intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Định" tiến hành điều tra 185 nhà đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Từ các dữ liệu thu thập được đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố đến thu hút đầu tư vào KCN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Định

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH ĐỊNH TS. Trần Thị Mai Hương1, TS. Man Ngọc Lý2, ThS. Hoàng Thị Hoài Hương3 (1) Trường Đại học Kinh tế quốc dân; (2)Sở Công thương tỉnh Bình Định (3) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Nghiên cứu tiến hành điều tra 185 nhà đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Từ các dữ liệu thu thập được đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố đến thu hút đầu tư vào KCN. Kết hợp các phương pháp phân tích đặc biệt là phương pháp phân tích nhân tố khám phá, hồi quy đa biến kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các nhân tố đến thu hút đầu tư vào KCN được sắp xếp tuần tự từ cao đến thấp như sau: Chính sách đầu tư, Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng A, Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng B, Nhân lực quản lý và quy mô lao động của doanh nghiệp. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào KCN như: giải pháp về quy hoạch, giải pháp về huy động vốn đầu tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN. Từ khóa: Khu công nghiệp, thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, mức độ hài lòng. 1. Tổng quan nghiên cứu Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Nguyen Dinh Tho & ctg (2005) đã đo lường mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh Tiền Giang thông qua 34 biến quan sát với 3 nhân tố là Cơ sở hạ tầng đầu tư, hỗ trợ của chính quyền địa phương, chất lượng môi trường sống. Sau khi thực hiện phương pháp phân tích nhân tố khám phá đã hình thành 8 nhóm nhân tố bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, cấp đất, lao động, chất lượng trường học, chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ thương mại và chất lượng cuộc sống.Trong đó có 4 nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư với mức độ cao nhất lần lượt là chính sách khuyến khích đầu tư, chất lượng trường học, hỗ trợ đầu tư và chất lượng môi trường sống. Đinh Phi Hổ (2010) đã nghiên cứu mức độ hài lòng của các nhà đầu tư vào các KCN tại Việt Nam với 8 nhóm nhân tố và 38 biến quan sát bao gồm kết cấu hạ tầng, môi trường sống và làm việc, chi phí cạnh tranh, nguồn nhân lực, thương hiệu địa phương, lợi thế ngành đầu tư, chất lượng dịch vụ công, chính sách đầu tư . Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động lớn nhất đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư lần lượt là chính sách đầu tư, kết cấu hạ tầng, chi phí cạnh tảnh và nguồn nhân lực. Nguyễn Mạnh Toàn (2010) bằng phương pháp thống kê, mô tả nghiên cứu đã kết luận rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển là yếu tố quan trọng bậc nhất, xếp theo sau lần lượt là những ưu đãi hỗ trợ đầu tư của chính quyền địa phương, cũng như của trung ương; chi phí hoạt động thấp; nhân tố kém phần quan trọng hơn là thị trường tiềm năng; nhân tố không ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm nhà đầu tư là vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội. Hà Nam Khánh Giao & ctg (2013) chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị gồm: Quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư, Chính sách hỗ trợ từ Cơ quan quản lý liên quan đến nhà đầu tư,Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Tài nguyên, Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, Cơ sở hạ tầng xã hội, Tiềm năng thị trường, Lợi thế chi phí, Năng suất và tính kỷ luật lao động , 233
