intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành người làm nghề tự do (freelancer) của giới trẻ Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết thực hiện thu thập dữ liệu bằng việc gửi các mẫu hỏi trực tuyến cho các cá nhân trong độ tuổi 15-30 đang học tập, làm việc và sinh sống tại Bình Dương. Thu về 245 phiếu hợp lệ. Nhóm thực hiện xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố tác động đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ Bình Dương: (1) Nhận thức cá nhân, (2) Ảnh hưởng xã hội, (3) Môi trường – bản chất công việc, (4) Thu nhập cá nhân và cuối cùng là (5) Nhận thức sự thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành người làm nghề tự do (freelancer) của giới trẻ Bình Dương

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO (FREELANCER) CỦA GIỚI TRẺ BÌNH DƯƠNG Tô Thị Kim Khánh1, Phạm Mỹ Phương1, Thái Thị Kim Yến1, Nguyễn Ngọc Nhi1 1. Lớp D19TC02 TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của thị trường việc làm, nghề tự do đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới khi nhu cầu nhân lực tự do gia tăng và doanh nghiệp muốn linh hoạt hơn trong việc thuê nguồn nhân lực. Thị trường việc làm tự do ở Việt Nam hiện nay tuy chưa lan rộng và còn phải đối mặt với nhiều trở ngại, nhưng đây cũng được xem là ngành nghề có tầm quan trọng và sức cạnh tranh lớn trong tương lai. Nhận thấy được tầm quan trọng của freelance đến sự phát triển nền kinh tế cũng như nhằm giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin bổ ích đến các bạn trẻ có ý định trở thành freelancer trong khu vực tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ Bình Dương. Nhóm tác giả thực hiện thu thập dữ liệu bằng việc gửi các mẫu hỏi trực tuyến cho các cá nhân trong độ tuổi 15-30 đang học tập, làm việc và sinh sống tại Bình Dương. Thu về 245 phiếu hợp lệ. Nhóm thực hiện xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố tác động đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ Bình Dương: (1) Nhận thức cá nhân, (2) Ảnh hưởng xã hội, (3) Môi trường – bản chất công việc, (4) Thu nhập cá nhân và cuối cùng là (5) Nhận thức sự thành công. Từ khóa: Freelancer, ý định. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với đà phát triển của công nghệ như hiện nay thì các công việc mới cũng ngày càng phát triển. Theo đó, freelancer cũng là một từ khóa khá “hot” trong thời gian vừa qua. Thực tế theo các thông tin số liệu nghiên cứu về lựa chọn công việc trên thế giới, hiện nay đa số mọi người chấp nhận từ bỏ công việc mang tính an toàn cố định để chuyển qua một công việc chủ động hơn và nhiều thử thách hơn như làm nghề tự do. Freelancer đang được phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp và cũng được du nhập vào Việt Nam trong thời gian vừa qua. Bởi vì được tiếp cận với các nền tảng như Facebook, Youtube, Google… khá sớm nên việc giới trẻ ở cả nước nói chung và Bình Dương nói riêng biết đến freelancer cũng là điều khá dễ hiểu. Bình Dương là nơi tập trung nhiều công ty, xí nghiệp lớn, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nên có vị trí quan trọng nhất định trong nền kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính vì vậy, từ khóa về freelancer cũng đặc biệt được thanh thiếu niên ở Bình Dương quan tâm. Bên cạnh 217
