intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu phát triển hệ thống hỗ trợ giảng viên biên soạn bài giảng và kiểm soát lớp học triển khai thử nghiệm giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu phát triển hệ thống hỗ trợ giảng viên biên soạn bài giảng và kiểm soát lớp học triển khai thử nghiệm giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân" đề xuất một phương pháp trong đó cho phép giảng viên thay đổi cách thức biên soạn bài giảng, đồng thời sử dụng bài giảng đó để giảng dạy trên lớp. Nghiên cứu được triển khai trong một số lớp học về công nghệ thông tin (CNTT) tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu phát triển hệ thống hỗ trợ giảng viên biên soạn bài giảng và kiểm soát lớp học triển khai thử nghiệm giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

  1. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 18. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG VÀ KIỂM SOÁT LỚP HỌC: TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TS. Phạm Văn Minh* TS. Phạm Xuân Lâm* ThS. Nguyễn Văn Hoàng* Tóm tắt Biên soạn bài giảng, sử dụng bài giảng để thực hiện giảng dạy trên lớp cũng như các hoạt động đánh giá lớp học là những công việc vô cùng quan trọng của giảng viên. Đến nay, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các công cụ, công nghệ đã hỗ trợ rất nhiều cho giảng viên trong công việc biên soạn này. Tuy nhiên, việc kiểm soát người học sử dụng bài giảng được biên soạn thế nào vẫn chưa nhận được sự quan tâm. Hệ quả cho thấy các giảng viên không có được thông tin liệu sinh viên trong lớp cũng như ngoài lớp học có sử dụng bài giảng của giảng viên để tự học hay không? Điều này càng thể hiện rõ nét hơn trong các lớp học trực tuyến khi môi trường giao tiếp bị hạn chế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một phương pháp trong đó cho phép giảng viên thay đổi cách thức biên soạn bài giảng, đồng thời sử dụng bài giảng đó để giảng dạy trên lớp. Nghiên cứu được triển khai trong một số lớp học về công nghệ thông tin (CNTT) tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các phát hiện từ kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát lớp học đặc biệt là trong môi trường học tập trực tuyến. Hệ thống đề xuất sử dụng phương pháp này được đưa lên website: www.vncodelab.com cho phép các giảng viên được sử dụng miễn phí, hiện đã được ứng dụng tại một số khoa, viện, trường đại học tại Việt Nam. Từ khóa: Công nghệ giáo dục; giảng dạy trực tuyến; hệ thống thông minh; hệ thống thời gian thực; kiểm soát lớp học * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 161
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1. GIỚI THIỆU Gần đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có rất nhiều giải pháp được đề xuất để giảng dạy trực tuyến (Dhawan, 2020) (Mukhtar et al., 2020). Các giải pháp thường đi kèm với các công nghệ cho phép người dạy, người học có thể ngồi tại nhà để tương tác trong một môi trường học tập ảo. Những giải pháp này đều có ý nghĩa to lớn là khắc phục được các vấn đề do không thể học tập trực tiếp trên lớp (Chiodini, 2020). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra những hạn chế của phương pháp này (Moise et al., 2021). Ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng, việc học tập trực tuyến không thực sự hiệu quả, trong đó việc kiểm soát và giữ cho sinh viên học một cách tập trung trong một lớp học trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn. Một số các giải pháp được đưa ra như: đề xuất thay đổi phương pháp dạy, học theo tình huống, dùng phần mềm hỗ trợ, sử dụng nhiều hơn các trò chơi sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh để kiểm tra thái độ học tập của người học (Dewan et al., 2019; Hamid et al., 2020; Mukhtar et al., 2020; Plump và LaRosa, 2017). Tuy nhiên, cho đến nay, có khá ít hệ thống kiểm soát được hành vi của người học tốt. Công việc này khiến cho người dạy, đặc biệt là các giảng viên đại học, phải làm việc vất vả hơn để bao quát được lớp học điều mà vô cùng khó khăn trong những lớp học có đông sinh viên. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đưa một giải pháp, trong đó, một công cụ được xây dựng giúp cho giáo viên có thể sử dụng để biên soạn bài giảng. Sử dụng công cụ này, người dạy có thể thể biên soạn bài giảng một cách dễ dàng, nó có thể thay cho các công cụ, phần mềm trước đây. Bài giảng được biên soạn xong dễ dàng chia sẻ cho người học, và điều quan trọng hơn hết là nó có thể tạo ra những phòng học mà người học và người dạy có thể dễ dàng tương tác với nhau. Việc sử dụng bài giảng này trong một lớp học trực tiếp hay trực tuyến giúp cho giảng viên kiểm soát được lớp học tốt hơn. Cách hệ thống hoạt động cũng hỗ trợ giảng viên thiết kế biên soạn slide bài giảng, gắn sát với giáo trình giảng dạy, khiến sinh viên tiếp cận với học liệu và sử dụng hiệu quả hơn. Các công cụ tích hợp trong hệ thống yêu cầu sinh viên tăng tương tác với giáo viên khiến sinh viên cảm thấy hào hứng hơn với môn học. Một số câu hỏi cụ thể thúc đẩy nghiên cứu là: Hệ thống có dễ, thuận tiện sử dụng trong việc biên soạn bài giảng hay không? Hệ thống có thay thế được các công cụ biên soạn bài giảng trước đây hay không? Hiệu quả của hệ thống trong việc kiểm soát một lớp học trực tuyến như nào? Để trả lời các câu hỏi trên, hệ thống được triển khai thử nghiệm tại một số lớp thuộc chương trình đào tạo thuộc Viện CNTT và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập một cách tự động thông qua hệ thống và thông qua việc đánh giá của sinh viên và giảng viên tham gia giảng dạy. Nghiên cứu được dựa trên cơ sở của việc đánh giá kết quả học tập, sự gắn kết của người dùng, thống kê hành vi của của người học, thái độ của người học và bộ câu hỏi về tính hữu dụng của hệ thống. 2. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU 2.1. Công cụ biên soạn bài giảng điện tử Bài giảng điện tử (gọi tắt là bài giảng) là bài giảng được sử dụng để giảng dạy thông qua môi trường đa phương tiện với sự hỗ trợ của cntt. Bài giảng được sử dụng trong các cấp học và được tạo ra bởi nhiều các công cụ, ứng dụng khác nhau. Những phần mềm soạn bài giảng được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến như: Microsoft Word, Microsoft Powerpoint, Adobe Presenter, 162
  3. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Lectue Maker, Black Vista... Việc đưa các dữ liệu đa phương tiện như: hình ảnh, âm thành, sơ đồ, hiệu ứng vào khiến bài giảng trở lên sinh động, hiệu quả (Fletcher, 2009) (Gümüş, 2010). Công cụ phổ biến để biên soạn bài giảng là Microsoft Powerpoint, tuy nhiên, hạn chế của công cụ này là toàn bộ nội dung được chia thành các slide với không gian hiển thị hữu hạn, việc sao chép nội dung từ các slide khi trình chiếu là khá khó khăn. Ngoài ra, khi trình chiếu, việc phóng to thu nhỏ nội dung trên Powerpoint cũng không thể thực hiện được do chế độ trình chiếu không hỗ trợ thanh cuộn. Powerpoint và nhiều công cụ khác không hỗ trợ việc tương tác, không cho phép đưa vào các công cụ đánh giá, công cụ kiểm tra người học. Để tích hợp các câu hỏi trắc nghiệm, bài thực hành, bài viết, người biên soạn thường để các liên kết dẫn đến các ứng dụng khác để sinh viên thực hiện. Mặt khác, các slide gửi cho người học cũng không phản hồi lại bất kỳ thông tin gì cho biết người học có sử dụng các slide vào quá trình học tập hay không. 2.2. Phần mềm dạy học trực tuyến và kiểm soát lớp học Việc học trực tuyến ngày nay là vô cùng quan trọng. Các phần mềm hỗ trợ trở thành một phần không thể thiếu trong việc hỗ trợ giảng dạy. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, vai trò của các phần mềm dạy học trực tuyến càng trở lên quan trọng. Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng như: Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom, Skype, True Conf, Google Meet, Vsee… được sử dụng để giảng dạy trực tuyến (Nistico et al., 2020) (Radu et al., 2020). Mỗi một ứng dụng giảng dạy đều hỗ trợ nhiều tính năng và có những ưu nhược điểm nhất định. Các ứng dụng này đều cho phép tạo ra những phòng học ảo từ đó người dạy dễ dàng chia sẻ nội dung bài giảng, thực hiện giảng dạy và tương tác với người học. Những ứng dụng này cũng tích hợp thêm các tính năng báo cáo thống kê cho biết những ai tham gia với thời lượng bao nhiêu, thậm chí có tham gia tương tác trong lớp học hay không. Tuy nhiên, việc kiểm soát một lớp học trực tuyến với các ứng dụng này còn rất khó khăn. Giảng viên gần như không thể biết được ngay lập tức những ai đang vắng mặt, những ai học không tập trung hoặc những ai tự vào phòng hoặc những ai chưa hoàn thành các bài tập, chưa trả lời những câu hỏi trong lớp. Có thể nói, các ứng dụng dạy học trực tuyến ngày nay hỗ trợ mạnh trong việc giảng dạy nhưng chưa thực sự tốt trong việc kiểm soát lớp học, không cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho giáo viên khiến việc giảng dạy trở lên khó khăn đặc biệt đối với các lớp học đông người (Dhawan, 2020; Ilias et al., 2020; Nambiar, 2020). 3. HỆ THỐNG HỖ TRỢ BIÊN SOẠN VÀ KIỂM SOÁT LỚP HỌC 3.1. Hệ thống đề xuất Nhóm nghiên cứu đề xuất hệ thống tích hợp việc biên soạn bài giảng và kiểm soát lớp học trong một hệ thống trực tuyến. Người dạy sẽ soạn toàn bộ bài giảng điện tử trên nền tảng của Google Docs. Thay cho việc sử dụng Powerpoint để tạo slide bài giảng, các nội dung được biên soạn ra từ Google Docs tự động tạo ra các Slide/bài hướng dẫn thực hành Lab gọi tắt là bài giảng. Hệ thống được phát triển từ nền tảng Codelab của Google (https://codelabs.developers.google.com/) với mục đích ban đầu là tạo các bài hướng dẫn thực hành. Giảng viên có thể chia sẻ bài giảng cho đồng nghiệp cùng biên soạn và gửi bài học được tạo ra cho sinh viên. Các slide bài giảng này được thiết kế để tạo ra một phòng học trực tuyến nơi người học và người dạy có thể tương tác với các nội dung được thiết kế ở trên đó. Hệ thống được thiết kế để một bài giảng được chia nhỏ thành nhiều phần, tương tự như các slides trong các bài giảng lý thuyết hoặc các bước trong 163
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA một bài giảng thực hành. Toàn bộ các thao tác của người học trên bài giảng được lưu trữ lại và báo cáo cho người giảng được biết. Trong quá trình giảng, giảng viên có thể dễ dàng biết được sinh viên đang ở slide nào, hoặc đang thực hành ở bước thực hành nào, có hoàn thành các bài tập được giao hay không. Các công nghệ sử dụng để để phát triển ứng dụng bao gồm: • Cơ sở dữ liệu thời gian thực Firebase Realtime Database (Moroney, 2017b); • Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc Firebase Firestore (Hajian, 2019), MongoDB (Banker et al., 2016); • Đăng nhập Firebase Authentication (Moroney, 2017c); • Lưu trữ đám mây Firebase Storage (Moroney, 2017a). 3.2. Giới thiệu hệ thống Vncodelab VnCodelab là hệ thống cung cấp các bài giảng/bài hướng dẫn sử dụng cho mục đích giảng dạy học tập lý thuyết/thực hành. Các bài Lab được soạn trên nền tảng Google Docs, sau đó đưa vào www.VnCodelab.com, từ đó giúp người dùng có thể: • Tạo ra slide bài giảng từ bài viết trên Google docs; • Chia sẻ bài giảng sinh viên, giảng viên; • Tạo phòng học (Room) để kiểm soát quá trình học của sinh viên; • Theo dõi các bước thực hành, nộp bài, giơ tay phát biểu… của người học trong quá trình giảng dạy; • Theo dõi quá trình tự học của sinh viên trước và sau giờ học; • Tự động điểm danh; • Tạo các bài trắc nghiệm, bài kiểm tra tự luận. Có thể là một bài thực hành gồm nhiều bước, hoặc một slide có nhiều trang; có thể tạo ra các phòng Room trong đó sinh viên, giáo viên có thể tham gia. Hình 1. Giao diện một bài giảng trên VnCodelab 164
  5. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Việc sử dụng hệ thống (tạo bài Lab/Slide/Room) được tóm lược lại như sau: Hình 2. Quy trình tạo và sử dụng bài giảng Một bài giảng có thể có nội dung hướng dẫn và hình ảnh minh họa kèm theo. Từ mỗi bài thực hành có thể tạo ra các phòng thực hành, trong đó sinh viên có thể xem các hướng dẫn (trong các bước) và thực hành theo. Thông tin về việc sinh viên đang đọc bước nào được thông báo tới giáo viên, từ đó, giáo viên có thể kiểm soát được quá trình học của học viên. Ngoài ra, trong quá trình thực hành, sinh viên nếu gặp khó khăn có thể giơ tay để thông báo cho giáo viên hỗ trợ, hoặc thảo luận trong phòng Chat. Giảng viên trong quá trình giảng hoặc hướng dẫn thực hành có thể biết được sinh viên đang ở bước nào, ai đang giơ tay phát biểu, hoặc những bạn nào đã nộp bài trên mỗi bước thực hành. Sau quá trình giảng, giảng viên có thể xem được các báo cáo thống kê như báo cáo về việc giơ tay phát biểu trong lớp, thời gian thực hành trên mỗi bước hoặc những giảng viên nào đã/chưa nộp bài tập. 3.3. Tạo bài trên Google docs Để tạo được bài Lab/Slide, cần tạo một file Google Docs. Trong file thực hành này: • Tên bài thực hành để trên cùng và sử dụng styles là Title. • Các bước thực hành hoặc các Slide để sử dụng style là Heading 1. • Các cấp nhỏ hơn để trong Heading 2. Các nội dung hướng dẫn, hình ảnh, bảng có thể bổ sung. Hình 3. Cách thức soạn bài giảng trên Google Docs 165
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Để tạo ra các lưu ý trong bài hướng dẫn thực hành, có thể sử dụng các bảng. Các lưu ý sẽ không hiển thị khi xem mà cần phải bấm vào mới hiển thị ra. Sử dụng 1 bảng (1 hàng, 1 cột) với màu nền Light Orange 3 để tạo ra lưu ý màu cam (Lưu ý này khi giảng, chỉ giáo viên mới nhìn thấy). Sử dụng bảng (1 hàng, 1 cột) với màu nền Light Green 3 để tạo ra lưu ý màu xanh lá cây (Lưu ý này khi giảng, sinh viên và giáo viên đều có thể nhìn thấy). Nếu soạn bài hướng dẫn như trên thì kết quả khi chạy, bài thực hành sẽ như sau (hình bên phải). Hình 4. Soạn bài giảng trên Google Docs và kết quả Nếu đây là bài hướng dẫn thực hành liên quan đến IT, những đoạn mã lệnh ra console hoặc mã nguồn có thể để trong, các bảng (1 hàng, 1 cột) với font chữ Consolas (nếu muốn thể hiện các câu lệnh đơn) hoặc Courier New (nếu muốn thể hiện 1 đoạn mã nguồn). Ví dụ soạn như sau: Hình 5. Soạn mã nguồn và kết quả hiển thị trên bài giảng Để tạo ra các liên kết (link), ta sử dụng tính năng tạo liên kết (hyperlink) của Google Docs , tuy nhiên, để hiển thị được đẹp, liên kết cần sử dụng thêm màu nền (background) là màu Dark green 1. Để tạo ra những bài trắc nghiệm (hoặc khảo sát nhanh), có thể biên soạn trong 1 bảng (1 hàng, 1 cột) với màu nền là màu light blue 3. Tiêu đề câu hỏi sử dụng style Heading 4, các phương án trả lời là các bullet Ví dụ, nếu biên soạn bài thực hành như sau: 166
  7. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Hình 6. Cách thức soạn câu hỏi khảo sát và cách thức hiển thị trên bài giảng Để xem bài thực hành nói trên, cần lấy ID của bài thực hành. ID của bài thực hành có thể lấy trên đường dẫn url, ví dụ với file Google docs dưới đây thì phần bôi xanh chính là ID của bài thực hành. Hình 7. ID của bài thực hành trên Google Docs Paste ID của bài thực hành nói trên vào phần cuối của link: https://codelabs-preview.appspot. com/?file_id=... Ví dụ với ID của bài thực hành là 1fKJOl3RG3yPfbi, thì sử dụng link sau để xem trước bài thực hành: https://codelabs-preview.appspot.com/?file_id=1fKJOl3RG3yPfbiA Link trên có thể chia sẻ cho mọi người để cùng xem, nhưng muốn làm vậy cần chia sẻ tài liệu Google Docs nói trên. Để chia sẻ, chọn nút bấm chia sẻ ở góc trên cùng bên phải của tài liệu Google Docs. Một cửa sổ hiện lên thì chọn tiếp Change to anyone with the link ở dưới. Khi đó, tài liệu sẽ được chia sẻ, và bài labs của thể được truy cập từ người khác. Để xem nhanh preview một bài lab có thể cài thêm công cụ: Hình 8. Công cụ để xem trước bài thực hành 167
