intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành kinh tế vận tải sau khi tốt nghiệp

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết cung – cầu và phát triển nghề nghiệp để xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 9 yếu tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế Vận tải. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích mô hình hồi quy cho thấy có 4 yếu tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành kinh tế vận tải sau khi tốt nghiệp

  1. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI SAU KHI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Hường Sinh viên thực hiện: Phạm Quỳnh Trang Nguyễn Thị Bích Hường Ngô Toàn Thắng Lớp: Kinh tế vận tải ô tô 1 61 Tóm tắt: Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết cung – cầu và phát triển nghề nghiệp để xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 9 yếu tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế Vận tải. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích mô hình hồi quy cho thấy có 4 yếu tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là xếp loại tốt nghiệp, đi làm thêm, cập nhập thông tin về thị trường lao động và hội chợ việc làm. Từ khóa: cơ hội việc làm, sau khi tốt nghiệp, ngành Kinh tế Vận Tải. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, việc làm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, vấn đề việc làm, đặc biệt là việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đang là vấn đề mang tính bức thiết của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển- trong đó có Việt Nam, nơi mà có nguồn nhân lực dồi dào. Có một thực tế đang tồn tại ở nước ta đó là tình trạng sinh viên được đào tạo chính quy nhưng sau khi tốt nghiệp vẫn phải rất vất vả mới có được công việc ổn định. Theo thống kê chương trình việc làm của Báo Người Lao động thì bình quân cứ 100 lao động tốt nghiệp Đại học đến đăng ký tìm việc làm thì có khoảng 80% không tìm được việc làm trong 3 tháng đầu sau khi ra trường, 50% thất nghiệp trong thời gian 6 tháng đầu và 30% sau 1 năm. Hay theo kết quả điều tra mới nhất vào năm 2014 của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 40% sinh viên của trường tìm được việc làm trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp và sau 1 năm con số này tăng lên khoảng 70%. Từ những thực trạng nêu trên, nhóm tác giả nhận thấy vấn đề sinh viên không tìm được việc sau khi tốt nghiệp đang là nỗi lo của xã hội nói chung và trường ĐH Giao thông vận tải nói riêng. Đó là những cơ sở để nhóm tác giả quyết định thực hiện bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế Vận tải sau khi tốt nghiệp”. 2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 2.1 Cơ sở lý thuyết a. Lý thuyết về cung- cầu lao động 157
  2. Theo thuyết cung – cầu lao động thì khả năng có việc làm của người lao động chịu sự chi phối của các yếu tố như nhân khẩu, kinh tế - xã hội, sự phát triển của giáo dục và khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng và người lao động. Cầu lao động là một khái niệm mô tả lượng nhu cầu lao động mà một nền kinh tế hoặc công ty sẵn sàng sử dụng tại một thời điểm nhất định. Nhu cầu này có thể không nhất thiết phải ở trạng thái cân bằng dài hạn và được xác định bởi mức lương thực tế mà các công ty sẵn sàng trả cho lao động này và số lượng lao động sẵn sàng làm việc với mức lương đó. Cung lao động là số lượng lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động ở những thời điểm nhất định. Cung lao động phụ thuộc vào tốc độ tăng nguồn lao động, sự biến động về cầu lao động, trình