Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Công nghệ sản xuất chao
lượt xem 18
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Công nghệ sản xuất chao, tác nhân vi sinh vật, quy trình sản xuất chao, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Công nghệ sản xuất chao
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC BỘ MÔN MÁY THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHAO GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THUÝ HƯƠNG SVTH: NGUYỄN QUANG PHONG HUỲNH HƯNG THỊNH NGUYỄN HỒNG THÁI TRẦN QUỐC TUẤN LÊ SỶ PHƯỚC HUY
- Giới thiệu về chao Tác nhân vi sinh vật Quy trình sản xuất chao Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Một số hiện tượng hư hỏng ở chao Tiêu chuẩn của sản phẩm chao
- GIỚI THIỆU VỀ CHAO 1 LỊCH SỬ 2 PHÂN LOẠI 3 ỨNG DỤNG
- GIỚI THIỆU VỀ CHAO 1 LỊCH SỬ 2 PHÂN LOẠI 3 ỨNG DỤNG • Chao nước THEO • Chao bánh TRẠNG THÁI • Chao bột THEO • Chao trắng MÀU SẮC • Chao đỏ • Chao xám THEO • Chao chìm ĐỘ MẶN • Chao nổi
- GIỚI THIỆU VỀ CHAO 1 LỊCH SỬ 2 PHÂN LOẠI 3 ỨNG DỤNG Nước Gia vị chấm ỨNG DỤNG Món ăn thường Món ăn dùng trong phụ nhà chùa
- Giới thiệu về chao Tác nhân vi sinh vật Quy trình sản xuất chao Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Một số hiện tượng hư hỏng ở chao Tiêu chuẩn của sản phẩm chao
- TÁC NHÂN VI SINH VẬT 1 NGUỒN VI SINH VẬT 2 CƠ SỞ SINH HOÁ NGUỒN VI SINH VẬT Tác nhân nấm mốc Tác nhân vi khuẩn Bacillus mycoides Actinormucor elegans Bacillus mensentericus Molds Bacillus megatherium Rhizomucor1 Bacillus cereus Rhizopussp Bacillus Subtilis
- TÁC NHÂN VI SINH VẬT 1 NGUỒN VI SINH VẬT 2 CƠ SỞ SINH HOÁ Tiêu chuẩn đối với một chủng vi sinh vật để sản xuất chao như sau: Khuẩn ty thể của nấm phải tròn, bóng, có màu trắng hoặc hơi vàng để chao sản xuất ra có màu đặc trưng Cấu trúc của sợi nấm: phải chặt, dày, tạo một lớp màng vững chắc trên mặt bánh đậu. Không tạo ra mùi vị khó chịu do nấm bị nhiễm Tạo được enzyme có hoạt tính thủy phân đạm cao
- TÁC NHÂN VI SINH VẬT 1 NGUỒN VI SINH VẬT 2 CƠ SỞ SINH HOÁ Ø Sự thủy phân protid thành acid amin và peptid nhờ hệ enzyme protease của nấm mố c (Mucor). Ø Quá trình chuyển hóa lipid tạo ester thơm làm cho chao có hương vị đặc trưng, thơm ngon
- Giới thiệu về chao Tác nhân vi sinh vật Quy trình sản xuất chao Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Một số hiện tượng hư hỏng ở chao Tiêu chuẩn của sản phẩm chao
- QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHAO 1 PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG 2 PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI Chao sản xuất theo phương pháp truyền thống có 3 giai đoạn: Làm miếng chao Lên mốc chao Để chao chín
- 1 PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG Đậu Ngâm nước Xay với nước nành Lọc (Xác đậu hủ) Kết tủa bằng nước chua Lắng ép Lên men Vào nước muối Ngâm rượu 10% Rượu muối Để chín chao
- 1 PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG Bước 1: Làm miếng chao Lựa hạt đậu nành tốt, ngâm qua đêm → Xay với nước Lược qua vải thô thu phần sữa lỏng → pha thêm nước theo tỉ lệ đậu : nước = 1 : 10 → nấu trong 30ph → để nguội xuống 50oC → cô kết bằng nước chua. Khi cô kết hoàn toàn, thu phần đặc cho vào khung gỗ, có vải mịn, dùng vật nặng ép lên để loại bỏ hết nước, thu đậu hủ.
- 1 PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG Bước 2: Lên mốc chao Miếng chao được xếp vào khay có lỗ dước đáy để mốc chao mọc đều.Đem các khay xếp vào phòng ủ và xếp cách đều cho thông thoáng. Trong vòng 36 48 giờ, mốc chao có trong không khí mọc lên miếng chao, khi miếng chao đã phủ đầy khuẩn ty từ trắng ngả sang xám là được. Chao tốt là chao không có mốc xanh, mốc đen phát triển, không có mùi khó ngửi.
- 1 PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG Bước 3: Để chao chín Ø Khi mốc chao đã ủ chín có mùi đặc trưng → sắp vào keo, lọ → đổ dung dịch mặn và tiếp tục cho chao chín. Ø Để miếng chao không bị thối, người ta dùng bột chống mốc sodium benzoat. Ø Nên sử dụng nước muối 1314% và 10% rượu etylic cùng với gia vị để lên men yếm khí làm cho chao chín từ từ. Ø Thường thì từ 40 đến 60 ngày thì chao chín.
- Một số lưu ý Ø Dịch lọc sữa phải đem gia nhiệt ngay. Ø Nước chua là nước ép của miếng chao để cho chua lên men lactic và thêm axit. (ở lần làm chao đầu tiên có thể sử dụng axit từ dấm ăn hay axit acetic pha ra có pH=3). Ø pH nước chua có ý nghĩa quan trọng. Ø Trước khi ủ mốc, phải nhúng miếng chao vào dung dịch nước mặn (6% muối ăn & 2.5 axit citric) khoảng 1 giờ để có pH 34 cho mốc chao phát triển tốt. Ø Gia vị bổ sung vào chao thường là ớt. Đôi khi, có cả gạo lức đỏ (chao đỏ), tiêu (chao xám),…
- QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHAO 1 PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG 2 PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI Trong công nghiệp, người ta thường chuẩn bị giống mốc để cấy vào. Bước 1: Sản xuất giống ống thạch Bước 2: Sản xuất mốc giống trung gian Bước 3: Sản xuất mốc giống bào tử
- SẢN XUẤT GIỐNG VI SINH VẬT Giá đậu Bã đậu+bột mì Nước Nước trộn đều Đun sôi Phân vòa hộp nhôm hoặc bình tam giác Lọc Hấp Nước đậu Đun sôi Cấy giống Hấp nuôi ống môi trường Trộn với bột mì đã rang chín Bột mì rang chín ống giống Cấy giống rây Bào tử giống vi sinh vật nuôi Mốc giống Bã
- SẢN XUẤT GIỐNG VI SINH VẬT Bước 1: sản xuất giống ống thạch Môi trường : Thạch 18 – 20g , đường 20g , nước giá đậu 1000ml . Cách tiến hành : 1. Rửa sạch 300g giá đậu , cho vào 1000ml nước , đun sôi nửa giờ , chắt lấy nước , bổ sung thêm nước cho đủ 1000ml , cho thêm thạch , đun sôi , lọc . 2. Điều chỉnh pH đến 4,5 – 5 bằng axit xitric hoặc axit acetic .
- SẢN XUẤT GIỐNG VI SINH VẬT Bước 2: sản xuất giống trung gian Có hai cách : Nuôi trong bình tam giác hoặc trong những hộp nhôm . Môi trường : Bã đậu phụ 1kg , bột mì 0,5kg . Cách tiến hành : 1. Dùng nước điều chỉnh độ ẩm sao cho đạt 70 – 72% , pH của môi trường được điều chỉnh 5,5 – 6 . 2. Môi trường được phân phối vào các bình tam giác từ 50 – 60g. Nút bông , dùng giấy dầu bịt miệng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM - SẢN XUẤT BÁNH MỲ
19 p | 328 | 46
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Lên men sữa chua
49 p | 242 | 23
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Vi sinh vật trong sản xuất bánh mì
82 p | 126 | 15
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất rượu vang
34 p | 113 | 15
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm - Chương 1: Đại cương về bao bì và đóng gói trong Công nghệ thực phẩm
12 p | 74 | 13
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Vi khuẩn lên men nem chua
67 p | 167 | 13
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Vi sinh vật gây hại rau quả và nông sản
46 p | 90 | 12
-
Bài giảng Công nghệ lạnh thực phẩm: Chương 5 - Kỹ thuật chế biến lạnh và lạnh đông thực phẩm nhiệt đới
44 p | 40 | 12
-
Bài giảng Công nghệ lạnh thực phẩm: Chương 6 - Ứng dụng lạnh trong chế biến thực phẩm
24 p | 29 | 10
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất bánh mỳ
31 p | 113 | 10
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Nấm men bia
26 p | 103 | 9
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm đại cương: Chương 3.3 - TS. Nguyễn Văn Hưng
73 p | 25 | 8
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm đại cương: Chương 3.2 - TS. Nguyễn Văn Hưng
59 p | 26 | 8
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm đại cương: Chương 3.1 - TS. Nguyễn Văn Hưng
78 p | 13 | 7
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm - Bài: Vi sinh vật trong sản xuất đồ hộp
27 p | 116 | 7
-
Bài giảng Công nghệ lạnh thực phẩm: Chương 3 - Thiết bị và chọn thiết bị cho hệ thống lạnh trong thực phẩm
92 p | 10 | 5
-
Bài giảng Công nghệ sản phẩm lên men và đồ uống
16 p | 9 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn