Nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ đối với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay - Tiếp cận từ thuyết hiện thực mới: Phần 2
lượt xem 9
download
Phần “Đại sự ký” của cuốn sách "Chính sách đối ngoại Mỹ - Tiếp cận từ thuyết hiện thực mới và trường hợp Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay" đã tổng kết, ghi lại những mốc quan trọng trên chặng đường 25 năm bình thường hóa và phát triển quan hệ (1995-2020), cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đọc quan tâm tới quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ đối với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay - Tiếp cận từ thuyết hiện thực mới: Phần 2
- 156 Chương III CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM KỂ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA ĐẾN NAY Kế thừa kết quả nghiên cứu của các chương trước, chương này sẽ vận dụng những giả định cơ bản của thuyết Hiện thực mới về hành vi của quốc gia trong hệ thống quốc tế vô chính phủ để phân tích chính sách của Mỹ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Trên cơ sở đó và từ góc nhìn lợi ích của Việt Nam, tác giả mạnh dạn nêu một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ thời gian tới. I. LỢI ÍCH CỦA MỸ Giả định ở đây là Mỹ đặt quan hệ với Việt Nam và các nhân tố có liên quan trên cơ sở ưu tiên lợi ích quốc gia Mỹ (Giả định 1). Để phục vụ mục đích phân tích, lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam được chia thành hai nhóm chính: các lợi ích đơn phương của Mỹ và các lợi ích song trùng với Việt Nam. Dĩ nhiên, giữa hai nhóm lợi ích này cũng có những mối liên hệ, chuyển hóa lẫn nhau, ví dụ mỗi
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 157 bên đều có những mục tiêu riêng đối với cộng đồng người Việt tại Mỹ nhưng đồng thời cũng có những mục tiêu chung. Do đó, sự phân chia này chỉ có tính tương đối. 1. Lợi ích đơn phương Quá trình dẫn đến bình thường hóa và sau đó cho thấy Mỹ có ít nhất ba lợi ích quan trọng trong quan hệ với Việt Nam và các lợi ích này về cơ bản cũng nằm trong những lợi ích lớn của Mỹ như đã phân tích ở Chương II. Thứ nhất, để duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu, bảo đảm trật tự khu vực có lợi, Mỹ cần thêm những đối tác thân thiện và có năng lực tại khu vực. Bởi vậy, xét vị trí địa - chiến lược, vai trò của một nước Việt Nam đổi mới và mở cửa, Mỹ có lợi ích khi thúc đẩy gắn kết với Việt Nam, xem Việt Nam như một đối tác mới trong tổng thể chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến chuyển nhanh chóng. Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có tiểu khu vực Đông Nam Á chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong bàn cờ chiến lược toàn cầu1. Về kinh tế, khu vực này đang sở hữu gần 1/2 GDP toàn cầu và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên. Về an ninh, khu vực đang có những thay đổi nhanh chóng về tương quan so sánh lực lượng, trong đó nổi bật nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc và phần nào đó là Ấn Độ và một số quốc gia khác trong khu vực. Bên cạnh đó, các điểm nóng tiềm tàng như bán đảo Triều Tiên, quan __________ 1. Xem thêm Clinton, Hillary: “America’s Pacific Century”, Foreign Policy, November, 2011, pp.1-5.
- 158 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... hệ hai bờ qua eo biển Đài Loan và Biển Đông vẫn chưa có phương án giải quyết hiệu quả, lâu dài. Do vậy, sẽ hợp lý nếu cho rằng Mỹ hoàn toàn có lợi ích trong việc tăng cường ảnh hưởng ở khu vực này thông qua việc cải thiện quan hệ với một trong những nước quan trọng tại đây1. Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh không lâu, về đối nội, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chính sách đổi mới, đạt nhiều thành tựu đáng kể. Về đối ngoại, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước lớn, trung tâm kinh tế - chính trị của thế giới. Thực tế là việc gia tăng mức độ quan tâm của Mỹ về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á hiện nay đang được thể hiện một cách toàn diện, trên nhiều vấn đề và với nhiều đối tác khác nhau. Một bằng chứng là sau Chiến tranh lạnh, Washington cử ngày càng nhiều các quan chức ngoại giao và quân sự hàng đầu tới tham dự các diễn đàn khu vực như APEC, ADMM+, EAS và Đối thoại Shangri-La để tăng cường cam kết của Mỹ đối với khu vực, trong đó Việt Nam là một thành viên tích cực. Đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, thuyết Hiện thực mới gợi ý, một trong những phương cách hiệu quả là liên kết với đồng minh, đối tác của Mỹ và các đối thủ, đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc. Chẳng hạn luận điểm “cân bằng từ xa” của thuyết Hiện thực mới cho rằng Mỹ có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc thông qua vai trò hỗ trợ của các __________ 1. Powell, Robert: “Absolute and relative gains in international rela- tions theory”, American Political Science Review 85, 1991, pp. 109-120.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 159 đối tác thân thiện tại khu vực1. Chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ dưới Chính quyền Trump năm 2017 đã nêu rõ các đồng minh và đối tác của Mỹ. Đó là cách làm thực tế vì vừa giúp đạt được mục tiêu vừa không phải tốn kém nguồn lực. Mặt khác, theo giả định 5, để duy trì vị thế bá quyền, Mỹ cũng phải trực tiếp cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực vì xét cho cùng chỉ có các nước lớn mới là “đối tác”, “đối thủ” xứng tầm của nhau. Tiếp cận từ góc độ này, Mỹ nhìn Việt Nam như một đối tác có những giá trị chiến lược nhất định. Một nước Việt Nam phát triển, thân thiện với Mỹ sẽ giúp Mỹ duy trì cục diện có lợi tại khu vực mặc dù cách làm này không nhất thiết thông qua tập hợp trong mạng lưới chống lại một nước thứ ba2. Trong các phát biểu công khai vào cuối thời kỳ Chính quyền Obama và chuyển giao sang Chính quyền Trump, phía Mỹ nêu quan điểm Mỹ có lợi ích trong việc ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng. Hơn nữa với vai trò năng động, tích cực của Việt Nam trong ASEAN, Mỹ càng có lợi ích trong việc tăng cường quan hệ với Việt Nam, củng cố ASEAN, tạo sức mạnh cộng hưởng và đòn bẩy trong quan hệ với các nước lớn khác. Cũng vì muốn can dự tích cực, năm 2010 khi Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN, trên cơ __________ 1. Walt, Stephen: “Offshore balancing: An idea whose time has come”, Foreign Policy [blog],http://walt.foreignpolicy.com/posts/2011/11/02/ offshore_balancing_an_idea_whose_time_has_come , truy cập ngày 18/4/2012. 2. Xem thêm Carpenter, Ted Galen : “The Looming U.S. Return to Cam Ranh Bay”, The National Interest, June 18, 2012, pp.2-3.
- 160 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... sở đồng thuận của ASEAN, Chính quyền Obama quyết định từ năm 2011 Mỹ bắt đầu tham gia Thượng đỉnh Đông Á - diễn đàn mở của các nhà lãnh đạo bàn về các vấn đề chính trị - an ninh và chiến lược của khu vực1. Cũng trong năm 2010 khi Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN, Mỹ lần đầu tiên cùng bảy nước khác (bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân và Nga) tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất (ADMM+) tại Hà Nội. Sáng kiến này của Việt Nam được đánh giá là một “diễn đàn quan trọng để các cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương giải quyết hàng loạt vấn đề phi truyền thống mà giờ đây trở thành mối bận tâm chung của tất cả các quốc gia tham gia cơ chế này”2. Ít nhất, theo lôgích cân bằng quyền lực của thuyết Hiện thực mới, Mỹ không muốn các thành viên của ASEAN, trong đó có Việt Nam rơi vào ảnh hưởng quá sâu của bất kỳ nước lớn nào có khả năng thách thức, gây bất lợi cho các hoạt động tương lai của Mỹ tại khu vực. Hiện nay mặc dù triệt thoái hoặc giảm cam kết với nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương nhưng Chính quyền Trump vẫn cử các quan chức ngoại giao, quốc phòng cấp cao dự các hoạt động của ASEAN. __________ 1. Phạm Gia Khiêm: “Thành công năm Chủ tịch ASEAN ghi đậm dấu ấn Việt Nam”, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, tại http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thanh-cong-nam-Chu-tich- ASEAN-ghi-dam-dau-an-Viet-Nam/201012/52768.vgp, truy cập ngày 08/01/2013. 2. Chye, Tan Seng: “ADMM + 8: Adding Flesh to a New Regional Architecture”, RSIS Commentaries, October 15, 2010, https://www.rsis.edu.sg/ wp-content/uploads/2014/07/CO10131.pdf, truy cập ngày 26/02/2018.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 161 Thứ hai, Mỹ có những mối quan tâm đặc thù về tình hình tôn giáo, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều nhóm trong nội bộ Mỹ cho rằng nếu Mỹ không có những “tác động” vào Việt Nam thì Việt Nam sẽ “rơi ra ngoài quỹ đạo giá trị” Mỹ có thể kiểm soát. Theo quan điểm này, Mỹ không thể vì yếu tố cân bằng chiến lược mà bỏ qua những quan tâm khác. Việc Hạ viện Mỹ, dưới tác động của một số nhóm nghị sĩ, nhiều năm qua đã tìm cách giới thiệu và thông qua các dự luật về nhân quyền Việt Nam là minh chứng cho giả định này. Những dự luật này theo diễn giải của các nhà ngoại giao Mỹ, thể hiện “mong muốn” của một bộ phận “cử tri” Mỹ về một nước Việt Nam “dân chủ, tự do”, tương tự như hệ giá trị Mỹ. Luận điểm ở đây là càng gần với cách suy nghĩ của người Mỹ, càng dễ chi phối Việt Nam theo hướng Mỹ mong muốn. Giải thích về điểm này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Mỹ) cho rằng: Các nhà lãnh đạo và chiến lược gia Mỹ phải hành động theo chính trị thực tiễn, vì thế có thể ủng hộ mọi chế độ miễn là phục vụ quyền lợi Mỹ. Nhưng một chính sách ngoại giao hữu hiệu cần có sự ủng hộ của quần chúng thông qua vai trò của Quốc hội. Vì thế yếu tố nhân quyền và dân chủ luôn có mặt trong chính sách của Mỹ đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đó là lý do tại sao chính quyền Mỹ thường bị chỉ trích là thân thiện với Arập Xêút và Ai Cập. Ngoài ra, khi quan hệ chiến lược và kinh tế không lớn mạnh thì yếu tố giá trị này là rất quan trọng. Đây là nhân tố không thể bỏ qua trong quan hệ Việt - Mỹ, nhất là trong trường hợp Mỹ còn chưa có đồng thuận chính trị về Việt Nam và đang lưỡng lự
- 162 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... không biết có nên làm mất lòng Trung Quốc vì Việt Nam hay không1. Lôgích này cũng được thuyết Hiện thực mới chấp nhận ở chỗ, nếu thực sự Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc thúc đẩy phổ biến nhân quyền ra toàn thế giới, thì Mỹ cũng sẽ có nhu cầu thúc đẩy phổ biến các giá trị này đối với Việt Nam. Vấn đề là Mỹ có thực sự có lợi ích trong việc này hay không? Như các phần trên đã chứng minh, “thúc đẩy dân chủ, nhân quyền” còn là “cái cớ” để Mỹ đạt được các mục đích khác2. Nghiên cứu sâu về vai trò của yếu tố dân chủ, nhân quyền trong chính sách đối ngoại Mỹ, Julie A. Mertus đi đến kết luận “các chính trị gia thường đưa các lời hứa về nhân quyền để kích thích cách ứng xử của người khác theo hướng họ mong đợi và tạo dựng hình ảnh tích cực về bản thân họ”3. Mặt khác, thực tế cho thấy các chính quyền Mỹ cũng bị các tổ chức nhân quyền hay tôn giáo gây sức ép. Các báo cáo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) hay Ân xá quốc tế (Amnesty International) thường có các nội dung chỉ trích ngay cả các chính sách của chính quyền Mỹ. Ngoài ra là các mối quan tâm của mỗi cá nhân với tư cách là nhân vật có ảnh hưởng hay chỉ là một cử tri bình thường. Các tổ chức hay cá nhân có thể tiếp cận với Quốc hội Mỹ và đề nghị các nghị sĩ có tiếng nói với phía chính quyền. Thông thường Quốc hội có thể chuyển thông điệp __________ 1. Phỏng vấn của tác giả với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, ngày 02/3/2013. 2, 3. Xem thêm Mertus, Julie A.: Bait and Switch: Human Rights and US Foreign Policy, Routledge, New York, 2004, pp.21-33, 209.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 163 hoặc gây áp lực với chính quyền trong vấn đề dân chủ, nhân quyền theo các cách thức như tổ chức điều trần, ra tuyên bố của các cá nhân nghị sĩ hoặc với tư cách Ủy ban, Tiểu ban, gửi thư cho các lãnh đạo chính quyền (nhất là Tổng thống, Ngoại trưởng) và lãnh đạo các nước mà Quốc hội Mỹ có sự quan tâm. Bởi vậy, nếu xét tất cả các yếu tố này thì có thể thấy dân chủ, nhân quyền vừa là phương tiện vừa là mục tiêu trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam (cũng như với nhiều nước khác). Thứ ba, việc hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Mỹ còn có một nhân tố khác là cộng đồng hơn 1,5 triệu người Mỹ gốc Việt, là nhóm cử tri quan trọng trong chính trị nội bộ Mỹ. Hệ thống chính trị Mỹ mặc dù phong phú về quan điểm và cách tiếp cận song các chính sách ngoại giao ở mặt này hay mặt khác đều phản ánh quá trình đáp ứng các quyền lợi của công dân, nhóm các công dân, nhất là khi cộng đồng người Việt ở Mỹ được cho là “tích cực tham gia hoạt động chính trị” và có ảnh hưởng đáng kể tại một số tiểu bang1. Hiện nay, tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ 7 ở Mỹ; cùng với tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tagalog của Philíppin, tiếng Việt đã được sử dụng __________ 1. MacKenzie: “Những vấn đề chính trị trong chính sách đối ngoại của Mỹ và hàm ý cho quan hệ Việt Nam - Mỹ hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quan hệ Việt Nam - Mỹ hướng tới tầm cao mới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, tr.52.
