Héi th¶o Khoa häc toµn quèc C«ng nghÖ vËt liÖu vµ bÒ mÆt - Th¸i Nguyªn 2008<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ XỬ LÍ NHIỆT THÉP NÒNG SÚNG PHÁO<br />
35CrNi3MoV<br />
Đinh Bá Trụ (Học viện Kĩ thuật quân sự) - Đinh Văn Chiến(Trường ĐH Mỏ-Địa chất Hà Nội),<br />
Trần Đức Hưng ( Z179 Bộ Quốc phòng)<br />
<br />
Thép 35CrNi3MoV là một loại thép<br />
kết cấu hợp kim thấp độ bền cao, được sử<br />
dụng chế tạo các chi tiết chịu tải trọng lớn, tải<br />
xung đòi hỏi độ bền cao, tính dẻo tốt, như các<br />
trục chân vịt, trục khuỷu, trục chính các máy<br />
điện hoặc máy mỏ, đồng thời dùng chế tạo<br />
nòng súng pháo.<br />
Trong quá trình chế tạo, do chế độ nhiệt khi rèn và khi ủ, tôi và ram không thích hợp,<br />
như nhiệt độ và thời gian giữ nhiệt không đúng, tổ chức tế vi của thép xuất hiện hạt không đều,<br />
hạt thô to xen lẫn các hạt nhỏ. Nguyên nhân hiện tượng hạt không đều và thô to, theo nhiều<br />
nghiên cứu của các nước, là do tính di truyền của hạt, một thuộc tính cố hữu của thép CrNiMoV<br />
và do hàm lượng Al và Mg dư trong quá trình nấu luyện và tinh luyện có tác dụng thúc đNy sự<br />
lớn lên của hạt khi nung ở nhiệt độ cao. Đối với các chi tiết dạng trục, khi rèn, hai đầu phôi chịu<br />
tác động của lực trong các điều kiện biến dạng và nhiệt độ khác nhau, nên kết tinh lại trong điều<br />
kiện khác nhau, dẫn đến độ lớn của hạt không đồng đều giữa hai đầu phôi. Do hạt to và không<br />
đều cục bộ, sự giảm các chỉ tiêu cơ tính, trong đó có độ dai va đập, không đồng đều trên một tiết<br />
diện sản phNm, trên các tiết diện khác nhau tại các đoạn đầu cuối của một trục, nên đối với nòng<br />
súng pháo cần kiểm định chất lượng tại các đoạn đầu cuối và kể cả kiểm tra tại phần giữa phôi.<br />
Từ thực tế sản xuất các chi tiết dạng trục to và dài, nhiều phế phNm đã xảy ra gây lãng phí và<br />
tăng giá thành sản phNm.<br />
<br />
Hình 1. Tổ chức kim tế vi sau khi điện xỉ, hạt thô to và không đều<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định chế độ nhiệt khi rèn và xử lí nhiệt phôi nòng súng pháo,<br />
khẳng định khả năng cung cấp phôi nòng cho quân đội. Cụ thể là: Nghiên cứu khẳng định chế<br />
độ công nghệ ủ đồng đều và khử khuyết tật điểm trắng; công nghệ tôi và ram.<br />
Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở phân tích lí thiết tiến hành thực nghiệm xác định tổ<br />
chức và tính chất của thép sau từng chặng công nghệ.<br />
2. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu<br />
Các bước công nghệ: Xử lí nhiệt - Rèn – tôi và ram (nhiệt luyện hóa tốt)<br />
Phôi và thiết bị rèn: Đường kính ban đầu phôi Φ140, đường kính sản phNm Φ50, sử dụng<br />
công nghệ rèn tóp nóng 2 đầu búa.<br />
78<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(48) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Thiết bị nghiên cứu kim tương: Kính hiển vi quang học Axiovert 40MAT; Máy đô độ<br />
dai va đập RKR450 Đức; Máy thử kéo nén UH – 25; Kính hiển vi điện tử.<br />
a. Xử lí nhiệt sau khi nấu đúc và tinh luyện điện xỉ<br />
Sau khi điện xỉ, các thỏi kim loại được ủ đồng đều khử ứng suất và làm đồng đều hạt.<br />
Chế độ xử lí nhiệt<br />
- Ủ đồng đều T= 9100C<br />
18 h Nguội theo lò<br />
0<br />
- Thường hóa T= 850 C<br />
1,5h Nguội trong KK<br />
Sau khi xử lí nhiệt, tổ chức kim loại tương đối đồng đều.<br />
<br />
Hình 2. Tổ chức tế vi sau xử lí nhiệt: a. ủ 9100C,18 h; Thường hoá 8500C,1,5h<br />
<br />
b. Xử lí nhiệt khi rèn vuốt<br />
Phạm vi nhiệt độ rèn T = 1250 ÷ 850oC. Rèn xong làm nguội trong thùng cát nóng.<br />
Chế độ nhiệt: Nung chậm trong lò, tốc độ nung phân theo các sau: bước 1. Nung chậm<br />
500/h đến nhiệt độ 6500C, bước 2. nung 1000/h đến 8500C, bước 3. nung theo tốc độ lò đến<br />
12500C, giữ nhiệt được tính theo kích thước phôi.<br />
Rèn xong làm nguội chậm trong hố cát nóng, sau 12 giờ mới bỏ ra nguội trong không khí.<br />
c. Xử lí nhiệt cuối cùng<br />
Ủ: T= 860~8800C, 2 h nguội cùng lò;<br />
Tôi: T = 870 ÷ 890oC, trong dầu.<br />
Ram: T = 450oC, 550oC, 650oC,<br />
Ủ có mục đích khử các khuyết tật về ứng suất và tổ chức sau rèn còn dư lại.<br />
Tôi cần sử dụng nhiệt độ cao để các nguyên tố hợp kim và các cacbit tan được trong Feα,<br />
tạo điều kiện hóa bền cho thép sau tôi.<br />
Đối với thép kết cấu sử dụng làm nòng pháo, vấn đề quan trọng phải ram ở nhiệt độ trên<br />
nhiệt độ làm việc. Vì vậy thường sử dụng ram ở 6500C.<br />
<br />
Hình 5.8. Các quy trình xử lí nhiệt<br />
<br />
79<br />
<br />
Héi th¶o Khoa häc toµn quèc C«ng nghÖ vËt liÖu vµ bÒ mÆt - Th¸i Nguyªn 2008<br />
<br />
3. Kết quả thực nghiệm<br />
Bảng 1. Kết quả nghiên cứu cơ tính<br />
Tên mẫu<br />
A1<br />
<br />
Ku, j/cm<br />
99,7<br />
<br />
σ0.2 MPa<br />
768.1<br />
<br />
σbm MPa<br />
896,1<br />
<br />
δ, %<br />
20,0<br />
<br />
ψ, %<br />
64,8<br />
<br />
A2<br />
<br />
105,7<br />
<br />
749,8<br />
<br />
892,5<br />
<br />
20,0<br />
<br />
62,8<br />
<br />
A3<br />
<br />
97,0<br />
<br />
753,4<br />
<br />
894,4<br />
<br />
20,0<br />
<br />
66,0<br />
<br />
B3-1<br />
<br />
139,3<br />
<br />
715,5<br />
<br />
795,0<br />
<br />
23,3<br />
<br />
69,1<br />
<br />
B3-2<br />
<br />
136,8<br />
<br />
735,8<br />
<br />
817,1<br />
<br />
16,7<br />
<br />
64,0<br />
<br />
B3-3<br />
<br />
129,2<br />
<br />
739,2<br />
<br />
821,4<br />
<br />
20,0<br />
<br />
67,0<br />
<br />
B5-1<br />
<br />
183,0<br />
<br />
766,8<br />
<br />
895,1<br />
<br />
26,7<br />
<br />
67,0<br />
<br />
B5-2<br />
<br />
163,6<br />
<br />
705,8<br />
<br />
872,6<br />
<br />
23,3<br />
<br />
69,1<br />
<br />
B5-3<br />
<br />
140,8<br />
<br />
725,1<br />
<br />
979,1<br />
<br />
23,3<br />
<br />
67,3<br />
<br />
B5-4<br />
<br />
47,0<br />
<br />
1324,9<br />
<br />
1474,0<br />
<br />
16,7<br />
<br />
51,9<br />
<br />
B5-5<br />
<br />
48,6<br />
<br />
1331,6<br />
<br />
1480,0<br />
<br />
13,3<br />
<br />
49,6<br />
<br />
B5-6<br />
<br />
51,6<br />
<br />
1297,1<br />
<br />
1440,8<br />
<br />
16,7<br />
<br />
48,0<br />
<br />
B5-7<br />
<br />
68,7<br />
<br />
1225,5<br />
<br />
1363,5<br />
<br />
16,7<br />
<br />
55,6<br />
<br />
B5-8<br />
<br />
87,1<br />
<br />
1150,1<br />
<br />
1280,7<br />
<br />
13,3<br />
<br />
59,0<br />
<br />
B5-9<br />
<br />
68,8<br />
<br />
1199,9<br />
<br />
1333,5<br />
<br />
16,7<br />
<br />
56,9<br />
<br />
B5-10<br />
<br />
165<br />
<br />
963,6<br />
<br />
1053,8<br />
<br />
18,3<br />
<br />
66,6<br />
<br />
B5-11<br />
<br />
197,8<br />
<br />
954,8<br />
<br />
1047,2<br />
<br />
18,3<br />
<br />
67,1<br />
<br />
B5-12<br />
<br />
170,6<br />
<br />
962,5<br />
<br />
1045,9<br />
<br />
18,3<br />
<br />
67,3<br />
<br />
2<br />
<br />
Bảng 5.2.Kết quả thử cơ tính sau gia công, giá trị trung bình<br />
Độ co thắt, %<br />
<br />
Độ dai va đập, J/cm2<br />
<br />
GH chảy, MPa<br />
<br />
GH bền, MPa<br />
<br />
Độ dãn dài, %<br />
<br />
Ban đầu<br />
<br />
757<br />
<br />
895<br />
<br />
20.0<br />
<br />
65.0<br />
<br />
101.0<br />
<br />
Sau vuốt<br />
<br />
729<br />
<br />
811<br />
<br />
20.0<br />
<br />
67.0<br />
<br />
135.1<br />
<br />
Sau tóp chưa NL<br />
<br />
732<br />
<br />
915<br />
<br />
24.3<br />
<br />
67.7<br />
<br />
162.6<br />
<br />
Sau tóp, T+R450<br />
<br />
1318<br />
<br />
1465<br />
<br />
15.7<br />
<br />
50.0<br />
<br />
49.0<br />
<br />
Sau tóp, T+R550<br />
<br />
1192<br />
<br />
1326<br />
<br />
15.7<br />
<br />
58.3<br />
<br />
74.9<br />
<br />
Sau tóp, T+R650<br />
<br />
961<br />
<br />
1049<br />
<br />
18.3<br />
<br />
67.1<br />
<br />
77.8<br />
<br />
Phân tích kết quả cơ tính<br />
- Cơ tính của thép phôi ban đầu Φ140 so với phôi sau vuốt Φ100 và sau rèn tóp chưa<br />
nhiệt luyện, không có thay đổi lớn. Có nghĩa là, trong điều kiện thường hóa, tác dụng của rèn<br />
vuốt với tỉ số rèn cao, chưa làm thay đổi cơ bản các giá trị cơ tính của vật liệu. Như vậy, việc<br />
rèn tóp chủ yếu tác dụng thu nhỏ đường kính sản phNm theo yêu cầu của phôi.<br />
- Cơ tính của thép sau tóp và tôi – ram có thay đổi rõ rệt. Khi ram ở nhiệt độ 4500C, giá<br />
trị độ bền và giới hạn chảy cao. Nhưng độ dai va đập thấp. Khi tăng nhiệt độ ram, các chỉ tiêu<br />
bền giảm. Xét về giá trị khi ram ở nhiệt độ 6500C giới hạn đàn hồi cũng đạt đến 1000MPa. Đặc<br />
biệt nhận thấy, khi ram ở nhiệt độ cao, độ co thắt và độ dai va đập tăng. Có nghĩa, khi ram cao,<br />
được các tổ chứ kim tương nhỏ mịn, làm cho tính dẻo của thép cải thiện.<br />
80<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(48) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Kết quả phân tích kim tương<br />
<br />
Ảnh 9. Mẫu 1 t=m thực Klem (mầu)- 100x.<br />
Pha ferit màu xanh.<br />
<br />
Ảnh 10. Mẫu 1 t=m thực Klem (mầu)<br />
Pha ferit nhuộm màu xanh.<br />
<br />
Mẫu sau tóp trước tôi – ram<br />
<br />
Ảnh 21. Mẫu 2 t=m thực Klem (mầu)<br />
100x. Pha ferit xanh.200x.<br />
<br />
Ảnh 22. Mẫu 2 t=m thực Klem (mầu)<br />
Pha ferit xanh.<br />
<br />
Tôi Ram 450<br />
<br />
Ảnh 39. Mẫu 4 t=m thực 4% Picral+ 2% Nital- 200x.<br />
Cấu trúc mịn hơn nhiều, không thấy ferit dạng kim.<br />
Tổ chức tế vi có thể là mactensit ram.<br />
<br />
Ảnh 40. Mẫu 4 t=m thực<br />
4% Picral+ 2% Nital- 200x- DIC.<br />
<br />
Tôi ram 650<br />
<br />
Ảnh 65. Mẫu 6 t=m thực Klem (mầu)- 100x.<br />
<br />
Ảnh 66. Mẫu 6 t=m thực Klem (mầu)- 200x.<br />
<br />
81<br />
<br />
Héi th¶o Khoa häc toµn quèc C«ng nghÖ vËt liÖu vµ bÒ mÆt - Th¸i Nguyªn 2008<br />
<br />
Ảnh hiển vi điện tử<br />
<br />
Kết luận<br />
Độ hạt lớn và không đồng đều sinh ra do tính di truyền của thép, do hàm lượng Al, Mg<br />
dư, và do chế độ nhiệt khi rèn gây chất lượng thép kém nhất là đối với các chi tiết dạng trục dài<br />
như nòng pháo. Khuyết tật này cần được sử dụng công nghệ nhiệt luyện để khử.<br />
Quy trình công nghệ đã thực hiện và đem lại kết quả tốt, tổ chức kim loại tương đối đồng<br />
đều theo tiết diện và đồng đều trên chiều dài, chất lượng về cơ tính đáp ứng yêu cầu.<br />
Quy trình công nghệ đã được ứng dụng cho công nghệ tạo phôi nòng súng<br />
Tóm tắt<br />
Thép kết cấu hợp kim độ bền cao hợp kim hóa bằng Cr-Ni-Mo-V và xử lí nhiệt tôi-ram<br />
được sử dụng rộng rãi để chế tạo các chi tiết máy chịu tải lớn và trong chế tạo nòng súng pháo.<br />
Loại thép này thường xuất hiện các hạt tinh thể lớn sau ủ, và tôi-ram do tính di truyền cấu trúc.<br />
Do đó, cơ tính của chúng giảm. Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của xử lí nhiệt<br />
đến tổ chức tế vi và tính chất của thép 35CrNi3MoV. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi sử<br />
dụng các quy trình công nghệ tổng hợp về xử lí nhiệt, có thể thu được tổ chức hạt đồng đều và<br />
nhỏ mịn, đồng thời cho các chỉ tiêu cơ tính cao, như độ bền cao, độ cứng và tính dẻo tốt. Các<br />
quy trình công nghệ xử lí nhiệt có thể áp dụng cho xử lí nhiệt các chi tiết lớn như các loại trục<br />
trong các máy điện và máy mỏ.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Đinh Bá Trụ, Trần Đức Hưng (2005), “ Đặc điểm Thép nòng pháo và vấn đề công nghệ xử lí<br />
nhiệt ”, Tạp chí Cơ khí.<br />
[2]. М. Л. Бертнштейн и А. Г. Рахштадт, (1995),<br />
обработка, Справочник, М, Металлургия.<br />
<br />
Металловедение и Термическая<br />
<br />
[3]. В.П. Левченко, В.В. Кубaчек, В.А. Гольцов и др (1975). Влияние микролегировaния<br />
гидридообрaзующими элементaми нa флокеночувствительность стaли 34ХНМ. Изв. вузов, Чернaя<br />
метaллургия. - №10. - C.116-119.<br />
[4]. Т.К.Сергеева, Н.А.Башнин, В.М.Иванова и др (1996). Поведение водорода в стали<br />
38ХН3МФА при разных схемах противофлокенной термической обработки. Изв. РАН, Металлы. .<br />
- №1. - С.74-79.<br />
<br />
82<br />
<br />