intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kỹ năng số cho thanh niên dân tộc thiểu số: Trường hợp nghiên cứu khu vực Tây Bắc, Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Phát triển kỹ năng số cho thanh niên dân tộc thiểu số: Trường hợp nghiên cứu khu vực Tây Bắc, Việt Nam" sử dụng các mô hình khái niệm về kiến thức năng lực số và kỹ thuật số. Nghiên cứu này nhằm mục đích: (1) hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến thanh niên DTTS, kỹ năng và năng lực số; (2) xác định các kỹ năng số cần thiết cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số; và sau đó (3) đánh giá các kỹ năng số của thanh niên vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 450 thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc trong năm 2023. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kỹ năng số cho thanh niên dân tộc thiểu số: Trường hợp nghiên cứu khu vực Tây Bắc, Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU KHU VỰC TÂY BẮC, VIỆT NAM Võ Thy Trang1, Hà Thị Thanh Hoa2, Nguyễn Thị Duyên3 Tóm tắt: Sự phát triển của kiến thức kỹ thuật số đã trở thành một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu của các học giả và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu này sử dụng các mô hình khái niệm về kiến thức năng lực số và kỹ thuật số. Nghiên cứu này nhằm mục đích: (1) hệ thống hoá các khái niệm liên quan đến thanh niên DTTS, kỹ năng và năng lực số; (2) xác định các kỹ năng số cần thiết cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số; và sau đó (3) đánh giá các kỹ năng số của thanh niên vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 450 thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc trong năm 2023. Kết quả phân tích chỉ ra rằng kỹ năng số của thanh niên DTTS Tây Bắc hiện nay chỉ đạt ở mức trung bình. Trong đó, kỹ năng an toàn được chấm điểm cao nhất và gần đạt mức nâng cao để thấy được thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc rất chú trọng vấn đề an toàn trên không gian mạng. Tiếp theo đó, kỹ năng giao tiếp và cộng tác, và đứng cuối cùng là kỹ năng sáng tạo nội dung số. Từ khoá: Dân tộc thiểu số, năng lực số, kỹ năng số, thanh niên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi số đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế toàn cầu. Những doanh nghiệp hàng đầu thế giới đều là các doanh nghiệp liên quan đến internet hay công nghệ thông tin. Số hóa đang trở thành nhu cầu cơ bản của xã hội (Castro, L. M và cộng sự, 2020), có nghĩa là một sự thay đổi đáng kể về việc làm và kỹ năng của con người trong việc xác định loại công việc mà họ sẽ làm sẽ tác động đáng kể đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người. Việc chuyển đổi nhận thức, nâng cao nhận thức, hiểu biết về công nghệ số, chuyển đổi số trong các thành viên xã hội để mỗi thành viên xã hội có sự chuẩn bị về tâm lý, về điều kiện, kỹ năng cần thiết để có thể chủ động, tích cực tham gia, có thể thích ứng với chuyển đổi số là yêu cầu đầu tiên, rất quan trọng để thực hiện thắng lợi việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của đất nước (Nguyễn Thị Mai Hương & Phạm Đức Duy, 2022). Báo cáo Thế hệ Kỹ thuật số Asean 2021 chỉ ra những người áp dụng kỹ thuật số trong công việc báo cáo mức độ suy giảm thu nhập thấp hơn. Báo cáo được thực hiện với sự phối hợp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khảo sát 85.908 người từ sáu quốc gia ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, trong đó 77% ở độ tuổi 16-35. Báo cáo cũng chỉ ra rằng nhóm ít áp dụng số hóa quan tâm đến chi phí, kỹ năng, mặt khác người sử dụng số hóa nhiều hơn đặt vấn đề về niềm tin, bảo mật lên hàng đầu. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vị trí, vai trò của Thanh niên luôn được coi trọng, đề cao trong suốt quá trình lịch sử của Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có Học viện Tài chính. 1,3 2 Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh.