  2. đó, trong giai đoạn đại dịch Covid-19 tại Việt Nam thì freelancer chính là nghề được giới trẻ hướng tới nhiều nhất bởi lẽ nó không có quá nhiều ràng buộc và có thể thực hiện “3T – 3 tại chỗ” (ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi) tại nhà. Ngoài ra, nền kinh tế Gig (nền kinh tế mà trong đó mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, còn các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian) do đông đảo lực lượng freelancer tham gia cũng góp phần không nhỏ vào nền kinh tế ở Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhận thấy được tầm quan trọng của Freelance đến sự phát triển nền kinh tế cũng như nhằm giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin bổ ích đến các bạn trẻ có ý định trở thành freelancer trong và ngoài khu vực tỉnh Bình Dương, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành người làm nghề tự do (freelancer) của giới trẻ Bình Dương”. Nhóm tiến hành thu thập và tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước có liên quan để bước đầu xây dựng cơ sở lý luận vững chắc. Từ đó, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là “Ý định trở thành freelancer của giới trẻ Bình Dương” và 5 biến độc lập: Nhận thức cá nhân, ảnh hưởng xã hội, môi trường - bản chất công việc, thu nhập cá nhân và nhận thức sự thành công. Ta có mô hình nghiên cứu như sau: Yếu tố nhận thức cá nhân Yếu tố ảnh hưởng xã hội Yếu tố môi trường - bản chất công việc Ý định trở thành freelancer Yếu tố thu nhập cá nhân Yếu tố nhận thức sự thành công Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất Các giả thuyết đưa ra: [H1] Nhận thức cá nhân có tác động cùng chiều đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ tỉnh Bình Dương. [H2] Yếu tố ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ tỉnh Bình Dương. [H3] Yếu tố môi trường - bản chất công việc có tác động cùng chiều đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ tỉnh Bình Dương. [H4] Yếu tố thu nhập cá nhân có tác động cùng chiều đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ tỉnh Bình Dương. [H5] Yếu tố nhận thức sự thành công có tác động cùng chiều đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ tỉnh Bình Dương. 218
  3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính xem xét lý do, tìm hiểu và giải thích hành vi và thái độ của con người trong một tình huống nhất định. Do đó, nghiên cứu định tính nhằm mục đích hiểu biết sâu sắc về những hành vi và thái độ đặc trưng đó. Việc phân tích dữ liệu thu thập được thực hiện bằng cách phân tích nội dung bảng khảo sát của người được khảo sát. Phương pháp nghiên cứu định tính được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: thời gian, kinh phí, vấn đề và chủ thể cần nghiên cứu. Với mục tiêu khám phá ra những dữ liệu mới nhóm tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi gồm 6 biến (1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập), có tổng cộng 30 biến quan sát. Thực hiện phỏng vấn 5-10 chuyên gia (nhóm đã phỏng vấn 5 chuyên gia có lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như: giảng viên, sinh viên, học sinh, làm việc tự do, bán hàng online). Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là nghiên cứu sơ bộ: thu thập số liệu thảo luận nhóm với các chuyên gia về các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức: thu thập số liệu trên diện rộng sau khi đã xây dựng và hoàn thiện lại các thang đo cho phù hợp, được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12. Nhóm nghiên cứu đã gửi bảng khảo sát tới 260 đối tượng gồm học sinh THPT, sinh viên các trường đại học, những người đi làm dưới hình thức các bản online được đăng tải lên các trang mạng xã hội Website, Fanpage của các Trường