intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây Forget - me - not (Browallia americana L.) nuôi cấy in vitro

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây Forget - me - not (Browallia americana L.) nuôi cấy in vitro" khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra hoa in vitro của cây Forget-me-not. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chồi 40 ngày tuổi là nguồn mẫu phù hợp cho quá trình tạo hoa in vitro (đạt 90,85% sau 45 ngày nuôi cấy). Mời các bạn cùng tham khảo bài viết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây Forget - me - not (Browallia americana L.) nuôi cấy in vitro

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 DOI: 10.35382/18594816.1.40.2020.613 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA CỦA CÂY FORGET-ME-NOT (Browallia americana L.) NUÔI CẤY IN VITRO Lê Thị Thùy Linh1 , Trần Tiểu Linh Thương2 , Lê Đức Hưng3 , Hán Huỳnh Diện4 , Lê Thị Bích Thy5 , Lê Văn Thức6 STUDY ON FACTORS AFFECTING THE FLOWERING OF FORGET-ME-NOT (Browallia americana L.) IN VITRO CULTURE Le Thi Thuy Linh1 , Tran Tieu Linh Thuong2 , Le Duc Hung3 , Han Huynh Dien4 , Le Thi Bich Thy5 , Le Van Thuc6 Tóm tắt – Quá trình chuyển đổi từ giai sử dụng đường glucose cho hiệu quả ra đoạn sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản hoa cao hơn môi trường sử dụng đường phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Trong sucrose, tỉ lệ ra hoa cao nhất ở nồng độ nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát một số glucose 50 mg/L (tỉ lệ nụ hoa đạt 90,52%, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra hoa với 3,50 nụ hoa/cây sau 30 ngày nuôi cấy). in vitro của cây Forget-me-not. Kết quả Bên cạnh đó, nuôi cấy thoáng khí sử dụng nghiên cứu cho thấy, chồi 40 ngày tuổi film nylon gắn màng milipore có tỉ lệ nụ là nguồn mẫu phù hợp cho quá trình tạo hoa hình thành cao nhất (trung bình 3,58 hoa in vitro (đạt 90,85% sau 45 ngày nuôi nụ hoa/cây). Kết quả này là nền tảng quan cấy). Khoáng dinh dưỡng ảnh hưởng lớn trọng trong nghiên cứu về cơ chế ra hoa đến khả năng biệt hóa nụ hoa của cây, của thực vật nuôi cấy in vitro, là một trong 1 những cây mô hình tốt để phục vụ công tác cao nhất ở môi trường MS (đạt 87,22% 4 giảng dạy và nghiên cứu cơ bản. sau 45 ngày nuôi cấy). Trong khi đó, hầu hết các chất điều hòa sinh trưởng thực Từ khóa: Browallia americana L., giai vật khảo sát đều ức chế quá trình hình đoạn sinh dưỡng, giai đoạn sinh sản, thành hoa. Đặc biệt, môi trường nuôi cấy màng milipore, ra hoa in vitro. 1,3,4,5,6 Viện Nghiên cứu Hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Abstract – Vegetative to reproductive 2 Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành transition depends on different factors. phố Hồ Chí Minh This study was conducted to examine fac- Ngày nhận bài: 20/9/2020; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 23/11/2020; Ngày chấp nhận đăng: 25/12/2020 tors affecting the growth and flowering Email: thucbiovhn@gmail.com of Browallia americana L. in vitro such 1,3,4,5,6 Dalat Nuclear Research Institute, Vietnam Atomic Energy Institute as the age of the sample, mineral con- 2 Ho Chi Minh City University of Technology, Viet Nam tent, plant growth regulators, concentra- National University - Ho Chi Minh City Received date: 20th August 2020; Revised date: 23rd tion and type of sugar, ventilation culture. November 2020; Accepted date: 25th December 2020 The results showed that 40-day-old shoots 13
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA were a suitable source of in vitro flowering - Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (90.85% after 45 days of culture). Mineral đã tiến hành nghiên cứu chu kì sống của content had a great influence on the ability cây Forget-me-not (Browallia americana to differentiate flower buds of plants, the L.) trong điều kiện in vitro, bắt đầu từ việc highest in Murashige and Skoog medium gieo hạt, nảy mầm, sinh trưởng, mang hoa, (87.22% after 45 days of culture). Mean- tự thụ phấn và tạo quả theo một vòng tròn while, most of the plant growth regulators khép kín trong ống nghiệm. Việc hoàn which were surveyed in this study inhib- thiện quy trình ra hoa trong ống nghiệm ited the flowering. In particular, culture trên cây Forget-me-not là cần thiết. Đối medium with glucose showed higher flow- tượng này sẽ là một mô hình thu nhỏ tiềm ering efficiency than saccharose, the high- năng có ý nghĩa trong nghiên cứu lí thuyết est flowering rate was at 50 mg/L glucoses và ứng dụng trong thực tiễn. (90.52%, with 3.50 flower buds/explant after 30 days of culture). In addition, ven- tilation culture, which used plastic wraped II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU with milipore filter had the highest rate of Sự ra hoa là một quá trình chuyển tiếp từ flower bud