc cư trú ven hồ thủy điện Sơn La. 2.2. Xác lập tiêu chí khung về tính bền vững hồ thủy điện Sơn La Dựa trên các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của thế giới và ở Việt Nam về tính bền vững hồ chứa thủy điện, nghiên cứu này xác lập (đề xuất) bộ tiêu chí khung về tính bền vững hồ chứa ứng dụng tại hồ thủy điện Sơn La. Nhóm tiêu chí kiểm soát/quan trắc lưu lượng và chất lượng nước vào hồ thủy điện Sơn La gồm 04 tiêu chí đánh giá tính bền vững: (1) Lưu lượng nước vào hồ trung bình ngày; (2) Lưu lượng đỉnh lũ lên xuống được được kiểm soát; (3) Lưu lượng dòng chảy chất rắn: vận chuyển đáy, vận chuyển lơ lửng về hồ được định vị; (4) Chất lượng nước mặt lòng hồ thủy điện Sơn La đáp ứng phục vụ cấp nước sinh hoạt theo QCVN 08:2015/BTNMT. Nhóm tiêu chí giảm bồi lắng lòng hồ thủy điện Sơn La đánh giá trên 05 tiêu chí bền vững: (1) Thể tích bùn cát lắng đọng lòng hồ thủy điện trong giới hạn cho phép đối với hồ chứa vùng đồi núi cao, sau 100 năm hồ chứa Sơn La vẫn đảm bảo làm việc bình thường theo chỉ tiêu của TCXDVN 285: 2002 Công trình thuỷ lợi quy định chủ yếu về thiết kế; (2) Duy trì rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn trong phạm vị lưu vực giảm thiểu bồi lắng hồ chứa đạt mục tiêu 100% diện tích rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn lưu vực vùng hồ được bảo vệ; (3) Kiểm soát hoạt động xây dựng có nguy cơ bồi lắng xuống lòng hồ thủy điện đảm bảo 100% hoạt động xây dựng công trình ven hồ phải được cấp phép, có báo cáo ĐTM; (4) Kiểm soát hoạt động canh tác trên đất dốc ven hồ thủy điện với mục tiêu 100% cộng đồng cư dân ven hồ áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc thông minh; (5) Trồng rừng mới trên diện tích đất trống, đồi trọc lưu vực hồ chứa đạt mục tiêu 70% diện tích đất trống ven vùng hồ được trồng rừng phủ xanh Nhóm tiêu chí duy trì hệ sinh thái hồ với 10 tiêu chí đánh giá tính bền vững: (1) Tỷ lệ đất ngập nước được bảo tồn / tổng số diện tích đât ngập nước hồ chứa cùng kiểu đạt 50%; (2) Tỉ lệ diện tích đất rừng che phủ lòng hồ/tổng diện tích đất lâm nghiệp lưu vực đạt 60%; (3) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên đất dốc được sử dụng hợp lí/tổng diện tích đất canh tác ven hồ đạt 90 %; (4) Tỉ lệ cây trồng bản địa ven hồ chứa được bảo tồn đạt 100%; (5) Tỉ lệ ô nhiễm suối nhỏ cung cấp nước hồ chứa trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN08:2015/BTNMT; (6)Tổng số loài động, thực vật trong môi trường nước hồ chứa đảm bảo an toàn phát triển đạt 100%; (7) Tổng sản lượng cá, tôm và nhuyễn thể khác đánh bắt được cân bằng với khả năng phục hồi đảm bảo tỷ lệ 100%; (8) Tổng số các quần thể cá, tôm, nhuyễn thê gốc bản địa/ Tổng số động vật thủy sinh sông Đà được lưu giữ phát triển tại hồ chứa thủy điện Sơn La đạt 70%; (9) Quy mô dân số ven hồ chứa trong phạm vi giới hạn cho phép 300.000.0000 người khoảng đến năm 2050; (10) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vùng hồ duy trì giới hạn 1,1% ; (11) Trình độ học vấn cư dân lưu vực hồ đạt cần đạt 100% tốt nghiệp THPT đến năm 2020. Nhóm tiêu chí quản lý bền vững hồ với 4 tiêu chí đánh giá: (1) Chủ thể quản lí hồ chứa được xác lập rõ đến năm 2020 gồm: Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương; (2) Hình thức 160
