intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Nghiên cứu quốc tế: Phần 1

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

189
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chọn lọc những bài viết đã công bố theo 4 chủ đề: Một số vấn đề lý luận của Quốc tế học; quan hệ quốc tế và chính Tài liệu đối ngoại của Việt Nam; một số vấn đề toàn cầu; nghiên cứu khu vực. Phần 1 sau đây trình bày nội dung 2 vấn đề đầu tiên: Một số vấn đề lý luận của Quốc tế học; quan hệ quốc tế và chính Tài liệu đối ngoại của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Nghiên cứu quốc tế: Phần 1

  1. §¹I HäC QUèC GIA Hμ NéI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUỐC TẾ HỌC NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẬP CHUYÊN ĐỀ SỐ I INTERNATIONAL STUDIES SOME THEORETICAL AND PRACTICAL ISSUES NO I NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  2. 2 LỜI NÓI ĐẦU CHÀO MỪNG 15 NĂM NGÀY THÀNH LẬP KHOA QUỐC TẾ HỌC (1995 - 2010) NHÓM BIÊN TẬP TSKH. Lương Văn Kế (Trưởng nhóm) GS. Vũ Dương Ninh PGS.TS. Phạm Quang Minh PGS.TS. Hoàng Khắc Nam TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ TO COMMEMORATE THE 15TH ANNIVERSARY OF THE FOUNDING OF THE FACULTY OF INTERNATIONAL STUDIES (1995 - 2010) EDITORIAL STAFF Dr. habil. Lương Văn Kế (Managing Editor) Prof. Vũ Dương Ninh Assoc.Prof.Dr. Phạm Quang Minh Assoc.Prof.Dr. Hoàng Khắc Nam Dr. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
  3. MỤC LỤC 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Vũ Dương Ninh ................................................................................................ 11 PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ QUỐC TẾ HỌC VÀ KHU VỰC HỌC: NHỮNG KHÍA CẠNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN Lương Văn Kế.................................................................................................... 15 VẤN ĐỀ THỜI CƠ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Vũ Dương Ninh ................................................................................................ 41 PHƯƠNG THỨC ASEAN (THE ASEAN WAY): BẢN SẮC CỦA MỘT TỔ CHỨC KHU VỰC Phạm Quang Minh........................................................................................... 50 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TRUNG TÂM CỦA TRỌNG LỰC TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI Trần Điệp Thành .............................................................................................. 58 PHẦN THỨ HAI QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM ASEAN THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI Vũ Dương Ninh ................................................................................................ 73 HIỆN TÌNH QUAN HỆ TRUNG - MỸ Nguyễn Huy Quý ............................................................................................. 87
  4. 4 MỤC LỤC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN VỀ CẢI CÁCH QUẢN TRỊ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF) Chu Đức Dũng .................................................................................................. 98 QUAN HỆ MỸ - ASEAN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI Nguyễn Thị Thanh Thuỷ .............................................................................. 115 KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG: MỘT MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUỐC TẾ ĐẶC BIỆT Bùi Hồng Hạnh ............................................................................................... 136 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (1995 - 2005) Hoàng Mai Anh .............................................................................................. 146 ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG CÁC CAM KẾT VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO Vũ Anh Thư..................................................................................................... 165 TỪ BÀI THƠ QUỐC TẾ ĐẾN BÀI CA QUỐC TẾ Phạm Việt Trung ............................................................................................ 178 TIẾP XÚC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ANH THẾ KỶ XVII (Thông qua tìm hiểu thương điếm Anh ở Đàng Ngoài) Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ................................................................................... 189 PHẦN THỨ BA MỘT SỐ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU MÔI TRƯỜNG VỚI XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ Hoàng Khắc Nam............................................................................................ 207 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY Nguyễn Quốc Hùng ....................................................................................... 225 TÌM HIỂU PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG CHẠY ĐUA VŨ TRANG HẠT NHÂN TRÊN THẾ GIỚI Nguyễn Thị Thanh Thuỷ .............................................................................. 234