  2. 2. Địa bàn nghiên cứu và tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã hình thành 9 KCN. Trong đó, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các KCN bên ngoài KKT Nhơn Hội. Cụ thể, thông tin các KCN như sau: Bảng 1 : Các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định Diện tích đất công Diện đất đất CN Khu công nghiệp Diện tích (ha) nghiệp cho thuê (ha) đã cho thuê (ha) Phú Tài 345,8 246 221,8 Long Mỹ 117,7 100,4 80,4 Nhơn Hòa giai đoạn 1 154,4 147 143 Bình Nghi 228 148,4 - Hòa Hội 265 185,5 - Cát Trinh 368,1 232,63 - Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của BQL Khu kinh tế tỉnh Bình Định Theo các số liệu thống kê vốn đầu tư thu hút vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục tăng trong các năm vừa qua. Cụ thể, trong giai đoạn 2010 – 2015 qui mô vốn đầu tư và vốn thực hiện thu hút vào các KCN được thể hiện dưới bảng sau. Bảng 2 : Quy mô vốn đầu tư thu hút tại các KCN tỉnh Bình Định (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn thực hiện 1.982,49 2.455 2.995 4.651,37 5.560,37 6.846 Vốn đăng ký 4.595,33 5.733,73 6.775,14 28.504 29.210,9 30.333 Vốn thực hiện/ Vốn 43,14 42,81 42,2 16,31 19,0 22,56 đăng ký (%) ( Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ban quản lý KKT tỉnh Bình Định) Nhìn chung, khối lượng vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện vào các khu công nghiệp trên địa bản tỉnh có xu hướng tăng. Năm 2010 vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp của tỉnh là 4.595,33 tỷ đồng đến năm 2015 vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp của tỉnh là 30.333 tỷ đồng. Qua 6 năm, khối lượng vốn đầu tư đầu tư đăng ký đã tăng hơn 6 lần. Vốn đầu tư thực hiện của các khu công nghiệp cũng có sự biến động đáng kể năm 2010 là 1.982,49 tỷ đồng thì năm 2015 con số này lên tới 6.846 tỷ đồng. Qua 6 năm thì số vốn đầu tư thực hiện đã tăng khoảng 3 lần. Bảng 3: Vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tính đến năm 2015 Tỷ lệ vốn thực Nguồn vốn đầu tư Vốn đăng ký Vốn thực hiện hiện /Vốn đăng ký Trong nước (tỷ đồng) 5.839,81 3.807,49 65,2% Nước ngoài (triệu USD) 1.099,575 96,28 8,75% Tổng (tỷ đồng) 30.333 6.846 22,56% Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ban quản lý KKT tỉnh Bình Định Từ bảng số liệu trên ta thấy, lượng vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư trong nước chiếm ưu thế với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài. Nếu tổng vốn đăng ký của các dự án trong nước là 7685,14 tỷ thì con số này ở nhà đầu tư nước ngoài là 814,86 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án nước ngoài cũng chiếm con số rất nhỏ với 81,5 tỷ đồng trong tổng số 3720 tỷ đồng chung của cả khu công nghiệp. Hiện nay có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Khu Công nghiệp tỉnh Bình Định, đa phần các nước Châu Á (05 nước). , 234
  3. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thống kê mô tả mẫu Địa bàn nghiên cứu là tại các KCN trên địa bản tỉnh Bình Định. Tổng thể nghiên cứu của chuyên đề là 185 nhà đầu tư đang hoạt động ở các KCN bao gồm: KCN Phú Tài, KCN Nhơn Hòa, KCN Hòa Hội, KCN Long Mỹ, KCN Cát Trinh. Quá trình khảo sát được thực hiện với sự giúp đỡ của Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định, kết quả thu được như sau: Bảng 4: Cơ cấu mẫu theo thời gian hoạt động Thời gian hoạt động Số doanh nghiệp Tỷ lệ so với tổng thể < 6 tháng 5 2.90% 6 tháng – 1 năm 16 9.42% Trên 1 năm - 3 năm 32 18.83% Trên 3 năm – 5 năm 67 39.43% Trên 5 năm – 10 năm 30 17.65% Trên 10 năm 10 11.77% Tổng 170 100% Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu Theo kết quả phân tích, Với 170 phiếu khảo sát thu về hợp lệ, Số nhà đầu tư hoạt động từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất, đại đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp hoạt động từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 16.75% là những doanh nghiệp gắn bó khá lâu dài với các KCN trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến lâm sản và chế biến đá Granite. 3.2. Thang đo và đánh giá sơ bộ thang đo Các nhân tố, thang đo mà tác giả sử dụng được xây dựng dựa trên cơ sở thang đo SERVQUAL(Parasuraman) và dựa trên thang đo các nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2009), Đinh Phi Hổ (2011). Các tiêu chí của mô hình nghiên cứu như sau: Bảng 5: Tiêu chí của mô hình nghiên cứu THANG ĐO KÍ HIỆU I. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật KCN HTKT 1 Hạ tầng giao thông thuận lợi HTKT1 2 Hệ thống cấp điện ổn định HTKT2 3 Hệ thống cấp, thoát nước ổn định HTKT3 4 Hệ thống cây xanh được đầu tư tốt HTKT4 5 Thông tin liên lạc thuận lợi HTKT5 6 Hệ thống xử lý chất thải đươc đầu tư tốt HTKT6 II. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN HTXH 1 Hệ thống nhà ăn cho người lao động được đầu tư tốt HTXH1 2 Hạ tầng y tế đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu HTXH2 3 Hệ thống trường học đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em người lao động HTXH3 và nhà đầu tư 4 Hệ thống dịch vụ giải trí đáp ứng tốt nhu cầu HTXH4 5 Hạ tầng nhà ở đáp ứng tốt nhu cầu của người lao động HTXH5 6 Các dịch vụ tài chính, ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu HTXH6 III. Nguồn nhân lực NNL 1 Chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư NNL1 2 Nguồn lao động dồi dào NNL2 3 Lao động có kỷ luật cao NNL3 4 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt NNL4 5 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương NNL5 6 Chi phí sử dụng lao động rẻ NNL6 , 235