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Khi đó, công cụ Preview Lab sẽ xuất hiện trong trình duyệt Chrome giúp xem Preview bài lab được nhanh hơn. Trong giao diện soạn thảo của Google Docs chỉ cần bấm vào biểu tượng trên Chrome sẽ tự động tạo ra link Preview Codelab. 3.4. Import bài Lab vào hệ thống Để bài Lab có thể được đưa vào hệ thống, bài Lab đó cần được soạn trên Google Docs theo đúng quy cách, sau đó chia sẻ để mọi người có thể truy cập được. Để đưa bài Labs vào hệ thống, người dùng vào trang http://www.vncodelab.com/mylabs. Tại trang này, người dùng bắt buộc phải đăng nhập. Tại đây, người dùng có thể tạo tài khoản hoặc đăng nhập bằng tài khoản Google. Sau khi đăng nhập, hệ thống sẽ tải các bài Lab mà người dùng đã đưa lên hệ thống. Nếu là người dùng mới sẽ không có bài nào, để thêm một bài thực hành, người dùng bấm vào biểu tượng dấu cộng. Trong cửa sổ thêm bài Lab, người dùng sẽ cung cấp các thông tin sau đó bấm Thêm. Hình 9. Đưa bài giảng lên hệ thống 3.5. Tạo phòng thực hành Để tạo phòng thực hành và xem các phòng thực hành đã tạo, người dùng chọn nút bấm Phòng học, khi đó sẽ hiện lên cửa sổ có danh sách các phòng đã tạo. Nếu muốn tạo phòng mới, hãy bấm Tạo phòng mới. Khi đó một phòng học được tạo ra. Ví dụ: Hình 10. Giao diện một phòng học 3.6. Giảng dạy, hướng dẫn Người tạo ra phòng học sẽ đóng vai trò giáo viên và có chức năng theo dõi lớp thực hành và chức năng báo cáo. Đối với người học thì có chức năng giơ tay phát biểu, hoặc giơ tay khi được 168
  9. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ yêu cầu; chức năng nộp bài và thảo luận trong Phòng thảo luận chung. Sinh viên, giáo viên cũng có thể chức năng thu bài, nộp bài trên mỗi bước thực hành/Slide. Bài giảng có thể dễ dàng tích hợp các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi nhanh hoặc các video hướng dẫn thực hành kèm theo. 3.7. Báo cáo thống kê Hệ thống cho phép người giảng có thể xem được các báo cáo: • Thời gian thực hành (xem Slide) của sinh viên; • Các bài tập được giao và những sinh viên nào đã hoàn thành bài; • Số lần sinh viên tham gia lớp học và giơ tay phát biểu. Hình 11. Một số báo cáo của hệ thống 4. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thiết kế nghiên cứu Áp dụng giảng dạy vào lớp học phần Ứng dụng cơ sở dữ liệu, tác giả đã thực hiện vào giảng dạy môn học liên quan đến chương trình đào tạo của ngành của sinh viên Viện CNTT và Kinh tế số. Bài giảng được thực hiện cho môn thực hành về cơ sở dữ liệu SQL Server bao gồm các câu lệnh chuyển cơ sở dữ liệu, tạo bảng dữ liệu, thêm, xóa, cập nhật và truy vẫn dữ liệu. Lớp học gồm có 22 sinh viên tham gia được yêu cầu sử dụng hệ thống trong 2 buổi học. 4.2. Đánh giá kết quả triển khai thử nghiệm Phòng thực hành SQL có giao diện như sau: Hình 12. Phòng thực hành SQL 169
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Giáo viên có thể tương tác với sinh viên qua phòng Chat, qua việc giơ tay phát biểu và qua công cụ theo dõi sự tương tác. Với công cụ báo cáo này, giảng viên có thể theo dõi xem sinh viên nào mất tập trung, sinh viên nào chưa hoàn thành bài thực hành ở các bước. Từ đó có thể tương tác trực tiếp với sinh viên để giải đáp vướng mắc và giúp sinh viên hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. Hình 13. Báo cáo tình hình thực hành của sinh viên trong lớp học Công cụ Picker Wheel giúp giảng viên lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên trong lớp trả lời câu hỏi. Công cụ này giúp buổi học online đỡ nhàm chán, sinh viên hứng thú và chú ý hơn. Hình 14. Chức năng gọi sinh viên ngẫu nhiên lên bảng Như vậy, trong điều kiện tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cùng với rất nhiều công cụ giảng dạy trực tuyến như: Microsoft Power Point, MS Teams, Zoom…, việc kết hợp sử dụng Vncodelab rất dễ dàng cho bài học thêm phần sinh động, đặc biệt là giúp giảng viên có thể kiểm soát tốt lớp học trong giờ thực hành. Giáo viên quản lý được số sinh viên trong phòng, sinh viên đặt câu hỏi bước nào với nội dung đi kèm, trợ giúp sinh viên khi có yêu cầu, bình luận trả lời trên từng bước cụ thể đem lại sự chính xác nhanh chóng. Giáo viên dễ dàng nắm bắt được tình hình lớp học, đưa ra giải pháp khắc phục ngay lập tức theo mong muốn và không mất nhiều quá công sức cho việc quản lý mà tập trung vào việc giảng. Đồng thời, nâng cao sự tương tác trong các buổi thực hành một cách dễ dàng. Sinh viên tập trung cho bài học, hứng thú và tự giác hoàn thành bài học, phá tan những rào cản của tâm lý người học ngại hỏi, ngại trao đổi, xua tan những tiết học nhàm chán khó theo dõi. Giải pháp này hứa hẹn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và áp dụng công nghệ 170
  11. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ đổi mới. Nếu sản phẩm được áp dụng rộng rãi tại các trường đại học trên cả nước sẽ có tác động tới nhiều đối tượng, cụ thể như sau: • Với giáo viên - Giảm/tối ưu lượng công việc, cải tổ cách sử dụng thời gian trong tiết học và tập trung vào học tập. Giáo viên có được công cụ giúp hỗ trợ, quản lý, theo dõi lớp khi tiến hành giảng dạy (đặc biệt là phần thực hành), nâng cao năng lực sư phạm. - Có thể dạy online mà vẫn đảm bảo chất lượng giờ giảng, quản lý được sinh viên, tương tác với sinh viên như lúc học offline. • Với người học - Được theo dõi, phát triển, đánh giá, giúp đỡ từng cá nhân dựa vào những kết quả ghi lại được trên hệ thống. - Nâng cao trình độ chuyên môn ngay từ trong quá trình học tập. - Tiếp cận được những nguồn tài liệu thực hành chất lượng được viết bởi những giáo viên và chuyên gia. - Tìm kiếm, tra cứu các hướng dẫn thực hành một cách dễ dàng. • Với nhà trường - Dễ dàng thống kê, rà soát quá trình dạy và học của giáo viên, sinh viên. - Nâng cao chất lượng đào tạo đầu ra về mặt kỹ năng chuyên môn dẫn tới lợi ích về mặt dài hạn. Tăng danh tiếng khi được các doanh nghiệp phản hồi. • Với doanh nghiệp - Đào tạo được những nguồn nhân lực có kinh nghiệm thực hành thực tế, phát triển, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. • Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nếu sản phẩm được áp dụng rộng rãi, một hệ thống đồng bộ giữa các trường đại học, chúng ta sẽ có kho dữ liệu phong phú về từng cá nhân người học. Đánh giá, nghiên cứu từ những dữ liệu thu được để điều chỉnh về mặt đường hướng phát triển. • Với Chính phủ - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở những ngành mũi nhọn, phục vụ nhu cầu phát triển, bắt kịp với thế giới trong thời đại mới của đất nước. • Lợi ích kinh tế - Chi phí rẻ hơn những phần mềm hiện có của nước ngoài. - Được hỗ trợ, bảo trì bởi đội ngũ trong nước. - Gia tăng lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao phục vụ triển khai công nghệ phức tạp mà không cần thuê lao động nước ngoài. 171
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ về thái độ của người dùng đối với hệ thống, tính gắn kết của người dùng với môn học trong quá trình áp dụng hệ thống vào trong quá trình học tập và cuối cùng là làm rõ tính hữu dụng của hệ thống đối với người sử dụng. Sau quá trình nghiên cứu, các tác giả đã làm rõ được một số mục tiêu đã nêu ra. Hầu hết người dùng có thái độ tốt khi sử dụng hệ thống, có tính gắn kết với môn học rất cao trong quá trình áp dụng hệ thống vào học tập. Hệ thống đã mang lại nhiều hữu ích cho người sử dụng. Nhờ nghiên cứu, chúng ta sẽ có thể biết được những ưu điểm, yếu điểm còn tồn tại của hệ thống, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống sao cho tối ưu và đáp ứng được tối đa yêu cầu của người dùng. Nghiên cứu đã được thực hiện một cách khách quan và hiệu quả, mang lại lợi ích thực tiễn to lớn đối với quá trình phát triển cũng như quảng bá của hệ thống. Cùng với đó, người học cũng có thể tham khảo được hướng đi, phương pháp học mới để có thể áp dụng cho bản thân, nâng cao chất lượng học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banker, K., Garrett, D., Bakkum, P., & Verch, S. (2016), MongoDB in Action: Covers MongoDB version 3.0. Simon and Schuster. 2. Chiodini, J. (2020), Online learning in the time of COVID-19. Travel medicine and infectious disease, 34, 101669. 3. Dewan, M. A. A., Murshed, M., & Lin, F. (2019), Engagement detection in online learning: a review. Smart Learning Environments, 6(1), pp. 1 - 20. 4. Dhawan, S. (2020), Online learning: A panacea in the time of COVID-19 crisis. Journal of Educational Technology Systems, 49(1), pp. 5 - 22. 5. Fletcher, K. (2009), Adobe Presenter, Microsoft PowerPoint, and Blackboard Vista: tools that work together for creating and presenting online instructional content. Proceedings of the 37th annual ACM SIGUCCS fall conference: communication and collaboration, 6. Gümüş, S. (2010), Rapid content production and delivery in e-learning environments: Use of Adobe Presenter, MS PowerPoint, Adobe Connect. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 9, pp. 805 - 809. 7. Hajian, M. (2019), Deploying to Firebase as the Back End. In Progressive Web Apps with Angular (pp. 9 - 27). Springer. 8. Hamid, R., Sentryo, I., & Hasan, S. (2020), Online learning and its problems in the Covid-19 emergency period. Jurnal Prima Edukasia, 8(1), pp. 86 - 95. 9. Ilias, A., Baidi, N., Ghani, E. K., & Razali, F. M. (2020), Issues on the Use of Online Learning: An Exploratory Study Among University Students During the COVID-19 Pandemic. Universal Journal of Educational Research, 8(11), pp 5092 - 5105. 10. Moise, D., Diaconu, A., Negescu, M. D. O., & Gombos, C. C. (2021), Online Education During Pandemic Times: Advantages and Disadvantages. European Journal of Sustainable Development, 10(4), pp. 63 - 63. 172
  13. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 11. Moroney, L. (2017a), Cloud storage for firebase. In The Definitive Guide to Firebase (pp. 73 - 92). Springer. 12. Moroney, L. (2017b), The firebase realtime database. In The Definitive Guide to Firebase (pp. 51 - 71). Springer. 13. Moroney, L. (2017c). Using authentication in firebase. In The Definitive Guide to Firebase (pp. 25 - 50). Springer. 14. Mukhtar, K., Javed, K., Arooj, M., & Sethi, A. (2020), Advantages, Limitations and Recommendations for online learning during COVID-19 pandemic era. Pakistan journal of medical sciences, 36(COVID19-S4), S27. 15. Nambiar, D. (2020), The impact of online learning during COVID-19: students’ and teachers’ perspective. The International Journal of Indian Psychology, 8(2), pp. 783 - 793. 16. Nistico, A., Markudova, D., Trevisan, M., Meo, M., & Carofiglio, G. (2020), A comparative study of RTC applications. 2020 IEEE International Symposium on Multimedia (ISM), 17. Plump, C. M., & LaRosa, J. (2017), Using Kahoot! in the classroom to create engagement and active learning: A game-based technology solution for eLearning novices. Management Teaching Review, 2(2), pp. 151 - 158. 18. Radu, M. -C., Schnakovszky, C., Herghelegiu, E., Ciubotariu, V. -A., & Cristea, I. (2020), The impact of the COVID-19 pandemic on the quality of educational process: A student survey. International journal of environmental research and public health, 17(21), 7770. 173
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2