  6. Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La... quản lí hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020 được xác lập cụ thể: quản lí dựa vào cộng đồng, quản lí thích ứng, đồng quản lí, quản lí tổng hợp; (3) Đối tượng quản lí hồ thủy điện được xác lập: tài nguyên và môi trường nước, tài nguyên và môi trường đất ven hồ, tài nguyên và môi trường rừng ven hồ phải được quy định tại văn bản cấp tỉnh, địa phương; (4) Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến đối tượng quản lí được xác định gồm: áp lực dân số, phát triển kinh tế, dịch vụ, tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu quy định/lồng ghép trong quy hoạch phát triển đến cấp xã trong phạm vi lưu vực. Nhóm tiêu chí sử dụng bền vững hồ gồm 05 tiêu chí đánh giá: (1) Đánh bắt thủy sản phải duy trì khả năng phục hồi các quần thể động vật thủy sinh; (2) Nuôi trồng thủy sản đảm bảo thức ăn dùng trong nuôi trồng đạt QCVN02-14:2009/BNNPTNT; (3) Giao thông vận tải đường thủy hồ thủy điện được lắp biến báo, biển phân luồng, cảnh báo tránh bão, mưa lớn; (4) Hoạt động dịch vụ du lịch đảm bảo 100% các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh các dịch vụ du lịch hồ chứa cam kết quy định bảo vệ môi trường; (5) Bản làng của các cộng đồng cư dân ven hồ đạt mục tiêu 100% cam kết khai thác sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái hồ chứa. 2.3. Nhận thức của cộng đồng địa phương về nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La Kết quả nghiên cứu thu được tại 8 cuộc thảo luận nhóm có sử dụng công cụ đánh giá nhanh (PRA), với các chủ đề thảo luận liên quan nguyên nhân tác động làm giảm tính bền vững hồ. Cộng đồng địa phương chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gia tăng bồi lắng lòng hồ, suy giảm cá tôm và bất cập trong quản lí sử dụng tài nguyên nước tại hồ chứa thủy điện Sơn La. Cấp độ 1, mức độ tác động rất mạnh đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La, xác nhận được 4 nguyên nhân: (1) Lũ ống, lũ quét, trượt lở đất đá cục bộ làm tăng áp lực bồi lắng trầm tích hồ chứa; (2) Hạn hán cục bộ ảnh hưởng đến lưu lượng nước về hồ thủy điện; (3) Ngăn đập thủy điện Lai Châu, cá thượng nguồn không di chuyển xuống hồ Sơn La và (4) Đánh bắt tận thu các loại cá nhỏ làm thức ăn nuôi cá lồng ảnh hưởng đến suy giảm loài thủy sản trong hồ chứa. Cấp độ 2, mức độ tác động mạnh đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La ghi nhận được 04 nguyên nhân: (1) Mất rừng lưu vực hồ thủy điện làm gia tăng khả năng bồi lắng lòng hồ; (2) Đánh bắt ven bờ hồ làm suy giảm loài thủy sản; (3) Ô nhiễm đầu nguồn từ sông, suối nhỏ và (4) Hóa chất tồn dư trong thức ăn thủy sản làm ô nhiễm nước hồ thủy điện. Cấp độ 3: mức độ tác động trung bình, xác nhận 06 nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững tại hồ thủy điện Sơn La: (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng ven hồ; (2) Khai thác khoảng sản cát, sỏi, đá, kim loại trong lưu vực hồ làm tăng bồi lắng lòng hồ; (3) Phát triển thủy điện nhỏ trên các dòng suối ảnh hưởng đến lưu lượng nước chẩy về hồ vào mùa khô (4) Phát sinh chất thải từ dịch bệnh thủy sản từ nuôi cá lồng; (5) Chất thải từ phương tiện đánh bắt, vận tải đường thủy và vận tải du lịch; (6) Chất thải từ hoạt động dịch vụ du lịch tạo ra nguy cơ cao ô nhiễm nước hồ. Cấp độ 4: mức độ tác động thấp đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La, ghi nhân được 05 nguyên nhân: (1) Canh tác trên đất dốc thiếu hợp lý làm tăng bồi lắng lòng hồ (2) Sử dụng các công cụ thô sơ đánh bắt; (3) Dịch bệnh thủy sản ảnh hưởng đến nguồn cá, tôm tự nhiên hồ chứa tác động đến suy giảm loài thủy sản hồ chứa; (4) Mất an toàn giao thông đường thủy tác động đến an ninh môi trường hồ; (5)Xung đột trong sử dụng mặt nước tác động đồng thuận sử dụng tài nguyên hồ chứa. Kết quả đánh giá nhanh (PRA) có sự tham gia của cộng đồng dân tộc sử dụng tài nguyên hồ chứa thủy điện Sơn La xác nhận 19 nguyên nhân tác động tạo ra áp lực ảnh hưởng đến 06 vấn đề môi trường của hồ thủy điện Sơn La: gia tăng bồi lắng, lưu lượng nước, suy giảm loài, ô nhiễm nước, an ninh môi trường, đồng thuận sử dụng tài nguyên hồ chứa. 161