  5. MỤC LỤC 5 TIẾP CẬN VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ VĂN HOÁ: CÁC BÌNH DIỆN CHỦ YẾU Lương Văn Kế.................................................................................................. 257 PHẦN THỨ TƯ NGHIÊN CỨU CÁC KHU VỰC CẢI CÁCH Ở XIÊM VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX: NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÀNH BẠI Phạm Quang Minh......................................................................................... 285 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI “NGƯỜI CẦM LÁI” ASEAN TRONG CẤU TRÚC AN NINH KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Lê Lêna.............................................................................................................. 305 NHỮNG LÀN SÓNG DU NHẬP VĂN MINH BÊN NGOÀI TRONG LỊCH SỬ NHẬT BẢN Đặng Xuân Kháng .......................................................................................... 322 VAI TRÒ CỦA CÁC NHÀ TRÍ THỨC NHẬT BẢN TRONG TIẾP THU VĂN MINH PHƯƠNG TÂY DƯỚI THỜI MINH TRỊ Nguyễn Thu Hằng.......................................................................................... 346 ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ DÂN TỘC HÀN VÀ VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ Nguyễn Xuân Hoà .......................................................................................... 356 QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU - KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Đinh Công Tuấn ............................................................................................. 367 MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NGA HIỆN ĐẠI Nguyễn Cảnh Toàn ........................................................................................ 391 CÁ NHÂN LUẬN MỸ VÀ CÁ TÍNH SÁNG TẠO TRONG VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH MỸ Lê Thế Quế ............................................................................................... 405
  6. 6 MỤC LỤC TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI CỦA MỸ: THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ Bùi Thành Nam............................................................................................... 420 VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Ở MỸ Phạm Thị Thu Huyền .................................................................................... 441
  7. MỤC LỤC 7 CONTENTS FOREWORD Vũ Dương Ninh ................................................................................................ 11 PART I SOME THEORETICAL ISSUES WITHIN INTERNATIONAL STUDIES INTERNATIONAL STUDIES AND AREA STUDIES: METHODOLOGICAL ASPECTS Lương Văn Kế.................................................................................................... 15 OPPORTUNITIES FOR INTERNATIONAL INTEGRATION Vũ Dương Ninh ................................................................................................ 41 THE ASEAN WAY: THE IDENTITY OF A REGIONAL ORGANIZATION Phạm Quang Minh........................................................................................... 50 SOME THEORETICAL AND PRACTICAL ISSUES IN IDENTIFYING THE CENTER OF GRAVITY IN MODERN WARFARE Trần Điệp Thành .............................................................................................. 58 PART II INTERNATIONAL RELATIONS AND VIETNAM’S FOREIGN POLICY ASEAN IN THE FIRST DECADE OF THE 21ST CENTURY Vũ Dương Ninh ................................................................................................ 73 THE CURRENT STATE OF CHINA - US RELATIONS Nguyễn Huy Quý ............................................................................................. 87 SOME MAJOR ISSUES REGARDING IMF’S GOVERNANCE REFORMS Chu Đức Dũng .................................................................................................. 98
  8. 8 MỤC LỤC US - ASEAN RELATIONS IN THE EARLY YEARS OF THE 21ST CENTURY Nguyễn Thị Thanh Thủy .............................................................................. 115 THE COMMONWEALTH: A SPECIAL MODEL OF INTERNATIONAL ORGANIZATION Bùi Hồng Hạnh ............................................................................................... 136 VIETNAM - EU TRADE RELATIONS (1995 - 2005) Hoàng Mai Anh .............................................................................................. 146 THE APPLICATION OF NON-DISCRIMINATORY PRINCIPLES IN THE TRADE IN SERVICES AGREEMENTS MADE UPON VIETNAM’S ACCESSION TO THE WTO Vũ Anh Thư..................................................................................................... 165 HOW “THE INTERNATIONALE” BECAME THE ANTHEM OF INTERNATIONAL SOCIALISM Phạm Việt Trung ............................................................................................ 178 TRADE CONTACTS BETWEEN VIETNAM AND BRITAIN IN THE 17th CENTURY (A STUDY OF BRITISH COMMERCIAL FIRMS IN THE NORTH) Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ................................................................................... 189 PART III SOME GLOBAL ISSUES ENVIRONMENT, CONFLICT AND COOPERATION IN INTERNATIONAL RELATIONS Hoàng Khắc Nam............................................................................................ 207 WORLD WAR II (1939 - 1945) AND THE WORLD TODAY Nguyễn Quốc Hùng ....................................................................................... 225 UNDERSTANDING THE ANTI-NUCLEAR ARMS RACE MOVEMENT AROUND THE WORLD Nguyễn Thị Thanh Thủy .............................................................................. 234 MAJOR ASPECTS IN APPROACHING CULTURAL GLOBALIZATION Lương Văn Kế.................................................................................................. 257
  9. MỤC LỤC 9 PART IV AREA STUDIES REFORMS IN SIAM AND VIETNAM AT THE END OF THE 19th CENTURY AND THE BEGINNING OF THE 20th CENTURY: CAUSES OF SUCCESS AND FAILURE Phạm Quang Minh......................................................................................... 285 CHALLENGES FACED BY THE ASEAN “HELMSMAN” IN THE REGIONAL ASIA-PACIFIC SECURITY ARCHITECTURE Lê Lêna.............................................................................................................. 305 WAVES OF FOREIGN CIVILIZATIONS IN JAPANESE HISTORY Đặng Xuân Kháng .......................................................................................... 322 THE ROLE OF JAPANESE INTELLECTUALS IN THE RECEPTION OF WESTERN CIVILIZATION UNDER THE MEIJI ERA Nguyễn Thu Hằng.......................................................................................... 346 CHARACTERISTICS OF KOREAN AND VIETNAMESE CULTURES: A CONTRASTIVE LINGUISTIC PERSPECTIVE Nguyễn Xuân Hoà .......................................................................................... 356 THE TRANSITION TO A MARKET ECONOMY IN EASTERN EUROPEAN COUNTRIES - LESSONS FOR VIETNAM Đinh Công Tuấn ............................................................................................. 367 RUSSIA’S CURRENT ECONOMIC MODEL Nguyễn Cảnh Toàn ........................................................................................ 391 AMERICAN INDIVIDUALISM AND INDIVIDUAL CREATIVITY IN LITERATURE AND CINEMA Lê Thế Quế ............................................................................................... 405 AMERICAN TRADE LIBERALIZATION: PRACTICE AND ISSUES Bùi Thành Nam............................................................................................... 420 CHARACTERISTICS OF AMERICAN LOBBYING Phạm Thị Thu Huyền .................................................................................. 441
  10. 10 MỤC LỤC
  11. LỜI NÓI ĐẦU 11 LỜI NÓI ĐẦU Quốc tế học là một ngành học tương đối mới ở Việt Nam, ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX khi đất nước bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới. Nhằm mục tiêu mở cửa và hội nhập quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhiều vấn đề đặt ra cần nghiên cứu để hiểu biết toàn diện và sâu sắc về thế giới, làm cơ sở cho hoạch định chính sách ngoại giao và hội nhập quốc tế, tìm ra phương án thích hợp, có lợi trong quan hệ song phương và đa phương. Ngành Quốc tế học, tên đầy đủ là Nghiên cứu quốc tế (International Studies) có nhiệm vụ đáp ứng những yêu cầu quan trọng và cấp thiết đó. Cùng với việc đào tạo sinh viên đại học và cao học, công tác nghiên cứu quốc tế rất được coi trọng nhằm đi sâu vào lý luận về nghiên cứu quốc tế, về những vấn đề toàn cầu, quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quan hệ đối ngoại của nước nhà. Với những kết quả nghiên cứu qua 15 năm hình thành và phát triển của Khoa Quốc tế học (1995 – 2010), cuốn sách Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chọn lọc những bài viết đã công bố theo 4 chủ đề: 1. Một số vấn đề lý luận của Quốc tế học; 2. Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam; 3. Một số vấn đề toàn cầu; 4. Nghiên cứu khu vực.
