TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN TÍNH NĂNG CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE<br />
SỢI ĐAY/ NHỰA POLYPROPYLENE BẰNG PHƯƠNG PHÁP<br />
BIẾN TÍNH NHỰA NỀN<br />
INVESTIGATION ON IMPROVING THE PERFORMANCES OF<br />
JUTE/POLYPROPYLENE COMPOSITE BY MATRIX MODIFICATION<br />
<br />
<br />
Đoàn Thị Thu Loan<br />
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các polymer gia cường sợi tự nhiên có những tính chất cơ học và độ kháng nước khác<br />
nhau phụ thuộc vào bản chất bề mặt tiếp xúc giữa nhựa và sợi. Trong nghiên cứu này, ảnh<br />
hưởng của các tác nhân tương hợp copolymer ghép của polypropylene với anhydride maleic<br />
(MAHgPP) đến tính chất của composite nền nhựa polypropylene gia cường sợi đay được khảo<br />
sát. Kết quả cho thấy khi thêm 2% khối lượng Exxelor (Ex) vào nhựa nền polypropylene thì độ<br />
bền kết dính tại bề mặt tiếp xúc cải thiện đáng kể do vậy làm tăng độ bền kéo trượt, độ bền<br />
kéo, độ bền va đập và độ kháng nước, tuy nhiên không ảnh hưởng đến module kéo của mẫu<br />
composite. Sự thay đổi độ bền kết dính tại bề mặt tiếp xúc và hình thái bề mặt phá hủy được<br />
đánh giá bằng cách sử dụng co mposite sợi đơn qua các phương pháp phân tích hiện đại gồm<br />
thử độ bền kéo trượt composite sợi đơn và kính hiển vi lực nguyên tử (AFM).<br />
ABSTRACT<br />
Natural fibre reinforced polymer matrices can exhibit very di ff erent mechanical<br />
performances and water resistance depending on interphase properties between fibre and matrix<br />
polymers. In this study, investigations of the effects of compatibilisers based on maleic anhydride<br />
grafted polypropylene copolymers (MAHgPP) on the properties fibre reinforced<br />
of jute<br />
polypropylene composites have been considered. The addition of 2 wt% Exxelor (Ex)<br />
compatibilisers to polypropylene matrix (PP) can significantly improve the adhesion strength with<br />
jute fibre and in turn the mechanical properties, including interfacial adhesion strength of jute/PP<br />
micro-composite; tensil strength and impact strength of jute/PP macro-composite; and water<br />
resistance of jute/PP macro-composite samples. However, strength module of macro-composite<br />
samples is not changed by using 2 wt% Ex. The changes of interfacial adhesion strength and<br />
fracture surfaces were characterized using jute single fibre model composites (micro-composite).<br />
The modern investigated methods, including single fibre pull out test and atomic force microscopy<br />
(AFM) were used to investigate interfaces and topography, respectively.<br />
<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Sợi tự nhiên đã được dùng làm composite cách đây 3000 năm ở Ai Cập cổ đại.<br />
Vật liệu composite nhân tạo đầu tiên này được làm bằng cách trộn rơm và đất sét để làm<br />
nhà. Tuy nhiên sự quan tâm nghiên cứu và s ử dụng sợi tự nhiên gia cường cho vật liệu<br />
composite chỉ mới vài thập kỷ qua. Những loại sợi tự nhiên quan trọng được dùng trong<br />
gia cường composite gồm có sợi lanh, đay, gai, tre, dứa, gỗ… Với những ưu điểm như<br />
<br />
28<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
khối lượng riêng bé, tính năng cơ lý riêng cao, ít gây tác dụng mài mòn thiết bị gia<br />
công, rẻ, thân thiện với môi trường và nguồn nguyên liệu dồi dào, các sản phẩm<br />
composite sợi tự nhiên đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng, giao<br />