  7. Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn 7 6 6 5 5 4 4 4 3 2 1 0 Cấp độ 1 - Rất mạnh Cấp độ 2 - Mạnh Cấp độ 3 -Trung bình Cấp độ 4 -Thấp Biểu đồ 2. Nguyên nhân và cấp độ tác động đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La 2.4. Biên soạn một số chủ đề giáo dục tính bền vững áp dụng tại các cộng đồng dân tộc cư trú tại vùng hồ thủy điện Sơn La Căn cứ trên tiêu chí khung đề xuất tính bền vững, tham vấn chuyên gia và kết quả đánh giá nhanh (PRA) có sự tham gia của các cộng đồng dân tộc được khảo sát, nghiên cứu này xác lập và đề xuất được một số chủ đề giáo dục phù hợp, đồng thời tiến hành tập huấn hỗ trợ tăng cường nhận thức nhằm duy trì tính bền vững hồ thủy điện Sơn La đến các cộng đồng địa phương. Chủ đề 1: Giáo dục cộng đồng nhận diện tính bền vững hồ thủy điện Sơn La Mục tiêu: Xác định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hồ thủy điện Sơn La; Chỉ ra được thành phần, đặc điểm của tính bền vững hồ thủy điện Sơn La Kiến thức: Phân định được phạm vi ranh giới lưu vực hồ thủy điện Sơn La; Vị trí, tầm quan trọng hồ thủy điện Sơn La; Liệt kế được tính chống chịu/đàn hồi, tính ổn định, lâu bền, tính thích ứng của hồ thủy điện Sơn La trước thiên tai, biến đổi khí hậu và áp lực sử dụng tài nguyên. Thái độ: Nâng cao ý thức và trách nhiệm về vai trò của cá nhân/cộng đồng với tính bền vững của hồ thủy điện Sơn La. Bảng 1. Các hoạt động giáo dục cộng đồng nhận diện tính bền vững hồ Thời Địa Các hoạt động giáo dục gian điểm 1. Khởi động 10 phút Nhà văn - Câu hỏi kể tên các hồ thủy điện ở Việt Nam, Tây Bắc ? hóa bản - Cộng đồng kể tên, viết giấy, bảng giấy (A0) - Tập huấn viên sử dụng hình ảnh trình chiếu, kể tên hồ thủy điện ở Việt Nam, Tây Bắc 2.Tìm hiểu vấn đề 30 phút Nhà văn - Chia thành các nhóm thảo luận chủ đề hóa bản - Phát cho nhóm bức tranh hồ thủy điện - Hỏi: Hồ thủy điện có chức năng gì? - Các nhóm cộng đồng thảo luận, đại diện trình bày kết quả - Tập huấn viên: phân tích trên bản đồ chỉ ra chức năng hồ thủy điện, 162
  8. Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La... giới thiệu 04 tính bền vững hồ thủy điện - Tập huấn viên hỏi cộng đồng: hồ thủy điện Sơn La có thuộc tính bền vững gì ? - Hỏi người học - Đại diện nhóm trả lời - Tập huấn viên tổng hợp trả lời, chỉ ra đặc tính bền vững đặc thù tại hồ thủy điện Sơn La. 3. Củng cố kiến thức 20 phút Nhà văn - Sử dụng câu hỏi dạng trắc nghiệm củng cố kiến thức cho cộng đồng hóa bản - Chiếu phim “Ký sự Sông Đà” – Phần hồ thủy điện Sơn La. - Giới thiệu phóng sự ngắn giới thiệu hồ thủy điện Sơn La. Chủ đề 2: Giáo dục cộng đồng nguyên nhân tác động đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La Mục tiêu: Nhận diện và liệt kê được nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La Kiến thức: Chỉ ra được nguyên nhân gia tăng bồi lắng lòng hồ do: Lũ ống, lũ quét làm trượt lở đất đá cục bộ, mất rừng, canh tác đất dốc, khai thác khoáng sản, phát triển cơ sở hạ tầng. Xác định được nguyên nhân làm thay đổi lưu lượng nước: Khô hạn, phát triển thủy điện nhỏ tại suối đầu nguồn. Phân tích được nguyên nhân suy giảm thủy sản tự nhiên: ngăn đập, đánh bắt tận thu, đánh bắt ven bờ, sử dụng công cụ thô sơ, dịch bệnh thủy sản. Phân tích nguyên nhân xung đột môi trường: mẫu thuẫn sử dụng, thiếu đồng thuận tài nguyên, hiệu quả quản lí thấp, ý thức, hành động của cộng đồng. Thái độ: Tự điều chỉnh hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên hồ để giảm thiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Bảng 2. Các hoạt động giáo dục nguyên nhân tác động đến tính bền vững hồ thủy điện Thời Địa Các hoạt động giáo dục gian điểm 1. Khởi động 10 Nhà văn -Trò