formation (average 3.58 flower giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai buds/plant). This result is an important đoạn sinh trưởng sinh sản, nó được điều foundation for studying the flowering of in khiển bởi cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh vitro plant culture, which will be one of [1], [2]. Ra hoa in vitro có thể cung cấp the great paradigm plants for teaching and một mô hình lí tưởng để nghiên cứu cơ basic research. chế sinh lí của sự nở hoa, ứng dụng trong Keywords: Browallia americana L., công tác chọn tạo giống. Thêm vào đó, vegetative stage, reproductive stage, mili- việc điều khiển sự ra hoa in vitro góp phần pore filter, in vitro flowering. thúc đẩy quá trình chọn tạo các giống hoa mới cũng như làm đa dạng sản phẩm hoa trang trí [3]. Một số nhà khoa học trên thế I. ĐẶT VẤN ĐỀ giới và Việt Nam cũng đã nghiên cứu cơ Nhân giống in vitro đã khẳng định vai chế nở hoa thành công đối với một số đối trò không thể thay thế trong quy trình tượng như hoa lan [4], hoa hồng [5] - [7], sản xuất giống cây đầu dòng sạch bệnh. torenia [8], hoa hồng cơm Rosa sericea Rất nhiều loài hoa, cây ăn trái, cây công Lindl [9]. Các yếu tố như độ tuổi của cây, nghiệp, lâm nghiệp, dược liệu và cây cảnh các chất điều hòa sinh trưởng, nồng độ đã được nhân giống in vitro thành công. đường, ánh sáng, nuôi cấy thoáng khí [8], Điều này góp phần không nhỏ trong việc [10] - [12] và một số chất khác đã được bảo tồn nguồn gen, cung cấp giống và dùng trong các nghiên cứu về sự ra hoa cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu về công trong ống nghiệm trên nhiều đối tượng [2], nghệ tế bào thực vật. Song song đó, vi [13]. Từ các luận cứ trên, nghiên cứu này nhân giống (micropropagation) cũng là được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng một công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu của thời gian cấy chuyền, nồng độ khoáng sinh lí thực vật, đặc biệt là giai đoạn ra đa lượng, các chất điều hòa sinh trưởng hoa. Gần đây, Viện Nghiên cứu Hạt nhân và độ thoáng khí đến quá trình ra hoa ở 14
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA giống Browallia americana L., làm cơ sở 3) Khảo sát ảnh hưởng sự kết hợp để hoàn thiện quy trình kĩ thuật, chủ động giữa α-naphthaleneacetic acid và 6- điều khiển ra hoa in vitro trên cây Forget- benzylaminopurine lên sự hình thành hoa me-not cũng như tạo nguyên liệu đáp ứng Forget-me-not in vitro: Chồi 3,5 cm được cho các nghiên cứu sinh lí, di truyền, đột nuôi cấy trên các môi trường MS bổ sung biến phục vụ trong công tác giảng dạy và 30 g/L sucrose, 8 g/L agar, 0,2 mg/L các nghiên cứu liên quan khác. α-naphthaleneacetic acid (NAA) và 6- benzylaminopurine (BAP) ở các nồng độ 0,0, 0,2, 0,5, 1,0 và 1,5 mg/L. III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 4) Khảo sát ảnh hưởng của sự kết hợp NGHIÊN CỨU α-naphthaleneacetic acid và giberellin lên sự hình thành hoa Forget-me-not in A. Vật liệu vitro: Chồi 3,5 cm được nuôi cấy trên các môi trường MS bổ sung 30 g/L sucrose, Nguồn mẫu cho thí nghiệm là các chồi 8 g/L agar, 0,2 mg/L NAA và Gibberellin cây Forget-me-not (Browallia americana (GA3) ở các nồng độ 0,0, 0,2, 0,5, 1,0 và L.) đã ổn định qua ba lần cấy chuyền (20 1,5 mg/L). ngày/lần), sinh trưởng, phát triển tốt theo phương pháp cắt đốt (microcutting) trên 5) Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ môi trường MS cơ bản [14], chiều cao đường và loại đường lên sự hình thành hoa khoảng 3,5 cm. Forget-me-not in vitro: Chồi 3,5 cm được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 8 g/L agar và đường sucrose hoặc glucose ở các nồng độ 0, 20, 30, 40, 50, 60, 70 và 90 B. Phương pháp g/L. 1) Khảo sát ảnh hưởng của tuổi mẫu lên 6) Khảo sát ảnh hưởng của sự thoáng sự sinh trưởng và ra hoa cây Forget-me- khí lên sự hình thành hoa Forget-me-not not in vitro: Chồi Forget-me-not 3,5 cm in vitro: Chồi 3,5 cm được cấy trên môi được lấy ở các giai đoạn khác nhau (tuổi trường MS bổ sung 30 g/L sucrose 8 g/L chồi: 10, 20, 30 và 40 ngày) nuôi cấy trên agar, nắp đậy là bông gòn không thấm môi trường MS có bổ sung 30 g/L sucrose hoặc film nylon có và không có màng và 8 g/L agar. millipore (đường kính: 1,8 cm, kích thước 2) Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ lỗ màng 0,5 µm). khoáng lên sự hình thành hoa Forget-me- not in vitro: Chồi 3,5 cm được nuôi cấy 7) Khảo sát tổng hợp các yếu tố ảnh trên các môi trường 2MS, 1,5MS, MS, hưởng lên quá trình hình thành hoa 1 1 Forget-me-not in vitro: Sử dụng chồi 3,5 MS, MS, có bổ sung 30 g/L sucrose 2 4 cm ở thí nghiệm tuổi mẫu tốt nhất và và 8 g/L agar (trong đó: môi trường 2MS, các kết quả ở từng thí nghiệm đơn lẻ nêu 1,5MS tăng thành phần đa lượng theo tỉ lệ 1 1 trên để đánh giá tổng hợp khả năng sinh tương ứng; MS, MS giảm thành phần trưởng, phát triển và hình thành hoa trên 2 4 đa lượng theo tỉ lệ tương ứng). cây Forget-me-not. 15