  2. 466 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM vững bước theo con đường chủ nghĩa xã hội hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên… công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc (Nghị quyết TW4, khóa VII). Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng, quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hi sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động sáng tạo, tự khẳng định mình (Nghị quyết TW7, khóa X). Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, hiện nay nước ta có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 22,5% dân số cả nước và gần 36% lực lượng lao động; gần 60% thanh niên sống ở nông thôn; 98,7% người trong độ tuổi lao động có việc làm. Thanh niên là một lực lượng đang trong giai đoạn sung sức nhất về thể chất, trí tuệ, về tinh thần học hỏi, dám nghĩ, dám làm. Nhưng thanh niên cũng còn một số yếu điểm nhất định, đặc biệt là thanh niên vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc. Trình độ học vấn thấp, tỷ lệ được đào tạo nghề chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp yếu, kỹ năng số thiếu… trong khi chuyển đổi số ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của đời sống. Vùng Tây Bắc hay Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam với diện tích 50.576 Km2. Tây Bắc bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Dân số chủ yếu của khu vực Tây Bắc là người Mường, Thái và ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,... Tổng dân số toàn vùng là 4.867,5 nghìn người (Niên giám thống kê 2021). Vùng Tây Bắc có những thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiện nay đây là vùng kinh tế nghèo nhất cả nước, điểm xuất phát thấp, sản xuất nhỏ, manh mún. Thêm vào đó, địa hình rộng, chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, trình độ văn hóa chưa cao, nhiều nơi còn sản xuất theo tập quán lạc hậu… Trong những năm gần đân, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ tại khu vực Tây Bắc, đặc biệt là một số địa phương như Lào Cai, Sơn La. Bên cạnh đó là những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ nhằm cải thiện điều kiện sống của bà con dân tộc thiểu số nói chung và thanh niên khu vực Tây Bắc nói riêng. Một trong những mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (QĐ 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021) là hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở. Như vậy, hỗ trợ phát triển kỹ năng số là một nội dung được chính phủ ưu tiên nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đánh giá chung về chỉ số phát triển thanh niên Việt Nam, thanh niên khu vực Tây Bắc gặp khó khăn trong điều kiện sống và tiếp cận công nghệ thông tin. Do đặc thù vùng miền, thanh niên vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc còn nhiều khó khăn trong cơ hội phát triển kỹ năng số. Là lực lượng quan trọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trong và người nước, thanh niên vùng dân tộc thiểu số cần những kỹ năng số nào và làm thế nào để phát triển những kỹ năng số đó là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 467 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Thanh niên vùng dân tộc thiểu số Khái niệm thanh niên được nêu trong Điều 1, Luật Thanh niên (QH14, 2020), thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Vùng dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau: “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CP, 2011). Hiện nay, Việt Nam có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III (Quyết định 861/2021/QĐ-TTg). Vùng dân tộc thiểu số thường là những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, được xác định gắn với các đặc điểm như mật dộ dân cư thấp, khó thu hút dân cư, mức độ biến đổi môi trường và địa hình cao, đi lại khó khăn, xa thị trường và các khu tập trung đông dân cư, tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, mức sống thấp, kinh tế, dịch vụ xã hội và hạ tầng kém phát triển, sinh kế