THPT, Đại học, các cộng đồng người đi làm... Sau đó xử lý dữ liệu, kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong thời gian hai tháng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu khảo sát sơ bộ trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Dương với số lượng mẫu hồi đáp thu về là 260 phiếu. Trong đó, có những phiếu có nhiều câu trả lời trùng nhau do nguyên nhân nhiều người trả lời chỉ lựa chọn một mức độ trong thang đo từ 1 đến 5 nên đã bị loại bỏ. Kết quả thu được 245 phiếu hợp lệ và được đưa vào phân tích. 3.1. Mô tả thông tin mẫu điều tra Cơ cấu mẫu theo giới tính: Với tổng số mẫu 245, nhóm tác giả đã thu được 104 phiếu trả lời là nam và 141 phiếu trả lời là nữ, tương ứng với tỉ lệ phần trăm là 42% và 58%. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi: Độ tuổi của mẫu nghiên cứu của nhóm tác giả phân chia thành 3 nhóm gồm 15-20 tuổi; 21-25 tuổi và 26-30 tuổi. Nhóm đối tượng 15-20 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 55%, nhóm 21-25 tuổi chiếm tỉ lệ 42% và nhóm 26-30 tuổi chiếm 3%. Hai nhóm mẫu 15- 20 tuổi và 21-25 tuổi chiếm tỉ lệ tương đối cao, có thể hiểu vì nhóm nghiên cứu cũng thuộc hai nhóm tuổi này nên việc tiếp cận đối tượng khảo sát cao hơn. Đây cũng là hai nhóm đối tượng đang quan tâm về nghề nghiệp trong tương lai và có xu hướng tiếp cận nghề tự do trong thời đại phát triển và đổi mới không ngừng hiện nay. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn: Mẫu nghiên cứu của nhóm tác giả có tất cả 7 nhóm đối tượng. Trong đó, nhóm sinh viên năm 3 có số người tham gia khảo sát cao nhất là 126 người chiếm tỉ lệ 51% trong tổng số lượng khảo sát. Điều này có thể thấy nhóm tác giả cũng là sinh viên năm 3 nên việc tiếp cận nhóm đối tượng này dễ dàng hơn, đây cũng là nhóm đối tượng quan tâm nhiều đến định hướng tương lai cho bản thân. 219
  4. Với câu hỏi “Anh/chị có từng nghe nhắc đến freelance (nghề tự do) không?” có đến 93% người tham gia khảo sát trả lời rằng họ biết đến hoặc đã có nghe qua về nghề Freelance và 7% trả lời rằng họ không biết về nghề làm tự do. Qua đó, cho thấy nghề làm tự do đang dần phổ biến với đa số nhóm người trẻ trong bối cảnh hiện nay. Với câu hỏi “Anh/chị có ý định trở thành freelancer (người làm nghề tự do) không?” có 158 người tham gia khảo sát (chiếm 64%) cho biết rằng họ đã và đang có ý định trở thành freelancer. Số còn lại chiếm 36% không có ý định trở thành freelancer. Với câu hỏi “Anh/chị có đang là một freelancer (người làm nghề tự do) không?” nhóm nhận lại kết quả chỉ có 68 trên 245 đáp viên đang làm công việc tự do. 3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha: Kiểm định thang đo, kết quả cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy, các nhân tố trong mô hình đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8, bên cạnh đó các hệ số tương quan với biến tổng đều cao hơn 0.670. Vì vậy các biến quan sát đều được giữ lại để thực hiện các bước phân tích tiếp theo. 3.3. Kết quả thống kê mô tả và đánh giá thang đo Bảng 3.1 Bảng Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát Nhỏ Lớn Trung Độ lệch Kí hiệu Biến quan sát nhất nhất bình chuẩn Yếu tố nhận thức cá nhân Anh/chị thật sự yêu thích và hứng thú khi làm NTCN1 1 5 2.62 1.166 công việc này Anh/chị muốn thử thách bản thân với công NTCN2 1 5 3.10 1.142 việc mới NTCN3 Anh/chị nghĩ trở thành freelancer khá dễ dàng 1 5 2.70 1.187 NTCN4 Anh/chị muốn thay đổi phong cách làm việc 1 5 2.67 1.135 Anh/chị cảm nhận được mình chính là “chủ” NTCN5 1 5 2.73 