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA C. Điều kiện thí nghiệm và các chỉ tiêu thành nụ hoa cây óc chó (Juglans regia) theo dõi phải qua 03 – 06 lần cấy chuyền [16]. Trong thí nghiệm về cây Forget-me-not, Điều kiện thí nghiệm: Mẫu được cấy chúng tôi cũng nhận được những kết quả vào bình thủy tinh 500 mL, chứa 60 mL tương tự, tỉ lệ cây ra nụ từ lúc vô mẫu môi trường. Mỗi nghiệm thức 15 mẫu (03 là rất thấp và hầu như không xảy ra. Bên mẫu/bình) và được lặp lại 05 lần. Các thí cạnh đó, chồi được cấy chuyền ít nhất 03 nghiệm được giữ ở nhiệt độ 25 ± 2o C, thời lần để các mẫu thí nghiệm đồng nhất về gian chiếu sáng 10 giờ/ngày với cường độ di truyền. Sau khi được cấy chuyền 03 45 µmol.m−2 .s−1 và ẩm độ trung bình 75 lần, chồi được tiến hành thu lấy các chồi – 80%. ngọn vào các mốc thời gian khác nhau (10 Các chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao cây ngày, 20 ngày, 30 ngày và 40 ngày sau cấy (cm), tỉ lệ (%) và thời gian hình thành nụ chuyền) để khảo sát ảnh hưởng của tuổi hoa (ngày), số nụ hoa/chồi, hình thái hoa mẫu đến sự ra hoa. Kết quả Bảng 1 cho và tình trạng mẫu cấy. Kết quả thí nghiệm thấy, cây đạt chiều cao cao nhất (12,58 cm) được thu thập sau 15, 30, 45 và 60 ngày ở nghiệm thức (1-4), sử dụng mẫu cấy 40 nuôi cấy. Số liệu được xử lí bằng phần ngày tuổi và thấp nhất (8,95 cm) ở giai mềm SPSS 16.0 (SPSS Inc. Headquarters, đoạn 10 ngày tuổi (nghiệm thức 1-1). Nhìn United States) với phép thử Duncan ở mức chung, hình thái thân, lá không có khác xác suất có ý nghĩa P = 0,05 [15]. biệt lớn giữa các nghiệm thức. Điều đó cho thấy, tuổi cây không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, sinh dưỡng của IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN cây Forget-me-not này. Tỉ lệ ra nụ tăng dần A. Ảnh hưởng của tuổi mẫu lên sự hình theo thời gian, hiệu quả cao nhất vào giai đoạn 40 ngày tuổi (95,83%) và thấp nhất thành hoa Forget-me-not in vitro vào giai đoạn 10 ngày tuổi (64,58%) sau Một trong những yếu tố đầu tiên chúng 45 ngày nuôi cấy. Nguyên nhân của hiện tôi quan tâm là xác định độ tuổi của nguồn tượng này có thể do các cây ở độ tuổi thấp mẫu ban đầu để làm vật liệu cho nghiên hơn vẫn còn non, chưa đáp ứng được các cứu ra hoa in vitro. Một số nhà nghiên cứu kích thích ra hoa. Hầu hết các cây đều phải cho rằng kĩ thuật nuôi cấy in vitro là một hội đủ các yếu tố cần thiết mới hình thành công cụ có thể rút ngắn thời gian phát triển hoa hay nói cách khác, thực vật phải trải sinh dưỡng của thực vật [17]. Ngoài ra, qua giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, đạt việc già hóa mẫu có thể thực hiện bằng đến một giai đoạn trưởng thành nhất định cách cấy chuyền mẫu nhiều lần hay gia thì mới ra hoa. Đối với cây Forget-me-not tăng khoảng thời gian qua mỗi lần cấy cũng tương tự, vòng đời ngoài tự nhiên của chuyền. Wang et al. (2002) đã tiến hành cây là từ 45 đến 60 ngày kể từ lúc hình nghiên cứu về thời gian cấy chuyền trên thành cây đến khi ra hoa, quả, hạt và chết hoa hồng, kết quả tốt nhất là vào giai đoạn đi. Do đó, các mẫu cấy thu vào giai đoạn 45 ngày, sớm hơn (25 ngày) hay muộn 10, 20 ngày tuổi vẫn còn quá non, chưa hơn (60 ngày) đều không tốt bằng [7]. đáp ứng được các kích thích ra hoa. Có Christian Breton (2004) ghi nhận, sự hình thể khẳng định rằng, mẫu cấy ở giai đoạn 16
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA Bảng 1: Ảnh hưởng của tuổi mẫu lên sự hình thành hoa Forget-me-not in vitro sau 45 ngày nuôi cấy (Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy P = 0,05 (Ducan’t test).) 40 ngày tuổi là lựa chọn tốt nhất cho quá lượng (chủ yếu là N, P, K). Kết quả từ trình ra hoa in vitro ở cây Forget-me-not, Bảng 2 cho thấy, tỉ lệ hình thành nụ hoa vì trong quá trình cấy chuyền, mẫu cấy ở Forget-me-not trong điều kiện in vitro phụ giai đoạn 50 ngày và 60 ngày tuổi cây phát thuộc lớn vào hàm lượng các chất dinh triển lên đến nắp bình nuôi cấy làm cho dưỡng có trong môi trường nuôi cấy. Tỉ lệ các chồi đỉnh bị dị dạng, lá nhỏ và có hiện ra nụ đạt kết quả cao nhất (87,22%) trên tượng úa vàng do nguồn dinh dưỡng cạn 1 môi trường MS sau 45 ngày nuôi cấy. kiệt. 4 Tuy nhiên, cũng trên môi trường này, chiều Để giải thích cho giai đoạn còn non của cao cây lại thấp nhất (8,74 cm), trong khi thực vật, các nhà khoa học đã thực hiện đó ở môi trường 1,5MS, chiều cao cây nhiều nghiên cứu nhưng đến nay nó vẫn là lên tới 12,69 cm. Điều này có thể giải một câu hỏi lớn. Nguyễn Hồng Vũ và cộng 1 sự (2006) nghiên cứu về sự ra hoa trên hoa thích, môi trường MS các nguyên tố đa 4 hồng (Hybrid tea) cv. “First Prize”, thời lượng hiện diện với nồng độ thấp, hàm gian cấy chuyền tối ưu để cảm ứng ra hoa lượng nitơ (cung cấp dưới dạng NH4 NO3 ) in vitro là 90 ngày [6]. Trong khi đó, kết giảm, trong khi đó, lượng cacbon (đường) quả nghiên cứu thực hiện trên chồi cây không đổi dẫn đến tỉ lệ C/N tăng, đó có Torenia (Torenia fournieri L.) cho thấy, thể là lí do kích thích sự ra hoa. Ngược những chồi già hơn cho tỉ lệ hình thành lại, khi tăng hàm lượng khoáng đa lượng hoa cao hơn. Các chồi 60 ngày tuổi cho tỉ ở môi trường 1,5MS, tỉ lệ C/N giảm dẫn lệ ra hoa cao nhất sau 30 ngày nuôi cấy đến sự phát triển dinh dưỡng chiếm ưu thế, [6], [8]. làm chậm sự ra hoa của cây. Kết quả này tương tự ở Brassica napus khi hàm lượng B. Ảnh hưởng của nồng độ khoáng lên sự nitơ cao đã làm chậm sự ra hoa. Trong nghiên cứu của Franklin et al. (2000) về hình thành hoa Forget-me-not in vitro phương pháp ra hoa in vitro ở cây đậu xanh Quá trình hình thành nụ hoa của cây (Pisum sativum), khi hàm lượng nitơ thấp Forget-me-not trong điều kiện in vitro chịu đã làm tăng hiệu quả của việc cảm ứng ra ảnh hưởng mạnh của các nguyên tố đa 17
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA Bảng 2: Ảnh hưởng của nồng độ khoáng lên sự hình thành hoa Forget-me-not in vitro sau 45 ngày nuôi cấy (Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy P = 0,05 (Ducan’t test).) hoa [18]. Như vậy, sự hình thành nụ hoa số chồi lớn nhất (9,83 chồi/cây) thu được chịu ảnh hưởng mạnh bởi thành phần dinh ở nghiệm thức có 0,2 mg/L NAA và 1,5 1 mg/L BA (nghiệm thức 4-5). Tuy nhiên, dưỡng đa lượng và môi trường MS là môi 4 cũng trên môi trường này, chiều cao cây trường hình thành nụ hoa cao nhất so với lại thấp nhất (6,51 cm). Trong khi đó, ở các môi trường khác ở loài Forget-me-not môi trường khác, chiều cao cây lên tới này. 13,65 cm (nghiệm thức 3-2). Đồng thời, khi quan sát hình thái chúng tôi nhận thấy, C. Ảnh hưởng sự kết hợp giữa các cây trong thí nghiệm có sự kết hợp của cytokinin và auxin ở tỉ lệ 1 : 1 (nghiệm α-naphthaleneacetic acid và 6- thức 3-2) có hiện tượng đa thân, lá xanh, benzylaminopurine lên sự hình thành cây cao, rễ chùm trắng, phát triển mạnh; hoa Forget-me-not in vitro các cây trong thí nghiệm có nồng độ BA Sự kết hợp giữa cytokinin và auxin ở cao hơn NAA, có hiện tượng lá nhỏ, cây nồng độ thích hợp rất quan trọng trong quá thấp, không rễ, phát sinh số lượng lớn chồi trình cảm ứng ra hoa ở nhiều loài thực vật bất định, hình thái chồi bị biến dạng. [19]. Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến Tỉ lệ tạo nụ hoa giảm dần khi bổ sung hành khảo sát ảnh hưởng sự kết hợp auxin auxin và cytokinin vào môi trường nuôi (NAA) và cytokinin (BA) lên sự hình cấy. Tỉ lệ ra nụ đạt cao nhất (58,33%) thành hoa Forget-me-not in vitro bằng tại nghiệm thức không bổ sung phytohor- cách cố định nồng độ NAA (0,2 mg/L) mone và giảm dần về 0% khi bổ sung và tăng dần nồng độ BA (từ 0,2 đến 1,5 NAA 0,2 mg/L và tăng dần hàm lượng mg/L) trong môi trường. Sự cân bằng giữa BA từ 0,2 đến 1,5 mg/L vào môi trường. cytokinin và auxin là một trong những yếu Điều này có thể giải thích, nhu cầu về hàm tố kiểm soát sự phát triển của cây Forget- lượng phytohormone ngoại sinh của loài me-not, số lượng chồi tăng đáng kể khi bổ Forget-me-not là không cao, nó có thể sinh sung NAA 0,2 mg/L và tăng dần nồng độ tổng hợp được cytokinin và auxin trong BA từ 0,2 đến 1,5 mg/L vào môi trường, giai đoạn này ở một bộ phận khác của cây 18
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA Bảng 3: Ảnh hưởng của sự kết hợp NAA và BA đến sự sinh trưởng và hình thành hoa Forget-me-not in vitro sau 45 ngày nuôi cấy (Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy P = 0,05 (Ducan’t test).) và chuyển đến nụ. Kết quả này tương tự sung NAA 0,2 mg/L và tăng dần nồng độ với kết quả nghiên cứu sự hiện diện của GA3 từ 0,2 đến 1,5 mg/L, tỉ lệ hình thành nhóm cytokinin như BA, Zeatin, iPA sẽ nụ giảm rõ rệt so với môi trường không ức chế hình thành hoa của cây Brassica bổ sung phytohormone (nghiệm thức 4-1). napus [20]. Tóm lại, khi bổ sung auxin và Điều này do toàn bộ chồi in vitro vẫn tiếp cytokinin vào môi trường biệt hóa chồi hoa tục tăng trưởng trong trạng thái sinh dưỡng Forget-me-not, chúng tôi nhận thấy có sự mà chưa có dấu hiệu của sự biệt hóa chồi giảm về tỉ lệ ra nụ. Điều này cho thấy rằng, hoa. Sự kết hợp của auxin và giberellin với trong điều kiện in vitro, việc xử lí kết hợp tỉ lệ 1 : 1 (nghiệm thức 4-2), cây hình thành auxin và cytokinin có thể thúc đẩy sự ra chồi nhiều nhất (5,17 chồi/cây), đạt chiều hoa của loài này nhưng lại ức chế sự ra hoa cao cao nhất (14,31 cm) và sinh trưởng của loài khác. Trong một số trường hợp, sự mạnh nhất. Có thể thấy, việc bổ sung auxin hiện diện của BAP lại kích thích quá trình và giberellin vào môi trường nuôi cấy chỉ tạo hoa, điển hình khi bổ sung vào môi thúc đẩy quá trình sinh trưởng sinh dưỡng trường 1,0 mg/L BAP trên cây Ocimum mà hạn chế sự chuyển tiếp ra hoa trên basilicum cho tỉ lệ tạo hoa cao hơn đối giống Forget-me-not này. Như vậy, vai trò chứng [21]. Trong khi đó, loài Forget-me- của gibberellin hay sự kết hợp của nó với not dường như không cần sự có mặt của auxin đối với sự ra hoa của thực vật tùy phytohormone. thuộc vào từng loài mà nó có thể là nhân tố kích thích hay ức chế. Franklin et al. (2000) đã nuôi cấy chồi của cây đậu xanh D. Ảnh hưởng sự kết hợp NAA và (Pisum sativum) trên môi trường có bổ giberellin lên sự hình thành hoa Forget- sung 1,0 mg/L GA3 và 0,5 mg/L IBA cho me-not in vitro tỉ lệ ra hoa cao nhất [18], số lượng nụ hoa cao nhất được quan sát thấy khi bổ sung Mối tương quan giữa sự kết hợp của 0,75 mg/L GA3 [22]. Dường như đối với NAA và GA3 đến tỉ lệ hình thành nụ hoa quá trình hình thành hoa Forget-me-not, in vitro. Ở ngày thứ 45, trên môi trường bổ 19
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA Bảng 4: Ảnh hưởng của ảnh hưởng sự kết hợp NAA và GA3 đến sự sinh trưởng và hình thành hoa Forget-me-not in vitro sau 45 ngày nuôi cấy (Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy P = 0,05 (Ducan’t test).) việc bổ sung gibberellin và auxin là nhân ra đâu là nguồn carbon hiệu quả gây cảm tố hạn chế. Kết quả này cũng thu được ứng ra hoa in vitro của giống hoa này. trong nghiên cứu của Dương Tấn Nhựt và Số liệu sau 30 ngày nuôi cấy đã thể hiện cộng sự (2013) trên cây Torenia (Torenia sự khác biệt khi sử dụng hai loại đường fournieri L.), khi nuôi cấy các đỉnh sinh khác nhau ở các nồng độ khác nhau. Các trưởng Torenia trong môi trường cơ bản cây ở thí nghiệm sử dụng đường sucrose không bổ sung phytohormone, quá trình có chiều cao tương đối đồng đều, cây đạt hình thành hoa in vitro vẫn được cảm ứng chiều cao cao nhất 14,64 cm ở nồng độ 40 bằng các giai đoạn sinh lí của mẫu cấy [8]. g/L (nghiệm thức 5-3) và thấp nhất 10,43 cm ở nồng độ 20 g/L (nghiệm thức 5-1). Trong khi đó, các cây ở thí nghiệm sử dụng E. Ảnh hưởng của nồng độ đường lên sự đường glucose lại thấp hơn hẳn; đồng thời, hình thành hoa Forget-me-not in vitro có sự chênh lệch lớn về chiều cao giữa các cây ở môi trường có nồng độ glucose khác Đường là thành phần cần thiết cho quá nhau. Nghiệm thức sử dụng glucose nồng trình cảm ứng và phát triển của hoa. Hai độ 50 g/L cho chiều cao cao nhất chỉ đạt dạng đường thường gặp nhất trong nuôi 12,31 cm và thấp nhất 4,07 cm ở nồng cấy mô là sucrose và glucose. Khi khử độ 70 g/L. Điều đó cho thấy, sinh trưởng trùng, đường sucrose bị thuỷ phân một của cây Forget-me-not chịu tác động lớn phần tạo glucose và fructose. Vì vậy, hẳn từ nồng độ và nguồn carbon sử dụng. Ở có sự khác biệt giữa khả năng hấp thụ đây, chúng ta có thể thấy, đường sucrose carbonhydrat của thực vật từ đường su- có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát crose và từ đường glucose được bổ sung triển sinh dưỡng của cây Forget-me-not trực tiếp vào môi trường. Do đó, chúng hơn đường glucose, đó cũng chính là lí do tôi tiến hành thí nghiệm nhằm khảo sát sucrose được sử dụng rộng rãi trong nuôi sự ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose cấy in vitro. Tuy nhiên, mục tiêu mà thí và glucose lên sự hình thành hoa Forget- nghiệm hướng đến là ảnh hưởng của chúng me-not in vitro. Đồng thời, chúng tôi tìm 20
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA Bảng 5: Ảnh hưởng của nồng độ đường đến sự sinh trưởng và hình thành hoa Forget-me-not in vitro sau 30 ngày nuôi cấy (Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy P = 0,05 (Ducan’t test).) lên quá trình hình thành hoa Forget-me- hơn, đặc biệt ở hai mức nồng độ 70 và not in vitro. Do đó, chúng tôi sẽ quan tâm 90 g/L glucose cho thời gian ra hoa sớm hơn đến những kết quả như số nụ, số hoa, nhất (ngày thứ 7). Tuy nhiên, cũng ở hai tỉ lệ nụ ra hoa. mức nồng độ này xuất hiện sự chết đi của Kết quả thu được sau 15 ngày nuôi cấy mẫu. Điều này phù hợp với nhận định của cho thấy, sự ra hoa ở cây Forget-me-not Beverley (2007), thực vật đáp ứng sự biến phụ thuộc lớn vào nồng độ đường trong động dinh dưỡng từ môi trường (các stress) môi trường. Cả hai thí nghiệm đều hình bằng cách khởi động chương trình ra hoa thành hoa khi tăng nồng độ đường. Điều sớm hơn nhằm đảm bảo thời gian ra hoa, này có thể liên quan đến tỉ lệ C/N trong kết quả và tạo hạt trước khi chết [5]. Việc môi trường, khi tăng nồng độ đường lượng tăng hàm lượng đường trong môi trường có C sẽ tăng cao. Do đó, tỉ lệ C/N sẽ cao, kích thể gây stress cho cây khiến cây rút ngắn thích cảm ứng ra hoa. Kết quả này trùng thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, nhanh với nghiên cứu về vai trò của đường trong chóng bước vài giai đoạn sinh sản và chết sự ra hoa in vitro ở nhiều cây trồng như đi. Mặt khác, hiện tượng này xảy ra là do cây long đởm [23] và cây tre [24]. yêu cầu về chất và lượng dinh dưỡng của Kết quả ở Bảng 5 và Hình 1a cho thấy, mỗi loài thực vật là khác nhau, mỗi loài có khi tăng nồng độ đường trong môi trường, một giới hạn về chất dinh dưỡng thích hợp cây sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh cho quá trình sinh trưởng, phát triển đặc dưỡng và bước vào giai đoạn sinh sản sớm 21
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA trưng của nó. Đối với Forget-me-not, khi nguồn carbon hiệu quả gây cảm ứng ra hoa các mẫu chồi được nuôi trong môi trường in vitro của giống này. có nồng độ glucose 90 g/L, các mẫu hầu Tuy nhiên, chưa thể kết luận nghiệm như bị chết sau vài ngày nuôi cấy. Vì vậy, thức cho 100% tỉ lệ ra hoa (70 g/L) là đây có thể nói là giới hạn trên của nó. Kết mức nồng độ tốt nhất cho sự ra hoa ở Forget-me-not. Ở thí nghiệm với glucose, số lượng hoa trên cây cao nhất (3,50 hoa/cây) đạt được khi sử dụng nồng độ 50 g/L chứ không phải 70 g/L (1,33 hoa/cây) (Bảng 5). Bên cạnh đó, chiều cao cây cũng giảm rõ rệt, cao nhất tại nồng độ 50 g/L (12,31 cm) và thấp nhất tại nồng độ 70 g/L (4,07 cm) (Bảng 5). Kết quả này cho thấy, sự hiện diện của carbon với nồng độ cao đã phần nào ức chế quá trình sinh trưởng và sự hình thành hoa ở Forget-me- not. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đường là nguồn carbonhydrat quan trọng, Hình 1: Ảnh hưởng của nồng độ đường và đây cũng là tác nhân gây nên áp suất thẩm thấu, tăng hàm lượng glucose trong môi loại đường lên tỉ lệ ra hoa Forget-me-not trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc in vitro sau 30 ngày nuôi cấy. tăng áp suất thẩm thấu. Môi trường có áp suất thẩm thấu cao vượt quá ngưỡng sẽ khiến tế bào mất nước, gia tăng hàm lượng quả từ Bảng 5 và Hình 1 ta thấy, tỉ lệ ra hoa acid abscisic, giảm hô hấp. Chính vì thế, khi sử dụng glucose cao hơn hẳn sucrose các cây trong môi trường có hàm lượng ở các mức nồng độ tương ứng. Tỉ lệ ra đường cao tăng trưởng chậm, lượng chồi hoa cao nhất khi sử dụng glucose với nồng hoa thấp hơn hẳn các môi trường khác; độ 70 g/L (100%) còn đối với sucrose là đồng thời, toàn bộ chồi hoa đều có tỉ lệ ở nồng độ 90 g/L (52,46%). Điều này có ra hoa đạt 100%. Điều này thể hiện rõ qua thể giải thích, sucrose là một disaccharide, các nghiên cứu về sự ra hoa của cây khổ trong khi đó glucose là monosaccharide, qua (Momordica charantia L.) [17], cây khi được bổ sung trực tiếp vào môi trường Kinnow mandarin [4]. cây có thể dễ dàng hấp thụ carbohydrate Nhìn chung, đường có vai trò quan trọng từ glucose hơn. Do đó, nó làm tăng nhanh trong nghiên cứu sự ra hoa Forget-me-not hàm lượng carbon trong tế bào, dẫn đến tỉ in vitro, môi trường nuôi cấy giàu đường lệ C/N tăng lên kích thích quá trình tạo hoa glucose cho hiệu quả ra hoa cao hơn môi cao hơn. Điều này cho thấy, đường glucose trường sử dụng đường sucrose ở nồng độ không cho biểu hiện tốt về sự phát triển tương ứng. Hay nói cách khác, glucose là sinh dưỡng như sucrose nhưng nó lại là tác nguồn carbon chính cho sự chọn lựa quá nhân có tác động mạnh mẽ lên quá trình trình gây cảm ứng ra hoa in vitro trên đối sinh sản của cây. Có thể thấy, glucose là tượng này. Bên cạnh đó, mỗi thực vật có 22
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA một giới hạn về nhu cầu đường riêng cho bên trong bình và bên ngoài bình nuôi cấy quá trình hình thành hoa, đối với Forget- làm cho hàm lượng CO2 tăng lên giúp cho me-not, nồng độ đường glucose 50 g/L cho cây quang hợp tốt hơn, lá to và xanh hơn. kết quả tốt nhất. Như vậy, vai trò nuôi cấy thoáng khí trong nghiên cứu ra hoa in vitro là hết sức quan trọng, đối với Forget-me-not, nghiệm thức F. Ảnh hưởng của độ thoáng khí lên sự film nylon có gắn một lớp màng Milipore hình thành hoa Forget-me-not in vitro là tốt nhất. Kết quả này cũng tương tự như Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, nghiên cứu của Goncalves et al. (2007), độ thoáng khí của môi trường ảnh hưởng các cây Herreria salsaparilha nuôi cấy mạnh mẽ đến sinh trưởng cũng như quá trong các bình thoáng khí có chiều cao trình hình thành hoa của thực vật [8], thấp hơn, ít đốt hơn, trọng lượng tươi [25]. Đồng thời, qua quá trình cấy chuyền thấp hơn và trọng lượng khô cao hơn so Forget-me-not, chúng tôi nhận thấy có sự với những cây nuôi cấy trong bình không khác biệt rõ rệt về khả năng hình thành thoáng khí [2], cây torenia cũng tương tự nụ hoa khi sử dụng nút bông gòn không [8]. thấm so với film nylon. Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng ba loại nút đậy G. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng lên khác nhau (film nylon, bông gòn không thấm, film nylon có gắn màng Milipore quá trình hình thành hoa Forget-me-not in một lớp và hai lớp) nhằm khảo sát ảnh vitro hưởng của độ thoáng khí lên sự hình thành Qua kết quả từ những thí nghiệm khảo hoa Forget-me-not in vitro. Kết quả Bảng sát ảnh hưởng đơn lẻ của từng yếu tố như 6 cho thấy, sự khác biệt rõ về mặt thống tuổi mẫu, môi trường khoáng, các phyto- kê ở các chỉ tiêu chiều cao cây, số lượng hormone, đường cũng như độ thoáng khí, nụ hoa/cây và tỉ lệ ra hoa. Nghiệm thức mỗi nghiệm thức có tỉ lệ ra hoa khác nhau. 6-3 (sử dụng film nylon gắn hai lớp màng Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả ra hoa sẽ ra sao Milipore) có chiều cao cây là cao nhất (đạt nếu ta kết hợp các yếu tố đó lên cây một 13,13 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức 6- cách đồng thời vẫn còn là câu hỏi. Để giải 4 (đạt 9,88 cm), tuy nhiên, nghiệm thức quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành thí 6-4 (sử dụng film nylon gắn một lớp màng nghiệm so sánh tổng hợp môi trường tốt Milipore) cho số nụ hoa/cây cao nhất (3,58 nhất ở các thí nghiệm trên (sử dụng chồi nụ/cây) và tỉ lệ ra hoa đạt 89,72%. Đồng đỉnh Forget-me-not 40 ngày tuổi nuôi cấy thời, qua quá trình theo dõi thí nghiệm, 1 lá của các cây trong nghiệm thức sử dụng trên môi trường MS có bổ sung 50 g/L 4 nắp đậy là film nylon có hiện tượng mất glucose và sử dụng nắp đậy giấy lọc một sắc tố, lá nhỏ, dị dạng. Trong khi đó, lá lớp) để đánh giá ảnh hưởng đồng thời của cây trong các thí nghiệm với nút bông gòn, các yếu tố lên quá trình hình thành hoa in màng Milipore hai lớp và một lớp có kích vitro trên đối tượng nghiên cứu này. Kết thước lá tăng dần và đậm màu hơn, mặt quả thu được ở Bảng 7 và Hình 2c sau lá và phiến lá có lông tơ. Điều này có thể 30 ngày nuôi cấy cho thấy, nghiệm thức phụ thuộc vào sự trao đổi thoáng khí giữa tổng hợp các yếu tố khảo sát cho thấy có 23
  12. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA Bảng 6: Ảnh hưởng của độ thoáng khí lên sự hình thành hoa Forget-me-not in vitro sau 45 ngày nuôi cấy (Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy P = 0,05 (Ducan’t test).) Bảng 7: Ảnh hưởng của môi trường tổng hợp hình thành hoa Forget-me-not in vitro sau 30 ngày nuôi cấy (Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê với độ tin cậy P = 0,05 (Ducan’t test).) sự khác biệt rất lớn so với đối chứng, tỉ lệ dinh dưỡng và cơ chế sinh lí tác động đến ra nụ đạt 100%, số nụ hoa/cây đạt 3,17 nụ quá trình ra hoa in vitro hay nghiên cứu và tỉ lệ nụ nở hoa đạt 97,22%. Kết quả này về đột biến chọn tạo giống, cũng như các một lần nữa khẳng định, vai trò của các nghiên cứu liên quan khác. yếu tố dinh dưỡng khoáng, nồng độ đường và loại nút đậy tác động đến quá trình ra V. KẾT LUẬN hoa in vitro trên đối tượng Foget-me-not. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy rằng, Các yếu tố như tuổi mẫu, dinh dưỡng những hoa nở đầu tiên và kéo dài thời gian khoáng, các chất điều hòa sinh trưởng thực lưu hoa trong vòng 07 ngày (Hình 2d, e) và vật, nồng độ đường sucrose và glucose, hoa Forget-me-not tự thụ phấn, hình thành độ thoáng khí ảnh hưởng khác nhau đến hạt sau 45 ngày nuôi cấy (Hình 2f, g). Hạt quá trình sinh trưởng phát triển và ra hoa hình thành sau đó được gieo trong ống in vitro trên cây Forget-me-not. Chồi 40 nghiệm cho tỉ lệ nảy mầm đạt trên 95%. ngày tuổi là nguồn mẫu phù hợp cho quá Như vậy, vòng đời của hoa Forget-me-not trình ra hoa (đạt 90,85%). Môi trường hoàn toàn thực hiện trong ống nghiệm nên khoáng đa lượng ảnh hưởng lớn đến khả nó được xem là một đối tượng lí tưởng để năng biệt hóa chồi hoa, tốt nhất trên môi 1 nghiên cứu chuyên sâu về sinh lí thực vật, trường MS (đạt 87,22% sau 45 ngày 4 24
  13. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kantamaht K, Patthara S, Kamnoon K. In vitro flowering of shoots regenerated from culture nodal explant of Rosa hybrida cv ‘Heirloom’. Science Asia. 2010; 36:161– 164. [2] Dương Tấn Nhựt. Công nghệ sinh học thực vật: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng (Plant Biotechnology: Basic Research and Appica- Hình 2: Ảnh hưởng của một số yếu tố lên tion), tập 1. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản quá trình ra hoa in vitro cây Foget-me- Nông nghiệp; 2011. not a: nồng độ đường glucose khác nhau [3] Wang G.Y, Yuan M.F, Hong Y. In vitro flowering induction in rose. In Vitro Cellu- (từ trái sang phải tương ứng với các nồng lar and Development Biology – Plant. 2002; độ 20, 30, 40, 50, 60, 70, 90 mg/L); b, c: 38(5):513–518. nghiệm thức tổng hợp các yếu tố khảo sát [4] Te-chato S, Nujeen P, Muangsorn S. Pa- lên quá trình hình thành hoa in vitro (b- clobutrazol enhance budbreak and flower- sau 15 ngày nuôi cấy, c- sau 30 ngày nuôi ing of Friederick’ s Dendrobium orchid in cấy); d: các giai đoạn hoa nở trong ống vitro. Journal of Agricultural Technology. 2009; 5(1):157–165. nghiệm (2, 3 và 5 ngày); e: đường kính hoa [5] Kantamaht K, Patthara S, Kamnoon K. In trong ống nghiệm; f: bao phấn và nhụy của vitro flowering of shoots regenerated from hoa trong ống nghiệm; g: hạt hình thành culture nodal explant of Rosa hybrida cv trong ống nghiệm. ‘Heirloom’. Science Asia. 2010; 36:161– 164. [6] Vu N.H, Anh P.H, Nhut D.T, The role of nuôi cấy); môi trường nuôi cấy giàu đường sucrose and different cytokinins in the in glucose cho hiệu quả ra hoa cao hơn đường vitro floral morphogenesis of Rose (hybrid sucrose, đạt hiệu suất cao nhất trên môi tea) cv. “First Prize”, Plant Cell Tiss. Org. trường bổ sung 50 mg/L glucose (tỉ lệ Cult. 2006; 87:315–320. ra nụ 90,52%, với 3,50 hoa/cây sau 30 ngày nuôi cấy). Hầu hết các phytohormone [7] Wang G.Y, Yuan M.F, Hong Y. In vitro khảo sát đều ức chế quá trình hình thành flowering induction in rose. In Vitro Cellu- hoa. Đặc biệt, việc nuôi cấy thoáng khí lar and Development Biology – Plant. 2002; sử dụng film nylon có gắn một lớp màng 38(5):513–518. Milipore cho tỉ lệ chồi hoa cao nhất (3,58 nụ/cây). Thí nghiệm tổng hợp các yếu tố khảo sát thì tỉ lệ ra hoa đạt 97,22%. 25
  14. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA [8] Dương Tấn Nhựt, Lê Văn Thức, Trần Trọng [14] Murashige T, Skoog F. A revised medium Tuấn, Trương Thị Diệu Hiền, Hoàng Xuân for rapid growth and bio assays with to- Chiến, Nguyễn Phúc Huy, Nguyễn Bá Nam, bacco tissue cultures. Physiologia plan- Vũ Quốc Luận. Nghiên cứu một số yếu tố tarum. 1962; 15(3):473–497. ảnh hưởng đến sự hình thành hoa in vitro ở [15] Duncan D.B. Multiple range and multiple F cây Torenia (Torenia fournieri L.). Tạp chí test. Biometrics. 1995; 11: 1 - 42. Khoa học và Công nghệ. 2013; 51(6):689– 702. [16] Christian Breton, Daniel Cornu, Dominique Chriqui, Annie Sauvanet, Pierrette Capelli, [9] Nguyễn Thị Kim Yến, Nguyễn Phúc Huy, Eric Germain and Christian Jay-Allemand. Hoàng Văn Cương, Nguyễn Thị Nhật Linh Somatic embryogenesis, micropropagation và cộng sự. Ảnh hưởng của than hoạt tính and plant regeneration of “Early Mature” và nuôi cấy thoáng khí lên khả năng sinh walnut trees (Juglans regia) that flower in trưởng và phát triển của cây hoa đồng tiền vitro. Tree Physiology. 2004; 24:425–435. (Gerbera jamesonii) in vitro và ex vitro. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 2013; [17] Wei - Chin Chang and Yue – Ie Hsing. In 51(4):435–446. vitro flowering of embryoids derived from mature root callus of ginseng (Panax gin- [10] Tran Trong Tuan, Doan Do Tuong Han, seng). Nature. 1980; 284:341–342. Nguyen Huu Ho, Duong Tan Nhut The endogenous responses during the flower- [18] Franklin G, Pius P.K, Ignacimuthu S. Fac- ing stage of Torenia fournieri L. under tors affecting in vitro flowering and fruiting LED light. Journal of Biotechnology. 2018; of green pea (Pisum sativum L.). Euphytica. 16(4):659–667. 2000; 115(1):65–74. [11] Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Hữu Hổ, Dương [19] Nguyễn Đức Lượng. Sinh học thực vật, sinh Tấn Nhựt. Ảnh hưởng của gibberrellic acid, học động vật và hệ sinh thái, tập 2 - Sinh học proline và spermidine lên sự hình thành hoa đại cương. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản của cây Torenia (Torenia fournieri L.). Tạp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; chí Công nghệ Sinh học. 2015; 13(1):123– 2014. 130. [20] Koh W.L, Loh C.S. Direct somatic em- [12] Trần Trọng Tuấn, Đỗ Đức Thăng, Nguyễn bryogenesis, plant regeneration and in vitro Hữu Hổ, Dương Tấn Nhựt. Ảnh hưởng của flowering in rapid-cycling Brassica napus. ánh sáng và đường lên quá trình ra hoa của Plant Cell Reports. 2000; 19 (12):1177. cây hoa mõm chó (Torenia fournieri L.) nuôi [21] Aziemah Abdul Manan, Rosna Mat Taha, cấy in vitro. Tạp chí Công nghệ Sinh học. Elnaiem Elaagib Mubarak & Hashimah 2015; 13(4A):1303–1311. Elias. In vitro flowering, glandular tri- [13] Dương Tấn Nhựt. Công nghệ sinh học thực chomes ultrastructure, and essential oil ac- vật, tập 5. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản cumulation in micropropagated Ocimum Nông nghiệp; 2013. basilicum L. In Vitro Cellular & Devel- 26
  15. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 40, THÁNG 12 NĂM 2020 PHẦN A: LĨNH VỰC THỰC VẬT – SINH HÓA opmental Biology - Plant. Springer. 2016; 52:303–314. [22] Carla F. C, Wolffe F.S, Claudinei S. S, Marcelo D. M, Ilio F.C, Diego I.R, Mau- recilne L.S. In vitro regeneration and flow- ering of Portulaca grandiflora Hook. Orna- mental Horticulture. 2020; 25(4):443–449. DOI: 10.1590/2447-536x.v25i4.2077. [23] Zang Z, Leung D.W.M. A comparison of in vitro with in vivo flowering in Gentian. Plant cell, tissue and organ culture. 2000; 63:223–226. [24] Chung-Chih Lin, Chuoun-Sea Lin, Wei- Chin Chang. In vitro flowering of Bam- busa edulis and subsequent plantlet sur- vival. Plant Cell, Tissue and Organ Culture. 2002; 72:71–78. [25] Singh B, Sharma S, Rani G, Hallan V, Zaidi A.A, Nagpal A, Virk G.S. In vitro micrografting for production of Indian Cit- rus Ringspot Virus (ICRSV) free plants of Kinnow mandarin (Citrus nobilis Lour × C. deliciosa Tenora). Plant Biotechnology Reports. 2008; 2:137–143. 27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2