intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của Đoàn viên thanh niên xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại của địa phương và Xã Đoàn, nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu của đoàn viên thanh niên trên địa bàn, tạo ra tiền đề, nền tảng cơ bản cho tầng lớp thanh niên nòng cốt của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của Đoàn viên thanh niên xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

  1. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN XÃ AN ĐIỀN, THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thị Loan1 1. Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tác giả thực hiện khảo sát 150 Đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã An Điền, Thị xã Bến Cát để tiến hành thu thập thông tin. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, xử lý số liệu bằng phương tiện thống kê SPSS 26 đã xác định được 5 nhân tố tác động đến nhận thức về biến đổi khí hậu của đoàn viên thanh niên xã An Điền, bao gồm (1) Hoạt động giáo dục và truyền thông; (2) Sự quan tâm; (3) Cộng đồng; (4) Biểu hiện của BĐKH; (5) Gia đình. Đồng thời, dựa vào hệ số và phương trình hồi quy chuẩn hóa, có thể thấy biến F_GT ảnh hưởng mạng nhất đến biến phụ thuộc (F_NT) với hệ số 0.337, nghĩa là yếu tố hoạt động giáo dục và truyền thông ảnh hưởng mạnh nhất đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về Biến đổi khí hậu. Mức độ ảnh hưởng giảm dần theo thứ tự F_QT (Sự quan tâm), F-CĐ (Cộng đồng), F_BH (Biểu hiện của BĐKH) và yếu tố tác động ít nhất là yếu tố gia đình (F-GĐ) với hệ số 0.115. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại của địa phương và Xã Đoàn, nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH của đoàn viên thanh niên trên địa bàn, tạo ra tiền đề, nền tảng cơ bản cho tầng lớp thanh niên nòng cốt của đất nước. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, biến đổi khí hậu, Đoàn viên thanh niên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và cấp bách. Việc tăng nhiệt độ, điều hòa khí hậu, sự thay đổi môi trường, và thảm họa thiên nhiên đã và đang gây ra những tác động rất lớn đến hệ sinh thái và con người. Có rất nhiều nghiên cứu đã cảnh báo về những vấn đề này. Nếu không có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thì tương lai toàn nhân loại sẽ gặp rất nhiều rủi ro và nguy hiểm. Đoàn viên thanh niên là những người trẻ tuổi, năng động và có nhiều ý chí cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Họ là những người đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của đất nước. Đoàn viên thanh niên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Với tinh thần trách nhiệm và nhận thức cao về tầm quan trọng của vấn đề này, đoàn viên thanh niên đã và đang chung tay cùng cộng đồng và các tổ chức trong việc tuyên truyền, giáo dục, và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái và con người. Hiện nay, xã An Điền đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các phong trào đoàn thanh niên thu hút nhiều lực lượng, thành phần tham gia bao gồm các chi đoàn ấp, chi đoàn thanh niên xa quê, chi đoàn quân sự và các chi đoàn cơ quan, trường học trực thuộc xã. 605