  12. 12 Vũ Dương Ninh Tập sách này là một phần kết quả của công tác nghiên cứu về Quốc tế học với sự tham gia của các thành viên trong Khoa và nhiều nhà nghiên cứu là cộng tác viên đã tham gia đào tạo tại Khoa từ ngày đầu thành lập. Các tác giả giới thiệu kết quả nghiên cứu với quan điểm khoa học của riêng mình, phác hoạ một bức tranh đa dạng, tạo nên một diễn đàn mở để trao đổi ý kiến từ các góc nhìn khác nhau. Cuốn sách không tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc. Nhân dịp xuất bản cuốn sách này, xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các tác giả, tin tưởng rằng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Quốc tế học sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Hà Nội, tháng 10 năm 2010 GS. NGND. Vũ Dương Ninh
  13. LỜI NÓI ĐẦU 13 PHẦN THỨ NHẤT MOÄT SOÁ VAÁN ÑEÀ LYÙ LUAÄN TRONG NGHIEÂN CÖÙU QUOÁC TEÁ
  14. 14 Vũ Dương Ninh
  15. QUỐC TẾ HỌC VÀ KHU VỰC HỌC: NHỮNG KHÍA CẠNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN 15 QUèC TÕ HäC Vμ KHU VùC HäC: NH÷NG KHÝA C¹NH PH¦¥NG PH¸P LUËN Lương Văn Kế* Dẫn luận Ngành Quốc tế học với tư cách một chuyên ngành đào tạo đại học đã ra đời cách đây 15 năm với sự xuất hiện của Khoa Quốc tế học và Khoa Đông phương học thuộc Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời và tiếp sau đó là sự hình thành các khoa, bộ môn Đông phương học, Châu Âu học, Châu Mỹ học, Trung Quốc học, Hàn Quốc học v.v... ở nhiều trường đại học trên cả nước. Mới đây nhất (năm 2010) là việc thành lập Khoa Quốc tế học thuộc Học viện Khoa học xã hội Việt Nam mà nòng cốt là chuyên gia của các viện nghiên cứu khu vực và nghiên cứu quốc tế. Như vậy, bên cạnh ngành Quan hệ quốc tế như là một chuyên ngành nghiên cứu quốc tế truyền thống, sự xuất hiện của ngành Quốc tế học và sự phát triển vượt bậc của việc nghiên cứu về các khu vực trên thế giới buộc chúng ta phải suy xét lại tính chất và phạm vi chuyên môn của các ngành khoa học có vẻ chồng chéo lên nhau này, để từ đó có một cách nhìn đúng đắn, minh xác về từng ngành học cả về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu. Và xa hơn nữa, nó giúp cho các ngành khoa học liên quan có định hướng phát triển đúng đắn và giúp các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách giáo dục và * Tiến sỹ Khoa học, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  16. 16 Lương Văn Kế khoa học có được cái nhìn toàn cảnh mang tính khoa học đối với công cuộc nghiên cứu quốc tế, phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Bài viết này muốn làm rõ quan hệ giữa Quốc tế học và Khu vực học – các khía cạnh phương pháp luận, đặc biệt là phương pháp luận của Khu vực học. 1. Quốc tế học Tên gọi “Quốc tế học” là sự thuật ngữ hoá cụm danh từ “nghiên cứu quốc tế”, tuy cả hai tên gọi này đều tương ứng với một cụm từ tiếng Anh quen thuộc duy nhất International Studies. Nhưng nếu dịch hai tên gọi trên ra tiếng Trung Quốc thì tình hình lại khác: “Quốc tế học” được chuyển thành Guó jì xué (Quốc tế học) mang tính thuật ngữ (tương tự cấu tạo các danh từ khoa học như Kinh tế học, Luật học, Triết học), còn “Nghiên cứu quốc tế” thành “Guó jì yán jiù” (quốc tế nghiên cứu = nghiên cứu về quốc tế) như một cụm từ phổ thông (ví dụ nghiên cứu Trái đất, nghiên cứu xã hội, nghiên cứu thể thao v.v…). Vậy là việc thuật ngữ hoá cụm