intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai" trình bày một cách có hệ thống các chính sách và định hướng mới nhất có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Bền Vững tại tỉnh Đồng Nai. Nhóm tác giả tổng hợp, phân tích các quan điểm về phát triển bền vững, du lịch bền vững phù hợp với quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, cụ thể tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

  1. NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI Lê Thị Hà My*, Nguyễn Thị Hồng Gấm Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐHQG HCM * Tác giả liên hệ: Mylth@uel.edu.vn TÓM TẮT Bài nghiên cứu trình bày một cách có hệ thống các chính sách và định hướng mới nhất có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Bền Vững tại tỉnh Đồng Nai. Nhóm tác giả tổng hợp, phân tích các quan điểm về phát triển bền vững, du lịch bền vững phù hợp với quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, cụ thể tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Bằng việc tổng hợp thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp, báo cáo về Kết quả thực hiện “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm từ 2016-2020, định hướng 2025 của tỉnh Đồng Nai, từ các Báo cáo phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nhóm tác giả khái quát thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch của huyện và tỉnh. Dựa trên tiềm năng hiện có, kết hợp phân tích yêu cầu, mục tiêu và phương hướng phát triển từ Quy định quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ và tỉnh, của huyện, kết hợp với các nguồn nghiên cứu trong và ngoài nước về chính sách phát triển du lịch, nhóm tác giả phân tích và trình bày các đánh giá, thảo luận, đưa ra các quan điểm mà những chính sách này có thể ảnh hưởng đến định hướng, chính sách du lịch của Huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai như thế nào. Từ khóa: chính sách phát triển du lịch, du lịch bền vững, Đồng Nai, Vĩnh Cửu. 1. Giới thiệu Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ số lượng khách du lịch, cả trong nước và ngoài nước, trong thâp kỷ qua. Số khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 4 lần trong giai đoạn 2008-2018. Tốc độ tăng trưởng nhảy vọt từ mức bình quân khoảng 9% mỗi năm trong giai đoạn 2008-2015 lên đến con số 25% giai đoạn 2016- 2018. Đặc biệt trong năm 2023, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã gia tăng sau thời gian khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đến tháng 11/2023, theo thống kê của Tổng cục thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu lượt khách, tăng gần 11% so với tháng trước và gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước. Từ đó có thể thấy, Du lịch đang dần phục hồi sau đại dịch Covid -19 và đang được quan tâm thúc đẩy sự phát triển. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn đã xác định mục tiêu đặt phát triển du lịch lên nhiệm vụ hàng đầu trong việc thúc đẩy những lĩnh vực kinh tế khác. Theo đó Đồng Nai và Huyện Vĩnh Cửu cũng đặt nhiệm vụ phát triển du lịch lên nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng những chiến lược phát triển theo quy hoạch của Nhà nước. Tại Đồng Nai, theo Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 24 khu, điểm du lịch; 126 cơ sở lưu trú du lịch, tăng 06 cơ sở so với năm 2015, các cơ sở này đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu khách du lịch. Song song đó, hoạt động kinh doanh lữ hành cũng từng bước phát triển, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 38 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành; loại hình doanh nghiệp này chủ yếu phát triển ở khu vực thành phố Biên Hòa. Trong hoạt động xây dựng chương trình liên kết và kết nối khách về Đồng Nai, ngành du lịch Đồng Nai đã phối hợp ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh xây dựng tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu và đã thu hút được một số doanh nghiệp lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh đưa khách đến các điểm du lịch tại Đồng Nai (Suối Mơ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên, núi Chứa Chan)…Thị trường khách du lịch chủ yếu là Khách nội địa chiếm thị phần khoảng 97,5% đến từ vùng Đồng Nam Bộ và mở rộng thị phần thêm khách từ Miền Tây Nam bộ. Khách quốc tế chủ yếu đến từ các thị trường châu Âu và Mỹ tham quan tại Vườn Quốc gia Cát Tiên và các chuyên gia nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam (Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…). Tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách đạt 12%, và doanh thu tăng bình quân 14,1%/năm. Kết quả này được xem là tín hiệu tích cực và tiền đề cơ bản để tỉnh xây dựng chiến lược phát triển du lịch trong tương lai. 449
  2. Riêng huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cũng là một trong những điểm sáng được Tỉnh quan tâm phát triển. Tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện được đánh giá là phong phú đa dạng và tập trung tại nhiều khu vực: Khu Bảo tồn, sông Đồng Nai, các khu vực nông nghiệp và nông thôn, những bản sắc văn hoá địa phương. Cụ thể: - Các khu Bảo tồn trên địa bàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 100.000ha, kết hợp giữa tài nguyên mặt nước, tài nguyên rừng trải rộng trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu và kết nối nhiều địa bàn khác trên tỉnh Đồng Nai. Các khu bảo tồn còn là nơi ở của nhiều loại động vật quý hiếm đang được bảo tồn, đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới hiện, được xem là nguồn tài nguyên phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên rất có tiềm năng. - Cảnh quan tự nhiên trên địa bàn càng được ưu ái của tự nhiên khi là sự kết hợp giữa địa chất, thảm thực vật, động vật của sông, hồ, bãi đá, cây cối…tạo ra nhiều cảnh vật phát triển du lịch hệ sinh thái: các cung đường bên rừng, bên nước quanh co hữu tình, các ghềnh thác và bãi đất trống cắm trại tại các khu Hồ Trị An, khu vực 2 bên sông Đồng Nai là các khu vực thuận lợi phát triển vườn trái cây nổi tiếng, rau màu tưới tốt …Đây được xem là tài nguyên phát triển du lịch kết hợp nông nghiệp và các tỉnh lân cận như Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,… một trong những thế mạnh ở huyện Vĩnh Cửu để hút hút khách du lịch trong tương lai. - Ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên, huyện có quá trình hình thành và phát triển qua các lần di dân trong quá khứ, Huyện đã hội tụ, hình thành nên địa danh lịch sử và con người ngày nay. Trong quá trình ấy, con người cần cù siêng năng cùng dìu dắt nhau qua các cuộc đấu tranh sinh tồn, ngoại xăm đã xây dựng nên cộng đồng dân cư với tính cách kiên cường, bất khuất, ghi dấu ấn trên những mảnh đất còn vang tiếng lịch sử hào hùng như Chiến khu D, ban chỉ huy địa đạo Suối Linh,…cùng bề dày văn hoá với phòng cách sống, văn hoá, ẩm thực cộng đồng khác biệt, mang tính đặc trưng gắn liền với các công trình kiến trúc mang đậm nét tôn giáo tâm linh thể hiện nguồn tài nguyên du lịch cộng đồng đa bản sắc gửi đến những mọi người. Trên cơ sở tài nguyên du lịch đa dạng như trên, huyện Vĩnh Cửu đã ghi nhận bước phát triển nhất định: tài nguyên và sản phẩm du lịch đã xuất hiện trên thị trường du lịch của tỉnh, đã được khách du lịch chấp nhận. Tuy nhiên, hiệu quả phát triển du lịch thời gian vẫn còn chưa tương xứng với với tiềm năng sẵn có trên địa bàn; nhiều tài nguyên du lịch vẫn dưới dạng tiềm ẩn, chưa được khai thác thành sản phẩm du lịch mang tính thương hiệu để thu hút khách du lịch; đóng góp của du lịch còn hạn chế, chưa làm thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch,… Để có thể có chiến lược đúng đắn, hiệu quả, không thể thiếu việc nghiên cứu tổng quan về quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như Đồng Nai và Vĩnh Cửu sẽ góp phần định hướng những nhiệm vụ trong tâm cần thực hiện trong việc nghiên cứu những phương án, chiến lược phát triển du lịch Huyện theo đúng chủ trương phát triển bền vững. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Chính sách phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch là chính sách công hay là một chính sách bộ phận của hệ thống chính sách kinh tế nói chung xét theo lĩnh vực hoạt động. Chính sách phát triển du lịch là một chuỗi các quyết định hoạt động của chính quyền địa phương với mục tiêu khai thác tiềm năng và lợi thế về du lịch của địa phương để phát triển du lịch và mang lại lợi ích tối đa cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tổng quan chính sách phát triển du lịch của chính quyền có vai trò rất quan trọng, giúp các nhà nghiên cứu tìm ra được các khoảng trống, từ đó làm cơ sở, căn cứ cho việc lựa chọn hướng nghiên cứu phù hợp, nhằm giải quyết bài toán về chính sách phát triển du lịch. Các nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch theo các hướng tiếp cận nghiên cứu phạm vi chính sách: nội hàm chính sách du lịch, chính sách phát triển du lịch. Nghiên cứu chính sách phát triển du lịch cũng có một số tác giả tập trung chính sách đối với sản phẩm/dịch vụ du lịch, chính sách phát triển tài nguyên du lịch ở một số điểm đến, địa phương, quốc gia cụ thể. 2.1.1 Du lịch bền vững Tổ chức du lịch thế giới (WTO) định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự 450
  3. phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” (WTO, 2002). Khái niệm phát triển bền vững trong du lịch được hình thành dựa trên cơ sở nền tảng của khái niệm phát triển và phát triển bền vững. Theo nghiên cứu của Machado (2003) tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch được chú trọng và nhấn mạnh. Thông qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra việc phát triển bền vững trong du lịch là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch với mục tiêu đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng trong tương lai của các thế hệ tiếp theo. Trong khi đó, trong nghiên cứu của Tosun trước đó vào năm 1998 đã chỉ ra rằng phát triển bền vững trong du lịch được xem như là một trong những thành phần của phát triển du lịch mà vẫn duy trì và chú trọng đến thế hệ tương lai. Khái niệm này chú trọng đến đóng góp của phát triển bền vững trong du lịch trong việc duy trì các nguyên tắc của phát triển chung mà chưa chỉ ra được vai trò của công tác quản lý tài nguyên du lịch để cho du lịch được phát triển bền vững. Vì thế, Trong nghiên cứu của Hens cùng năm đã khám phá việc phát triển bền vững trong du lịch đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau. Từ đó thể hiện được vai trog và tầm quan trọng trong việc quản lý và các chính sách liên quan phát triển du lịch. 2.1.2 Vai trò của chính sách trong phát triển du lịch bền vững Như vậy có thể dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của chính sách trong vấn đề phát triển du lịch mộy cách bền vững. Chính sách phát triển du lịch chính là định hướng phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian dài. Chính sách tập ytung vào việc phát triển bền vững khi chú trọng đến các đối tượng liên quan trong phát triển du lịch, định hướng phát triển và biến du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn nhưng đảm bảo trong việc quản lý, bảo tồn và duy trì các giá trị về tài nguyên, môi trường, văn hóa xã hội tại điểm đến. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Để có được những kết quả báo cáo trong tham luận này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tổng hợp thông tin từ những nguồn dữ liệu thứ cấp từ những Quy hội, Nghị quyết của Chính phủ và tỉnh Đồng Nai, Huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, kết hợp với các nguồn dữ liệu khác như bài báo và các nghiên cứu trước. Sau đó phân tích và đánh giá dựa trên những chính sách đã được ban hành. 3. Chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 3.1. Quyết định số 933/QĐ-TTg về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 Vào ngày 14/6/2021, nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 933/QĐ-TTg). Theo đó, Quy hoạch đã dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để tiến hành triển khai xây dựng hoạt động biến du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn như đã đượ định hướng từ trước. Hoạt động xây dựng và phát triển của Quy hoạch dựa trên mục tiêu phát triển du lịch bền vững, do đó được xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh. Trong phát triển du lịch cần phải bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển du lịch và môi trường, cộng đồng và văn hóa xã hôi. Chính vì thế, việc phát triển du lịch phải được thực hiện đồng thời với các hoạt động phát huy và bảo tồn các giá trị tài nguyên. Đặc biệt chú trọng vào tài nguyên văn hóa với tiêu chí xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc. Vì vậy, các nội dung về việc bảo vệ môi trường nhằm thích ứng vớihiệ trạng biến đổi khí hậu , giải quyết các vấn đề xã hội, và bảo đảm quốc phòng, an ninh được chú trọng cao. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đã tổ chức hội thảo "Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045" vào ngày 9/8/2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa được nêu ra trong hội thảo để bàn luận về vấn đề "Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045". Nội dung báo cáo nêu lên thực trạng của ngành du lịch và những đánh giá thiết thực về tình hình chung trong việc phát triển du lịch hiện nay. Cùng với đó, quan điểm về mục tiêu phát triển trong tương lai, và định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cũng được thể hiện thông qua báo cáo tham luận hội nghị. Từ đó đưa ra những vấn đề trong định hướng và chính sách phát triển ngành về khía cạnh trong cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực. Trong hội thảo, các vẫn đề về phát triển ngành du lịch bền vững đã được đưa ra thảo luận và tìm giải pháp thực hiện. 451
