intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) trình bày xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (HUTECH). Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH)

  1. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH (HUTECH) Hồ Nguyễn Thanh Châu, Dương Nguyễn Nghi, Lê Thị Như Ngọc, Võ Trần Thu Trang, Ngô Ngọc Phương Uyên Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (HUTECH). Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (HUTECH), đó là tính cách, nhận thức, nguồn vốn, giáo dục và đào tạo, động lực. Từ khóa: ý định khởi nghiệp kinh doanh, sinh viên khối ngành kinh tế, HUTECH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Trần Văn Tùng và cộng sự (2016), ngày nay, không ít bạn trẻ chọn khởi nghiệp thay vì nộp đơn xin việc vào những công ty ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều sinh viên đã có ý tưởng và lên cho mình kế hoạch kinh doanh. Lĩnh vực khởi nghiệp được xem là một định hướng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tinh thần khởi nghiệp là một trong những giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giải quyết tình trạng việc làm cho nhân dân lao động đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế khi ra trường. Đánh giá về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam của GEM qua các năm cho thấy, trong 12 chỉ số thì chỉ số tài chính cho kinh doanh đạt điểm số khá thấp. Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng cho biết qua khảo sát kết quả cho thấy có phần lớn sinh viên hiện nay chưa hề biết đến các hoạt động khởi nghiệp. Khởi nghiệp đang là vấn đề được Chính phủ và các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi cả nước quan tâm, đặc biệt là khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên. Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên với trọng tâm là Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV- STARTUP) nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học; giúp các sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực Tuy nhiên hiện nay, ý tưởng mới về khởi nghiệp có rất nhiều nhưng hầu hết đều chưa dám thực hiện do không có ý tưởng tưởng mới hoặc có nhưng lại quá lạ lẫm trong thời điểm hiện tại ít người tiếp cận được. Vì thế, dẫn đến các sinh viên không còn đủ sự tự tin để dám thực hiện ý định khởi nghiệp với ý tưởng lúc ban đầu. Mặt khác có nhiều sinh viên đưa ra ý tưởng rồi nhưng lại không biết bắt đầu thực thiện thì thực 1951
  2. hiện như thế nào mới đúng? Để giải quyết cho những thắc mắc trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại trường đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech)" 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu tổng quan về khởi nghiệp Khái niệm khởi nghiệp: “Khởi nghiệp” là một từ Hán Việt đã có từ lâu nay, “khởi” trong khởi đầu, khởi nguồn, có nghĩa là bắt đầu xây dựng nên một thứ gì đó. “Nghiệp” là sự nghiệp, công việc. Theo quan niệm của xã hội, khởi nghiệp là khi bạn có ý tưởng kinh doanh riêng và bắt tay vào thành lập cho mình một doanh nghiệp. Bạn chính là người trực tiếp quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bạn tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, các cổ đông của công ty, người lao động, cộng đồng và nhà nước, và ở một góc độ nào đó bạn sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội. Tinh thần khởi nghiệp: Tinh thần khởi nghiệp (Entrepreneurship) Harvard Stevenson – Giáo sư đầu ngành kinh tế của Harvard Business School- HBS là sự dấn thân theo đuổi các cơ hội mới vượt quá các nguồn lực bị kiểm soát hay đơn giản hơn là là tinh thần doanh nhân khởi nghiệp hay tinh thần kinh doanh – một thuật ngữ xuất hiện khá lâu đời. Như vậy hầu hết các tác giả đều thống nhất khái niệm “tinh thần khởi nghiệp – tinh thần kinh doanh” (entrepreneurship) gắn với khái niệm “doanh nhân” (entrepreneur). Đặc điểm khởi nghiệp: quan điểm phổ biến nhất cho rằng, khởi nghiệp là sự bắt đầu của một nghề nghiệp và tạo nền tảng cho một sự nghiệp. Các hoạt động khởi nghiệp đều tiềm ẩn rủi ro và thực tế chỉ ra rằng, không phải tất cả các hoạt động khởi nghiệp đều thành công. Do đó, trước khi tập trung vào việc làm cách nào để khởi nghiệp, cần chắc chắn rằng, đã nắm bắt được tất cả các đặc điểm của hoạt động khởi nghiệp. Những đặc điểm này bao gồm: Sự đột phá; Sự tăng trưởng; Vốn ban đầu; Công nghệ sử dụng. Nội dung khởi nghiệp: Sau khởi nghiệp, ta sẽ có 4 giai đoạn phát triển, đó là: Giai đoạn 1: Định hướng; Giai đoạn 2: Thử thách; Giai đoạn 3: Hòa nhập; Giai đoạn 4: Phát triển (Trần Văn Tùng, Lý Phát Cường, 2016). 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: Giáo dục và đào tạo; Động lực; Nguồn vốn; Tính cách. 2.3 Đặc điểm các hoạt động của trường đại học công nghệ tphcm ảnh hưởng đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên 100% trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục và đào tạo đã có những hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong đó có trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ( HUTECH), các hoạt động đó là: Nâng cao nhận thức; Truyền cảm hứng; Thiết lập kênh thông tin; Kỹ năng công nghệ; Công tác tư vấn hỗ trợ sinh viên. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu 1952