từ “Nghiên cứu quốc tế” thành “Quốc tế học” đã đem lại cho danh từ này tính bền chắc, ngắn gọn về hình thức và minh xác về nội dung của một thuật ngữ khoa học. Những người sáng lập ra môn khoa học mới này ở Việt Nam đã có một đóng góp thú vị cho ngôn ngữ học. Trong khi đó tên gọi “Nghiên cứu quốc tế” biểu thị một phạm vi ít xác định hơn, rộng mở hơn, tuy rằng về cơ bản nội dung của hai tên gọi này là như nhau. Nghiên cứu quốc tế mang một nội dung phức tạp và rộng lớn, bao trùm tất cả các lĩnh vực chính trị và quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại của nhà nước, kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế, tất cả các khu vực và quốc gia bên ngoài. Nghĩa là hầu như không có cái gì diễn ra trong đời sống quốc tế mà không thuộc về nghiên cứu quốc tế. Trong suốt quá trình phát triển từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong bối cảnh đối đầu giữa phe Xã hội chủ nghĩa do Moskva đứng đầu và phe Tư bản chủ nghĩa do Washington đứng đầu, hai lĩnh vực nghiên cứu quốc tế (Quốc tế học) và nghiên
  17. QUỐC TẾ HỌC VÀ KHU VỰC HỌC: NHỮNG KHÍA CẠNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN 17 cứu khu vực (Khu vực học) không tách rời nhau. Cả hai chuyên ngành này đều quan tâm đến các khu vực, các vấn đề, các quá trình chính trị và kinh tế quan trọng của thế giới. Một số học giả quan niệm nghiên cứu quốc tế nên tập trung vào các vấn đề của quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế. Tuy nhiên, xét về mặt logic, cách nhìn đó không thật ổn, vì dù thế nào thì Nghiên cứu quốc tế hay Quốc tế học cũng là một khái niệm bao trùm. Nhìn khái quát, Nghiên cứu quốc tế hay Quốc tế học bao gồm 3 lĩnh vực là: quan hệ quốc tế (bao gồm cả các tổ chức quốc tế và chính sách đối ngoại), các khu vực quốc tế, các vấn đề toàn cầu. 2. Khái niệm khu vực Muốn hiểu đúng khái niệm Khu vực học (tiếng Anh: Area Studies, tiếng Đức: Arealstudien/ Regionalwissenschaft, tiếng Trung Quốc: Dì yù xué hay Dì qū xué) thì trước tiên cần hiểu đúng khái niệm khu vực. Khái niệm khu vực (từ tương ứng trong tiếng Anh là Area/ Region) có nội dung ngữ nghĩa khá mơ hồ. Nó có thể chỉ một không gian địa lý vô cùng rộng lớn, chẳng hạn khái niệm “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương” bao gồm hàng chục quốc gia ở quanh bờ Thái Bình Dương mênh mông, chiếm hơn một nửa diện tích địa cầu. Tuy nhiên, bản thân khái niệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến lượt nó cũng hết sức mơ hồ. Bằng chứng là hiện thời Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là APEC) chỉ bao gồm 21 nền kinh tế thành viên1, nghĩa là còn nhiều 1 Sở dĩ không gọi là quốc gia thành viên, mà gọi là nền kinh tế thành viên là do yếu tố chính trị, trước hết liên quan đến Trung Quốc: Các nền kinh tế Hồng Kông, Đài Loan đều là thành viên chính thức của APEC, trong khi đó các khu vực này đều chỉ được công nhận là các bộ phận lãnh thổ của một nước Trung Quốc thống nhất. Do đó tư cách thành viên của Đài Loan được gọi là Trung Hoa - Đài Bắc (Chinese Taipei). Ra đời từ 1989, hiện APEC có 21 thành viên là Australia; Brunei Darussalam; Canada; Chile; Trung Quốc; Hồng Kông, Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Malaysia; Mexico; New Zealand; Papua New Guinea; Peru; Philippines; Nga; Đài Loan; Thái Lan; Hoa Kỳ và Việt Nam.
  18. 18 Lương Văn Kế quốc gia/ nền kinh tế khác cùng nằm trong khu vực này vẫn chưa được kết nạp vào diễn đàn quan trọng nhất này của khu vực. Nhưng khu vực có khi chỉ là một khoảng diện tích vài ba mét vuông được xác định bởi một dấu hiệu chức năng nhất định (ví dụ khu vực làm thủ tục bay ở sân bay, khu vực làm thủ tục giao dịch ở ngân hàng, khu vực cách ly trong bệnh viện v.v…). Trong khoa học nghiên cứu địa lý, nghiên cứu khu vực và toàn cầu, một số học giả xem khái niệm khu vực là một biểu tượng của tư duy trừu tượng (abstract thinking figure) và mang tính đa nghĩa. Trong việc xác định khu vực, người ta phải căn cứ vào một hay một số tiêu chuẩn hay đặc trưng nào đấy. Điều cốt yếu là phải cố gắng dựa trên một sự đồng nhất (homogenization) cho không gian khu vực đó. Chẳng hạn, việc xác định khu vực Địa Trung Hải lấy biển Địa Trung Hải làm tâm không chỉ dựa trên sự quy tụ về vùng biển chung là Địa Trung Hải, mà còn phải dựa trên hàng loạt yếu tố đồng nhất khác nữa về cảnh quan địa lý, cảnh quan văn hoá, về truyền thống tinh thần, về cộng đồng kinh tế lâu dài trong lịch sử các dân tộc xung quanh Địa Trung Hải.1 Như thế, khái niệm khu vực mang tính đa nghĩa và ẩn dụ cao. Vì vậy, cần phải coi tiêu chí đồng nhất về chức năng (xã hội) của không gian là quan trọng nhất để xác định khu vực. Khái niệm khu vực theo tiêu chí không gian – chức năng biểu thị 5 mức độ từ thấp đến cao và cần phải xác định và phân biệt chính xác: (1) Một khoảng đất (diện tích) nhỏ được phân biệt với những khoảng diện tích khác bởi chức năng hay những dấu hiệu nào đó (ví dụ khu vực cấm quay phim chụp ảnh), có thể là đất trống hay có mái che. 1 Shiba Nobuhiro: “Thế nào là nghiên cứu khu vực”, trong: Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu. Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (IVDES) – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Tokyo, Hà Nội, 11 - 2006, tr. 60.
  19. QUỐC TẾ HỌC VÀ KHU VỰC HỌC: NHỮNG KHÍA CẠNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN 19 (2) Một địa phương hay vùng đất bên trong lãnh thổ quốc gia, được phân biệt với các vùng đất khác bởi các dấu hiệu địa lý (ví dụ khu vực đồng bằng, khu vực miền núi, khu vực ven biển, khu vực nội thành v.v…) hay phân biệt bởi địa giới hành chính/ an ninh (ví dụ khu vực nông thôn, khu vực thành thị, khu vực cấm bay, khu phi quân sự). Trong những trường hợp này, danh từ Hán - Việt khu vực đồng nghĩa với từ thuần Việt vùng, tương ứng với danh từ region hay tính từ regional trong tiếng Anh, Đức, Pháp. Do đó thuật ngữ regional economy được dịch thành kinh tế vùng; regional policy được dịch thành chính sách vùng. (3) Lãnh thổ một quốc gia, ví dụ nói khu vực Trung Quốc (= thuộc chủ quyền của Trung Quốc), khu vực Việt Nam (= thuộc lãnh thổ Việt Nam). Cách nói này không phổ biến, nhưng “quốc gia” chính là một cấp độ thuộc ngoại diên của khái niệm khu vực, hơn nữa phải là cấp đơn vị cơ bản xét trên quan điểm nghiên cứu khu vực quốc tế. (4) Một vùng không gian rộng lớn trên bản đồ thế giới, bao gồm toàn bộ lãnh thổ liền kề nhau của nhiều quốc gia hoặc nhiều phần lãnh thổ của các quốc gia trên cơ sở nét đồng nhất nào đó về các đặc điểm địa lý tự nhiên (ví dụ một đại dương chung, một dòng sông lớn chung, một sa mạc chung, một đới khí hậu), hay các đặc điểm quản trị hay hành chính/ lãnh thổ/ văn hoá (ví dụ khu vực đồng Euro, khu vực đồng Dollar, khu vực ảnh hưởng của Mỹ, khu vực văn hoá Trung Hoa, khu vực Hồi giáo, khu vực Phật giáo, khu vực Thiên Chúa giáo v.v…). (5) Một không gian xuyên quốc gia (không nhất thiết phải liền kề nhau) bao gồm lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia tham gia vào một hiệp ước song phương hay đa phương nào đó, như khái niệm nổi tiếng của thời đại tự do hoá thương mại toàn cầu “Khu vực Mậu dịch tự do” (Free Trade Area / FTA). Trên nguyên tắc có thể có khu vực FTA của hai nước bất kỳ, cho dù chúng nằm cách xa nhau hàng chục nghìn km, và giữa chúng là lãnh thổ của nhiều quốc gia khác, ví dụ: Khu vực mậu dịch tự do châu Âu, Khu vực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2