chơi vẽ Poster /vẽ hình và thuyết minh ý tưởng liệt kê các vấn môi phút hóa bản trường hồ thủy điện Sơn La tại địa phương (canh tác đất dốc ven hồ, đánh bắt thủy sản tận thu, tranh chấp tài nguyên…) - Chia nhóm vẽ hình và trình bày ý tưởng qua hình ảnh. 2.Tìm hiểu vấn đề 100 Nhà văn 2.1. Điều gì xẩy ra khi rừng đầu nguồn phòng hộ cho hồ thủy điện Sơn La phút hóa bản bị chặt phá. - Tập huấn viên trình chiếu trên slide hình ảnh về hậu quả phá rừng quanh lưu vực hồ thủy điện làm đất canh tác - Tập huấn viên hướng dẫn để các nhóm cộng đồng liệt kê mối đe dọa trực tiếp ảnh hưởng đến tính bền vững hồ qua hiện tượng phá rừng làm bồi lắng đất đá xuống lòng hồ, ảnh hưởng lưu lượng nước hồ. 2.2. Phân biệt các hình thức khai thác thủy sản bền vững và thiếu bền vững tại hồ thủy điện Sơn La - Tập huấn viên chiếu hình ảnh phản ánh hiện trạng khai thác thủy sản trên hồ 163
  9. Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn - Hướng dẫn các nhóm cộng đồng liệt kê, sắp xếp các hình thức khai thác thủy sản vào hai cột trên giấy A0: 1 (bền vững); cột 2 (thiếu bền vững). 2.3. Xác định nguy cơ xung đột trong quản lí sử dụng hồ thủy điện Sơn La - Tập huấn viên hướng dẫn các nhóm liệt kê xung đột môi trường đã xẩy ra trong quá trình quản lí sử dụng hồ thủy điện Sơn La - Đại diện các nhóm trình bày hiện tượng xung đột tài nguyên - Tập huấn viên chiếu hình ảnh minh họa dự báo nguy cơ có thể xẩy ra liên quan đến xung đột tài nguyên hồ thủy điện Sơn La trong tương lai 2.3. Ảnh hưởng tính bền vững với sinh kế cộng đồng cư dân vùng hồ thủy điện Sơn La - Tập huấn viên chiếu hình ảnh và đánh giá tác động suy giảm tính bền vững hồ với các cộng đồng cư dân vùng hồ: thảm họa thiên tai, tăng nguy cơ tái nghèo, sức khỏe cộng đồng, cơ hội việc làm và phát triển sinh kế. 3. Củng cố kiến thức 10 Nhà văn - Đưa ra một số câu hỏi dạng trắc nghiệm củng cố kiến thức cho cộng đồng phút hóa bản địa phương - Trắc nghiệm nguyên nhân bồi lắng hồ - Trắc nghiệm nguyên nhân thay đổi lưu lượng nước - Trắc nghiệm nguyên nhân suy giảm thủy sản hồ - Trắc nghiệm nguyên nhân xung đột quản lí sử dụng hồ thủy điện Sơn La Chủ đề 3: Giáo dục cộng đồng lựa chọn giải pháp tăng cường tính bền vững hồ thủy điện Sơn La, hành động của cộng đồng địa phương Mục tiêu: Thực hiện đề xuất được những giải pháp phù hợp để tăng cường tính bền vững cho hồ thủy điện Sơn La Kiến thức: Đề xuất được hành động để bảo vệ phát triển rừng, hạn chế bồi lắng quanh lưu vực vùng hồ thủy điện; Đề xuất giải được giải pháp duy trì hệ sinh thái thủy sinh tại hồ thủy điện Sơn La; Đề xuất sáng kiến bảo vệ môi trường nước hồ trước áp lực của hoạt động kinh tế dịch vụ đang phát triển ; Đề xuất sáng kiến tăng cường đồng thuận tài nguyên tại hồ thủy điện Sơn La. Thái độ: Chủ động, phát huy, trình bày sáng kiến cá nhân thúc đẩy hành động để tăng cường tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Bảng 3. Các hoạt động giáo dục tăng cường sáng kiến duy trì tính bền vững hồ thủy điện Thời Địa Các hoạt động giáo dục gian điểm 1. Khởi động 10 phút Nhà văn -Trò chơi: Dập lửa, tập huấn viên nêu bối cảnh phù hợp địa phương hóa bản ven hồ: người dân đốt rừng làm nương rẫy, bất ngờ cháy lan ra khoảng rừng rộng vùng hồ. Tập huấn viên phân chia nhóm đóng vai gia đình trong bản nhỏ. Sau đó đặt câu hỏi tình huống và mời từng người lên vị trí trả lời. - Ai sẽ đi báo cho người xung quanh ? - Ai sẽ đi chuẩn bị phương tiện chữa cháy ? - Ai sẽ đi dập lửa ? - Sẽ dập lửa bằng cách nào ? 164