- 164 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... (bên cạnh tiếng Anh) trong các cuộc bầu cử ở các bang Alaska, California, Hawaii, Illinois, New York, Texas và Washington. Tính đến năm 2012, khoảng 80% người gốc Việt đã nhập quốc tịch Mỹ1. Các nhà ngoại giao Mỹ và chính quyền Mỹ có thể phản ánh quan điểm với phía Việt Nam trên cơ sở có tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Mỹ. Tuy hiện nay, đại đa số cộng đồng đã có thái độ ủng hộ sự phát triển của quan hệ hai nước nhưng vẫn còn một số bộ phận có quan điểm khác. Điều này được phản ánh vào quan điểm của các nhà ngoại giao Mỹ và chính quyền Mỹ theo hướng cơ bản tán thành sự phát triển của quan hệ hợp tác nhưng cũng có thể có những mối quan tâm thể hiện cách tiếp cận“khác biệt”, nhiều khi rất cụ thể, theo vụ việc. 2. Lợi ích song trùng Đồng thời, Mỹ có những lợi ích song trùng đáng kể với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như giải quyết “di sản” của chiến tranh, duy trì hòa bình ổn định chung tại khu vực, hợp tác kinh tế - thương mại, an ninh - quốc phòng, trao đổi giáo dục văn hóa, khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân và nhiều lợi ích khác2. __________ 1. Đài Tiếng nói Việt Nam: Người Việt Nam ở Mỹ: Một góc nhìn, http://vov.vn/Nguoi-Viet/Kieu-bao/Nguoi-Viet-Nam-o-My-mot-goc- nhin/226159.vov, truy cập ngày 02/01/2013. 2. Xem thêm Ngan, N. Kim: “US-Vietnam Military Relations: Game Theory Perspective”, MA Thesis, Naval Postgraduate School, Monterey-California, 2012, pp.14-15.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 165 Một là, Mỹ không thể khép lại “một trong những chương đáng buồn nhất” trong lịch sử Mỹ mà không cần đến sự hợp tác của Việt Nam, nước “cựu thù”. Ngay trong diễn văn bình thường hóa quan hệ hai nước, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nêu nguyện vọng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai1. Một loạt các vấn đề như tìm kiếm tù binh và binh lính Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), các vấn đề nhân đạo, rà phá bom mìn, vượt qua “Hội chứng Việt Nam” đều cần đến sự phối hợp của nước “cựu thù”. Mỹ có lợi ích rõ ràng trong việc cùng Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác, đưa quan hệ sang một trang sử mới. Đặc biệt do vấn đề POW/MIA nhạy cảm trong nội bộ Mỹ, nên phía Mỹ luôn cần sự hợp tác của Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan của Việt Nam. Mỹ coi việc kiểm tra đầy đủ người Mỹ mất tích và chưa được xác định tại Đông Dương là “một trong những ưu tiên hàng đầu với Việt Nam”2, nhất là trong giai đoạn hướng tới và ngay sau bình thường hóa và cũng bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm bộ đội Việt Nam bị mất tích3. Cũng với mục đích tạm gác quá khứ, hướng tới tương lai, hiện nay hai nước đều có lợi ích lớn trong việc phát huy vai trò cầu nối quan trọng của cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ trong nhiều lĩnh vực của quan hệ. __________ 1. Clinton, Bill: Remarks Annoucing the Normalization of Diplomatic Relations with Vietnam (ngày 11/7/1995), http://www.presidency.ucsb.edu/ ws/index.php?pid=51605, truy cập ngày 11/12/2012. 2. Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam (2012): Quan hệ Mỹ - Việt Nam, tại http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/us- vn_relations.html, truy cập ngày 13/9/2012. 3. Tuyên bố chung cấp cao năm 2008 giữa Mỹ và Việt Nam.
- 166 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... Hai là, ngay từ khi bắt đầu đặt vấn đề bình thường hóa, kinh tế - thương mại đã được hai bên coi là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của quan hệ trong tương lai. Thực tế sau đó đã chứng minh đây chính là một trong những động lực chính của quan hệ. Nhìn lại, nhiều bản điều trần trước Quốc hội Mỹ của Bộ Ngoại giao và doanh nghiệp Mỹ giai đoạn 1995-2012 đều xem yếu tố lợi ích kinh tế - thương mại đóng vai trò thúc đẩy quan hệ. Phía Mỹ cũng hiểu rằng Việt Nam xác định kinh tế thương mại là lĩnh vực hợp tác trọng tâm1. Với thị trường hơn 80 triệu dân2, nằm ở khu vực phát triển năng động, có nhiều chính sách đổi mới thông thoáng3, Việt Nam có thể trở thành một đối tác kinh tế đáng kể của Mỹ tại khu vực. Điều này đã được khẳng định ngay trong giai đoạn vận động từ phía Mỹ để hai nước đi đến bình thường hóa quan hệ trước đó4. Những lợi ích này càng chứng tỏ song trùng cùng với các diễn tiến của quan hệ. Sau 25 năm bình thường hóa, hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Mỹ được hai bên đánh __________ 1. Hormats, Robert D. (2010): “The U.S.-Vietnam Economic Relationship”, Remarks, Foreign Trade University, Hanoi, 12/4/2010. 2. Theo Tổng cục điều tra dân số; tính đến 0 giờ ngày 01/4/2019, tổng dân số Việt Nam là 96.208.984 người, truy cập tại gso.gov.vn/default.aspx? tabid=382&idmid=2Item ID=19440. 3. Ví dụ Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 1998 được cho là có độ “mở” cao. Bùi Thị Phương Lan: Quan hệ Việt Nam - Mỹ 1994-2010, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011, tr. 49-66. 4. Bùi Thị Phương Lan: Quan hệ Việt Nam - Mỹ 1994-2010, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011, tr. 49-66.