1.152 của bản thân Yếu tố ảnh hưởng xã hội Anh/chị được ba mẹ, người thân định hướng AHXH1 1 5 3.10 1.093 làm freelancer Anh/chị tiếp cận nhiều thông tin về Freelance AHXH2 1 5 2.71 1.099 từ internet, xã hội, mọi người xung quanh AHXH3 Anh/chị thích làm việc theo “trend” 1 5 2.69 1.138 Anh/chị được mọi người ủng hộ theo đuổi AHXH4 1 5 2.35 1.040 nghề tự do Anh/chị nhận thấy freelancer là một nguồn AHXH5 1 5 2.42 1.082 lực rất quan trọng trong xã hội Yếu tố môi trường-bản chất công việc Anh/chị có thể tự chủ về thời gian độc lập MTBC1 1 5 2.67 1.218 trong công việc MTBC2 Anh/chị có thể thỏa đam mê sáng tạo 1 5 2.76 1.132 MTBC3 Anh/chị dễ dàng học hỏi kiến thức, kinh 1 5 2.68 1.250 nghiệm từ những freelancer khác, trau dồi kỹ 220
  5. Nhỏ Lớn Trung Độ lệch Kí hiệu Biến quan sát nhất nhất bình chuẩn năng làm việc chuyên nghiệp hơn Anh/chị tự làm chủ bản thân, không phải chịu MTBC4 1 5 3.16 1.161 áp lực từ cấp trên Anh/chị không phải chịu áp lực từ đồng MTBC5 nghiệp (ganh đua lẫn nhau, nhân viên cũ đùn 1 5 2.88 1.070 đẩy công việc cho nhân viên mới) Yếu tố thu nhập cá nhân Anh/chị có quyền quyết định mức thu nhập TNCN1 1 5 3.13 1.071 xứng đáng với công sức đã bỏ ra Anh/chị có mức thu nhập khủng từ việc làm TNCN2 1 5 2.67 1.138 tự do Anh/chị có thể thoải mái thương lượng với đối TNCN3 1 5 2.76 1.122 tác về mức thu nhập Anh/chị đang thất nghiệp, làm freelance vì TNCN4 1 5 2.73 1.112 mục đích kiếm thu nhập trang trải cuộc sống Anh/chị không phải chịu những chính sách TNCN5 1 5 2.71 1.101 nội bộ từ công ty Yếu tố nhận thức sự thành công Anh/chị dễ dàng phát triển nghề nghiệp dựa NTTC1 1 5 2.62 1.127 vào chính bản thân Anh/chị có những kinh nghiệm xây dựng và NTTC2 1 5 2.65 1.166 quảng bá thương hiệu cá nhân Anh/chị có đủ trình độ và kỹ năng mềm để NTTC3 1 5 2.68 1.081 theo đuổi và phát triển nghề nghiệp Anh/chị nghĩ freelance mang lại nhiều lợi ích NTTC4 1 5 2.69 1.132 hơn những bất lợi Anh/chị có nguồn vốn và nhiều mối quan hệ NTTC5 1 5 3.07 1.099 tốt giúp ích cho sự phát triển nghề nghiệp (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 25 của nhóm tác giả 2021) 3.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các yếu tố tác động đến ý định trở thành freelancer, đầu tiên ta thấy hệ số KMO = 0.950 (> 0.5) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett = 0.000 (< 0.05). Có 5 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1 (1.263) và phương sai trích được là 70.53% đạt yêu cầu lớn hơn 50%. Như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp, và sau khi đánh giá thang đo tác động đến ý định trở thành freelancer thu được 5 yếu tố và 25 quan sát. Bảng 3.2 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .950 Approx. Chi-Square 4070.768 Bartlett's Test of Sphericity df 300 Sig. .000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 25 của nhóm tác giả 2021) 221
  6. Bảng 3.3 Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 NTCN1 .801 NTCN5 .786 NTCN3 .769 NTCN4 .736 NTCN2 .664 TNCN3 .810 TNCN5 .766 TNCN4 .752 TNCN2 .735 TNCN1 .714 MTBC3 .768 MTBC1 .757 MTBC2 .739 MTBC5 .736 MTBC4 .668 NTTC4 .776 NTTC1 .766 NTTC2 .717 NTTC5 .705 NTTC3 .672 AHXH3 .744 AHXH2 .740 AHXH4 .683 AHXH5 .681 AHXH1 .608 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 25 của nhóm tác giả 2021) 3.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Bảng Model Summary cho chúng ta kết quả R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.681 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 68.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 31.9% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Bảng 3.4 Model Summaryb Std. Error of the Model R R Square Adjusted R Square Durbin-Watson Estimate 1 .829a .688 .681 .4555734 2.017 a. Predictors: (Constant), NTTC, TNCN, AHXH, NTCN, MTBC b. Dependent Variable: YDCN (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 25 của nhóm tác giả 2021) 222