  4. IV. Chính sách đầu tư CSDT 1 Văn bản pháp luật được triển khai nhanh đến nhà đầu tư CSDT1 2 Chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương hợp lý CSDT2 3 Hệ thống thuế rõ ràng CSDT3 4 Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng CSDT4 5 Thủ tục hải quan nhanh gọn CSDT5 V. Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương CQĐP 1 Lãnh đạo địa phương sẵn sàng hỗ trợ cho nhà đầu tư CQĐP1 2 Chính quyền địa phương có cơ chế hỗ trợ tốt cho nhà đầu tư CQĐP2 3 Các thắc mắc, phản ánh của doanh nghiệp luôn được giải đáp thỏa đáng CQĐP3 4 Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của cán bộ quản lý tốt CQĐP4 VI. Lợi thế ngành đầu tư LTĐT 1 Dễ dàng tiếp cận với các yếu tố đầu vào LTĐT1 2 Công nghiệp phụ trợ phát triển LTĐT2 3 Gần các doanh nghiệp bạn hàng (phân phối hay cung ứng chính) LTĐT3 4 Thị trường tiêu thụ thuận lợi LTĐT4 5 Vị trí địa lý thuận lợi LTĐT5 VII. Chi phí sử dụng hạ tầng CPCT 1 Giá thuê đất thấp CPCT1 2 Giá điện, giá nước, cước vận tải hợp lý CPCT2 3 Giá dịch vụ thông tin liên lạc cạnh tranh CPCT3 4 Chi phí xử lý chất thải hợp lý CPCT4 VIII. Kết quả thu hút Tổng vốn đầu tư thực hiện VTH Các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN được đánh giá sơ bộ thông qua hai bước: phân tích nhân tố khám phá (EFA) và và kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Quy trình đánh giá sơ bộ thang đo được thực hiện theo 02 bước:  Phân tích EFA cho từng thang đo các thành phần  Kiểm tra lại hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần được trích sau khi EFA cho các thành phần thuộc từng nhóm khái niệm. 3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố trong mô hình được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp nhân tích nhân tố khám phá (EFA). Các biên quan sát và nhân tố phân tích được cho là phù hợp khi thỏa mãn các điều kiện sau: i. Hệ số tải nhân số Factor Loading > 0.55 ii. 0.5 ≤ KMO ≤ 1 iii. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig. < 0.05 iv. Phương sai trích (Cumulative % of variance) > 50% Kết quả phân tích nhân tố khám phá của các tiêu chí được trình bày dưới đây. Bảng 6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá Biến Hệ số Cumulative Nhân tố Eigenvalues quan sát KMO % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 HTKT5 .771 HTKT6 2.454 34.723 .799 HTKT4 .726 .590 HTKT1 .441 HTKT3 .910 1.199 70.227 HTKT2 .826 , 236
  5. HTXH3 .899 HTXH5 1.766 49.536 .682 HTXH2 .560 .593 HTXH1 .650 1.047 78.664 HTXH4 .644 NNL1 .842 NNL4 .876 2.859 52.419 NNL3 .739 .762 NNL2 .729 NNL6 .880 1.070 79.635 NNL5 .688 CSDT4 902 CSDT2 2.650 60.009 .767 CSDT5 .640 .874 . CSDT1 . .765 1.707 76.017 CSDT3 662 LTDT2 .671 LTDT4 .604 .696 1.363 60.837 LTDT3 .608 LTDT1 .424 CPHT4 .963 CPHT2 .651 2.964 67.560 .950 CPHT3 .716 CQDP1 .660 54.548 CQDP3 .615 1.480 .752 CQDP2 .690 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả Theo bảng kết quả EFA, Tất cả các nhóm nhân tố đều có hệ số Sig= 0.000 của Bartlett's Test là Sig= 0.000. 3.2.2. Kiểm định chất lượng thang đo Sau khi phân tích nhân tố khám phá các nhân tố, Tác giả kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ của các biến quan sát trong cùng một nhóm. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo được trình bày trong các bảng sau: Bảng 7: Tổng kết chất lượng thang đo thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Apha Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted I. Nhóm Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật A, = 0.741 (F1), HTKT1 9.73 4.972 .559 .676 HTKT4 9.51 4.458 .566 .663 HTKT5 9.46 3.966 .686 .587 HTKT6 9.63 4.853 .366 .783 II. Nhóm Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật B, = 0.842 (F2) HTKT2 2.89 1.014 .729 . HTKT3 3.01 .871 .729 . III. Nhóm Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội A = 0.775 (F3) HTXH1 2.93 .479 .874 . HTXH3 5.92 2.167 .614 .700 HTXH6 5.87 2.435 .676 .629 IV. Nhóm Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội B,  = 0.933 (F4) , 237
  6. HTXH1 2.93 .479 .874 . HTXH4 2.88 .477 .874 . V. Nhóm lực lượng công nhân, = 0.892 (F5) NNL1 9.42 5.807 .851 .827 NNL2 9.48 6.574 .648 .902 NNL3 9.38 6.329 .746 .867 NNL4 9.46 5.682 .810 .842 VI. Nhóm Nhân lực quản lý, = 0.841 (F6) NNL5 3.38 .858 .735 . NNL6 3.01 .613 .735 . VII. Nhân tố chính sách đầu tư,  = 0.833 (F7) CSDT2 6.01 4.561 .533 .908 CSDT4 6.13 2.685 .813 .648 CSDT5 6.33 3.475 .788 .678 VIII. Nhóm nhân tố lợi thế đầu tư,  = 0.774 (F8) LTDT1 9.68 3.651 .522 .749 LTDT2 10.38 2.948 .647 .681 LTDT3 10.19 3.120 .586 .715 LTDT4 10.02 3.206 .562 .728 IX. Nhân tố chi phí sử dụng hạ tầng, = 0.865 (F9) CPHT3 7.59 5.250 .603 .931 CPHT2 7.35 3.467 .817 .740 CPHT4 7.36 3.328 .861 .692 X. Nhân tố công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, = 0.818 (F10) CQDP1 6.74 2.205 .732 .696 CQDP2 6.97 2.180 .634 .788 CQDP3 7.00 2.052 .656 .768 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu 3.2.3. Phân tích hồi quy đa biến Mô hình hồi quy tổng quát được hiểu chỉnh sau kiểm định chất lượng thang đo và phân tích EFA như sau: VTH = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9, F10, F11) Trong đó: VTH: Biến phụ thuộc, Fi: Biến độc lập thứ i Hệ thống tên biến và kí hiệu như sau: Bảng 8: Hệ thống tên biến và kí hiệu Kí hiệu Tên biến VTH Vốn đầu tư thực hiện F1 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng A F2 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng B F3 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội A F4 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội B F5 Nhóm lực lượng công nhân F6 Nhân lực quản lý F7 Chính sách đầu tư F8 Lợi thế đầu tư F9 Chi phí sử dụng hạ tầng F10 Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương F11 Quy mô lao động của doanh nghiệp , 238
  7. Kết quả hồi quy Kết quả phân tích hồi quy của các biến trong mô hình như sau: Bảng 9: Kết quả hồi quy Model Unstandardized Standardized t Sig. Coefficients Coefficients B Std. Error Beta (Constant) -83.433 16.995 -4.909 .000 HTKTA 8.428 2.398 .220 3.515 .001 HTKTB 8.752 2.056 .301 4.257 .000 HTXHA .165 2.112 .005 .078 .938 HTXHB -2.343 2.454 -.060 -.954 .341 NNLA 1.990 2.071 .061 .961 .338 1 NNLB 3.594 2.051 .109 1.752 .082 CSDT 10.069 1.969 .349 5.114 .000 LTDT .458 2.733 .010 .167 .867 CPHT 1.631 1.566 .060 1.042 .299 CQDP -.332 2.212 -.009 -.150 .881 LD .022 .008 .160 2.759 .007 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu Bảng 10: Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh Model Summary Mode R R Square Adjusted R Std. Error of l Square the Estimate a 1 .732 .535 .503 18.4685413 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu Theo bảng trên, ta có R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0.503 nghĩa là các biến độc lập được đưa vào mô hình giải thích được 50.3 % sự thay đổi của biến phụ thuộc. Trong bảng phân tích phương sai ANOVA cho ta thấy: trị số thống kê F của mô hình với mức Sig. = 0.000
  8. Hệ số hồi quy chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa sẽ xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy có thể chuyển đổi với dạng phần trăm như sau: Bảng 11: Hệ số hồi quy chuẩn hóa Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ % HTKTA 8.428 27.3 HTKTB 8.752 28.37 NNLB 3.594 11.64 CSDT 10.069 32.62 LĐ 022 0.07 TỔNG 30.865 100 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu Từ hệ số hồi quy chuẩn hóa ta thấy được cơ cấu tác động của các nhân tố vốn đầu tư thực hiện của các nhà đầu tư như sau: đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật chiếm 55.67%, chính sách đầu tư chiếm 32.62%, nhân lực quản lý chiếm 11.64%, qui mô lao động của doanh nghiệp 0.07 %. Như vậy, mức độ tác động đến thu hút đầu tư được sắp xếp tuần tự từ cao đến thấp như sau: Chính sách đầu tư, Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng A, Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng B, Nhân lực quản lý và quy mô lao động của doanh nghiệp. 