của người dân khó khăn. Vùng dân tộc thiểu số là nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Dân tộc thiểu số là nhóm người có đặc điểm thể chất hoặc văn hóa khác biệt so với những người khác trong xã hội nên có thể bị đối xử khác biệt và là đối tượng của phân biệt đối xử tập thể (Wirth, 1945). Các nhóm dân tộc thiểu số hầu như không tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội. Nhiều người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số trên khắp thế giới đều gặp những khó khăn như nghèo đói, học vấn thấp, thiếu thốn chỗ ở và việc làm, bất kể họ được hỗ trợ như thế nào từ chính phủ (Phillion và cộng sự, 2012). Căn cứ khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 85,3% (GSO, 2019). Như vậy, 53 dân tộc còn lại là người dân tộc thiểu số. Kỹ năng số Paul Gilster lần đầu tiên phổ biến thuật ngữ này trong cuốn sách của ông, Kiến thức kỹ thuật số, xuất bản năm 1997. Ông quan niệm kỹ năng số đơn giản là “biết chữ cho thời đại kỹ thuật số” (Gilster, 1997). Theo Jane Secker (Secker, 2017), khái niệm năng lực số đã hình thành trong khoảng hơn 20 năm và thường được sử dụng cùng lúc với các khái niệm như kỹ năng số, năng lực thông tin, năng lực truyền thông hay năng lực học thuật. Tranh cãi xảy ra xung quanh việc khái niệm nào bao trùm lên khái niệm nào, khái niệm nào quan trọng hơn, cũng như nhận thức về vai trò của công nghệ, thái độ, hành vi trong các khái niệm này. Tuy nhiên, tựu chung lại, có một khối lượng thông tin khổng lồ đang tồn tại dưới dạng số và người học cần có khả năng phân tích
  4. 468 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM hợp lý, tư duy phản biện để đánh giá chúng và nắm bắt được cách thức sử dụng các công cụ số trong việc chia sẻ thông tin phục vụ nghiên cứu và biểu đạt chính bản thân mình. Sue Owen và cộng sự đã cho rằng, kiến thức kỹ thuật số liên quan đến việc tìm kiếm, sử dụng và phổ biến thông tin trong thế giới kỹ thuật số. Kiến thức kỹ thuật số làm nền tảng cho việc giảng dạy và nghiên cứu, bất kể ngành học nào, và là một kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp để tham gia hiệu quả vào việc làm và mọi khía cạnh của cuộc sống (Sue Owen, 2016). Kỹ năng số không phải là một khái niệm cố định, khi CNTT-TT thay đổi, hiểu biết kỹ thuật số cũng cần phát triển để đảm bảo rằng học sinh phát triển và áp dụng các kỹ năng trong các công nghệ mới phù hợp để khám phá, chuyển giao, phân tích, đánh giá và giao tiếp thông tin. UNESCO định nghĩa năng lực số là khả năng truy cập, quản trị, thấu hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho thị trường lao động phổ thông, các công việc cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh. Nó bao gồm các năng lực thường được biết đến như năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin hay năng lực truyền thông (UNESCO, 2018). Kỹ năng số bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau, được thể hiện trong Hình 1 dưới đây. Hình 1. Khung kỹ năng số Nguồn: thinkingshool.vn 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Đối tượng điều tra: thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Do phạm vi địa bàn rộng nên đối tượng khảo sát của đề tài chia làm 3 vùng. Nhóm tác giả căn cứ theo quyết định 861/ QĐ-TTg ngày 4/6/2021 về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 để lựa chọn địa bàn khảo sát nhằm đảm bảo các xã được khảo sát trải đều cả 3 khu vực (khu vực I, khu vực II, khu vực III).
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 469 Do việc đi lại tại vùng Tây Bắc khó khăn nên tác giả sử dụng phương pháp thuận tiện để tiến hành khảo sát, cụ thể: - Các xã thuộc khu vực III là các xã thuộc huyện Mèo Vạc, Đồng Văn tỉnh Hà Giang - Các xã thuộc khu vực II là các xã thuộc tỉnh Hòa Bình. - Các xã thuộc khu vực I là các xã thuộc huyện Thuận Châu, Mộc Châu, thành phố Sơn La tỉnh Sơn La. Quy mô điều tra: Tổng số lượng thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc theo niên giám thống kê 2022 là Theo công thức Cochran (1977) áp dụng với kích thước của tổng thể từ trên 10.000 người hay vô hạn. Với quy mô mẫu thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc là khoảng 1 triệu người nên áp dụng công thức Cochran trong xác định mẫu. Vì vậy, số lượng mẫu cần phỏng vấn của đề tài này là 384 người. Để đảm bảo độ tin cậy của mẫu, tác giả lựa chọn gửi phiếu điều tra cho thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc 450 người, số lượng mẫu thu về là 425 đạt 94,4%. Trong tổng số phiếu thu về có 29 phiếu không trả lời đầy đủ các câu hỏi. Vì vậy, số lượng thực tế đem vào phân tích là 396, lớn hơn mức tối thiểu cần thiết (Bảng 1). Bảng 1. Số lượng người trả lời khảo sát phân theo địa phương Phân loại xã thuộc vùng đồng bào DTTS TT Số lượng người khảo sát Tỷ lệ (%) và miền núi 1 Xã khu vực I 133 33,59 2 Xã khu vực II 59 14,90 3 Xã khu vực III 204 51,52 Total 396 100 Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả Thang đo Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan trong nước và quốc tế, tác giả lựa chọn khung năng lực số Digcomp kết hợp khung năng lực số của Unesco chỉnh sửa phù hợp với điều kiện của khu vực Tây Bắc Việt Nam (Bảng 2). Bảng 2. Thang đo đánh giá kỹ năng số của thanh niên vùng DTTS Tây Bắc Lĩnh vực năng lực Mã hóa Năng lực 1. Năng lực thông tin và dữ liệu TT1 Lướt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và các nội dung số TT2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và các nội dung số TT3 Quản lý dữ liệu, thông tin và các nội dung số
  6. 470 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2. Giao tiếp và cộng tác GT1 Tương tác thông qua các công nghệ số GT2 Chia sẻ thông qua các công nghệ số GT3 Tham gia vào quyền công dân thông qua các công nghệ số GT4 Cộng tác trong công việc thông qua các công nghệ số GT5 Giao tiếp qua mạng internet GT6 Quản lý danh tính số 3. Sáng tạo nội dung số ST1 Phát triển nội dung số ST2 Tích hợp và tái tạo nội dung số ST3 Bản quyền và giấy phép ST4 Lập trình 4. An toàn AT1 Bảo vệ các thiết bị AT2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư AT3 Bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc AT4 Bảo vệ môi trường 5. Giải quyết vấn đề GQ1 Giải quyết các vấn đề kỹ thuật GQ2 Nhận diện nhu cầu và đáp ứng công nghệ GQ3 Sử dụng các công nghệ số một cách sáng tạo GQ4 Nhận diện khoảng trống năng lực số Nguồn: Tổng hợp từ khung năng lực số Digcomp và khung năng lực số của Unesco 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Tổng cộng có 450 bảng câu hỏi đã được phát và 425 bảng câu hỏi được trả về (94,4%). Trong số các câu hỏi được trả về, có 396 câu đủ tiêu chuẩn để phân tích. Hồ sơ nhân khẩu học của người trả lời được tóm tắt trong Bảng 3. Bảng 3. Thống kê mẫu nghiên cứu Biến nhân khẩu học Phân loại Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 196 49,5 Nữ 200 50,5 Tuổi 16-18 88 22 19-24 176 45 25-30 132 33 Trình độ THCS 207 52,3 THPT 115 29 CĐ, ĐH 56 14,2 Sau đại học 18 4,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả Thực trạng phát triển kỹ năng số của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc Năng lực thông tin và dữ liệu
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 471 Năng lực thông tin và dữ liệu phản ánh khả năng xác định rõ nhu cầu thông tin, tìm kiếm thông tin và tài nguyên trong môi trường số; tổ chức, xử lý, phân tích, diễn giải thông tin; so sánh, đánh giá một cách nghiêm túc về độ tin cậy và nguồn gốc của thông tin. Bảng 4. Năng lực thông tin và dữ liệu của thanh niên vùng DTTS Tây Bắc Chỉ tiêu Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa TT1 Lướt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và các nội dung số 2,52 0,81 Nâng cao TT2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và các nội dung số 2,18 0,49 Trung bình TT3 Quản lý dữ liệu, thông tin và các nội dung số 2,06 0,60 Trung bình TT Năng lực thông tin và dữ liệu 2,25 0,45 Trung bình Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kết quả đánh giá năng lực thông tin và dữ liệu của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc có kết quả như trong bảng 3.1. Như vậy, trong nhóm năng lực thông tin và dữ liệu, kỹ năng “lướt, tìm kiếm, lọc dữ liệu thông tin và các nội dung số” được đánh giá cao nhất (2,52 điểm), đạt mức nâng cao. Còn các kỹ năng về đánh giá và quản lý dữ liệu, thông tin và các nội dung số được đánh giá ở mức trung bình (2,18 và 2,06 điểm). Như vậy, kỹ năng tìm kiếm thông tin của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc được tự đánh giá tương đối tốt. Giao tiếp và cộng tác Khả năng sử dụng các công nghệ số một cách hiệu quả và có trách nhiệm để giao tiếp, kết nối, cộng tác trong môi trường học thuật và trong cuộc sống; thể hiện bản thân thông qua các phương tiện số. Kỹ năng giao tiếp và cộng tác của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 5. Kỹ năng giao tiếp và cộng tác của thanh niên vùng DTTS Tây Bắc Chỉ tiêu Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa GT1 Tương tác thông qua các công nghệ số 2,55 0,77 Nâng cao GT2 Chia sẻ thông qua các công nghệ số 2,27 0,53 Trung bình GT3 Tham gia vào quyền công dân thông qua các công nghệ số 1,73 0,63 Cơ bản GT4 Cộng tác trong công việc thông qua các công nghệ số 2,23 0,51 Trung bình GT5 Giao tiếp qua mạng internet 2,68 0,88 Nâng cao GT6 Quản lý danh tính số 2,52 0,72 Nâng cao GT Kỹ năng giao tiếp và cộng tác 2,33 0,36 Trung bình Nguồn: Tổng hợp của tác giả Như vậy, các kỹ năng thuộc nhóm giao tiếp và cộng tác của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc được đánh giá ở mức độ trung bình (2,33 điểm). Trong đó, kỹ năng giao tiếp qua mạng internet được đánh giá cao nhất (2,68). Điều này cho thấy thanh niên niên vùng DTTS
  8. 472 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM khu vực Tây Bắc có thể sử dụng nhiều công cụ để giao tiếp qua mạng internet. Với sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng viễn thông, thanh niên có thể thực hiện giao tiếp qua mạng internet đơn giản và nhanh chóng với ưi sự hỗ trợ của các nền tảng mạng xã hội. Tương tự, kỹ năng tương tác qua công nghệ số và kỹ năng quản lý danh tính số được chấm điểm ở mức nâng cao (trên 2,5 điểm), và thấp nhất là kỹ năng tham gia vào quyền công dân thông qua các công nghệ số (1,73 điểm). Điều này phản ánh việc tương tác qua công nghệ số của thanh niên vùng DTTS tương đối tốt, đa phần họ có khả năng tương tác qua nhiều kênh trên internet cũng như biết cách thể hiện bản thân trên môi trường mạng. Tuy nhiên tham gia vào các quyền công dân còn chưa cao, cần nỗ lực nhiều hơn từ chính quyền địa phương. Kỹ năng sáng tạo nội dung số Kỹ năng sáng tạo nội dung số bao gồm các kỹ năng liên quan đến khả năng sửa đổi, tạo nội dung số với các định dạng khác nhau; biết cách tra cứu về bản quyền và giấy phép đối với các nội dung số; và khả năng lập trình. Bảng 6. Kỹ năng sáng tạo nội dung số của thanh niên vùng DTTS Tây Bắc Chỉ tiêu Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa ST1 Phát triển nội dung số 2,21 0,48 Trung bình ST2 Tích hợp và tái tạo nội dung số 2,22 0,49 Trung bình ST3 Bản quyền và giấy phép 2,10 0,41 Trung bình ST4 Lập trình 1,73 0,55 Cơ bản ST Kỹ năng sáng tạo nội dung số 2,07 0,34 Trung bình Nguồn: Tổng hợp của tác giả Các kỹ năng thuộc nhóm sáng tạo nội dung số của thanh niên vùng DTTS Tây Bắc được đánh giá ở mức trung bình (2,07 điểm). Trong đó, tốt nhất là kỹ năng tích hợp và tái tạo nội dung số cũng chỉ được 2,22 điểm, còn kỹ năng kém nhất là kỹ năng lập trình chỉ được đánh giá ở mức cơ bản là 1,73 điểm. Điều này cũng dễ hiểu bởi thanh niên vùng DTTS Tây Bắc nơi có trình độ dân trí thấp với tỷ lệ người không biết chữ cao nhất cả nước nên những kỹ năng thuộc nhóm sáng tạo ít được tiếp cận hơn các khu vực khác. Kỹ năng an toàn Kỹ năng an toàn là các kỹ năng liên quan đến khả năng hiểu các rủi ro và mối đe dọa đến sức khỏe thể chất và tinh thần trong môi trường số; các biện pháp an toàn và bảo mật để bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư; hiểu cách sử dụng và chia sẻ thông tin đảm bảo sự an toàn cho cá nhân và người khác; nhận thức về tác động của công nghệ số đến môi trường, và cách sử dụng công nghệ số an toàn và có trách nhiệm. Bảng 7. Kỹ năng an toàn của thanh niên vùng DTTS Tây Bắc Chỉ tiêu Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa AT1 Bảo vệ các thiết bị 2,74 0,51 Nâng cao AT2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư 2,17 0,46 Trung bình