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 167 giá là một trong những khía cạnh thành công nhất vì đáp ứng sự mở rộng về lợi ích của cả hai phía1. Ba là, cùng với các lợi ích kinh tế - thương mại, phía Mỹ cũng có sự quan tâm và nhận được sự hưởng ứng từ Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Phó Trợ lý thứ nhất của Ngoại trưởng Mỹ Clune từng khẳng định “Mỹ xem Việt Nam là một đối tác mạnh trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới. Cộng đồng khoa học Mỹ và Việt Nam đang cộng tác với nhau để giải quyết những vấn đề thách thức toàn cầu hiện nay trong những lĩnh vực như biến đổi khí hậu, khoa học về biển và môi trường, chuẩn bị ứng phó với các thảm họa, nông nghiệp và công nghệ, và y tế. Những cuộc thảo luận hiệu quả trong hai ngày qua chính là bằng chứng cho sự hợp tác của hai nước trong những lĩnh vực này”2. Số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam học tập tại các trường của Mỹ lên đến 28.883 người trong năm 2015, đưa Việt Nam lên thứ 6 trong danh sách các nước có nhiều sinh viên học tại Mỹ nhất3 và khoảng 30.000 học sinh, sinh viên trong năm học 2019 - 2020 (theo ước tính của Open Doors). Các tổ chức giáo dục của Mỹ cũng đã hợp tác với hơn 23 trường Đại học của Việt __________ 1. Xem thêm Tuyên bố chung cấp cao Việt Nam - Mỹ nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng 11/2017. 2. Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ: Việt Nam tổ chức Phiên họp lần thứ 7 của Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Mỹ từ ngày 9-10/9/2012 tại Hà Nội, tại: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ pr101210.html, truy cập ngày 12/9/2012. 3. Ashwill, Mark: “Vietnamese student numbers growing in the US”, University World News, http://www.universityworldnews.com/ article.php?story=2016011313585113, truy cập ngày 01/11/2017.
- 168 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... Nam. Sự phát triển nhanh chóng này chắc chắn bắt nguồn từ lợi ích song trùng của hai bên1. Bốn là, theo gợi ý của giả định 6 về việc duy trì tương quan lực lượng có lợi, Mỹ có “động cơ chiến lược” bảo đảm an ninh, hòa bình, trật tự ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á và Việt Nam với vai trò của một thành viên năng động, tích cực. Đây là một lợi ích song trùng quan trọng với Việt Nam, đất nước đang trên con đường phát triển và có nhu cầu ngày càng lớn về một môi trường hòa bình, ổn định. Các chính quyền Mỹ từ năm 1995, kể cả một chính quyền có quan điểm khá cứng rắn về đối ngoại như George W. Bush cũng hạn chế va chạm quân sự với bất kỳ nước nào tại khu vực này, dù đó là Triều Tiên hay Trung Quốc2. Đồng thời để củng cố trật tự hòa bình và an ninh, Washington phải nỗ lực giảm thiểu những vấn đề căng thẳng với các đồng minh. Ví dụ với Nhật Bản, Chính quyền Obama nhất trí rút 9.000 lính thủy quân lục chiến tại Okinawa về nước. Là một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt - Mỹ lâu năm, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Mỹ) phân tích: “Mỹ rất quan tâm đến sự trỗi dậy và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình __________ 1. Nguyễn Thiện Nhân: Phát biểu tại buổi tiếp Thứ trưởng phụ trách thương mại quốc tế Bộ Thương mại Mỹ, Francisco Sanchez, tháng 4/2012. 2. Rahawestri, Mayang A.: “Obama’s Foreign Policy in Asia: More Continuity than Change”, Security Challenges, Vol. 6, No. 1, (Fall 2010), p.110. Về mặt công khai, Chính quyền George W. Bush chuyển từ việc xem Trung Quốc là “đối thủ chiến lược” sang “đối tác chiến lược”.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 169 Dương. Nếu Trung Quốc trở thành quốc gia thống lĩnh ở khu vực này, nghĩa là tình trạng nhất cực sẽ xảy ra ở khu vực và Mỹ sẽ rơi vào thế bất lợi. Mỹ muốn một thế đa cực ở châu Á. Việt Nam có tiềm năng (chứ không phải khả năng) đóng góp vào thế đa cực ấy”1. Chính vì vậy, sau Chiến tranh lạnh, các chính quyền Mỹ cho đến chính quyền Trump đều không cắt giảm chi tiêu quân sự hay cam kết với các đồng minh. Ví dụ Chính quyền Obama khẳng định sẽ không để cho chi tiêu quốc phòng của Mỹ tại khu vực này bị ảnh hưởng “trong khi vẫn tiến hành cắt giảm chi tiêu chung”, bảo đảm các mục tiêu của Mỹ tại khu vực2. Ngay cả chính quyền Trump tuy muốn giảm chi tiêu của chính phủ theo quan điểm truyền thống của Đảng Cộng hòa (giảm cam kết đồng minh) nhưng cũng không giảm chi tiêu tổng thể dành cho quốc phòng. Năm là, để củng cố cho hòa bình và ổn định ở khu vực, Mỹ ủng hộ một Việt Nam có vai trò lớn hơn trong một tổ chức ASEAN mạnh hơn. Đại sứ Mỹ bên cạnh ASEAN David Carden từng phát biểu: “ASEAN có vai trò lớn” tại khu vực này, với dân số khoảng 600 triệu người, thị trường hấp dẫn, là một “lực lượng chủ chốt” trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực và ứng phó với các thách thức toàn cầu3. Việt Nam là __________ 1. Phỏng vấn của tác giả với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason ngày 02/3/2013. 2. Xem thêm Abramowitz, Morton, Stephen Bosworth: “The Pivot and Its Discontents”, The National Interest, ngày 27/7/2012, p.5. 3. Carden, David: “ASEAN at a Crossroads”, Remarks at the Asia Foundation, March 15, 2012. Đến ngày 08/5/2020, dân số các nước Đông Nam Á là 667.558.018, theo danso.org/dong-nam-a/.