  2. Chính vì vậy, cần có những phương hướng, nội dung, giải pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của tầng lớp đoàn viên thanh niên về vấn đề biến đổi khí hậu, góp phần vào định hướng phát triển bền vững quốc gia, giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm môi trường. Để làm được điều này, tác giả thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của Đoàn viên thanh niên xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ”. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 150 đoàn viên thanh Niên xã An Điền bằng link google form gồm 28 câu hỏi (biến quan sát) tương ứng với các nhân tố độc lập trong mô hình mà tác giả đề xuất. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS để xác định các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về vấn đề biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để địa phương có những hoạt động cụ thể, thiết thực giúp cho nhận thức của đoàn viên nói riêng và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã nói chung về vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng cao. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp xây dựng bảng hỏi Sau khi đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, tham khảo các mô hình được sử dụng trong những nghiên cứu trước, đồng thời xem xét, tham khảo địa phương về tính chất đoàn viên thanh niên, tác giả tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu với các biến độc lập và biến phụ thuộc phù hợp. ❖ Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu đề xuất cho các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH của đoàn viên thanh niên xã An Điền bao gồm 5 biến độc lập: (1) Hoạt động giáo dục; (2) Hoạt động thông tin và truyền thông; (3) Sự quan tâm; (4) Cộng đồng; (5) Biểu hiện của BĐKH và (6) Gia đình. HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NHẬN THỨC SỰ QUAN TÂM CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN XÃ AN ĐIỀN VỀ BIẾN ĐỔI CỘNG ĐỒNG KHÍ HẬU BIỂU HIỆN CỦA BĐKH GIA ĐÌNH Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 606
  3. Giả thiết nghiên cứu - Giả thuyết H1: Hoạt động giáo dục có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên về BĐKH - Giả thuyết H2: Hoạt động thông tin và truyền thông có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên về BĐKH - Giả thuyết H3: Sự quan tâm có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên về BĐKH - Giả thuyết H4: Cộng đồng có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên về BĐKH - Giả thuyết H5: Biểu hiện của BĐKH có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên về BĐKH - Giả thuyết H6: Gia đình có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên về BĐKH Thiết kế thang đo, xây dựng bảng hỏi Các câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý Bảng 1. Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu THANG ĐO BIẾN QUAN SÁT (CÂU HỎI) KÝ HIỆU Hoạt động giáo Ngành học có liên quan đến môi trường hoặc BĐKH GD01 dục Giáo viên thường chia sẻ thông tin về BĐKH GD02 Nhà trường lồng ghép tuyên truyền về BĐKH vào hoạt động ngoại khóa GD03 Hoạt động thông Tivi thường đề cập đến BĐKH TT01 tin và truyền Biết đến BĐKH thông qua đọc sách, báo, tạp chí TT02 thông Biết đến BĐKH thông qua các băng rôn, khẩu hiệu trên các tuyến đường TT03 Biết đến BĐKH thông qua các bài đăng, cập nhật trên mạng xã hội TT04 Sự quan tâm Bản chất của BĐKH là gia tăng khí nhà kính QT01 Thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân gây ra BĐKH QT02 Thường xuyên chủ động tìm xem tin tức về bão, lũ, cháy rừng QT03 Thường xuyên tìm hiểu về những biểu hiện của BĐKH QT04 Bản thân có chia sẽ thông tin về BĐKH cho người khác QT05 Cộng đồng Địa phương có tổ chức các cuộc thi liên quan đến BĐKH CĐ01 Nhà trường có tổ chức các cuộc thi liên quan đến BĐKH CĐ02 Địa phương có tuyên truyền, phổ biến về BĐKH CĐ03 Bạn bè thường nói về các vấn đề BĐKH CĐ04 Biểu hiện của Gần đây khí hậu thay đổi, nhiệt độ trung bình tăng cao BH01 607