  4. Cụ thể, báo cáo đã nêu lên mục tiêu đến năm 2025 phục hồi ngành du lịch hoàn toàn như trước thời điểm diễn ra COVID- 19. Xác định xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh cao trên toàn cầu. Xa hơn nữa, định hướng đến năm 2030, du lịch có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; có khả năng đáp ứng về các yêu cầu cơ bản và mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đã xây dựng 3 kịch bản gồm kịch bản tăng trưởng thấp, kịch bản tăng trưởng thuận lợi và kịch bản tăng trưởng cao. Thaeo tác giả, kịch bản tăng trưởng thuận lợi là kịch bản phù hợp nhất để áp dụng thực hiện. Theo đó, ông cho răng: “ trong điều kiện diễn biến tích cực của bối cảnh thế giới và trong nước, du lịch phát triển trong điều kiện thuận lợi, ổn định thì đến năm 2025 Việt Nam sẽ đón 18 triệu lượt khách quốc tế (bằng chỉ tiêu năm 2019 nhưng chỉ đạt 51,4% so với Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030). Khách nội địa đạt 120 triệu, đạt mục tiêu của Chiến lược 2030 đã đề ra.” Ngoài ra, 14 giải pháp trọng tâm được tập trung đề xuất gồm: vấn đề về cơ chế chính sách; thúc đẩy thựuc hiện hoạt động phối hợp liên ngành, liên địa phương; chú trọng đầu tư phát triển du lịch; phát triển sản phẩm, thị trường dịch vụ; tổ chức quản lý; tổ chức quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch; xúc tiến quảng bá du lịch. Ý kiến đóng góp trong hội thảo đề cập đến việc cần chú trọng đến sự hài lòng của kahsch du lịch và vận động toàn dân tham gia làm du lịch để phát triển du lịch một cách toàn diện và trở thành nền kinh tế mũi nhọn như mục tieu Quy hoạch hướng tới. Hơn thế nữa, theo ý kiến đóng góp tại hội thảo, để phát triển du lịch Việt Nam cần lưu ý đến vấn đề hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch và các dịch vụ khác có liên quan. Song song với chú trọng phát triển cơ cở hạ tầng, giao thông cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần trong việc phát triển du lịch. Do đó, thông tin quy hoạch giao thông cần được cập nhật liên tục và chú trọng để có thể đề ra chiến lược liên kết vùng trong du lịch với những tour tuyến phù hợp. 3.2 Kế hoạch số 89/KH-UBND về Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/tu của ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng Ngày 20/04/2022heo Kế hoạch só 89/KH-UBND của UBND Tỉnh Đồng Nai về Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/tu được ban hành. Theo đó, chú trọng phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Mục tiêu Kế hoạch là tập trung vào hình thành một số dịch vụ du lịch, điểm đến tham quan và các loại hình dịch vụ tổng hợp ở các địa phương. Đặc biệt, quan tâm các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch sao cho đến năm 2030 xây dựng Đồng Nai trở thành địa phương trọng điểm du lịch của vùng Đông Nam bộ. Cụ thể, Kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút được 9 triệu lượt khách du lịch với 210.000 lượt khách quốc tế, với doanh thu dịch vụ du lịch đạt 10.000 tỷ đồng. Hơn thế nữa, về mặt xây dựng phát triển và bồi dưỡng nhân sự, ngành du lịch có khả năng đảm bảo và đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao đưa vào phục vụ và đồng thười sẽ giải quyết được vấn đề về việc làm cho 12.000 lao động trực tiếp và 22.000 lao động gián tiếp. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Kế hoạch đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch thng qua việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là các tuyến đường giao thông, bến tàu gắn với điểm du lịch để tạo đột phá trong việc phát triển ngành. Phối hợp với việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược góp vốn xây dựng hình thành các khu du lịch có chất lượng cao, quy mô lớn và cung cấp các sản phẩm du lịch đa dạng. Bên cạnh đó, vẫn tập trung vào các nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phát triển du lịch. Triển khai thực hiện việc phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với đặc trưng của địa phương tại điểm đến. Để thúc đẩy và quảng bá cho du lịch địa phương, cần phối hợp với các vùng và các ngành dịch vụ liên quan trong hoạt động sử dụng truyền thông, mạng xa hội để thúc đẩy hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Hơn thế nữa, Kế hoạch còn đề ra nhiệm vụ lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triền du lịch. Theo đó việc triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch sẽ chú trọng vào triển khai các hoạt động: + Ưu tiên dành quỹ đất thuộc các vị trí thuận lợi trong các khu vực trọng điểm để thu hút và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư chiến lược để thực hiện các hoạt động xây dựng mô hình kinh doanh du lịch đạt chất lượng cao. + Xây dựng tại các khu vực trọng điểm các cơ sở lưu trú có chất lượng cao (từ 3 sao trở lên). + Tạo điều kiện xây dựng và phát triển hệ thống nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại, siêu thị, và các khu vui chơi phức hợp để hỗ trợ phát triển du lịch. Quy hoạch cần phải đảm bảo tính hài hòa. Cần lưu ý trong vấn đề tránh tạo nên xung đột với sự phát triển công nghiệp và lĩnh vực khác khi tiến hành phát triển du lịch. 452
  5. Thêm vào đó, nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong Kế hoạch đề cập đến vấn đề đảm bảo môi trường du lịch, an ninh trật tự và an toàn cho du khách. Theo đó, để thúc đẩy du lịch, cần nâng cao công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cư dân địa phương để phối hợp phát triển du lịch mang tính bền vững. Các hoạt động thiết thực được đề xuất triển khai như xây dựng và tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bộ quy tắc ứng xử khi thực hiện cung cấp các dịch vụ du lịch cũng như hoạt động du lịch tại địa phương nhằm đưa ra những chuẩn mực hành vi mong muốn, và định hướng khuyến khích các hành vi tích cực, củng cố thêm thói quen, thái độ ứng xử văn minh của các tổ chức cũng như cá nhân khi tham gia hoạt động du lịch. Để phát triển bền vững, ngành du lịch còn cần chú trọng đến môi trườngkhi tiến hành các hoạt động du lịch. Do đó, Kế hoạch xác định tầm quan trọng của nhiệm vụ khuyến khích vàvận động cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch. Sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường như sản phẩm tái chế, tái sử dụng để giảm thiểu lượng rác thải gây hại môi trường. Cuối cùng, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng được đề cao trong các nhiệm vụ cần thực hiện. Ứng dụng nghiên cứu khoa học, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh thông qua thực hiện các hoạt động tăng cường sử dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số để quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch Đồng Nai. Việc sử dụng ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch, phát triển theo hướng du lịch thông minh. Thêm vào đó, các ứng dụng công nghệ thông minh còn được sử dụng trong hoạt động phát triển các sản phẩm du lịch thực tế ảo để tăng sự trải nghiệm của khách du lịch. 3.3 Nghị quyết số 10/NQ/HU về tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2020- 2025, định hướng đến năm 2030 Theo Nghị quyết số 10/NQ/HU ban hành ngày 20/7/2022 của Ban chấp hành Đảng Bộ Huyện khóa XI về tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, phát triển bền vững du lịch Huyện theo các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; đẩy mạnh liên kết du lịch của Huyện với các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Theo đó những tiềm năng và lượi thế của Vĩnh Cửu về con người, vị trí, tài nguyên du lịch sẽ được sử dụng để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo và có sức hấp dẫn; phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, sự cố môi trường. Nghị quyết đã đưa ra những mục tiêu cụ thể mà Huyện cần đạt được để phát triển du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn theo định hướng bền vững. Xác định mục tiêu đến năm 2030 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Huyện với nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của du lịch Đồng Nai. Thông qua đó, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao mang những nét đặc trưng của địa phương dựa trên cơ sở phát huy các tiềm năng sẵn có về những đặc điểm thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, đồng nhất với hoạt động phát triển nông nghiệp các ngành kinh tế hỗ trợ cho phát triển du lịch trên địa bàn. Để thực hiện được mục tiêu tiên quyết đó, Huyện cần tiếp tục xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, thể hiện được những nét đặc trưng độc đáo của địa phương thể thu hút khách du lịch. Thêm vào đó, tiến hành xây dựng, phát triển và khai thác hiệu quả điểm du lịch quốc gia hồ Trị An và từng bước xây dựng và phát triển thị trấn Vĩnh An trở thành đô thị hành chính dịch vụ du lịch. Để phát triển mọt cách bền vững, Huyện cần kết nối sản phẩm du lịch, các tour, tuyến trong và ngoài Huyện, ngoài Tỉnh, liên vùng, liên tỉnh để phục vụ khách du lịch. Ứng với những mục tiêu cần thực hiện trong định hướng phát triển du lịch, Nghị quyết đã xác định 3 nhiệm vụ chính cần thực hiện: - Thứ nhất, tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, đặc trưng, có sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cao dựa trên lợi thế về tài nguyên của Huyện để thu hút khách du lịch. Khai thác tiềm năng về du lịch dựa trên những đặc diểm nổi bật cảu Huyện, các loại