thông vận tải, nội thất gia dụng, vật dụng hằng ngày, đồ chơi trẻ em…<br />
Trong số những sợi tự nhiên, đay là loại sợi vỏ vốn dồi dào ở Việt Nam cũng<br />
như Ấn Độ, Banladest. Đặc biệt khí hậu nhiệt đới ở Viêt Nam rất thuận lợi cho sự phát<br />
triển của cây đay, nên nguồn sợi đay ở nước ta rất dồi dào, tuy nhiên, vẫn chư a được<br />
khai thác sử dụng triệt để. Việc nghiên cứu sử dụng sợi đay cũng như các loại sợi tự<br />
nhiên khác trong gia cường vật liệu composite ở nước ta chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Những<br />
ứng dụng của vật liệu composite sợi tự nhiên trong đời sống cũng như trong công<br />
nghiệp còn rất hạn chế. Do vậy việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu composite<br />
sợi đay là rất cần thiết.<br />
Tuy nhiên, với một số nhược điểm như độ hút nước của sợi tương đối cao và độ<br />
tương hợp với nhựa nền kém phân cực tương đối thấp dẫn đến bề mặ t tiếp xúc giữa<br />
nhựa nền và sợi kém bền và do vậy tính năng cơ lý của composite chưa cao đã làm cho<br />
sự ứng dụng sản phẩm composite sợi đay nói riêng và composite sợi tự nhiên nói chung<br />
bị hạn chế. Việc nghiên cứu cải thiện tính chất của vật liệu composite sợi tự nhiên đã và<br />
đang được tiến hành phổ biến ở các nước trên thế giới [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8]. Ở nước ta<br />
lĩnh vực nghiên cứu này còn rất hạn chế. Một số nghiên cứu xử lý bề mặt sợi tự nhiên<br />
nhằm nâng cao tính năng cơ lý của composite sợi tre đã được thực hiện bởi một số<br />
nhóm nghiên cứu tuy nhiên chỉ dừng ở mức độ vĩ mô [9, 10, 11].<br />
Để cải thiện tính năng của vật liệu composite sợi đay nền nhựa polypropylene,<br />
nghiên cứu này thực hiện phương pháp biến tính nhựa nền bằng cách sử dụng tác nhân<br />
tương hợp MAHgPP. Với những phương pháp phân tích hiện đại kết hợp những phương<br />
pháp cơ bản, nghiên cứu này nhằm không chỉ khảo sát vật liệu ở mức độ vĩ mô mà còn<br />
thực hiện những nghiên cứu cấu trúc micro và nano.<br />
<br />
2. Tổng quan<br />
Vật liệu composite hay còn gọi là vật liệu kết hợp được hình thành từ hai hay<br />
nhiều vật liệu khác nhau, có tính năng hơn hẳn các vật liệu thành phần khi sử dụng riêng<br />
lẻ. Mỗi vật liệu composite gồm một hay nhiều pha gián đoạn (vật liệu gia cường) được<br />
phân bố trong một pha liên tục (vật liệu nền). Vật liệu gia cường có thể là sợi tổng hợp<br />
hoặc sợi tự nhiên (lanh, đay, gai, thùa, xơ dừa...) gia cường cho các vật liệu nền khác<br />
nhau. Trong đó, nền nhựa được sử dụng rất phổ biến. Trong nghiên cứu này, sợi đay<br />
được dùng làm vật liệu gia cường cho nhựa nền polypropylene.<br />
Sợi đay: có độ cứng và độ bền kéo cao. Vùng kết tinh (65-73%) có mức độ trật<br />
tự cao làm cho dung môi hoặc các tác chất khó thâm nhập. Thành phần hóa học chính<br />
của sợi đay gồm: cellulose, hemicellulose và lignin.<br />
Nhựa polypropylene (PP): có tính năng cơ lý cao, tỉ trọng thấp và không phân<br />
cực. Mức độ kết tinh của PP khoảng 60-70%, không hòa tan trong bất kỳ dung môi nào<br />
ở nhiệt độ phòng, chỉ trương và hòa tan trong vài dung môi đặc biệt ở nhiệt độ trên<br />
100oC [12].<br />
<br />
29<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
3. Thực nghiệm<br />
3.1. Nguyên liệu và hóa chất<br />
Sợi đay mua trên thị trường ở Việt Nam, có các thông số cơ bản sau: Độ bền kéo<br />
4.31 cN/dtex, độ xoắn 300 vòng xoắn/m, độ mảnh 480 tex.<br />
