TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ TINH SẠCH KHÁNG THỂ<br />
KHÁNG NỌC RẮN HỔ MANG Naja atra<br />
Nguyễn Ngọc Tuấn*; Trịnh Thanh Hùng**<br />
Đặng Hồng Thanh***; Nguyễn Đặng Dũng*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: nhiễm độc nọc rắn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc<br />
để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nạn nhân. Biện pháp<br />
điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân (BN) bị nhiễm độc nọc rắn là huyết thanh kháng nọc rắn<br />
(HTKNR) đặc hiệu; tuy nhiên, trước hết cần xác định được loài rắn độc gây ra tai nạn rắn cắn.<br />
Vật liệu và phương pháp: chế tạo và tinh sạch 3 kháng thể đặc hiệu nọc rắn hổ mang miền Bắc<br />
N. atra nhằm sử dụng làm nguyên liệu phát triển xét nghiệm miễn dịch phát hiện nọc rắn N. atra.<br />
Kết quả: đã chế tạo và tinh sạch thành công 2 kháng thể đặc hiệu với nọc rắn hổ mang N. atra<br />
từ huyết thanh thỏ và từ l ng đỏ trứng gà được gây miễn dịch (tại Bộ môn Miễn dịch, Học viện<br />
Quân y) và tinh sạch 1 kháng thể từ huyết thanh ngựa được gây miễn dịch (do Đài Loan cung cấp).<br />
Kết luận: có thể sử dụng các kháng thể sau tinh sạch để phát triển bộ xét nghiệm miễn dịch<br />
phát hiện nhanh nọc rắn hổ mang N. atra.<br />
* Từ khoá: Nọc rắn; Naja atra; Kháng thể.<br />
<br />
Study on Production and Purification of Antibodies Specific to<br />
Naja Atra Snake Venom<br />
Summary<br />
Introduction: Snake envenomation, if not promptly treated, may lead to death or severe<br />
complications in the snakebite victims. One of the most effective therapies for snakebite victims<br />
relies on administration of specific antivenin, once the causal snake species is identified.<br />
Current methods of choice for snake venom identification include immunoassay, which needs<br />
venom-specific antibodies for its development. Materials and methods: 3 antibodies specific to<br />
Naja atra venom antigen were isolated and purified by conventional methods. Results: We have<br />
successfully produced and purified 3 antidobies specific to N. atra venom, 2 of which were<br />
created by ourselves (at Vietnam Military Medical University) and the other was kindly provided<br />
by Center for Toxicology, China Medical University Hospital, Taichung, Taiwan. Conclusions:<br />
These 3 antibodies can be utilized as materials for development of rapid immunoassays for<br />
N. atra snake venom detection.<br />
* Key words: Snake venom; Naja atra; Antibody.<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bộ Khoa học và Công nghệ<br />
*** Viện Y học Phòng không - Không quân<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Tuấn (nguyenngoctuanmd@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/12/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 29/12/2015<br />
<br />
77<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rắn độc cắn là một trong những tai<br />
nạn nguy hiểm thường gặp đối với nông<br />
dân, công nhân lâm trường và bộ đội hoạt<br />
động dã ngoại. Nhiễm độc nọc rắn nếu<br />
không được điều trị kịp thời có thể dẫn<br />
đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng<br />
nề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc<br />
sống của nạn nhân sau khi sống sót.<br />
Xác định chính xác nọc độc của loài rắn<br />
gây tai nạn trong cơ thể nạn nhân rắn cắn<br />
có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, vừa<br />
giúp sơ cấp cứu đúng cách, vừa định<br />
hướng lựa chọn đúng loại HTKNR đơn<br />
đặc hiệu để sử dụng, đem lại hiệu quả<br />
điều trị cao và an toàn hơn cho nạn nhân<br />
[1, 3, 4]. Theo WHO, thuốc điều trị hiệu<br />
quả nhất cho BN bị nhiễm độc nọc rắn là<br />
HTKNR [7, 8]. Tuy nhiên, để lựa chọn<br />
HTKNR đặc hiệu, trước tiên cần xác định<br />
loài rắn độc đã gây ra tai nạn rắn cắn. Tại<br />
miền Bắc, rắn hổ mang N. atra là một<br />
trong số các loài rắn có tần suất gây tai<br />
nạn rắn độc cắn và tỷ lệ tử vong do rắn<br />
cắn tương đối cao. Đến nay, tại Việt Nam<br />
chưa có báo cáo về việc phát triển kít<br />
phát hiện nọc rắn hổ mang N. atra cho<br />
chẩn đoán loài rắn gây tai nạn rắn cắn.<br />
Nhờ tính đặc hiệu của phản ứng kết<br />
hợp kháng nguyên - kháng thể, các phản<br />
ứng miễn dịch được coi là những kỹ thuật<br />
tốt nhất được sử dụng để phát hiện nọc<br />
độc [7]. Nổi bật trong các kỹ thuật miễn<br />
dịch chính là xét nghiệm dựa trên nguyên<br />
lý sắc ký miễn dịch. Tuy nhiên, để phát<br />
triển được bộ xét nghiệm miễn dịch phát<br />
hiện nọc rắn độc dựa trên nguyên lý sắc<br />
78<br />
<br />
ký miễn dịch cần có ít nhất 2 kháng thể<br />
từ 2 loài khác nhau có hiệu giá cao và<br />
đặc hiệu với kháng nguyên nọc rắn. Xuất<br />
phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu chế tạo kháng thể (IgG, IgY)<br />
và tinh sạch kháng thể sẵn có đặc hiệu<br />
với kháng nguyên nọc rắn hổ mang N. atra,<br />
có thể sử dụng để phát triển bộ xét<br />
nghiệm miễn dịch phát hiện nọc rắn hổ<br />
mang N. atra.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu.<br />
* Đối tượng nghiên cứu:<br />
- Động vật thí nghiệm: thỏ đực 12 con,<br />
cân nặng 2 - 2,5 kg chia làm 4 lô; gà mái<br />
trong độ tuổi đẻ trứng 12 con, cân nặng<br />
1,5 - 2 kg chia làm 4 lô; động vật thí nghiệm<br />
được Ban Cung cấp Động vật thí nghiệm,<br />
Học viện Quân y cung cấp và nuôi trong<br />
điều kiện đủ thức ăn, nước uống trong<br />
suốt quá trình tiến hành thí nghiệm.<br />
- Huyết thanh ngựa trước và sau khi<br />
gây miễn dịch với kháng nguyên nọc rắn<br />
hổ mang N. atra do Trung tâm Độc chất,<br />
Bệnh viện Đại học Y Trung Hoa, Đài Loan<br />
cung cấp (theo Đề tài hợp tác khoa học<br />
Nghị định thư giữa Việt Nam và Đài Loan).<br />
* Vật liệu nghiên cứu:<br />
Nọc tổng số của rắn hổ mang N. atra<br />
do Trại rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Phúc cung<br />
cấp, số lượng 1 g; nọc tổng số của 4 loài<br />
rắn độc khác (Hổ đất, Lục xanh, Chàm<br />
quạp và Hổ chúa) do Trung tâm Nuôi<br />
trồng và Bảo tồn Dược liệu Quân khu 9<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
(Trại rắn Đồng Tâm) cung cấp, số lượng<br />
mỗi loại 100 mg. Nọc rắn được thu thập<br />
bằng phương pháp kích thích cơ học<br />
tuyến nọc cho rắn tiết nọc vào cốc sạch<br />
(theo quy trình của WHO [9]), tạo hỗn<br />
hợp nọc của ít nhất 30 cá thể rắn mỗi<br />
loài, không phân biệt giới, có độ tuổi và<br />
kích thước khác nhau nhằm bảo đảm tính<br />
đại diện loài.<br />
Tá chất Freund hoàn chỉnh và Freund<br />
không hoàn chỉnh, kháng thể đơn clon<br />
kháng IgG thỏ đánh dấu enzym peroxidase,<br />
kháng thể đơn clon kháng IgY gà đánh<br />
dấu enzym peroxidase và cơ chất OPD<br />
(o-phenylenediamin) (Hãng Sigma).<br />
Các hoá chất khác và vật tư tiêu hao<br />
dùng cho gây miễn dịch và phản ứng<br />
ELISA đều đạt tiêu chuẩn phân tích và<br />
chính hãng sản xuất cung cấp.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
* Chế tạo kháng nguyên từ nọc rắn:<br />
Nọc rắn ở dạng đông khô được hoà tan<br />
trong dung dịch NaCl 0,9% thành dạng<br />
dung dịch có nồng độ 1 mg/ml. Ly tâm<br />
dung dịch nọc, thu dịch nổi và lọc vô trùng<br />
qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,22 µm.<br />
Trộn dung dịch nọc với tá chất Freund<br />
theo tỷ lệ 1:1 về thể tích tạo thành huyền<br />
dịch kháng nguyên để gây miễn dịch.<br />
Huyền dịch kháng nguyên được chế tạo<br />
mới cho mỗi lần gây miễn dịch và được<br />
giữ ở 40C đến khi sử dụng.<br />
* Gây miễn dịch tạo kháng thể kháng<br />
nọc rắn:<br />
Được tiến hành theo quy trình gây<br />
miễn dịch nhiều mũi nhắc lại theo mô tả<br />
của Selvanayagam và CS [6]. Gây miễn<br />
<br />
dịch lần đầu với kháng nguyên trộn tá<br />
chất Freund hoàn chỉnh, gây miễn dịch<br />
nhắc lại với kháng nguyên trộn tá chất<br />
Freund không hoàn chỉnh. Khoảng cách<br />
giữa các lần gây miễn dịch 3 tuần.<br />
Bảng 1: Liều kháng nguyên sử dụng gây<br />
miễn dịch.<br />
Lô thỏ (T), ô gà (G) T1, G1 T2, G2 T3, G3 T4, G4<br />
Mũi 1<br />
<br />
50<br />
<br />
75<br />
<br />
100<br />
<br />
125<br />
<br />
Nồng độ<br />
kháng<br />
nguyên<br />
<br />
Mũi 2<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
Mũi 3<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
(g/ml)<br />
<br />
Mũi 4<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
Mũi 5<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
Phương pháp gây miễn dịch:<br />
- Đối với thỏ: tiêm theo đường tiêm<br />
dưới da dọc 2 bên sống lưng thành nhiều<br />
mũi, mỗi mũi khoảng 50 l huyền dịch,<br />
tổng thể tích một lần tiêm là 1 ml huyền<br />
dịch.<br />
- Đối với gà: tiêm trong cơ ngực lớn<br />
thành nhiều mũi, mỗi mũi khoảng 50 l<br />
huyền dịch, tổng thể tích một lần tiêm<br />
1 ml huyền dịch.<br />
Lấy máu động vật thí nghiệm trước khi<br />
gây miễn dịch và 7 ngày sau mỗi lần gây<br />
miễn dịch để phát hiện sự có mặt của<br />
kháng thể kháng nọc rắn. Máu thỏ được<br />
lấy từ động mạch tai, máu gà lấy từ động<br />
mạch cánh.<br />
Trứng gà được thu thập 7 ngày sau<br />
lần gây miễn dịch thứ ba để phát hiện<br />
kháng thể đặc hiệu trong l ng đỏ trứng.<br />
* Kỹ thuật ELISA gián tiếp phát hiện<br />
kháng thể kháng nọc rắn trong huyết thanh:<br />
- Kháng nguyên nọc rắn tổng số (nồng<br />
độ 20 g/ml pha trong dung dịch đệm<br />
79<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
carbonate-bicarbonate pH 9,6) được cố<br />
định trên bề mặt giếng ELISA bằng phương<br />
pháp hấp phụ thụ động ở 400C/12 giờ.<br />
Tiếp đó, bề mặt giếng ELISA được che<br />
phủ (blocking) bằng dung dịch BSA 1%.<br />
- Huyết thanh (thỏ, gà, ngựa) được pha<br />
loãng bậc 2. Nhỏ 100 l huyết thanh đã<br />
pha loãng vào giếng ELISA đã gắn kháng<br />
nguyên nọc rắn, ủ trong 30 phút ở nhiệt<br />
độ phòng. Kháng thể thỏ đặc hiệu với nọc<br />
rắn có mặt trong mẫu huyết thanh được<br />
phát hiện bằng kháng thể đánh dấu enzym<br />
peroxidase. Sau khi rửa loại bỏ các thành<br />
phần không gắn kết trong giếng ELISA,<br />
hoạt tính của enzym peroxidase (thể hiện<br />
sự có mặt của kháng thể đặc hiệu kháng<br />
nguyên nọc rắn) được khảo sát thông qua<br />
tác dụng xúc tác của enzym gây đổi màu<br />
cơ chất OPD (bằng cách bổ sung cơ chất<br />
OPD vào giếng phản ứng). Đo cường độ<br />
của phản ứng chuyển màu bằng máy đọc<br />
ELISA ở bước sóng 450 nm. Hiệu giá<br />
kháng thể trong huyết thanh được tính là<br />
độ pha loãng huyết thanh lớn nhất mà tại<br />
đó c n cho kết quả dương tính với kháng<br />
nguyên nọc rắn.<br />
<br />
- Tách chiết IgY từ trứng gà theo phương<br />
pháp được Hoàng Trung Kiên và CS mô tả<br />
[5]: tách l ng đỏ trứng khỏi lòng trắng, sau<br />
đó trộn với nước cất lạnh 40C (tỷ lệ 1:9 về<br />
thể tích) qua đêm; thu dịch nổi, lọc qua giấy<br />
lọc Whatman; dịch lọc được kết tủa phân<br />
đoạn lần lượt trong dung dịch amoni sulfat<br />
25% và 40%; thu cặn, hòa tan trong dung<br />
dịch PBS 1X, tiếp đó thẩm tích (loại bỏ<br />
amoni sulfat) trước khi chạy sắc ký trao đổi<br />
ion. Chế phẩm kháng thể sau tinh sạch<br />
được khảo sát hoạt tính bằng kỹ thuật<br />
ELISA gián tiếp, đồng thời điện di SDSPAGE để kiểm tra độ tinh sạch.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả nghiên cứu chế tạo kháng<br />
thể kháng nọc rắn hổ mang N. atra từ<br />
thỏ và gà.<br />
<br />
* Đánh giá phản ứng chéo giữa HTKNR<br />
với các nọc rắn khác:<br />
Phản ứng chéo giữa huyết thanh (thỏ,<br />
gà, ngựa) kháng nọc rắn N. atra với nọc<br />
rắn khác loài (rắn Hổ đất, Hổ chúa, Chàm<br />
quạp và Lục xanh) được khảo sát bằng<br />
kỹ thuật ELISA gián tiếp. Kết quả ELISA<br />
dương tính thể hiện sự có mặt của kháng<br />
thể phản ứng chéo.<br />
* Tinh sạch kháng thể:<br />
- Huyết thanh chứa kháng thể đặc hiệu<br />
được tinh sạch bằng phương pháp sắc ký<br />
ái lực (sử dụng cột protein A cho huyết<br />
thanh thỏ, cột protein G cho huyết thanh<br />
ngựa), sau đó thẩm tích qua đêm ở 40C.<br />
80<br />
<br />
Hình 1: Biến động hiệu giá kháng thể đặc<br />
hiệu trên thỏ và gà được gây miễn dịch.<br />
Kháng thể đặc hiệu bắt đầu xuất hiện<br />
sau mũi đầu tiên và tăng dần trong quá<br />
trình gây miễn dịch, đạt cao nhất sau 4 - 5<br />
lần tiêm kháng nguyên.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
2. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu trong HTKNR.<br />
<br />
Hình 2: Hiệu giá kháng thể đặc hiệu của 3 HTKNR.<br />
Hiệu giá kháng thể có trong huyết thanh thỏ (T2, T3) và gà (G3) sau 5 lần gây miễn dịch<br />
đều đạt từ 128.000 - 256.000, hiệu giá kháng thể có trong huyết thanh ngựa là 256.000.<br />
3. Phản ứng chéo giữa kháng thể kháng nọc rắn N. atra với kháng nguyên nọc<br />
rắn khác loài.<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
(1: nọc rắn Chàm quạp, 2: nọc rắn Lục xanh, 3: nọc rắn Hổ chúa, 4: nọc rắn Hổ đất)<br />
<br />
Hình 3: Phản ứng chéo giữa kháng thể kháng nọc rắn N. atra với nọc rắn khác loài.<br />
81<br />
<br />