sản phẩm du lịch được chú trọng như: du lịch sinh thái rừng (các chương trình tham quan, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm về hệ sinh thái tự nhiên, các kiểu rừng, các loài động vật, thực vật loài đặc hữu, quý hiếm trong rừng tự nhiên), du lịch sinh thái hồ (,các chương trình du lịch tham quan ngắm cảnh hồ, các đảo trên hồ, các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao trên mặt nước). du lịch sinh thái nông nghiệp (các chương trình du lịch tham quan những vườn trái cây, vườn rau xanh gắn với khai thác cảnh quan ven sông Đồng Nai), du lịch văn hóa lịch sử (các chương trình tham quan, nghiên cứu, học tập, tìm hiểu nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng 453
  6. của dân tộc với các di tích lịch sử cách mạng, công trình văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc), và du lịch cộng đồng (các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, sinh hoạt gắn liền với cộng đồng dân cư). - Thứ hai, xây dựng, phát triển và khai thác hiệu quả điểm du lịch quốc gia Hồ Trị An (tập trung vào một số đảo và vùng lân cận thuộc địa bàn các xã Hiếu Liêm, Phú Lý, Mã Đà, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai). Tiếp tục tiến hành việc kêu gọi đầu tư du lịch cho các khu vực, kêu gọi đầut tư cho việc khai thác các vườn cây ăn trái, cảnh quan ven sông, ven hồ và một số đảo trên hồ Trị An để xây dựng thành điểm du lịch thu hút du khách. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư cải tiên các đảo đã triển khai thành khu du lịch của Huyện. Chú trọng đầu tư cho các hoạt động bổ trợ du lịch như các dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm, cơ sở lưu trú. Bên cạnh đó, tiếp tục kêu gọi đầu tư, triển khai thực hiện các dự án du lịch tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai gắn với phương án bảo vệ rừng bền vững và Đề án phát triển du lịch đã được duyệt. - Thứ ba, từng bước xây dựng và phát triển thị trấn Vĩnh An trở thành đô thị dịchn vụ du lịch. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, xây dựng các tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp. Kêu gọi đầu tư các dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú, ẩm thực, mua sắm (trung tâm thương mại, chợ đêm, chợ truyền thống), trung tâm tổ chức sự kiện - triển lãm, nhà hàng, khách sạn... Bên cạnh những nhiệm vụ chính, Nghị quyết cũng chú trọng vào những nhiệm vụ để phát triển du lịch theo định hướng phát triển của Việt Nam và Đồng Nai như việc chú trọng vào công tác nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển du lịch, thực hiện tốt công tác lập và quản lý quy hoạch, chú trọng tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các hoạt động du lịch, chú trọng đầu tư nguồn nhân lực phục vụ du lịch, và ăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch. Theo Nghị quyết, công tác quy hoạch du lịch được thực hiện theo Đề án phát triển du lịch. Từ đó quy hoạch phân Vĩnh Cửu thành 3 vùng như sau: + Vùng 1 phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp: Bao gồm các xã: Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Tân An, Trị An và Vĩnh Tân: Phát triển theo hướng nông nghiệp – dịch vụ, kết hợp du lịch sinh thái làng bưởi và du lịch dọc sông Đồng Nai, các dịch vụ vui chơi - giải trí. Chú trọng phát triển thương mại dịch vụ.m + Vùng 2 vùng sinh thái du lịch phía Bắc: Bao gồm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm: Phát triển du lịch sinh thái rừng, sông Đồng Nai, hồ, vườn và cảnh quan ven hồ. Tập trung bảo tồn các di tích văn hóa – lịch sử, giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Chơro để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, khám phá, nghỉ dưỡng. + Vùng 3 từng bước xây dựng thị trấn Vĩnh An trở thành trung tâm dịch vụ thương mại và du lịch của Huyện. Bên cạnh đó, Vĩnh Cửu còn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xây dựng Huyện nông thôn mới nâng cao theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch. Thông qua đó, Huyện thực hiện các công tác x0ây dựng đời sống văn hóa, xây dựng du lịch nông thông, và phát triển sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa, Huyện ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các chương trình tiêu biểu như: chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn, và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tập trung đầu tư vào các hoạt động tôn tạo và bảo tồn cũng như nâng cấp các di tích để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch cộng đồng, về nguồn. Thứ hai, trong lĩnh vực du lịch nông thôn, Vĩnh Cửu tiến hành tổ chức các mô hình phát triển du lịch liên ngành gắn