Loại nhựa polypropylene có tên thương mại là HD 120M (PP) được cung cấp<br />
bởi Borealis A/S, CHLB Đức. Ba loại MAHgPP tác nhân tương hợp , gồm Exxelor PO<br />
1020 (Ex), Polybond 3200 (Po) và TPPP 8012 (Tp) được cung cấp bởi công ty Exxon<br />
Mobil Corp., Mỹ. Một vài thông số của PP và MAHgPP được trình bày trong Bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Một số thông số của các chất tương hợp MAHgPP.<br />
<br />
MAHgPP<br />
Tính chất PP<br />
Ex Po Tp<br />
Khối lượng riêng ở 23oC (g/cm3) 0.908 0.9 0.91 -<br />
Tốc độ dòng chảy (g/10 phút) (190oC/1,2 kg) 8 125 110 80<br />
Hàm lượng anhydride maleic 0 0.5-1 1 1<br />
Nhiệt độ nóng chảy ( oC) 180 160 160-170 -<br />
<br />
3.2. Các phương pháp gia công<br />
Mẫu macro-composite được gia công qua hai giai đoạn: tạo compound bằng<br />
phương pháp ép đùn và tạo mẫu bằng phương pháp đúc tiêm.<br />
Ép đùn ạt o hạt compound : Nền nhựa PP được biến tính ở giai đoạn tạo<br />
compound sử dụng thiết bị ép đùn hai trục (Co-rotating twin-screw extruder ZSK 30).<br />
Chế độ nhiệt tại các vùng như ở Hình 1.<br />
Ép phun tạo mẫu composite: Các hạt compound sau khi được sấy 4 giờ ở 100oC<br />
được dùng để tạo mẫu bằng thiết bị ép phun. Mẫu macro-composite hình “dog-bone”<br />
được tạo nên theo tiêu chuẩn DIN 53455. Chiều dài sợi trung bình khoảng 244 µm.<br />
<br />
PP Sợi đay<br />
+ MAHgPP 165°C<br />
Chân không Đầu tạo hình<br />
185°C 193°C<br />
180°C<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Chế độ nhiệt sử dụng ở máy ép đùn.<br />
<br />
<br />
30<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
3.3. Khảo sát tính chất của mẫu composite<br />
Thử kéo trượt composite sợi đơn: Mẫu micro-composite được tạo bằng cách<br />
cho sợi đơn cắm thẳng đứng vào chén nhỏ đựng polypropylene nóng chảy ở 160 oC với<br />
độ sâu 50-500 µm sử dụng thiết bị Embeding tại Viện Nghiên cứu Vật liệu polymer<br />
Dresden (IPF), Đức. Sau khi làm nguội , mẫu được đặt trong bình hút ẩm trong 2 ngày<br />
rồi tiến hành đo kéo độ bền kéo trượt. Mỗi phép đo được thực hiện 15-20 mẫu để lấy giá<br />
trị trung bình.<br />
Thử độ bền cơ học: Mẫu macro-composite hình dog-bone với kích thước 160 ×<br />
10 × 4 mm được dùng để thử độ bền kéo theo tiêu chuẩn ISO 527-2 và hình chữ nhật<br />
kích thước h × (20*h) × 15 mm được dùng để thử độ bền uốn theo tiêu chuẩn ISO178<br />
trên thiết bị Universal testing machine Zwick 1456 tại Đức. Mẫu macro-composite kích<br />
thước 100 × 10 × 4 mm được dùng để thử độ bền va đập trên thiết bị PSW 4 testing<br />
machine tại Đức theo tiêu chuẩn ISO179/1eU.<br />
Khảo sát ảnh hưởng của nước đến mẫu composite: Mẫu có kích thước như<br />
tiêu chuẩn đo độ bền kéo được dùng để ngâm trong nước ở các nhiệt độ 25oC và 70oC<br />
trong 7 ngày. Sau thời gian ngâm mẫu được lấy ra dùng khăn giấy sạch lau khô và xác<br />
định khối lượng (bằng cân phân tích sai số 10-4g) để ghi lại sự thay đổi khối lượng và đo<br />
độ bền kéo.<br />
Khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và kính hiển vi lực nguyên<br />
tử (AFM): Bề mặt sợi sau khi phá hủy kéo trượt từ micro-composite và phá hủy kéo từ<br />
macro-composite được dùng để khảo sát hình thái bề mặt ở mức độ nano (AFM) trên<br />
thiết bị D 3100 và ở mức độ vi mô (SEM) trên thiết bị LEO 435 VP, viện nghiên cứu<br />
vật liệu polymer Dresden, CHLB Đức.<br />
4. Kết quả và thảo luận<br />
4.1. Độ bền kéo trượt của micro-composite:<br />
Để tăng độ tương thích của nền nhựa PP không phân cực với sợi đay phân cực,<br />