độ đào tạo hướng nghiệp – dạy nghề và tiền lương (tiền công) trên thị trường lao động b. Thông tin bất cân xứng Thực tế, người lao động thường có nhiều thông tin hơn người tuyển dụng như trình độ học vấn, khả năng, nhu cầu của bản thân,…v.v Trong khi đó nhà tuyển dụng chưa hiểu hết toàn bộ khả năng làm việc của họ. Khi tồn tại tình trạng bất cân xứng trên, xu hướng cả các doanh nghiệp sẽ trả lương cho mọi lao động được tuyển dụng với mức lương trung bình. Điều này gây thiệt hại không nhỏ do sự mất cân bằng giữ khả năng làm việc và mức lương thực nhận. Để tránh hiện tượng đó xảy ra trong tuyển dụng, sinh viên đặc biệt là sinh viên vừa ra trường phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy khả năng làm việc cũng như trình độ của bản thân. Điều này được thể hiện trực tiếp thông qua bằng cấp. c. Lý thuyết phát triển nghề nghiệp Ginzberg và cộng sự cho rằng ở mỗi giai đoạn trưởng thành khác nhau, mỗi cá nhân sẽ có những quyết định lựa chọn công việc khác nhau. Tóm lại, các thuyết về phát triển nghề nghiệp đã cho thấy rằng khả năng có được việc làm là cả một quá trình lựa chọn, tích lũy, phân tích, tổng hợp và quyết định được hình thành từ nhiều giai đoạn và chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, đó không chỉ là sự phản ánh thực tế kiến thức có được từ trường lớp mà còn là kỹ năng, kinh nghiệm mỗi cá nhân đúc kết được. 2.3 Phương pháp nghiên cứu a. Lựa chọn biến nghiên cứu Phạm vi đối tượng khảo sát điều tra Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên ngành Kinh tế Vận tải đã tốt nghiệp trường Đại học Giao thông Vận tải K57, K58, K59 Kích thước mẫu Theo Hair và cộng sự (2006), con số tối thiểu cho các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố là 100. Comrey & Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng là: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Vì vậy để đảm bảo nghiên cứu có kết quả tốt, Nhóm nghiên cứu quyết định lấy mẫu nghiên cứu là 300 phiếu. Phương pháp thu thập dữ liệu 158
  3. Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện bằng 2 hình thức: 50% phát phiếu khảo sát online thông qua google form và 50% thực hiện theo phương pháp gọi điện thoại phỏng vấn. b. Lựa chọn mô hình nghiên cứu * Xếp loại tốt nghiệp: Theo Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân, cho biết kiến thức là một trong những nhân tố chiếm tỷ trọng hàng đầu trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên. Chính vì lý do đó, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải trau dồi kiến thức một cách tích cực nhất. Ngoài kiến thức chuyên ngành, cần bổ sung thêm kiến thức liên ngành, kiến thức xã hội, pháp luật,…mới được các công ty săn đón. * Làm thêm trong quá trình học tập: Lê Phương Lan đã chứng minh rằng những sinh viên có đi làm thêm trong thời gian còn đi học thì xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn những sinh viên khác, điều đó có nghĩa là việc tích lũy kinh nghiệm để mong muốn tìm được việc làm đúng chuyên ngành sau khi ra trường là một trong những động lực thôi thúc sinh viên tham gia làm thêm. * Tham gia NCKH: Theo Nguyễn Văn Tuấn (2018) cho thấy NCKH là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua phương pháp khoa học. Hoạt động NCKH cho sinh viên nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra, do đó tham gia NCKH giúp SV tăng cường các kỹ năng bổ trợ cần thiết để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ cho công việc trong cuộc sống sau. Việc tham gia NCKH cũng ít ảnh hưởng đến cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên. * Tham gia CLB học