  4. BĐKH Những cơn bão xuất hiện nhiều và mạnh hơn BH02 Hiện tượng lũ quét và sạt lỡ đất xảy ra nhiều BH03 Nhiều trận cháy rừng và hỏa hoạn xảy ra trong năm BH04 Một số nơi hạn hán, thiếu nước trầm trọng BH05 Mưa nhiều gây ngập úng thường xuyên BH06 Gia đình Vấn đề BĐKH được nhắc đến trong gia đình GĐ01 Gia đình thường cập nhật tin tức về bão, lũ và BĐKH GĐ02 Gia đình thường tìm giải pháp hạn chế phát thải khí nhà kính GĐ03 Nhận thức Bạn cảm thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra rất phức tạp NT01 Cần thay đổi thói quen sử dụng điện, phương tiện giao thông…vv để NT02 giảm BĐKH Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn cầu NT03 Tác giả sử dụng google form để thiết kế bảng hỏi và hưởng dẫn thực hiện khảo sát đến đoàn viên thanh niên xã An Điền trong buổi tập huấn, tuyên tuyền về vấn đề biến đổi khí hậu do tác giả làm báo cáo viên. 2.2 Phương pháp thu thập thông tin Tác giả thu thập tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến nhận thức về Biến đổi khí hậu, thu thập báo cáo tổng kết công tác đoàn hội của địa phương, Cỡ mẫu được xác định theo công theo Yamane Taro (1967), khi biết quy mô tổng thể, cỡ mẫu được tính theo công thức: N n= 1+ N *e 2 Trong đó: + n: Kích thước mẫu cần xác định + N: Quy mô tổng thể + e: Sai số cho phép (Nhóm nghiên cứu lựa chọn sai số là 0.05) Như vậy, hiện tại, tổng số đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã An Điền là 238 đoàn viên thì cỡ mẫu cần là 150. Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát ngẫu nhiên phi xác xuất 150 đoàn viên thanh niên xã An Điền để lấy dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, lựa chọn độ tin cậy ở mức tương đối là 95% và mức ý nghĩa 5% để sử dụng trong phân tích dữ liệu. 2.3 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Dữ liệu sau khi được thu thập thông qua quá trình khảo sát sẽ được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS 26. Tiếp theo, sử dụng SPSS để tính toán hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo “Hoạt động giáo dục”, “Hoạt động thông tin và truyền thông”, “Sự quan tâm”, “Cộng đồng”, “Biểu hiện của BĐKH”, “Gia đình” và “ Nhận thức của đoàn viên thanh niên”. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên từ [0,1], để một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy thì phải có hệ số Cronbach’s alpha từ 0.7 trở lên (Hair và cộng sự, 2009) Đối với nghiên cứu của nhóm tác giả, do mang tính khám phá sơ bộ, vì vậy hệ số Cronbach’s alpha có thể chấp nhận được là 0.6. Bên cạnh đó, các biến phải có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 mới thì thang đo được xem là đảm bảo độ tin cậy. 608
  5. 2.4 Phân tích nhân tố EFA Phân tích nhân tố EFA được sử dụng để loại bỏ các biến xấu và rút gọn một tập hợp biến có ý nghĩa. Thang đo sau khi được đánh giá độ tin cậy và hiệu chỉnh (Nếu có), các biến quan sát sẽ được phân tích nhân tố EFA để loại bỏ các biến xấu. EFA thích hợp khi MMO nằm trong khoảng 0.5≤KMO≤1 và hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.5, tổng phương sai trích lớn hơn 50%, giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (Hà Nam Khánh Gia và Bùi Nhất Vương, 2019) Nếu các biến xấu xuất hiện và bị loại bỏ, phân tích EFA sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi phù hợp. 2.4.1.Phân tích tương quan Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Kết quả phân tích tương quan trong SPSS sẽ xem xét tới giá trị sig, nếu giá trị sig0.05 thì 2 biến không có tương quan tuyến tính với nhau. Mức độ tương quan giữa 2 biến phụ thuộc vào hệ số tương quan r, theo Andy Field (2009), nếu: +) |r|