  10. Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La... - Phòng tránh cháy rừng ven hồ bằng cách nào ? -Tập huấn viên, đưa ra câu hỏi thảo luận, tổng kết, vai trò của cộng đồng ứng phó với tình huống khẩn cấp do cháy rừng tại khu vực ven hồ. 2. Tìm hiểu vấn đề 100 Nhà văn 2.1. Cộng đồng lựa chọn giải pháp ưu tiên giảm thiểu bồi lắng cho hồ phút hóa bản thủy điện điện Sơn La. - Yếu tố nào sau đây có tác dụng phục hồi rừng đầu nguồn tốt cho hồ thủy điện Sơn La ? a. Trồng rừng; b. Bảo vệ rừng; c. Phủ xanh đất trống - Ưu tiên trồng các loại rừng phòng hộ phù hợp vùng ven hồ thủy điện Sơn La ? a. Trồng cây mới; b. Trồng cây bản địa; c. Cả hai loại - Canh tác trên đất dốc ven hồ cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào ? a. Giữ rừng trên cao ; b. Xen canh; c. Quy trình hữu cơ - Có nên đốt cỏ sau mỗi vụ canh tác không ? a. Nên đốt ; b.Không nên đốt; c.Xử lí làm phân hữu cơ - Khai thác cát, sỏi, đá khu vực vùng hồ cần được kiểm soát như thế nào ? a. Cấm khai thác ; b.Vị trí an toàn; c. Kiểm soát chặt 2.2. Cộng đồng lựa chọn giải pháp ưu tiên duy trì hệ sinh thái thủy sinh tại hồ thủy điện Sơn La - Việc đánh bắt cá nhỏ làm thức ăn cho các lồng cá cần được kiểm soát bằng: a. Sử dụng mắt lưới trung bình; b. Trả lại loại cá nhỏ - Hoạt động đánh bắt ven bờ cần chấp hành đúng: a. Không sử dụng chất cấm; b. Không kích điện - Kiểm soát dịch bệnh thủy sản bằng: a. Khoanh vùng; b. Thu gom ; c. Khử trùng mặt nước 2.3. Cộng đồng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường mặt nước trước áp lực phát triển kinh tế dịch vụ - Kiểm soát ô nhiễm đầu nguồn từ suối nhỏ bằng: a. Xử lí nước sinh hoạt; b. Đồng quản lí nguồn nước - Kiểm soát chất thải trong nuôi trồng thủy sản bằng: a. Vệ sinh lồng cá ; b.Thức ăn có trong danh mục - Kiểm soát hóa chất trong thức ăn thủy sản a. Phân tích mẫu nước ; b. Sử dụng quy trình xử lí - Kiểm soát chất thải từ phương tiện đánh bắt, vận tải đường thủy và vận tải du lịch a.Quy hoạch bến đỗ ; b.Khung pháp lí xử lí vi phạm - Kiểm soát chất thải từ hoạt động dịch vụ du lịch a. Nâng cao ý thức khách du lịch; b. Thùng rác di động - Giải pháp nâng cao đồng thuận của cộng đồng địa phương trong quản 165
  11. Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn lí sử dụng hồ a. Tham vấn cộng đồng; b.Cộng đồng trách nhiệm 3. Củng cố kiến thức 10 phút Nhà văn - Mời đại diện chuyên gia lên chia sẻ kiến thức chuyên môn giúp cộng hóa bản đồng địa phương nâng cao nhận thức. - Thảo luận/ đánh giá các giải pháp khả thi/ biện pháp đang thực hiện tại vùng hồ. - Thảo luận sáng kiến của cộng đồng nâng cao tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. 2.4. Thảo luận Một phát hiện trong nghiên cứu này xác nhận: Duy trì rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn, giữ diện tích đất rừng che phủ có tác dụng tích cực giảm bồi lắng lòng hồ được các bên nhận thức [15]. Bảo tồn đất thượng nguồn và kiểm soát trầm tích ở thượng nguồn hồ chứa cần xác định là chiến lược tối ưu [16]. Trước xu thế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, tình trạng khô hạn, thiếu nước thường xuyên xẩy ra tại khu vực Tây Bắc Việt Nam ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước tự nhiên của hồ chứa thủy điện Sơn La. Tác động của biến đổi khí hậu lên sự sẵn có của nguồn nước có thể là nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước phân tán từ các hồ chứa [17]. Hồ chứa chỉ bền vững miễn là chúng cung cấp đủ không gian chứa nước để đạt được các mục tiêu thiết kế [18]. Cộng đồng địa phương chưa có đủ thông tin để nhận thức hoạt động đánh bắt thủy sản tiết kiệm giữ giới hạn của đa dạng sinh học trong hệ sinh thái tại hồ thủy điện Sơn La, vần đề nhận thức cần được thay đổi trong suy nghĩ. Tư duy định hướng tiết kiệm sinh thái cho sự bền vững của lưu vực sông [19]. Nhận thức hoạt động gây ô nhiễm nước hồ chứa thủy điện do các hoạt động phát triển kinh tế dịch