thuật Lê Hoàng Oanh và cộng sự, (2013), Tác động của việc tham gia phong trào Đoàn, Hội, các câu lạc bộ, các cuộc thi trong trường đại học đến việc học tập và hình thành kĩ năng mềm của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Hoàng, Ngọc Linh cộng sự, (2012), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, Đội nhóm Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. * Tham gia CLB hướng nghiệp: Đặng Danh Ánh đã phản ánh được thực trạng tham gia các CLB hướng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng học tập , giúp sinh viên xác định nghề nghiệp nhằm tìm hiểu và dự kiến cho nghề nghiệp trong tương lai của mình. * Hội chợ việc làm: Hội chợ việc làm là nơi mà nhà tuyển dụng và có thể gặp gỡ được với những người tìm việc tiềm năng với doanh nghiệp mình. Một nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí hàng đầu tại Anh đã chứng minh rằng khi tham gia hội chợ việc làm người động có cơ hội được việc cao 53.7% cho với những người không tham gia. * Mối quan hệ nhà tuyển dụng: Chương trình Khảo sát Xã hội Quốc tế năm 2001 về các hệ thống hỗ trợ và quan hệ xã hội. Kết quả cho thấy rằng sử dụng các mối quan hệ xã hội là một chiến lược tìm kiếm việc làm phổ biến ở tất cả các quốc gia. Thứ hai, họ sử dụng một mẫu gồm 8.000 sinh viên tốt nghiệp đại học Thụy Sĩ mới tham gia thị trường lao động để chỉ ra rằng các kênh tìm kiếm việc làm phi chính thức có lợi đối với các đặc điểm công việc phi tiền tệ quan trọng. Do đó, 159
  4. những sinh viên tốt nghiệp nhận được công việc thông qua các mối quan hệ xã hội có xu hướng nhận được những công việc liên quan đến trình độ học vấn của họ và mang lại triển vọng nghề nghiệp tốt hơn. * Mối quan hệ với người có chức vụ Theo Phạm Huy Cường, quan hệ xã hội là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu của tác giả này cho thấy có đến 63,4% các thông tin việc làm hữu ích đến với các ứng viên thông qua các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng, chẳng hạn như gia đình, họ hàng, bạn bè, thầy/cô và nhà trường. * Cập nhật thông tin thị trường tuyển dụng Mối quan hệ giữa Thông tin thị trường lao động (LMI) và hướng nghiệp là mối quan hệ tất yếu. Định nghĩa LMI giống như cách mà Esbrogeo và Melo-Silva (2012) “Career information and career guidance: a literature revision” định nghĩa là 'dữ liệu từ thế giới nghề nghiệp' giúp mọi người đưa ra quyết định nghề nghiệp của họ. Từ cơ sở trên, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu 3. Kết luận 3.1 Kết quả thống kê mô tả Vì dung lượng bài báo bị giới hạn theo qui định nên tác giả không phân tích kỹ hơn về kết quả có được trong Bảng 1 này. Bảng 1 Thống kê mô tả biến khảo sát Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 122 40.70% Nữ 178 59.30% Năm tốt nghiệp 2020 104 34.60% 160
  5. 2021 95 31.40% 2022 101 34.00% Tình trạng hôn Độc thân 264 88.00% nhân Đã kết hôn 36 12.00% Xếp loại tốt nghiệp Xuất sắc 24 7.70% Giỏi 103 34.30% Khá 163 54.30% Trung bình 10 3.70% 3.2 Kết quả phân tích mô hình hồi quy Bảng 2. Mô hình hồi quy Model Hệ số chưa Hệ số t Sig. Chuẩn hóa đa chuẩn hoá chuẩn hóa cộng tuyến B Std. Beta Tolerance VIF Error 1 Hằng số 0.337 0.112 3.019 0.003 XLTN 0.153 0.021 0.288 2.621 0.008 0.942 1.132 DLT 0.172 0.069 0.278 2.507 0.013 0.959 1.042 HCVL 0.134 0.044 0.169 3.049 0.03 0.869 1.151 NCKH 0.43 0.054 0.47 0.796 0.427 0.850 1.177 CLBHT 0.09 0.11 0.64 0.511 0.698 0.777 1.287 CLBHN -0.25 0.64 -0.22 -0.389 0.490 0.907 1.287 NNLCVQT 0.65 0.062 0.069 -0.094 0.925 0.686 1.458 CMQH 0.06 0.059 0.006 0.94 0.925 0.702 1.424 CNTT 0.138 0.049 0.182 2.831 0.005 