  6. Trong đó: +) Y: Biến phụ thuộc +) X, X1, X2, Xn: Biến độc lập +) Beta1, Beta2, Beta: Hệ số hồi quy chuẩn hóa +) Ɛ: Phần dư Dựa vào giá trị tuyết đối của hệ số hồi quy chuẩn hóa để so sánh mức độ tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc, Trị tuyết đối này các lớn thì biến độc lập tác động càng mạnh đến biến phụ thuộc (Hà Nam Khánh Giao và Bùi Nhất Vương, 2019) 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Các biến độc lập của đề tài nghiên cứu có kết quả thang đo như sau “Hoạt động giáo dục”, “Hoạt động thông tin và truyền thông”, “Sự quan tâm”, “Cộng đồng”, “Biểu hiện của BĐKH”, “Gia đình” và “ Nhận thức của đoàn viên thanh niên” đều có hệ số Cronbach’s Alpha trên 0.7, hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, do đó các thang đo của nhóm nghiên cứu đưa ra đảm bảo độ tin cậy. Cụ thể tại bảng 2 Bảng 2. Hệ số Cronbach’s Alpha Biến độc lập Số biến quan Số biến quan Cronbach’s Hệ số tương quan sát ban đầu sát còn lại Alpha biến – tổng nhỏ nhất Hoạt động giáo dục (GD) 3 3 0.835 0.626 Hoạt động thông tin và truyền 4 4 0.793 0.532 thông (TT) Sự quan tâm (QT) 5 5 0.821 0.593 Cộng đồng (CĐ) 4 4 0.823 0.614 Biểu hiện của BĐKH (BH) 6 6 0.869 0.615 Gia Đình (GĐ) 3 3 0.730 0.487 Nhận thức của đoàn viên (NT) 3 3 0.827 0.672 3.2 Phân tích nhân tố EFA Mục đích của việc phân tích nhân tố EFA nhằm thực hiện loại bỏ các biến xấu không mong muốn, các biến không đảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân biệt 3.2.1. Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập Tác giả phân tích nhân tố EFA cho 6 biến độc lập với 25 biến quan sát, Lần 1 cho kết quả hệ số KMO đạt 0.892>0.5 và sig Bartlett’s Test=0.00
  7. Có 5 nhân tố được trích với tiêu chí Eigenvalue là 1.027 > 1, với phương sai trích là 62.878% (> 50%), cho biết 6 nhân tố giải thích được 62.878% biến thiên các dữ liệu của 25 biến quan sát tham gia vào EFA. Bảng 4. Ma trận xoay nhân tố lần 1 1 2 3 4 5 GD01 0.805 GD02 0.762 GD03 0.662 TT01 0.603 TT04 0.562 TT02 0.513 BH05 0.821 BH03 0.698 BH01 0.680 BH06 0.625 BH02 0.619 BH04 0.603 CĐ03 0.743 CĐ01 0.721 CĐ04 0.714 CĐ02 0.702 TT03 QT04 0.745 QT05 0.718 QT02 0.660 QT01 0.547 QT03 0.529 GĐ02 0.731 GĐ03 0.707 GĐ01 0.683 Ở lần phân tích EFA này, xuất hiện 01 biến xấu TT03, do đó, tác giả tiến hành loại bỏ biến xấu và phân tích EFA lần 2. Kết quả hệ số KMO đạt 0.899>0.5 và sig Bartlett’s Test=0.00 1, với phương sai trích là 63.747% (> 50%), cho biết 6 nhân tố giải thích được 63.747% biến thiên các dữ liệu của 25 biến quan sát tham gia vào EFA. Bảng 5. Kết quả KMO and Bartlett’s Test (Lần 2) Hệ số KMO 0.899 Sig 0.000 Như vậy, tác giả đã thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA hai lần để loại bỏ những biến xấu và lựa chọn những nhân tố hội tụ phù hợp. Dựa vào bảng 5, cho thấy kết quả thu được 24 quan sát hội tụ và phân biệt thành 5 nhân tố. 611