- 170 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... một thành viên tích cực trong ASEAN, do vậy nếu Mỹ ủng hộ một “ASEAN mạnh” thì điều này cũng đồng nghĩa Mỹ phải ủng hộ các nước thành viên mạnh, trên cơ sở hợp tác song phương và đa phương1. Trong bối cảnh khu vực xuất hiện nhiều thách thức mới, có thể gây ảnh hưởng đến vai trò, vị trí của Mỹ tại khu vực, một ASEAN cố kết phù hợp với tính toán lợi ích của Mỹ2. Cũng chính vì vậy, ngay sau khi Chính quyền Thensein của Mianma có những dấu hiệu mở cửa, cải cách, Chính quyền Obama đã nhanh chóng tiếp cận ở cấp cao nhất. Tháng 12/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm Mianma, chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ sau gần 5 thập kỷ. Chuyến thăm ủng hộ cải cách ở Mianma là chủ đích của Mỹ nhằm phản bác đối với một số “cáo buộc” rằng Mỹ tìm cách làm suy yếu Mianma để chia rẽ ASEAN, dùng “Mianma để can dự vào ASEAN”. Cùng một “ASEAN mạnh”, thân thiện, Mỹ sẽ không phải tốn “hòn tên mũi đạn” mà vẫn có ưu thế lớn tại khu vực3. Những mục tiêu này đã được khẳng định bằng chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama tới Mianma đúng một năm sau. __________ 1. Clinton, Hillary: Remarks at meeting with ASEAN Secretary General Surin Pitsuwan, Jarkata, Sep 4, 2012. 2. Clinton, Hillary: Remarks at meeting with ASEAN Secretary General Surin Pitsuwan, Jarkata, Sep 4, 2012; U.S. Department of State (2012), Press Statement, http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2012/08/ 196022.htm, truy cập ngày 06/8/2012. 3. Xem thêm U.S. Department of State: “American ‘Smart Power’: Diplomacy and Development Are the Vanguard”, Fact Sheet, Washington D.C., May 4, 2009, p.1.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 171 Trên thực tế ASEAN có thể đóng những vai trò mà các nước lớn không thể trực tiếp dàn xếp với nhau, ví dụ giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản1. Để dung hòa lợi ích, các nước lớn nhìn chung thường cần các “vùng đệm an ninh”, “con bài mặc cả”, “cầu nối” hoặc “trung gian trung thực”. ASEAN đã nỗ lực để không trở thành “con bài mặc cả” hay “vùng đệm an ninh”, song thành công nhất định trong việc trở thành “cầu nối” hay nhà “trung gian trung thực” giữa các nước lớn2. Tiêu biểu là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) - cơ chế do ASEAN đóng vai trò trung tâm. ARF chính là tập hợp đa phương duy nhất tại châu Á - Thái Bình Dương bao gồm sự tham gia của tất cả các nước lớn khu vực với mục đích xây dựng lòng tin, thúc đẩy đối thoại, thực hiện ngoại giao phòng ngừa và tiến tới chức năng giải quyết xung đột3. Mặc dù tính hiệu quả của ARF còn bị nghi ngờ trên một số phương diện, song ít ai có thể phủ nhận vai trò của nó trong việc điều hòa mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực. Ngay cả những vấn đề gai góc như Biển Đông, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, chống phổ biến vũ khí cũng đều được đề cập tại diễn đàn này. Đối với Mỹ, ARF quan trọng bởi đây là một trong hai cơ chế đa phương có sự tham gia __________ 1. East West Center (2008): “Surin: Charter is key for ASEAN Revitalization”, http://www.eastwestcenter.org/news-center/east-west- wire/surin-charter-is-key-for-asean-revitalization, truy cập ngày 06/3/2013. 2. The Jakarta Post: “ASEAN Community in a Global Community of Nations”, ngày 17/11/2011. 3. Xem thêm Nguyễn Phương Bình (chủ biên): Ngoại giao phòng ngừa ở Đông Nam Á, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2003, tr.103-108.