ba loại chất tương hợp MAHgPP được dùng để khảo sát gồm Exxelor PO 1020 (Ex),<br />
Polybond 3200 (Po) và TPPP 8012 (Tp). Ảnh hưởng của loại và lượng chất tương hợp<br />
(MAHgPP content) đến độ bền kéo trượt (A pparent interfacial shear strength) của các<br />
mẫu micro-composite được trình bày trong đồ thị Hình 2.<br />
Từ đồ thị ta thấy, khi sử dụng chất tương hợp MAHgPP để biến tính nhựa nền<br />
PP độ bền kéo trượt của mẫu micro-composite được cải thiện. Khi tăng hàm lượng chất<br />
tương hợp MAHgPP độ bền kéo trượt của mẫu micro-composite tăng. Đối với hai chất<br />
tương hợp Ex và Po thì sự cải thiện không tăng đáng kể khi sử dụng hàm lượng trên 2%<br />
khối lượng. Trong các chất tương hợp, Ex cải thiện lớn nhất đến độ bền kéo trượt của<br />
mẫu sợi đay/nhựa PP micro-composite và tối ưu với hàm lượng 2%. Độ bền kéo trượt<br />
tăng khoảng 92% khi sử dụng 2% Ex so với mẫu không chứa Ex. Chứng tỏ độ kết dính<br />
tại b ề mặt tiếp xúc của nhựa nền v à sợi tăng lên. Ex với hàm lượng 2% được xem là<br />
điều kiện biến tính nền tối ưu trong hệ composite sợi đay nền nhựa polypropylene.<br />
<br />
31<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Apparent interfacial shear strength (MPa)<br />
20<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
<br />
14 Ex<br />
Po<br />
TP<br />
12<br />
<br />
<br />
10<br />
0 1 2 3 4 5 6 7<br />
MAHgPP content (weight %)<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của MAHgPP đến độ bền kéo trượt của các mẫu micro-composite.<br />
<br />
4.2. Khảo sát AFM của bề mặt sợi sau khi đo độ bền kéo trượt<br />
Hình 3 cho thấy của bề mặt sợi đay sau khi đo độ bền kéo trượt sử dụng kính<br />
hiển vi lực nguyên tử AFM. Bề mặt sợi của mẫu micro-composite có 2% Ex cho thấy có<br />
mặt PP nhiều hơn so với mẫu không chứa Ex. Có thể giải thích là do nền nhựa PP<br />
không phân cực th ấm ướt k ém lên b ề mặt sợi đay p h ân cực tro n g q u á trìn h gia cô ng<br />
mẫu, nên PP chỉ tiếp xúc ở những bề mặt phẳng, không thấm vào những vị trí lõm sâu ở<br />
bề mặt sợi. Sau khi kéo mẫu micro-composite, bề mặt sợi lộ ra những những vị trí lõm<br />
sâu do không có nhựa bám dính và chỉ một vài chỗ còn nhựa bám dính. Tuy nhiên, khi<br />
sử dụng 2% Ex thì sự tương thích giữa nền nhựa và bề mặt sợi tốt hơn, nhựa thấm tốt<br />
hơn vào những vị trí lõm sâu trên bề mặt, liên kết hydro và liên kết cộng hóa trị có thể<br />
hình thành ở bề mặt tiếp xúc, trong quá trình kéo trượt mẫu Micro -composite, sự phá<br />
hủy kết dính nội xảy ra chủ yếu ở trong nền PP, do vậy bề mặt sợi sau khi kéo dường<br />
như có phủ nhiều PP hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 3. Ảnh AFM của bề mặt sợi sau khi đo độ bền kéo trượt mẫu microcomposite,<br />
(a) 0% Ex và (b) 2% Ex.<br />
<br />
4.3. Độ bền cơ học<br />
Hình 4 cho thấy ản h hưởn g của ch ất tương h ợp Ex v à h àm lượn g sợi (fibre<br />
content) đến độ bền cơ học tĩnh, gồm kéo (tensile strength) và va đập (impact strength)<br />
<br />
32<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
của mẫu macro-composite. Sự sử dụng Ex với hàm lượng 2% đã làm tăng đáng kể độ<br />
bền kéo và độ bền va đập so với mẫu không có Ex. Riêng module kéo có tăng nhưng<br />
không đáng kể khi sử dụng Ex. Đối với mẫu không biến tính, khi tăng hàm lượng sợi thì<br />
độ bền kéo giảm. Khuynh hướng thay đổi độ bền kéo hoàn toàn khác hẳn khi tăng hàm<br />