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 473 AT3 Bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc 2,56 0,50 Nâng cao AT4 Bảo vệ môi trường 2,19 0,47 Trung bình AT Kỹ năng an toàn 2,41 0,43 Trung bình Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kỹ năng an toàn của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc được đánh giá là tương đối tốt, ở mức trung bình khá (2,41 điểm). Trong đó, kỹ năng bảo vệ các thiết bị được đánh giá cao nhất (2,74 điểm), sau đó đến kỹ năng bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc (2,56 điểm). Trong khi đó kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư chưa được đánh giá cao (2,17 điểm). Hiện tượng để mất dữ liệu cá nhân của người Việt Nam nói chung và thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Bên cạnh đó, kỹ năng bảo vệ môi trường cũng chưa thực sự được coi trọng. Đối với nhiều cá nhân, nhận thức về tác động của công nghệ số đến môi trường chưa đầy đủ. Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giải quyết vấn đề là các kỹ năng liên quan đến khả năng xác định các vấn đề kỹ thuật và cách giải quyết khi vận hành thiết bị và sử dụng môi trường số; có thể xác định, đánh giá, lựa chọn sử dụng các công nghệ số để giải quyết một nhiệm vụ hoặc vấn đề nhất định theo cách sáng tạo để tạo ra tri thức; biết cách cập nhật năng lực của bản thân và người khác. Bảng 8. Kỹ năng giải quyết vấn đề của thanh niên vùng DTTS Tây Bắc Chỉ tiêu Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa GQ1 Giải quyết các vấn đề kỹ thuật 2,53 0,73 Nâng cao GQ2 Nhận diện nhu cầu và đáp ứng công nghệ 2,34 0,57 Trung bình GQ3 Sử dụng các công nghệ số một cách sáng tạo 2,17 0,46 Trung bình GQ4 Nhận diện khoảng trống năng lực số 2,21 0,48 Trung bình GQ Kỹ năng giải quyết vấn đề 2,31 0,42 Trung bình Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kỹ năng giải quyết vấn đề của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc được đánh giá ở mức trung bình với 2,31 điểm. Trong đó, kỹ năng tốt nhất là kỹ năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật (2,53 điểm) và thấp nhất là kỹ năng sử dụng công nghệ số một cách sáng tạo (2,17 điểm). Kỹ năng số của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc Kỹ năng số của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc được tổng hợp từ các nhóm kỹ năng mà tác giả đã phân tích. Cụ thể: Bảng 9. Kỹ năng số của thanh niên vùng DTTS Tây Bắc Chỉ tiêu Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa TT Năng lực thông tin và dữ liệu 2,25 0,45 Trung bình GT Kỹ năng giao tiếp và cộng tác 2,33 0,36 Trung bình ST Kỹ năng sáng tạo nội dung số 2,07 0,34 Trung bình
  10. 474 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM AT Kỹ năng an toàn 2,41 0,43 Trung bình GQ Kỹ năng giải quyết vấn đề 2,31 0,42 Trung bình KNS Kỹ năng số 2,28 0,46 Trung bình Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kết quả chỉ ra rằng, kỹ năng số của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc ở mức trung bình (2,28 điểm). Trong đó, kỹ năng an toàn được chấm điểm cao nhất (2,41 điểm) gần đạt mức nâng cao để thấy được thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc rất chú trọng vấn đề an toàn trên không gian mạng. Tiếp theo đó, kỹ năng giao tiếp và cộng tác được 2,33 điểm, nghĩa là thanh niên sử dụng tương đối thành thục 4. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng chung của toàn xã hội. Tại vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, việc chuyển đổi số đang được đẩy mạnh, thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn, để đồng bào không đứng ngoài xu thế này. Với đặc thù địa lý, nơi sinh sống của thanh niên vùng DTTS thường là ở các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, trong khi, kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, nên đa phần các dự án khởi nghiệp của thanh niên DTSS tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, khai thác sẵn tiềm năng về đất, nước, nguồn giống, cây trồng… tại địa phương. Ý tưởng khởi nghiệp và hàm lượng ứng dụng công nghệ trong sản phẩm các dự án chưa cao. Nhiều thanh niên khi bắt đầu khởi nghiệp mang tâm lý sợ rủi ro, thất bại và còn thiếu kiến thức, do mặt bằng chung về học vấn còn hạn chế. Hơn nữa, thanh niên vùng DTTS ít có cơ hội tiếp cận với các thông tin, kiến thức mới mẻ. Việc khó khăn trong tiếp cận thông tin từ internet, từ các lớp học trực tuyến, các tài liệu online, … cũng là rào cản đến thành công của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai chuyển đổi số trong thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc vẫn còn chậm và chưa đồng bộ. Nguyên nhân do cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số chưa đồng bộ; một bộ phận thanh niên còn hạn chế về nhận thức, trình độ nên ngại thay đổi, ngại tìm tòi, học hỏi, ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, điều kiện và cơ hội tiếp cận, trải nghiệm, thực hành chuyển đổi số của thanh niên vùng DTTS khu vực Tây Bắc vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, câu chuyện chuyển đổi số trong thanh niên vùng vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều rào cản khi đời sống kinh tế còn khó khăn và trình độ, nhận thức còn hạn chế; mô hình sản xuất của thanh niên chủ yếu vẫn là mô hình sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết chuỗi giá trị nên việc ứng dụng công nghệ số càng khó thực hiện hơn. Bên cạnh đó, ở nhiều khu vực thôn, buôn chưa được phủ sóng di động hay hệ thống điện, … đã tạo ra khoảng cách trong chuyển đổi số giữa thành thị và vùng nông thôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aesaert, K., & Braak, J. V. (2015). Gender and socioeconomic related differences in performance based ICT competences. Computer & Education, 8-25. 2. Alexander Van Deursen, J. V. (2011). Rethinking Internet skills: The contribution of gender, age, education, Internet experience, and hours online to medium- and content-related Internet skills. Poetics, Volume 39, Issue 2, 125-144.
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 475 3. CP. (2011). Nghị định 05. 4. Dijk, V. (2005). The Deepening Divide: Inequality in the Information Society. London: Sage Publication. 5. GSO. (2021). Kết quả khảo sát sơ bộ mức sống dân cư năm 2020. 6. GSO. (2022). Niên giám thống kê 2021. 7. Gilster, P. (1997). Digital Literacy. New York: John Wiley. 8. Hargittai, E. (2002). Second-level digital divide: differences in people’s online skills. First Monday 7 (4). 9. Heinz, J. (2016). Digital Skills and the Influence of Students’ Socio-Economic Background. An Exploratory Study in German Elementary Schools. Italian Journal of Sociology of Education, 8(2)., 186-212. 10. Jiménez-Hernández, D., González-Calatayud, V., Torres-Soto, A., Martínez Mayoral, A., & Morales, J. (2020). Digital Competence of Future Secondary School Teachers: Differences According to Gender, Age, and Branch of Knowledge. Sustainability 2020, 12, 9473. 11. Marcos Gonzalez, S. M. (2021). The Digital Competence of Pre-Service Educators: The Influence of Personal Variables. Sustainability 2021, 13(4), 2318. 12. Moreno Guerrero, A., Fernández Mora, M., & Godino Fernández, A. (2020). Information and teaching digital literacy: Influence of the training branch. J. Educ. Teach. Train, Vol. 10, 140-151. 13. QH14. (2020). Luật Thanh niên. 14. Sue Owen, P. H. (2016). Digital literacy. Deakin University Library, 1-8. 15. UNESCO. (2018). A Global Framework of Reference on Digital Literacy. In UNESCO Institute for Statistics.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2