với nông nghiệp, nông thôn. Các loại hình dư lịch thuộc mô hình này tiêu biểu như: nông thôn tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới , làng văn hóa du lịch, các điểm du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch nông nghiệp. Song song đó, chú trọng bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống trong phát triển du lịch, kết hợp với tuyên truyền tập huấn cho người dân nông thôn phục vụ cho ngảnh du lịch. Thực hiện tuyên truyền, quảng bá và ứng dụng các sản phẩm công nghệ trong công tác xúc tiến du lịch cho các khu và chương trình du lịch nông thôn. Cuối cùng, trong lĩnh vực phát triển sản phẩm OCOP, địa phương tiến hành hoạt động xây dựng các khu vực tại các điểm đến tham quan du lịch nhằm giới thiệu, bày bán các sản phẩm OCOP. Thông qua đó có thể thu hút và tăng doanh thu cho các hoạt động du lịch. Cùng với đó, các giá trị văn hóa, đặc thù địa phương cũng được đưa vào giưới thiệu trong các sản phẩm OCOP và tạo nên tính độc đáo mang giá trị cạnh tranh cao cho sản phẩm. 4. Thảo luận kết quả 454
  7. 4.1 Thành tựu đạt được khi thực hiện những chính sách phát triển du lịch Thông qua các chính sách và định hướng về phát triển du lịch của Việt Nam, Tỉnh Đồng Nai và Huyện Vĩnh Cửu, có thể nhận thấy những thành tựu trong việc phát triển vượt trội của du lịch việt Nam trong thời gian vừa qua. Hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch ngày càng phát triển chính là một trong những thành tựu nổi bật minh chứng cho sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ. Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch được phát triển về quy mô và từng bước nâng tầm chất lượng cũng như đang gia tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú có quy mô và tầm cỡ như: Accor, Marriott, Sheraton, Sunworld, Vinperal, , Meliá cũng đã góp phần giúp gia tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng về hình ảnh, thương hiệu của du lịch Việt Nam. Hơn thế nữa, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm đặc trưng của điểm đến đã có nhiều biến chuyển vô cùng tích cực, qua đó ngày càng khẳng định được giá trị và vai trò to lướn của du lịch. Năm 2018, du lịch Việt Nam được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới và nhận nhiều giải thưởng danh giá đã thể hiện sự lớn mạnh vượt bậc. Thêm vào đó, hoạt động kết nối hàng không với các thị trường tiềm năng trong phát triển du lịch ngày càng được mở rộng tạo điều kiện tốt hơn cho du khách tiếp cận điểm đến tại Việt Nam. Việc chú trọng trong hoạt động xúc tiến quảng bá cho du lịch nhấn mạnh hơn về quảng bá hình ảnh, hình thức tuyên truyền. Từ đó, hình ảnh Việt Nam được giưới thiệu và tiếp cận gần hơn với kahsch du lịch trên thế giới. Các sản phẩm du lịch được cải thiện và nâng cao chất dượng nên đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu của du khách. Ngoài ra, Tổng cục Du lịch đã tiến hành sử dụng ứng dụng công nghệ 4.0 theo xu thế hiện tại trong việc triển khai chương trình xúc tiến quảng bá điện tử (E- marketing). Thục hiện lồng ghép trong triển khai Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin du lịch. 4.2 Hạn chế trong vấn đề phát triển du lịch Bên cạnh những kết quả đã đạt được, du lịch Việt Nam thời gian qua vẫn gặp phải những hạn chế khiến sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch tuy đã được đầu tư xây dựng và phát triển, tuy nhiên vẫn chưa thật sự hấp dẫn và có sự khác biệt. Do đó, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và Vĩnh Cửu Đồng Nai nói riêng chưa cao. Hạn chế tập trung trong các khía cạnh về chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá; nguồn nhân lực thiếu hụt và chưa có trình độ tay nghề cao, các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực có quy mô hoạt động còn khá khiêm tốn (chủ yếu vừa và nhỏ). Nguồn vốn và nguồn nhân lực trong hoạt động phát triển du lịch còn những hạn chế nhất định đặc biệt về kinh nghiệm quản lý. Mặt khác, vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cũng chưa được phát huy mooht cách tối đa có hiệu quả. Thêm vào đó, công tác quảng bá xúc tiến du lịch còn chưa được thực hiện một cách đồng bộ theo theo chiều ngang là giữa ngành du lịch với các ngành khác , và theo chiều dọc từ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với địa phương. Trên đây không chỉ là những hạn chế chung của tình hình du lịch việt Nam mà còn là những hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai và Huyện Vĩnh Cửu. 4.3 Đề xuất những giải pháp phát triển du lịch dựa theo cơ chế, chính sách hiện hành Để khắc phục những điểm hạn chế cũng như đạt được mục tiêu đưa du lịch thành nên kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngàu 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, Việt Nam cũng như tỉnh Đồng Nai và Huyện Vĩnh Cửu tiếp tục triển khai thực hiện 08 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm gồm: cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, đổi mới nhận thức cũng như củng cố thêm tư duy về phát triển du lịch bền vững. Chú tâm vào vấn đề hiện đại hóa và phát triển bền vững theo quy luật phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thu hút thêm nguồn lực đầu tư để đáp ứng hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch. Thêm vào đó, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch nhằm nâng cao vị thế và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch. Đặt trọng tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng và có trình độ tày nghề chuyên môn cho ngành đồng thười với việc tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Bên cạnh đó, theo quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch hiện nay, tầm nhìn đến năm 2030, nhiệm vụ cần quan tâm trong phát triển du lịch còn đề cập đến việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệp 4.0 trong phát triển du lịch. Về định hướng phát triển du lịch Huyện Vĩnh Cửu, thông qua Nghị quyết số 10/NQ/HU của Ban chấp hành Đảng Bộ Huyện khóa XI về tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2020-2025, định hướng 455
  8. đến năm 2030, Huyện tiếp tục đề cao nhiệm vụ phát triển du lịch và xác định những nhiệm vụ quan trọng theo định hướng phát triển du lịch của Việt Nam và tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, dưa theo những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch, Huyện đã quy hoạch phân chia Vĩnh Cửu thành 3 vùng: vùng 1 phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp vùng 2 vùng sinh thái du lịch phía Bắc, và vùng 3 thị trấn Vĩnh An. Thêm vào đó, Vĩnh Cửu còn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch và phát triển sản phẩm du lịch. Đặc biệt thúc đẩy hình thành phát triển các sản phẩm OCOP gắn với điểm đến. Như vậy thông qua dịnh hướng phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai, Huyện Vĩnh Cửu nói riêng, có thể dễ dàng nhận ra chiến lược phát triển du lịch trong thời gian tới sẽ chú trọng vào các vấn đề theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó cần chú trọng thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch. Hơn thế nữa, cần có chính sách trong việc thực hiện những liên kết ngành trong phát triển du lịch. Tiến hành việc kêu gọi, huy động nguồn vốn đầu tư để tập trung nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ. Đồng thời tiến hành xây dựng và hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. 5. Kết luận Qua nghiên cứu tổng quan có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn đã được Việt Nam cũng như tỉnh Đồng Nai và Huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai đề cao từ rất lâu. Ngành du lịch Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tựu đnags kể trong những năm gần đây tuy vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian vừa qua, ngành du lịch không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới đang bị ảnh hướng bởi suy thoái kinh tế cũng như đại dịch và đang trong giai đoạn phục hồi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Phương. (2022). Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tạp chí Du lịch, truy cập tại < https://vtr.org.vn/quy-hoach-he-thong-du-lich-viet-nam-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam- 2045.html> 2. GK. (2022). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Tạp chí Du lịch, truy cập tại 3. Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 20/04/2022 của UBND Tỉnh Đồng Nai về Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/tu ngày 30/12/2021 của ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. 4. Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 14/06/2021 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. 5. Minh Hiệp. (2022). Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam phù hợp với nhu cầu phát triển của giai đoạn mới, Trang tin điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, truy cập tại . 6. Nghị quyết số 10/NQ/HU ngày 20/07/2022 của Ban chấp hành Đảng Bộ Huyện khóa XI về tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2020-2025 7. UBND tỉnh Đồng Nai (2020). Báo cáo “Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh Đồng Nai. 8. UBND huyện Vĩnh Cửu.(2016). Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 456
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2