lượng sợi đối với mẫu có chứa Ex, độ bền tăng khi hàm lượng sợi tăng. Tuy nhiên khi<br />
hàm lượng sợi cao quá thì độ bền lại giảm (mẫu có hàm lượng sợi 41% thể tích).<br />
50 6 40<br />
<br />
<br />
5<br />
40<br />
30<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Impact strength (KJ/m2)<br />
Tensile strength (MPa)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
30<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Module keo (MPa)<br />
3 20<br />
<br />
20<br />
2<br />
Do ben keo, 0% Ex 10 0 % Ex<br />
10 Do ben keo, 2% Ex 2% Ex<br />
Module keo, 0% Ex 1<br />
Module keo, 2% Ex<br />
0 0 0<br />
0 10 20 30 40 0 10 20 30 40<br />
Fibre content (volume %) Fibre content (volume %)<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của chất tương hợp Ex và hàm lượng sợi đến độ bền và module kéo (a);<br />
độ bền va đập (b) của mẫu macro-composite sợi đay/nhựa PP.<br />
<br />
Sự sử dụng sợi đay gia cường cho nền nhựa PP đã làm tăng đáng kể module kéo<br />
nhưng làm giảm độ bền va đập của nhựa PP. Hàm lượng sợi càng tăng thì độ bền va đập<br />
càng giảm Hình 4b và module kéo càng tăng (Hình 4a) do tác dụng tăng độ cứn g của<br />
sợi. Tuy nhiên, ở hàm lượng sợi cao thì module kéo có khuynh hướng giảm do lượng<br />
nhựa không đủ để thấm ướt, liên kết sợi và hệ trở nên kém liên tục.<br />
4.4. Khảo sát kính hiển vi điện tử quét (SEM)<br />
Kết quả chụp SEM cho thấy hình thái bề mặt phá hủy của mẫu ở Hình 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 5. Ảnh SEM của mẫu composite sau khi bị phá hủy kéo, (a) 0% Ex và (b) 2% Ex.<br />
<br />
Bề mặt phá hủy của mẫu composite không chứa Ex có mức độ kết dính kém tại<br />
bề mặt tiếp xúc giữa sợi và nhựa nên xuất hiện nhiều lỗ rỗng và vết nứt ở vùng xung<br />
quanh sợi (Hình 5a). Tuy nhiên, khi nền nhựa được biến tính bằng Ex thì kết dính tại<br />
<br />
33<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
vùng bề mặt tiếp xúc được cải thiện đáng kể do vậy số lượng và kích thước các vết nứt<br />
và lỗ rỗng ở vùng ranh giới nhựa/sợi giảm nhiều (Hình 5b).<br />
4.5. Khảo sát ảnh hưởng của nước<br />
Hình 6a cho thấy khi hàm lượng sợi trong mẫu tăng thì độ hấp thụ nước tăng. Ở<br />
nhiệt độ cao (70oC) mẫu composite hấp thụ nước mạnh hơn ở nhiệt độ thấp (25 oC). Sự<br />
sử dụng 2% Ex đã hạn chế đáng kể sự hấp thụ nước, đặc biệt ở các mẫu có hàm lượng<br />
sợi cao.<br />
Điều thú vị khi kết quả cho thấy độ bền kéo của mẫu PP và composite (Hình 6b)<br />
không giảm hoặc thậm chí tăng nhẹ sau khi ngâm trong nước 7 ngày ở nhiệt độ phòng<br />
25oC. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao 70 oC hầu hết các mẫu ngâm sau 7 ngày đều có độ bền<br />
thấp hơn mẫu ban đầu chưa ngâm. Với cùng điều kiện ngâm và hàm lượng sợi như<br />
nhau, mẫu composite chứa 2% Ex có độ bền vẫn cao hơn mẫu không chứa Ex.<br />
6 50<br />
Comp. soi day/PP+2% Ex, 25oC<br />
Comp. soi day/PP, 25oC<br />
5 Comp. soi day/PP+2% Ex, 70oC<br />
40<br />
Comp. soi day/PP, 70oC<br />
Weight gain (%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tensile strength (MPa)<br />
<br />
<br />
4<br />
30<br />
3<br />
Comp. soi day/PP<br />
20 o<br />
Comp. soi day/PP, 25 C<br />
2 o<br />
Comp. soi day/PP, 70 C<br />
Comp. soi day/PP+2% Ex<br />
1 10 o<br />
Comp. soi day/PP+2% Ex, 25 C<br />
o<br />
Comp. soi day/PP+2% Ex, 70 C<br />
0 0<br />
0 10 20 30 0 10 20 30<br />
Fibre content (volume %) Fibre content (volume %)<br />
<br />
(a) (b)<br />
<br />