  7. Bảng ANOVA cho chúng ta kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy. Giá trị sig kiểm định F bằng 0.000 < 0.05, do đó, mô hình hồi quy là phù hợp. Bảng 3.5 ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. b Regression 109.360 5 21.872 105.384 .000 1 Residual 49.604 239 .208 Total 158.964 244 a. Dependent Variable: YDCN b. Predictors: (Constant), NTTC, TNCN, AHXH, NTCN, MTBC (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 25 của nhóm tác giả 2021) Bảng 3.6 Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients Statistics Model t Sig. Std. Tolera B Beta VIF Error nce (Constant) 1.161 .111 10.468 .000 NTCN .406 .041 .495 9.786 .000 .509 1.963 AHXH .186 .046 .196 4.024 .000 .551 1.814 1 MTBC .074 .043 .090 1.699 .091 .460 2.172 TNCN .081 .043 .094 1.893 .060 .532 1.881 NTTC .095 .045 .110 2.118 .035 .487 2.055 a. Dependent Variable: YDCN (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 25 của nhóm tác giả 2021) Kết quả thu được cho thấy cả 5 biến đều có giá trị sig kiểm định t < 0.1, điều này cho thấy biến phụ thuộc “Ý định trở thành freelancer” (YDCN) chịu sự tác động của 5 biến: biến NTCN (Nhận thức cá nhân) có giá trị sig kiểm định t = 0.000; biến AHXH (Ảnh hưởng xã hội) có giá trị sig kiểm định t = 0.000; biến MTBC (Môi trường - bản chất công việc) có giá trị sig kiểm định t =0.091; biến TNCN (Thu nhập cá nhân) có giá trị sig kiểm định t = 0.060 và cuối cùng là biến NTTC (Nhận thức sự thành công) có giá trị sig kiểm định t = 0.035. Trong đó, yếu tố nhận thức cá nhân là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ khu vực tỉnh Bình Dương với trọng số hồi quy là 0.406. Tiếp đến là 2 yếu tố: ảnh hưởng xã hội có trọng số hồi quy là 0.186 và nhận thức sự thành công có trọng số hồi quy là 0.095. Cuối cùng là 2 yếu tố: thu nhập cá nhân và môi trường – bản chất công việc với trọng số hồi quy lần lượt là: 0.081 và 0.074. 4. KẾT LUẬN Thông qua kiểm định độ tin cậy và phân tích hồi quy đa biến, kết quả thu được không ngoài mong đợi của nhóm tác giả. Các giả thuyết nghiên cứu đưa ra là phù hợp, trong đó “Nhận thức cá nhân” là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định có nên trở thành freelancer hay không của giới trẻ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều này cho thấy đa phần đáp viên đều là những người có lập trường riêng, muốn sẽ tự quyết định cuộc sống của chính mình, không muốn quá 223
  8. phụ thuộc theo khuôn mẫu mà cha mẹ đã đặt ra. Đây là điều hoàn toàn phù hợp cũng như rất cần thiết cho độ tuổi thanh thiếu niên, bởi độ tuổi này họ cần khám phá sâu bên trong của bản thân, biết được mình muốn gì ,cần gì và sẽ làm gì để đạt được nó. Môi trường freelance nói chung và freelancer nói riêng đang và có thể sẽ phát triển mạnh trong tương lai, từ đó tạo ra được chỗ đứng, vị thế nhất định đối với nền kinh tế của Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay. Bên cạnh đó, nhóm tác giả có những đề xuất mới trong nghiên cứu như sau: Thứ nhất, mặc dù nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được mức ảnh hưởng của các biến lên ý định trở thành freelancer của giới trẻ tại Bình Dương. Tuy nhiên, có thể vẫn tồn tại các biến khác với kì vọng có tác động đến ý định trở thành freelancer của giới trẻ. Vì vậy, nhóm tác giả mong rằng bài nghiên cứu tiếp theo sẽ xem xét và đưa các biến mới phù hợp vào mô hình nghiên cứu. Thứ hai, trong bài nghiên cứu mới nên xem xét nghiên cứu thêm về các động lực của giới trẻ trong giai đoạn biết – tìm hiểu – ý định trở thành freelancer rồi đến khi đã thành một freelancer thật sự. Thứ ba, nên mở rộng phạm vi khảo sát để đo lường chính xác hơn xu hướng ý định trở thành freelancer của giới trẻ, cụ thể như nên khảo sát phạm vi các tỉnh thành khác nhau, mở rộng sang phạm vi các khu vực vùng miền trên cả nước. Cuối cùng, qua bài nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn phần nào truyền được cảm hứng cho các bạn trẻ đang bấp bênh, vẫn chưa xác định được mục tiêu công việc trong tương lai là gì thì có thể tìm hiểu sâu thêm về freelancer và lựa chọn freelancer là “nghề tay phải” của mình và đồng hành cùng nó thật lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 1. Alžbeta Foltínová, Gabriela Dubcová (2007) Position Of Freelance Jobs In The Marketplace Of Slovak Republic. 2. Andrew Burke (2011). The Entrepreneurship Enabling Role of Freelancers: Theory with Evidence from the Construction Industry. International Review of Entrepreneurship 9(3). Senate Hall Academic Publishing. 3. Andrew Burke (2012). The Role of Freelancers in the 21st Century British Economy, London, 2012, 1 – 66. 4. Burke, A., & Cowling, M. (2020). The relationship between freelance workforce intensity, business performance and job creation. Small Business Economics, 55(2), 399-413. 5. Diana Enriquez (2020). The Freelance Penalty: Income Variation and Job Structure of High-Skill Freelance Workers in the United States. 6. Howy Jacobs (2021). Freelancer. EMBO Reports (2021)22:e53194|. 7. Kayte Jenkins (2017). Exploring the UK Freelance Workforce in 2016. Small Business Economics. 8. Kirzner Israel, M. (1973). Competition and entrepreneurship. University of Chicago Press Chicago, IL. 9. Krueger Jr, N. F., Reilly, M. D., & Carsrud, A. L. (2000). Competing models of entrepreneurial intentions. Journal of Business Venturing, 15(5–6), 411-432. 224
  9. 10. Muhammad Ataur Rahman and Mohammad Masudur Rahman (2017). Factors, Impacts, Problems and Solutions of Freelance Earning in the context of Bangladesh. Business & Entrepreneurship Journal, vol. 6, no. 1, 2017, 1-13 ISSN: 2241-3022 (print version), 2241-312X (online) Scienpress Ltd, 2017. 11. Rana Zain ul Abidin (2020). Freelance Entrepreneurship: A Growing Trend Among Low-Income Employees. 12. Storey, J., Salaman, G., & Platman, K. (2005). Living with enterprise in an enterprise economy: Freelance and contract workers in the media. Human Relations, 58(8), 1033–1054. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 14. Đình Trung (2019) Làm tự do: Lựa chọn của những người trẻ năng động. Nhịp sống trẻ - 24/07/2019. 15. Hải Hà (2021) Xu hướng freelance trong giới trẻ. 16. Linh Chi Spiderum (2018) Người trẻ không đi làm fulltime, đua nhau làm freelancer: Tôi thích tự do, không ưa gò bó hay chẳng qua tôi lười?. Trí thức trẻ. 17. Nhật Huy. Điểm mặt những ‘nghề lạ’ thời 4.0 đang tạo nên sức hút với giới trẻ. Báo Thanh Niên. 18. Phạm Minh Thái (2012) Nhân tố tác động tới lựa chọn việc làm ở Việt Nam: Bằng chứng từ điều tra lao động việc làm Việt Nam 2010. 225
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1