- 172 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... của Triều Tiên (cơ chế còn lại là đàm phán 6 bên) nhưng với sự tham gia đông đủ hơn của các nước có liên quan. Ngoài ra, khi Biển Đông trở thành một “vấn đề thuộc lợi ích quốc gia Mỹ”, nhất là trên phương diện tự do an toàn, an ninh hàng hải, ARF tạo cơ hội để Mỹ thể hiện vai trò, quan điểm một cách hiệu quả, vừa tránh được sự đối đầu trực diện với các nước lớn khác vừa có thể tập hợp lực lượng nhanh chóng so với các kênh hợp tác riêng rẽ với các nước trong khu vực1. Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) cũng tạo diễn đàn để Mỹ nêu các vấn đề có lợi ích, nhất là trên khía cạnh an ninh, quốc phòng. Bởi vậy sẽ có lý khi cho rằng ASEAN, trong đó có vai trò tích cực, năng động của Việt Nam, là mục tiêu trong chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tại khu vực. Sáu là, Mỹ cũng có lợi ích cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác an ninh - quốc phòng mặc dù vì nhiều lý do quá trình này mang tính tiệm tiến và thận trọng hơn các lĩnh vực khác. Hợp tác quốc phòng - an ninh chặt chẽ thường là bước cuối cùng và cao nhất trong quan hệ hợp tác bởi đây là lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi mức độ tin cậy cao. Lợi ích hai bên trong lĩnh vực này bao gồm việc giải quyết “di sản chiến tranh”, nhu cầu tăng cường lòng tin và phối hợp giữa hai quân đội trong bối cảnh khu vực có nhiều diễn biến mới, phức tạp, xuất hiện nhiều thách thức an ninh phi truyền thống, hợp tác tại các diễn đàn quốc phòng - an ninh đa phương như __________ 1. U.S. Department of State: “US-ASEAN Regional Forum Cooperation”, Fact Sheet, Washington D.C., July 24, 2011.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 173 ADMM+, Đối thoại Shangri-La1. Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam năm 2016, một khía cạnh quan tâm khác của phía Mỹ là thương mại quốc phòng2. Bảy là, trong một số vấn đề như Biển Đông và hợp tác ở tiểu vùng Mê Công, phía Mỹ cũng có những lợi ích song trùng đáng kể với Việt Nam. Về vấn đề Biển Đông, trước hết, Mỹ không muốn tình hình tại đây leo thang vượt mức kiểm soát, ảnh hưởng đến lợi ích tự do, an toàn, an ninh hàng hải cho tàu bè, phương tiện và người Mỹ. Thứ hai, về cách tiếp cận giải quyết vấn đề, Mỹ công khai nêu quan điểm ủng hộ một giải pháp hòa bình, đa phương, dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các nguyên tắc ứng xử khu vực DOC/COC. Thứ ba, phía Mỹ phê phán “các hành động đơn phương”, phản đối “đường chín đoạn” và những hành động gây hấn trên thực địa. Còn trong vấn đề Mê Công, Mỹ bày tỏ quan tâm tới lợi ích nhiều mặt ở đây. Thông qua Sáng kiến hợp tác Mỹ - Hạ nguồn Mê Công (LMI), khởi động từ năm 2009, Mỹ một mặt muốn hỗ trợ các nước hạ nguồn, mặt khác muốn tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á lục địa, vốn không được Mỹ quan tâm như Đông Nam Á hải đảo kể từ khi Mỹ triệt thoái khỏi __________ 1. Xem thêm Stern, Lewis M.: “Building Strategic Relations with Vietnam”, Joint Force Quarterly, No. 65, National Defense University, Washington D.C., 2012, pp.1-8. 2. ZingNews (2018): https://news.zing.vn/viet-my-con-nhieu-tiem- nang-hop-tac-ve-thuong-mai-quoc-phong-post816321.html, truy cập ngày 17/9/2018.