vụ cần được đưa ra xem xét đối với trường hợp hồ thủy điện Sơn La, cần phương pháp tiếp cận môi trường để đánh giá ô nhiễm hồ [20]. Giáo dục nhận diện nguyên nhân giảm tính bền vững hồ thủy điện Sơn La, liên quan đến sinh kế hàng ngày của họ, do vậy hoạt động giáo dục cần thúc đẩy cộng đồng hành động để tăng cường tính bền vững. Các hoạt động sinh kế của cư dân địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến hồ, cộng đồng cần có trách nhiệm tăng cường tính bền vững hồ thủy điện, đạt được mục tiêu này, cần giải pháp giáo dục phù hợp. Quá trình canh tác nông nghiệp trên đất dốc ở các dân tộc cư trú ven hồ ảnh hưởng đến bồi lắng lòng hồ thủy điện Sơn La nên được xem xét tính bền vững và hiệu quả kinh tế dựa trên khả năng xen ghép cây trồng lương thực gốc bản địa phù hợp tại khu vực đầu nguồn [21]. Xác nhận vai trò quan trọng của rừng đầu nguồn để ngăn cản trượt lở đất đá và xói mòn đất xuống lòng hồ thủy điện, rừng phòng hộ thủy điện Sơn La được bảo vệ nghiêm ngặt với các hình thức quản lí rừng dựa vào cộng đồng dân tộc. Cộng đồng cần được tham gia các khóa học ngắn hạn để quản lí tốt rừng cộng đồng với các dịch vụ hệ sinh thái mang lại cho con người [22]. Đồng thời hướng tới tính bền vững của quản lí rừng đầu nguồn dựa vào cộng đồng [23]. Tăng cường tính bền vững thông qua thiết kế và tổ chức mọt số hoạt động tuyên truyền giáo dục tính bền vững hồ tại cộng đồng dân tộc, trường hợp hồ thủy điện Sơn La ở Việt Nam, cần được áp dụng phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức, phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng cư dân ven hồ. Tập trung vào các hoạt động giáo dục sau: (i). Nhóm hoạt động tìm hiểu, khám phá nâng cao nhận thức tính bền vững hồ cho cộng đồng dân tộc địa phương qua hình thức giáo dục trải nghiệm qua hệ thống đài truyền thanh, truyền hình tại địa phương. (ii). Nhóm hoạt động lập kế hoạch xây dựng lối sống thân thiện môi trường trong sử dụng tài nguyên đất, rừng, nước nhằm duy trì tính bền vững môi trường hồ thủy điện Sơn La qua việc cam kết của từng cá nhân, hộ gia đình tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường hồ thủy điện. (iii). Nhóm hoạt động thực thi giải quyết các vấn đề môi trường tại hồ thủy điện Sơn La bao gồm hoạt động: xây dựng 166
  12. Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La... tổ/nhóm tình nguyện bảo vệ môi trường hồ chứa; Phát triển mô hình tổ chức đoàn thể (Câu lạc bộ Đoàn thanh niên làm sạch hồ, Câu lạc bộ Phụ nữ giữ sạch nguồn nước, Câu lạc bộ người cao tuổi giữ rừng,...). (iv). Nhóm hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương về tính bền vững hồ chứa bao gồm các hoạt động: Hoạt động truyền thông giáo dục tính bền vững hồ qua các cuộc họp thôn/bản, hoạt động tổ chức sự kiện địa phương ven hồ hưởng ứng sự kiện ngày nước thế giới, ngày đa dạng sinh học, giờ trái đất, tiết kiệm năng lượng, ngày không túi nilon; hoạt động tổ chức triển lãm ảnh, video, phim về bảo vệ môi trường hồ thủy điện đến các cộng đồng dân tộc. 3. Kết luận Cộng đồng cư dân địa phương có vai trò quan trọng để bảo vệ và duy trì tính bền vững hồ chứa. Xác lập nội dung giáo dục tính bền vững hồ thủy điện Sơn La có vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức và hành động của các dân tộc phục vụ thiết kế các chiến lược phát triển sinh kế bền vững. Các hoạt động giáo dục tăng cường tính bền vững hồ thủy điện tập trung vào các cộng đồng các dân tộc thiểu số. Từ góc nhìn hệ thống, xác lập nội dung giáo dục tính bền vững được xem là nguồn “đầu vào” và nguồn “nội tại” tác động trực tiếp đến tính bền vững của hồ chứa thủy điện Sơn La. Do vậy, để đạt được mục tiêu quản lí, sử dụng hiệu quả, lâu dài hồ thủy điện, cần ưu tiên cho giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của cộng đồng cư dân địa phương, nâng cao năng lực thực thi trong quản lí hồ chứa tại cấp địa phương dựa vào cộng đồng. Đồng thời, triển khai các hoạt động giáo dục tính bền vững phù hợp với tâm lí, lối sống, hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường đất, rừng, nước tại hồ thủy điện Sơn La nhằm tăng cường tuổi thọ và tính chống chịu, tính ổn định, tính lâu bền và tính thích ứng của hồ thủy điện Sơn La. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Henriette I. Jager Brennan T. Smith, 2008. Sustainable reservoir operation: can we generate hydropower and preserve ecosystem values? Government work and is in the public domain in the U.S.A. River. River Research and Applications, Vol.24, No.3, pp. 340 - 352. [2] Pierre Ungemach, Maria Papachristou, and Miklos Antics, 2007. Renewability versus sustainability: A reservoir management approach. Proceedings European Geothermal Congress, pp.1 - 12. Http://pangea.stanford.edu/ERE/pdf/IGAstandard/EGC/2007/216.pdf. [3] G Gunkel, D Lima, F Selge, M Sobral, 2015. Aquatic ecosystem services of reservoirs in semiarid areas: sustainability and reservoir management. Transactions, pp.3-283. [4] Masoud Bagherzadeh Karimi, Ramiz Mammedov, Fariba Fathi Saghezchi, 2011. Stakeholder Role Analysis for Integrated Management in Protected Areas (Case Study: Urmia Lake, Iran). International Journal of Natural Resources and Marine Sciences, Vol.1, No. 2, pp.101 - 110. [5] Nguyễn Quyết Chiến, 2010. Nguy cơ suy thoái tài nguyên nước và những mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông gâm. Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Tập.55, Số.5, tr. 86 -94. [6] Đỗ Xuân Đức, 2013. Kinh nghiệm sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường của cộng đồng người Thái tại ven hồ thủy điện Sơn La”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập. 29, Số. 3, tr. 26-34. [7] Đỗ Xuân Đức, 2013. Tham vấn cộng động về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ven hồ thủy điện Sơn La, Tạp chí Môi trường, số.10, tr. 38 - 40. [8] Đỗ Xuân Đức, 2015. Nghiên cứu đề xuất áp dụng phương thức quản lí dựa vào cộng đồng (CBM) để quản lí tài nguyên và môi trường theo hướng bền vững tại vùng hồ thủy điện Sơn 167
  13. Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn La. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Cơ sở lí luận và thực tiễn ứng dụng mô hình quản lí dựa vào cộng đồng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nxb Hồng Đức, tr. 250-265. [9] Đỗ Xuân Đức, 2016. Áp dụng phương thức đồng quản lí trong sử dụng bền vững tài nguyên nước tại hồ thủy điện Sơn La. Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, Bộ tài nguyên & Môi trường, Số. 9, tr.27-29. [10] UBND tỉnh Sơn La, 2013. Quyết định 2140/QĐ-UBND, Phê duyệt Đề án Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-2140-QD-UBND- nam-2013-Khai-thac-nguon-loi-thuy-san-long-ho-thuy-dien-Hoa-Binh-Son-La-20949. [11] UBND tỉnh Sơn La, 2013. Quyết định 1992/QĐ-UBND, cho phép lập dự án quy hoạch hệ thống sản xuất thủy sản tại khu vực lòng hồ thủy điện tỉnh Sơn La, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-1992-QD-UBND-nam-2013-lap-du- an-quy-hoach-he-thong-san-xuat-thuy-san-Son-La-209151.aspx [12] Quyết định số 4402/QĐ-BGTVT, Công bố tuyến đường thủy nội địa quốc gia hồ thủy điện Sơn La (2015), Hà Nội. Http://www.mt.gov.vn/vn/tin-tuc/39458/cong-bo-tuyen-duong-thuy- noi-dia-quoc-gia-ho-thuy-dien-son-la.aspx. [13] UBND tỉnh Sơn La, Quyết định 3244/QĐ-UBND, kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, (2015), 1-16, Sơn La. Https://vanbanphapluat.co/quyet-dinh-3244-qd-ubnd-ke-hoach-phat-trien-du-lich- vung-long-ho-thuy-dien-son-la. [14] UNESCO , 1993. Thuật ngữ giáo dục người lớn, Tài liệu tham khảo nội bộ, 1988, bản dịch Tiếng Việt, tr. 21. [15] Durga Prasad Sangroula, 2009. Hydropower development and its sustainability with respect to sedimentation in Nepal. Journal of the Institute of Engineering, Vol.7, No.1, pp.56 - 64. [16] Yoon Lee, Taeyeon Yoon and Farhed A. Shah, 2013. Optimal watershed management for reservoir sustainability: economic aspects. Journal of Water Resources Planning, Vol. 139, No. 2, pp.129 - 138. [17] S. Krol, Marjella J. de VriesPieter R. van OelJosé Carlos de Araújo, 2011. Sustainability of small reservoirs and large scale water availability under current conditions and climate change. Water Resources Management, Vol. 25, No.12, pp. 3017 - 3026. [18] William L. Graf Ellen Wohl Tushar Sinha John L. Sabo, 2010. Sedimentation and sustainability of western American reservoirs. Journal of Water Resources Research, Vol. 46, No.12, pp.1 -13. [19] Maciej Zalewski, 2012. Ecohydrology -process oriented thinking for sustainability of river basins. Ecohydrology & Hydrobiology. Vol.12, No.2, pp.89 - 92. [20] Simeonova, P., Lovchinov, V., Dimitrov, D. et al, 2010. Environmetric approaches for lake pollution assessment. Environmental Monitoring and Assessment, Vol.164, No. 1-4, pp. 233 - 248. [21] Karine VezinaEmail authorFerdinand Bonn, Cu Pham Van, 2006. Agricultural land-use patterns and soil erosion vulnerability of watershed units in Vietnam’s northern highlands. Landscape Ecology, Vol.21, No.8, pp.1311 -1325. [22] Nicholas K. Menzies: Forest, Your Ecosystem, Their Timber: Communities, Conse rvation, and the State in Commun ity-Based Forest Manageme (2008). Human Ecology, Vol. 36, No.3, pp. 449- 451. [23] Tapan Kumar NathMohammed JashimuddinMakoto Inoue, 2016. Community - Based Forest Management (CBFM) in Bangladesh. Part of the World Forests book series, pp.1-176 168
  14. Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La... ABSTRACT The research for compile some topics contents to educate the sustainability of Son La hydropower reservoir in local ethnic minority communities in the Northwest Do Xuan Duc1, Luu Duc Hai2 and Do Huu Tuan2 1 Faculty of Tourism, Son La College 2 Faculty of Environment, VNU, Hanoi, University of Science Son La hydropower reservoir holds a key position in the system of hydroelectric reservoirs on Song Da, Northwest, Vietnam. Sustainable use of lakes is critical to sustainability, long-term sustainability, adaptability to climate change and the pressure to exploit lake resources. This paper uses field survey methodology and expert consultation to propose framework criteria for sustainability of Son La hydropower reservoir. Using participatory appraisal (PRA) techniques to analyze the local community's perception of the causes that affect the sustainability of Son La hydropower reservoir. Implementing pilot training activities on 03 subjects of sustainable learning; education causes sustainability; Education and development of community initiatives to enhance sustainability in Son La hydropower reservoir. At the same time, four typical experimental education activities are proposed: direct education; Educational activities are based on planning to build an environmentally friendly lifestyle; Implementation of environmental issues, media education to raise awareness of ethnic minority communities with the sustainability of Son La hydropower reservoir. Keywords: Sustainable Development, Sustainable Education, Hydropower, Son La, Ethnic, North West. 169
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2