  8. Bảng 6. Ma trận xoay nhân tố lần 2 1 2 3 4 5 GD01 0.810 GD02 0.764 GD03 0.671 TT01 0.600 TT04 0.563 TT02 0.509 BH05 0.821 BH03 0.703 BH01 0.689 BH02 0.630 BH06 0.616 BH04 0.587 QT04 0.749 QT05 0.721 QT02 0.663 QT01 0.550 QT03 0.531 CĐ03 0.740 CĐ01 0.722 CĐ04 0.718 CĐ02 0.709 GĐ02 0.731 GĐ03 0.710 GĐ01 0.687 Các nhân tố này được tạo thành bởi những quan sát khác nhau được tác giả thống kê tại bảng 7. Bảng 7. Thống kê kết quả phân tích EFA của biến độc lập Nhân tố Biến quan sát Tên nhân tố 1 CĐ01, CĐ02, CĐ03, CĐ04 Cộng đồng 2 GD01, GD02, GD03, TT01, TT02, TT04 Hoạt động Giáo dục và truyền 3 BH01, BH02, BH03, BH04, BH05, BH06 Biểu hiện của BĐKH thông 4 GĐ01, GĐ02, GĐ03 Gia đình 5 QT01, QT02, QT03, QT04, QT05 Sự Quan tâm Hệ số KMO: 0.899>0.5 Sig kiểm định Bartlett: 0.0050% 3.2.2 Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc Tiến hành phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc “Nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về BĐKH”, kết quả cho thấy hệ số KMO đạt 0.721>0.5 và sig Bartlett’s Test=0.00 1, với phương sai trích là 74.343%(> 50%). 612
  9. 3.3 Tạo nhân tố đại diện Sau khi phân tích nhân tố EFA, tiến hành tạo nhân tố đại diện (biến đại diện) phục vụ cho phân tích tương quan, hồi quy. Biến đại diện được tạo bằng cách tính trung bình cộng giá trị của các biến quan sát. Bảng 8. Nhân tố đại diện mới Nhân tố Biến quan sát Tên nhân tố Biến đại diện 1 CĐ01, CĐ02, CĐ03, CĐ04 Cộng đồng F_CĐ 2 GD01, GD02, GD03, TT01, TT02, TT04 Hoạt động Giáo dục và F_GT truyền thông 3 BH01, BH02, BH03, BH04, BH05, Biểu hiện của BĐKH F_BH BH06 4 GĐ01, GĐ02, GĐ03 Gia đình F_GĐ 5 QT01, QT02, QT03, QT04, QT05 Sự Quan tâm F_QT 6 NT01. NT02, NT03 Nhận thức F_NT Như vậy, các biến đại diện mới bao gồm F_CĐ, F_GT, F_BH, F_GĐ, F_QT, F_NT được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. Mô hình nghiên cứu mới và các giả thuyết: HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG SỰ QUAN TÂM NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN XÃ AN ĐIỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BIỂU HIỆN CỦA BĐKH GIA ĐÌNH Các giả thuyết - Giả thuyết H1: Hoạt động giáo dục và truyền thông có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về BĐKH - Giả thuyết H2: Sự quan tâm có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về BĐKH - Giả thuyết H3: Cộng đồng có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về BĐKH 613
  10. - Giả thuyết H4: Biểu hiện của BĐKH có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về BĐKH - Giả thuyết H5: Gia đình có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về BĐKH 3.4 Phân tích tương quan Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Tiến hành phân tích tương quan giữa các biến đại diên mới, Kết quả phân tích tương quan pearson giữa 5 biến độc lập F_CĐ, F_GT, F_BH, F_GĐ, F_QT với biến phụ thuộc F_NT cho kết quả hệ số sig kiểm định t đều nhỏ hơn 0.05, hệ số tương quan nằm trong khoảng từ 0.4 đến 0.7, thể hiện mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là rất tốt. Hệ số tương quan này được thể hiện tại bảng 9 Bảng 9. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với biến độc lập F_NT F_CĐ F_GT F_BH F_GĐ F_QT F_NT Hệ số tương quan 1 0.523 0.657 0.585 0.460 0.591 Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 N 150 150 150 150 150 150 3.5 Phân tích hồi quy Sau phân tích tương quan Pearson, 5 biến độc lập đều phù hợp để sử dụng cho phân tích hồi quy. Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội để đánh giá mức độ tác động của 5 biến độc lập này lên biến phụ thuộc. Phân tích ANOVA cho kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy. Giá trị sig của kiểm định F là 0.00
  11. Như vậy, dựa vào hệ số và phương trình hồi quy chuẩn hóa, có thể thấy biến F_GT ảnh hưởng mạng nhất đến biến phụ thuộc (F_NT) với hệ số 0.337, nghĩa là yếu tố hoạt động giáo dục và truyền thông ảnh hưởng mạnh nhất đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về Biến đổi khí hậu. Mức độ ảnh hưởng giảm dần theo thứ tự F_QT (Sự quan tâm), F-CĐ (Cộng đồng), F_BH (Biểu hiện của BĐKH) và yếu tố tác động ít nhất là yếu tố gia đình (F-GĐ) với hệ số 0.115. Bảng 11. Kết luận các giả thuyết Kết luận giả thuyết H1 Hoạt động giáo dục và truyền thông có tác động đến nhận thức của đoàn viên Chấp nhận thanh niên xã An Điền về BĐKH H2 Sự quan tâm có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về Chấp nhận BĐKH H3 Cộng đồng có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về Chấp nhận BĐKH H4 Biểu hiện của BĐKH có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Chấp nhận Điền về BĐKH H5 Gia đình có tác động đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền về Chấp nhận BĐKH 4. KẾT LUẬN Qua quá trình khảo sát, thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về Biến đổi khí hậu của đoàn viên thanh niên xã An Điền bao gồm (1) Hoạt động giáo dục và truyền thông; (2) Sự quan tâm; (3) Cộng đồng; (4) Biểu hiện của BĐKH; (5) Gia đình. Dựa vào kết quả của nghiên cứu, nhân tố “ Hoạt động giáo dục và truyền thông” có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của đoàn viên thanh niên xã An Điền, chính vì vậy địa phương cần có những giải pháp thiết thực nhất để đẩy mạnh các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục và tăng cường truyền thông, tăng lượng tiếp cận thông tin về Biến đổi khí hậu cho đoàn viên thanh niên, cụ thể như: - Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi giữa các chuyên gia môi trường với đoàn viên - Tổ chức các hoạt động, cuộc thi, hội thi liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu - Lồng ghép các chuyên đề về BĐKH vào các buổi sinh hoạt cấp chi đoàn định kỳ hàng tháng - Thường xuyên tổ chức ra quân trồng cây xanh trên địa bàn, tổ chức đánh giá những hoạt động đã thực hiện tác động đến không khí và khí hậu xung quanh - Tổ chức tham quan, so sánh giữa những địa điểm trái ngược nhau về hệ sinh thái và cùng các chuyên gia phân tích rõ sự khác nhau. - Tổ chức thi vẽ, thiết kế poster tuyên truyền về BĐKH - Treo băng rôn, poster về vấn đề BĐKH tại văn phòng ấp, UBND - Động viên, định hướng đoàn viên thanh niên tích cực tuyên truyền về những hậu quả và các giải pháp giảm nhẹ BĐKH đến cộng đồng. 615
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hair và nnk (2009), Multivariate Data Analysis, Pearson, New Jersey. 2. Hà Nam Khánh Giao, Bùi Nhất Vương (2019), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Cập nhật SmartPLS, NXB Tài Chính. 3. Field, A. (2009) Discovering Statistics Using SPSS. 3rd Edition, Sage Publications Ltd., London. 4. Hồ Thanh Tâm (2017). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về Biến đổi khí hậu của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng”. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ.50d: 9-18. 5. Trương Trí Thông, Nguyễn Thị Tường Vi (2020). “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang về Biến đổi khí hậu”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tập 56, Số 2C (2020): 168-177. 6. Nguyễn Thị Như Thúy, Đặng Thị Minh Tuấn (2018). “Thực trạng nhận thức và hành động của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM đối với vấn đề “Biến đổi khí hậu” hiện nay”. Tạp chí Khoa học giáo dục kĩ thuật số 50/2018 Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh. 7. Yamane, Taro. (1967). Statistics: An Introductory Analysis, 2nd Edition, New York: Harper and Row. 616
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2