0.901 1.110 Biến phụ thuộc: COHOIVIECLAM Theo kết quả phân tích ở bảng trên, các biến độc lập: Xếp loại tốt nghiệp, Đi làm thêm, Hội chợ việc làm, Có cập nhật thông tin về thị trường lao động có giá trị Sig < 0.05. Điều đó cho thấy các biến này có tác động lên khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Phương trình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là Cơ hội việc làm: CHVL= 0.288 XLTN + 0.278 DLT + 0.169 HCVL+ 0.182 CNTT + Ui Mô hình hồi quy không có sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập do hệ số VIF < 10. Nên mô hình hồi quy tuyến tính hoàn toàn có ý nghĩa. Bảng 3. Model Summaryb Adjusted Std. Error of Durbin- Model R R Square R Square the Estimate Watson 1 0.820a 0.672 0.665 0.50423 1.878 Sau khi đã đưa các biến độc lập vào mô hình hồi quy kết quả nhận được 𝑅2 hiệu chỉnh là 0.672 tức là 4 yếu tố giải thích được 66.5% sự ảnh hưởng đến cơ hội 161
  6. việc làm của sinh viên khối ngành Kinh tế Vận tải còn 33.5% là sự ảnh hưởng của các yếu tố khác không thể giải thích bằng bốn biến XLTT, DLT, HCVL và CNTT. 3.3. Giải pháp Kết quả trên cho thấy rằng Khoa và nhà trường nên quan tâm đến tất cả các nhân tố liên quan để có thể nâng cao cơ hội việc làm của sinh viên. Nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau: Xếp loại tốt nghiệp: Mỗi sinh viên cũng nên tự mình nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như trang bị cho mình các kỹ năng làm việc cần thiết để sau khi tốt nghiệp có cơ hội cao tìm kiếm cho mình công việc phù hợp, kinh nghiệm liên quan tới ngành nghề cũng là yếu tố rất quan trọng các nhà tuyển dụng mong đợi ở các ứng viên. Đi làm thêm: Đối với sinh viên năm 3 và năm 4, sinh viên nên ưu tiên tìm kiếm các công việc đúng chuyên ngành hơn là các công việc bán thời gian. Ngoài ra khoa và nhà trường có thể liên kết với các doanh nghiệp tạo ra các chương trình thực tập hè nhằm đào tạo và định hướng cho sinh viên. Sinh viên sẽ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm đối với công việc trong khi đó doanh nghiệp có thể tìm kiếm được nguồn nhân lực chất lượng chất lượng cao. Tham gia hội chợ việc làm và cập nhập thông tin tuyển dụng: Để công tác này diễn ra thuận lợi và giúp cho sinh viên có được nhiều cơ hội việc làm thì nhà trường cần kết hợp với doanh nghiệp nhằm tạo ra các hoạt động liên quan đến việc tổ chức hội chợ việc làm tại khuôn viên trường để tất cả các sinh viên có thể tham gia và biết đến, bên cạnh đó cần tạo ra kênh thông tin ,nhanh chóng đưa thông tin đến với sinh viên kịp thời để họ nắm bắt cơ hội. Bản thân sinh viên muốn tìm kiến các cơ hội cho bản thân thì cần chủ động tích cực tham gia hoạt động này, đồng thời tìm hiểu thêm các hoạt động khác tương tự để chớp cơ hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân, Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang, 2019. [2]. Nguyễn Thị Thúy và Lê Thị Xuân Mai, “Khả Năng Thích Ứng Nghề Nghiệp Của Sinh Viên Dân Tộc Khmer Sau Khi Tốt Nghiệp Tại Trường Đại Học Trà Vinh”, 2018. [3]. Nguyễn Công Toàn và Châu Mỹ Duyên, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, 2015. [4]. Nguyễn Xuân Long, Thực trạng nhu cầu làm thêm của 480 sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. [5]. Lê Phương Lan, nghiên cứu về khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại Thương sau khi tốt nghiệp, 2015. [6]. Huỳnh Trường Huy, Năng suất nghiên cứu khoa học và Xây dựng giả thuyết cho sinh viên, 2014 [7]. Đặng Danh Ánh, Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin, 2010. 162
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2