  3. Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế trường đại học Công nghệ TP.HCM Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, bên cạnh đó, nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để xác định có 5 nhân tố với 22 biến quan sát được cho là có tác động đến các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế trường đại học Công nghệ TP.HCM Nhóm tác giả sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Nhóm tác giả đã gửi 230 bảng câu hỏi từ tháng 2/2022 đến tháng 5/2022 cho các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế ở trường đại học Công nghệ TP.HCM. Kết quả nhận được 230 phiếu khảo sát, trong đó có 30 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 200 phiếu thỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu (K.TC-TM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, HUTECH, 2021). 3.2. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1. 1953
  4. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Số biến Cronbach’ Hệ số tương quan- Thang đo Ghi chú quan sát s Alpha biến tổng nhỏ nhất Tính cách 4 0.881 0.607 Chấp nhận Nhận thức 4 0.940 0.616 Chấp nhận Đào tạo & Giáo dục 5 0.944 0.470 Chấp nhận Nguồn vốn 4 0.939 0.290 Không thỏa Động lực 5 0.952 0.631 Chấp nhận Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6 nhưng hệ số tương quan biến tổng của biến “Nguồn vốn” không lớn hơn 0.3 Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 18 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Kết quả cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 73.092% > 50% đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Kết quả phân tích yếu tố có hệ số KMO = 0,848 (nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa (sig = 0.000 0.5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0.3 Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần Hệ số KMO 0.848 1954
  5. Giá trị Chi-Square 731.384 Mô hình kiểm tra Bậc tự do 36 Bartlett Sig (p - value) 0.000 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 3: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số Hệ số chưa chuẩn Thống kê đa cộng chuẩn hóa tuyến hóa Mức ý Mô hình Giá trị t nghĩa Sig. Hệ số Sai số Hệ số B Beta Toleranc chuẩn VIF e 1 (Constant) -1.115 0.256 -.447 0.655 GD 0.302 0.72 0.257 4.197 0.000 0.684 1.463 DL 0.639 0.74 0.528 8.636 0.000 0.684 1.463 Trong bảng số liệu, các biến độc lập GD, DL đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều >0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị hệ số tương quan là > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.492 Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 49.2%. Điều này cho biết khoảng 49.2% sự biến thiên về nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế trường đại học TPHCM được giải thích bởi 2 biến độc lập, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.749 trong khoảng 1.5< D < 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 1955
  6. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao khả năng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến đề tài được tổng hợp sau đây: Quá trình nghiên cứu và xử lý số liệu đưa ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế là tính cách, nhận thức, giáo dục và đạo tạo, động lực, nguồn vốn. Đối với nhóm yếu tố thứ nhất, yếu tố “tính cách” là nhân tố quan trọng nhất. Muốn khởi nghiệp thành công, sinh viên cần có tính kiên trì nhạy bén cùng với kiến thức chuyên môn vững, vì vậy cần nâng cao tính tự học tìm tòi thêm kiến thức mới và rèn luyện bản thân nhiều hơn. Đối với nhóm yếu tố thứ hai, yếu tố “giáo dục và đào tạo”. Đây được xem là nhân tố quan trọng hình thành ý tưởng lòng ham muốn khởi nghiệp của sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, khởi nghiệp cần đưa vào chương trình đào tạo và tạo ra các chương trình khởi nghiệp cho sinh viên có kinh nghiệm và nắm vững kiến thức. Đối với nhóm yếu tố thứ ba, yếu tố “nhận thức” cũng là nhân tố quan trọng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Điều này có nghĩa là sinh viên thấy được bản thân có thể khởi nghiệp và họ nắm rõ được các hoạt động để khởi nghiệp, đủ kiến thức năng lực kinh nghiệm cố gắng hết mình thì khởi nghiệp sẽ thành công. Đối với nhóm yếu tố thứ tư, yếu tố “động lực” là nhân tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Sự ủng hộ từ gia đình bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng để tăng sự tự tin của sinh viên. Nhà trường cần giới thiệu những sinh viên đi trước đã khởi nghiệp thành công, góp phần tạo động lực, nâng cao sở thích về khởi nghiệp của sinh viên. Đối với nhóm yếu tố cuối cùng, yếu tố “nguồn vốn”. Nhà trường cần có các chính sách hỗ trợ sinh viên thực hiện ý tưởng khởi nghiệp, gây quỹ đầu tư cho sinh viên muốn khởi nghiệp. Cần có chính sách hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp để mọi người có ý định khởi nghiệp nhiều hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhóm sinh viên 18DTCA1 Đại học Công nghệ TPHCM - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế tại các trường đại học ngoài công lập TPHCM 2. K.TC-TM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Tài liệu môn học “Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế”, năm 2021, lưu hành nội bộ. 3. Trần Văn Tùng, Lý Phát Cường (2016), Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự khởi nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp tại các trường đai học trên địa bàn TP.HCM. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Khởi nghiệp, ISBN: 9786046708117 1956
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2