Hình 6: Sự thay đổi khối lượng (a)và độ bền kéo (b) của mẫu sau khi ngâm trong nước.<br />
<br />
<br />
5. Kết luận<br />
Sự xử lý nhựa nền đã cải thiện đáng kể đa số các tính năng của vật liệu<br />
composite. Trong số các chất tương hợp MAHgPP, Ex dùng với hàm lượng 2% được<br />
xem là tối ưu để biến tính nhựa nền PP. Sự sử dụng Ex làm tăng độ bền kéo trượt<br />
của mẫu micro-composite (khoảng 92%), tăng đáng kể độ bền kéo và độ bền va đập,<br />
tuy nhiên không làm thayổiđđáng kể module kéo của mẫu composite nền nhựa<br />
polypropylene. Kh ảo sát lão hóa trong môi trường nước của mẫu composite nền<br />
nhựa PP với thời gian 7 ngày cho thấy độ bền kéo không giảm hoặc tăng nhẹ khi<br />
ngâm ở nhiệt độ thấp (25 oC), tuy nhiên khi ngâmở nhiệt độ cao hơn (70 oC) độ bền<br />
kéo giảm.<br />
Lời cảm ơn: Cám ơn bà Tiến sĩ Khoa học Edith Maeder và ông Tiến sĩ Shang-<br />
Lin Gao đã có những đóng góp đáng kể về mặt học thuật. Cám ơn Viện Nghiên cứu Vật<br />
liệu polymer Dresden, CHLB Đức đã tài trợ cho nghiên cứu này.<br />
<br />
<br />
<br />
34<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Bledzki A K, Gassan J. Composites reinforced with cellulose based fibres.<br />
Progress in Polymer Science 1999, 24, 221-274.<br />
[2] Fung K L, Li R K Y., Tjong S C. Interface modification on the properties of sisal<br />
fiber-reinforced polypropylene composites. Journal Applied Polymer Science 2002;<br />
85: 169-278.<br />
[3] Mohanty A K, Drzal L T, Misra M. Journal of Materials Science Letters 2002, 21,<br />
1885-1888.<br />
[4] Joseph P V, Joseph K, Thomas S, Pillai C K S, Prasad V S, Groeninckx G,<br />
Sarkissova M. The thermal and crystallisation studies of short sisal fibre<br />
reinforced polypropylene.<br />
[5] Feng D, Caulfield D F, Sanadi A R. Effect of compatibilizer on the structure-<br />
property relationships of kenaf-fiber/polypropylene composites. Polymer<br />
Composites 2001, 22, 4, 506-517.<br />
[6] Sanadi A R, Caulfield D F. Transcrystalline interphases in natural fibre-PP<br />
composites: effect of coupling agent. Composite Interfaces, 2000, 7 (1), 31-43.<br />
[7] Qiu W, Zhang F, Endo T, Hirotsu T. Preparation and characteristics of composites<br />
of high-crystalline cellulose with polypropylene: effects of maleated polypropylene<br />
and cellulose content. Journal of applied Polymer Science, 2003, 87, 337-345.<br />
[8] Rana A K, Mandal A, Bandyopadhyay S. Short jute fibre reinforced polypropylene<br />
composites: effect of compatibiliser, impact modifier and fibre loading. Composites<br />
Science Technology, 2003, 63, 801-806.<br />
[9] Phan Thị Minh Ngoc, Cao Hoàng Long, Nghiê n cứu chế tạo vật liệu polyme<br />
compozit trên cơ sở phenol -focmandehit gia cường bằng phoi tre, Tạp chí hóa học<br />
T43-1/2005.<br />
[10] Trần Vĩnh Diệu, Nguyễn Phạm Duy Linh, Đào Minh Anh, Nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của xử lý bề mặt sợi tre bằng anhydric axetic đến tính chất kéo của vật liệu polyme<br />
compozit trên cơ sở nhựa polypropylen, Tạp chí hóa học, T43-4/2005.<br />
[11] Trần Vĩnh Diệu, Phạm gia Huân, Phạm Xuân Khải, Nghiên cứu quá trình xứ lý bề<br />
mặt sợi tre bằng acrylonitril (AN) và tính chất của vật liệu polyme compozit trên cơ<br />
sở nhựa polypropylen gia cường bằng sợi tre. Tạp chí hóa học T43-5/2005.<br />
[12] Polymerwerkstoffe- lecture from Prof. Heindrich, IPF Dresden, Germany.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
35<br />