4.2. Đề xuất giải pháp Thứ nhất, Giải pháp về quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định Cần hoàn thiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch các KCN trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế của tỉnh và của Vùng, gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở. Từ sự liên kết Vùng, dựa vào lợi thế kinh tế biển, tiến tới liên kết phát triển với Tây Nguyên và các nước trong khu vực thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây. Cần quy hoạch và tuân thủ nghiêm ngặt hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN phù hợp với định hướng thu hút đầu tư vào KCN theo hướng tập trung ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, cơ điện tử, cơ khí, công nghệ sinh học… nhằm tận dụng cơ hội hợp tác phát triển trong vùng duyên hải miền Trung, liên Vùng, hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông và Hành lang kinh tế Đông - Tây. Phát triển các KCN chuyên sâu, đẩy mạnh chuyển dịch từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có của các địa phương, sản phẩm đầu ra từ các doanh nghiệp tại các KCN trong vùng duyên hải miền Trung và trong cả nước. Thứ hai, Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ và hiện đại Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng đồng bộ, thống nhất giữa hạ tầng kỹ thuật với tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong và ngoài các KCN, xây dựng giao thông kết nối các KCN trong Vùng. Bên cạnh tính đồng bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng KCN đảm bảo tính hiện đại để phù hợp vứi xu thế chung trên mọi lĩnh vực của thời đại. Khi đạt được những mục tiêu này sẽ tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư cũng như người lao động thì sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Thứ ba, Nhóm giải pháp về chính sách đầu tư Cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, và các quy định trong thủ tục hải quan, thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư. Việc đẩy nhanh cải cách hành chính phải gắn liền với các cải cách thủ tục đầu tư ở mọi cấp. , 240
  9. BQL Khu kinh tế tỉnh Bình Định cần có sự liên kết và thống nhất với các cơ quan khác để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư đặc biệt như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng. Các Sở, ngành lập hướng dẫn chung về yêu cầu của đơn vị mình đối với việc tiếp nhận và triển khai, quản lý nhà nước trong hoạt động của dự án đầu tư, lập dự mẫu hồ sơ, giới thiệu rõ quy trình, thời gian thực hiện công bố rộng rãi cho chủ đầu tư biết và thực hiện. Qua đó, có thể giảm bớt thời gian đi lại cho các chủ đầu tư, đảm bảo các thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, thuận tiện hơn . Tránh sự chồng chéo và khác biệt giữa các cơ quan quản lý với nhau gây khó khăn cho nhà đầu tư Thứ tư, Thực hiện liên kết trong hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Triển khai các hình thức liên kết, hợp tác giữa các KCN, giữa các doanh nghiệp trong KCN trong Vùng với nhau như: thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng KCN; liên kết, hợp tác phát triển công nghiệp phụ trợ; liên kết, hợp tác các hiệp hội ngành nghề; liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kotler, P., D. H. Haider, and I. Rein, (1993), Marketing places: Attracting investment, industry, and tourism to cities, states, and nations. New York: Free Press 2. Krugman, P. (1991), “Increasing Returns and Economic Geography”, Journal of Political Economy 99, 483-500. 3. Nguyen Dinh Tho (2009), Place Development: Attributes and Business Customer Satisfaction in Tien Giang Province, Vietnam, Journal Macromaketing 29 (4) 4. Các báo cáo hằng năm của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định 5. Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp, Nhà xuất bản Phương Đông 6. Hà Nam Khánh Giao, Lê Quang Huy & Nguyễn thị Cẩm Hồng (2013). Khảo sát các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào tỉnh uảng Trị. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Số 3, tháng 6-2013, 19 - 30. 7. Nguyễn Mạnh Toàn (2010). Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40), 270 – 276. 8. Nguyễn Đình Thọ, Phạm Xuân Lan, Nguyễn Thị Bích Châm, Nguyễn Thị Mai Trang (2005), Điều tra đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang , 241
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2