- 174 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ: TIẾP CẬN... Việt Nam sau năm 19751. Đáng chú ý, mặc dù theo truyền thống, các chính quyền cộng hòa không đẩy mạnh các sáng kiến về môi trường nhưng trái với một số băn khoăn lúc đầu, Chính quyền Trump vẫn tuyên bố ủng hộ và tiếp tụ triển khai trên thực tế với sáng kiến LMI2. II. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố và có thể được chia theo các cặp phạm trù khách quan - chủ quan, trực tiếp - gián tiếp, hay bên trong - bên ngoài. Các nhân tố bên ngoài bao gồm cục diện thế giới, tình hình khu vực và “khả năng của quốc gia đối tượng”3, trong đó yếu tố tương quan so sánh lực lượng chiếm vị trí hàng đầu. Các yếu tố bên trong bao gồm diễn biến chính trị nội bộ, khả năng huy động nguồn lực, quyền lợi kinh tế, cách tiếp cận, các hệ quan điểm và giá trị Mỹ4. Nếu theo cách tiếp cận bên trong - bên ngoài, có thể thấy tác động của nhân tố nội bộ không khác nhiều so với chính sách của Mỹ đối với nhiều đối tác khác. Tuy vậy, các nhân tố __________ 1. Cronin, Richard, Timoty Hamlin: Mekong Tipping Point: Hydropower Dams, Human Security and Regional Stability, The Henry Stimson Center, Washington D.C, 2010, p.1. 2. Mike Pompeo: Opening Remarks at the Lower Mekong Initiative Ministerial, https://www.state.gov/opening-remarks-at-the-lower-mekong- initiative-ministerial/, truy cập ngày 08/8/2019. 3, 4. Swielande, Tanguy Struye de: “The Reassertion of the United States in the Asia - Pacific Region”, Parameters, (Spring 2012), p. 87.
- Chương III: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM... 175 này cũng có những đặc thù, ví dụ các nhóm ủng hộ hay chống đối quan hệ với Việt Nam vì yếu tố lịch sử, vai trò của cộng đồng người Việt tại Mỹ (phần lớn ủng hộ chính sách) hay các nhóm lợi ích như giới chủ trang trại nuôi trồng thủy sản tại các bang miền Nam Mỹ (đề nghị áp thuế phá giá đối với cá basa của Việt Nam). Về mức độ, mặc dù có thể có những tác động quan trọng và thậm chí mang tính quyết định, song theo giả định 6, các nhân tố nội bộ chỉ chiếm vai trò thứ yếu trong việc quyết định chính sách đối ngoại. Các nhà Hiện thực mới lập luận rằng, cùng xuất phát từ nền tảng lợi ích quốc gia song việc hoạch định chính sách đối ngoại lại chịu sự chi phối của tương quan so sánh lực lượng quốc tế trong những bối cảnh cụ thể. Lợi ích được định nghĩa trong mối tương quan với quyền lực. Kenneth Waltz nhận xét rằng trong hệ thống quốc tế, sự tự do lựa chọn chính sách của bất kỳ nước nào đều bị giới hạn bởi hành động của các nước khác1. Cách tiếp cận của Waltz nhấn mạnh các yếu tố ở cấp độ hệ thống và các yếu tố này hoạt động như biến số độc lập. Như các phần trước đã đề cập, bên cạnh “lợi ích tuyệt đối”, các quốc gia quan tâm đến “lợi ích tương đối”, nếu không nói là coi trọng hơn, trong môi trường vô chính phủ2. __________ 1. Xem thêm Waltz, Kenneth N.: Man, the State, and War, Columbia University Press, New York, 1959, pp. 204-209. 2. Xem thêm Grieco, Joseph M., Robert Powell, Duncan Snidal: “The Relative gains problem for international cooperation”, American Political Science Review 87, (1993), pp. 729-743; Powell, Robert: “Absolute and relative gains in international relations theory”, American Political Science Review 85, (1991), pp. 1303-1320.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Nghiên cứu quốc tế: Phần 1
205 p | 188 | 62
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Nghiên cứu quốc tế: Phần 2
246 p | 172 | 55
-
Nghiên cứu ngoại giao chuyên biệt: Hướng đi, ưu tiên mới của Ngoại giao Việt Nam đến năm 2030 - Phần 1
153 p | 45 | 22
-
Cục diện thế giới hiện nay và hàm ý chính sách đối ngoại cho Việt Nam
8 p | 181 | 20
-
Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Barack Obama và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt
9 p | 137 | 16
-
Quan hệ Mỹ Trung dưới thời tổng thống Donald Trump
13 p | 117 | 15
-
Nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ đối với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay - Tiếp cận từ thuyết hiện thực mới: Phần 1
157 p | 25 | 10
-
Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc
11 p | 110 | 8
-
Tác động của mục tiêu phát triển trong báo cáo chính trị tại Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đến chính sách đối ngoại đối với Việt Nam
13 p | 90 | 8
-
Từ chính sách “mở cửa” Trung Quốc hiểu thêm về tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX
6 p | 59 | 4
-
Tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ
9 p | 112 | 4
-
Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới thời Rama III (1824 - 1851)
10 p | 114 | 3
-
Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại với châu Mỹ Latinh của chính quyền tổng thống Obama
10 p | 54 | 3
-
Các cơ chế chính sách đối ngoại tôn giáo của Mỹ tác động đến Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm
17 p | 13 | 2
-
Vai trò của Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) trong chính sách đối ngoại của tổng thống Barack Obama
14 p | 42 | 2
-
Vấn đề nhân quyền đối với châu Á trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ - Cách tiếp cận đa phương hay song phương?
8 p | 31 | 1
-
Việc thực thi thúc đẩy dân chủ của Mỹ
8 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn