VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÂY CÓ CỦ<br />
(KHOAI TÂY, KHOAI LANG, SẮN) CHO CÁC TỈNH ĐỒNG<br />
BẰNG SÔNG HỒNG VÀ TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC<br />
GIAI ĐOẠN 2011-2015<br />
Ngô Doãn Đảm, Trịnh Văn Mỵ, Trương Công Tuyện,<br />
Đỗ Thị Bích Nga, Nguyễn Đạt Thoại, Trần Đức Hoàng,<br />
Nguyễn Thị Thúy Hoài, Nguyễn Trọng Hiển,<br />
Niê Xuân Hồng và ctv.<br />
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm<br />
SUMMARY<br />
Breeding new potato, sweet potato and cassava varieties for the Red River<br />
Delta- and the Northern Mountainous- growing regions of Vietnam<br />
The ministry-level research prioject “Breeding new potato, sweet potato and cassava varieties for<br />
the Red River Delta- and the northern mountainous- growing regions of Vietnam” has been<br />
implementaed by the Field Crops Research Insitutte during 2011-2015. This report highlights the major<br />
results of the first half term (2011-2013) of project implementation. The project employed comvetional<br />
methods in breeding new potato, sweet potato, and cassave varieties, including the evaluation of<br />
breeding material, crossing, screening promissing clones, advanced yield trials and regional yield trials.<br />
As of the early 2013, one cassave variety Sa21-12 which was recognized as a national variety has been<br />
developed by the Project. Sa-21-12 gives high fresh root yield (30-35 tons/ha), high starch content<br />
(28%), high dry matter content (39%), low cyanogenic content, good plant type... Sa21-12 is higly<br />
adapted to different growing conditions in the North of Vietnam; and is suitable for both industrial<br />
processing and fresh using purpose. The project also bred one potato and one sweet potato variety which<br />
are now in the reginal testing stage. The potato variety KT4 has good plant vigor and high resistance to<br />
virus and late blight; gives a yield of 16,7 ton/ha; tubers have yellow skin and flesh, dry mater content<br />
of 20.3%. The variety is highly preferred by famers for fresh consumption production purpose. The<br />
variety KLC3 could give storage yield of 20.6 to 20.73 t/ha in the winter crop and 22.1 t/ha in the spring<br />
crop; its root dry matter contents reached 29.0 to 30.2% in the winter and 31.4% in the spring-growing<br />
condition; root starch contents of 20.4 to 21.3%; root dry matter yields of 5.93 - 6.93 t/ha, root starch<br />
yields of 4.3 to 4.7 t/ha. KLC3 has attractive slight pink root skin color and bright dark yellow root flesh<br />
color; good eating quality. This variety is very suitable for the sweet potato production for fresh<br />
consumption purpose.<br />
Keywords: Breeding, potato, sweet potato, cassava.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Khoai tây, khoai lang và sắn là ba cây chủ<br />
lực trong nhóm các cây có củ ở nước ta, có vai<br />
trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo an<br />
ninh lương thực, thực phẩm cho người và thúc<br />
đẩy phát triển chăn nuôi, công nghiệp chế biến.<br />
Trong những năm gần đây, diện tích khoai<br />
tây ở nước ta ổn định trong khoảng 25.00030.000 ha với năng suất trung bình đạt 13 tấn/ha.<br />
Như vậy, năng suất khoai tây ở Việt Nam còn rất<br />
thấp. Sản lượng khoai lang cả nước năm 2011 đạt<br />
1.391.000 tấn từ tổng diện tích 148.500 ha, giảm<br />
Người phản biện: TS. Đào Huy Chiên.<br />
<br />
432<br />
<br />
liên tục từ 304.000 ha năm 1995 đến 205.000 ha<br />
năm 2000 và 150.800 ha năm 2010. Năng suất<br />
bình quân năm 2011 chỉ đạt 9,4 tấn; thấp hơn<br />
nhiều so với mức trung bình của toàn thế giới<br />
13.10 tấn/ha. Ba vùng sinh thái nông nghiệp phía<br />
Bắc chiếm tới 78.9% diện tích khoai lang cả<br />
nước (Bắc Trung Bộ 31.1%; vùng Đông Bắc<br />
23.4%; ĐBSH 18.6% và vùng Tây Bắc 5.7%).<br />
Năm 2008, cả nước trồng 557.700 ha sắn, năng<br />
suất trung bình đạt 16.9 tấn/ha và tổng sản lượng<br />
đạt 9.39 triệu tấn củ tươi. Có tới 78% diện tích và<br />
sản lượng sắn cả nước tập trung ở 4 vùng sản<br />
xuất chính: Duyên hải Trung bộ (168.800 ha),<br />
Tây Nguyên (150.100 ha), Đông Nam Bộ<br />
(113.500 ha) và miền núi phía Bắc (110.000 ha).<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
Cây sắn hiện đã trở thành cây công nghiệp thay<br />
vì là cây lương thực cứu đói như trong quá khứ.<br />
Sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ<br />
nông dân nghèo do dễ trồng, không kén đất, đầu<br />
tư ít vốn, phù hợp điều kiện kinh tế nông hộ.<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Viện CLTCTP được Bộ NN-PTNT giao chủ trì đề tài trọng<br />
điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống cây có<br />
củ (khoai tây, khoai lang, sắn) cho các tỉnh đồng<br />
bằng sông Hồng và trung du, miền núi phía Bắc”.<br />
Theo qui định quản lý của Bộ NN-PTNT và của<br />
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Viện<br />
KHNN VN), báo cáo giữa kỳ này trình bày kết<br />
quả thực hiện đề tài từ năm 2011 đến tháng 6<br />
năm 2013. Với mục tiêu là chọn tạo và phát triển<br />
được các giống khoai tây, khoai lang và sắn, năng<br />
suất cao chất lượng tốt phù hợp cho các tỉnh đồng<br />
bằng sông Hồng (ĐBSH) và trung du miền núi<br />
(TD-MN) phía Bắc, cụ thể như sau:<br />
- Chọn tạo được một số giống khoai tây,<br />
khoai lang và sắn, năng suất (NS) tăng 10-15%<br />
so với giống đang trồng; trong đó:<br />
- Chọn tạo được giống khoai tây để ăn tươi<br />
NS 22-25 tấn/ha, tỷ lệ chất khô (TLCK) 17-20%;<br />
giống cho chế biến chips, NS 20-22 tấn/ha,<br />
TLCK 20-22%. Các giống mới phù hợp điều kiện<br />
vụ đông ở ĐBSH.<br />
- Chọn tạo được giống khoai lang mới cho<br />
năng suất cao (25-30 tấn/ha, TLCK 20-25%) và<br />
giống chất lượng cao (NS 20-25 tấn/ha, TLCK 2530%). Các giống mới chủ yếu phục vụ sản xuất vụ<br />
đông ở ĐBSH và vùng trung du phía Bắc.<br />
- Chọn tạo được giống sắn mới để ăn tươi<br />
(NS 25-30 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột 28-30%, hàm<br />
lượng HCN thấp), thích hợp với vùng trồng sắn ở<br />
TD-MN phía Bắc.<br />
- Xây dựng được qui trình kỹ thuật canh tác<br />
cho các giống mới.<br />
<br />
- Vật liệu tạo mới và nhập nội bổ sung trong<br />
năm 2011 và 2012.<br />
- Các giống đối chứng: là các giống đã được<br />
công nhận và các giống truyền thống được trồng<br />
phổ biến.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phương pháp chọn tạo giống khoai tây<br />
- Khảo sát, đánh giá lại nguồn vật liệu<br />
hiện có về tiềm năng năng suất, khả năng<br />
chống chịu sâu bệnh, ghẻ củ; hàm lượng tinh<br />
bột, chất khô và các chỉ tiêu chất lượng có liên<br />
quan khác; khả năng ra hoa đậu quả để tạo tổ<br />
hợp lai mới.<br />
- Lai hữu tính và chọn lọc theo các tính trạng<br />
mục tiêu về nông sinh học, năng suất và chất<br />
lượng củ, khả năng chống chịu sâu bệnh hại...<br />
- Các bước so sánh sơ bộ, so sánh chính qui,<br />
khảo nghiệm sinh thái, khảo nghiệm sản xuất và<br />
sản xuất thử được tiến hành theo theo phương<br />
pháp của Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP);<br />
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá<br />
trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây<br />
QCVN:2011/BNNPTNT và các qui định của<br />
Viện CLT-CTP.<br />
2.2.2. Phương pháp chọn tạo giống khoai lang<br />
- Duy trì tập đoàn giống khoai lang: Trồng<br />
trong vại và ngoài đồng ruộng.<br />
- Đánh giá khả năng ra hoa, kết quả của tập<br />
đoàn khoai lang trong điều kiện tự nhiên vùng<br />
ĐBSH (ĐBSH).<br />
- Lai tạo các tổ hợp lai mới theo phương<br />
pháp lai đa giao và lai xác định.<br />
- Chọn lọc dòng: Áp dụng phương pháp của<br />
CIP và một số quy định của TT NC&PT CCC.<br />
<br />
Đối với cả 3 cây khoai tây, khoai lang và<br />
sắn, đề tài sử dụng các nguồn vật liệu sau đây:<br />
<br />
- Các khâu so sánh các dòng khoai lang triển<br />
vọng; nghiên cứu biện pháp kỹ thuật (mật độ,<br />
phân bón..) và khảo nghiệm giống khoai lang<br />
triển vọng theo Quy phạm khảo nghiêm giống<br />
khoai lang của Bộ NN & PTNT (10TCN223-95),<br />
phương pháp của CIP và một số quy định của TT<br />
NC&PT CCC.<br />
<br />
- Các dòng giống đã có kế thừa từ giai đoạn<br />
2006-2010.<br />
<br />
- Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất<br />
khoai lang bằng giống mới bằng các ô thửa lớn,<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu<br />
<br />
433<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
có sự tham gia của nông dân đánh giá hiệu quả<br />
kinh tế của mô hình.<br />
2.2.3. Phương pháp chọn tạo giống sắn<br />
Trình tự các bước tiến hành chọn lọc, đánh<br />
giá giống, các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành<br />
theo phương pháp nghiên cứu của CIAT và<br />
Chương trình sắn Việt Nam; Trung tâm Khảo<br />
Kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và<br />
Phân bón Quốc gia (Trung tâm Khảo Kiểm<br />
nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia),<br />
các qui định của Trung tâm Nghiên cứu và phát<br />
triển Cây có củ.<br />
- Các bước đăng ký khảo nghiệm tác giả,<br />
khảo nghiệm giống chính qui, khảo nghiệm sản<br />
xuất, sản xuất thử và công nhận giống cho sản<br />
xuất thử và công nhận chính thức giống cây<br />
trồng mới theo qui định của Bộ Nông nghiệp<br />
và PTNT.<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Kết quả chọn tạo giống khoai tây<br />
3.1.1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu<br />
Trong 2 năm 2011-2012, Đề tài đã lai tạo<br />
được tổng số 30 tổ hợp lai mới trong điều kiện vụ<br />
hè thu tại Sapa Lào Cai, đã thu được 37.700 hạt<br />
lai để gieo trồng, đánh giá và chọn tạo giống<br />
khoai tây mới theo mục tiêu.<br />
3.1.2. Nghiên cứu chọn lọc các dòng, giống<br />
khoai tây mới<br />
3.1.2.1. Kết quả chọn dòng trong nhà lưới<br />
với các tổ hợp lai thu năm 2011<br />
Đã tiến hành gieo trồng 14 tổ hợp hạt lai<br />
thu được từ năm 2011, trồng 2800 cây thực<br />
sinh trong nhà lưới trong vụ xuân hè năm 2012<br />
tại Sapa, chọn được 696 dòng; qua bảo quản<br />
còn lại 458 dòng được đánh giá tại Thanh Trì<br />
trong vụ đông 2012 và đã chọn được chọn được<br />
15 dòng tiêu biểu. Các dòng được chọn có khả<br />
năng sinh trưởng, phát triển khá và tốt; năng<br />
suất củ khá cao (giao động từ 300 - 700<br />
g/khóm). Về đặc điểm củ, đa số các dòng được<br />
chọn có dạng củ hình oval, vỏ củ màu vàng,<br />
mắt củ nông và ruột củ màu vàng như giống<br />
đối chứng Solara.<br />
434<br />
<br />
3.1.2.2. Kết quả chọn dòng năm 2 từ các tổ<br />
hợp hạt lai nhập nội từ CIP năm 2010<br />
Từ 22 tổ hợp với 92 dòng được đánh giá, đã<br />
chọn được 17 dòng có khả năng sinh trưởng, phát<br />
triển tốt, ít nhiễm bệnh, không bị sâu hại, một số<br />
dòng có khả năng ra hoa.<br />
3.1.2.3. Kết quả chọn dòng năm 4 từ các tổ<br />
hợp khoai tây hạt lai tại Sapa<br />
Thí nghiệm chọn dòng năm thứ 4 với 5 dòng<br />
(VR-3.4, VR-1.1, VR-24.5, VR-8.6, MS-33.1) so<br />
với 2 giống đối chứng KT3 và Solara. Qua đánh<br />
giá đã chọn được 4 dòng có số củ/khóm cao, tỷ lệ<br />
củ có đường kính từ 3 - 5cm cao; dạng hình oval,<br />
mắt củ nông (điểm 3), ruột củ màu vàng; năng<br />
suất đạt 252 - 300 g củ/khóm; sinh trưởng, phát<br />
triển và chống chịu sâu bệnh khá hơn giống đối<br />
chứng Solara.<br />
3.1.2.4. Kết quả đánh giá các dòng, giống<br />
khoai tây nhập nội từ CIP năm 2010<br />
Các dòng, giống đánh giá có khả năng sinh<br />
trưởng, phát triển ở mức khá, có mức độ nhiễm<br />
sâu bệnh ở mức thấp, tương đương giống đối<br />
chứng Solara.<br />
Nhìn chung các dòng đánh giá cho năng<br />
suất cao, chỉ hai dòng cho năng suất thấp là:<br />
dòng 73 và 87 đạt 8,87 và 8,11 tấn/ha, 3 dòng:<br />
61, 71 và 75a cho năng suất đạt 10 -11 tấn/ha,<br />
một số dòng cho năng suất đạt từ 11 - 14<br />
tấn/ha, sáu dòng (61, 63, 66, 70, 83 và 86) đạt<br />
năng suất >15 tấn/ha. Trong đó các dòng: 61,<br />
75, 83 và 86 cho năng suất tương đương giống<br />
đối chứng Solara.<br />
3.1.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật<br />
canh tác và nhân giống sơ bộ cho các giống<br />
khoai tây mới<br />
3.1.3.1. Kết quả nghiên cứu mật độ và mức<br />
phân bón thích hợp cho 2 giống khoai tây triển<br />
vọng 105 và 905<br />
Kết quả nghiên cứu mật độ trồng thích hợp<br />
cho giống khoai tây triển vọng số 105 và 905 cho<br />
thấy: Mật độ 4 khóm/m2cho năng suất thấp nhất<br />
(giống 105 đạt 15,06 tấn/ha và giống 905 đạt<br />
14,22 tấn/ha). Năng suất củ ở 2 công thức mật độ<br />
cao hơn (5 và 6 khóm/m2) tương đương nhau;<br />
nhưng tỷ lệ số củ có đường kính trung bình (3 5cm) cao hơn và tỷ lệ củ lớn (> 5cm) thấp hơn.<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
Bảng 1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống khoai tây triển vọng 105 và 905<br />
khi chịu tác động của các mật độ trồng khác nhau.<br />
Giống<br />
<br />
Mật độ<br />
2<br />
(khóm/m )<br />
<br />
Số củ/khóm<br />
(#)<br />
<br />
NS<br />
(tấn/ha)<br />
<br />
Củ loại<br />
(%)<br />
<br />
4<br />
5<br />
6<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
5,6<br />
5,1<br />
5,0<br />
5,3<br />
5,2<br />
5,3<br />
17,5<br />
1,7<br />
<br />
15,06<br />
16,31<br />
17,52<br />
14,22<br />
16,52<br />
17,32<br />
14,9<br />
1,5<br />
<br />
2,9<br />
3,2<br />
0,7<br />
2,1<br />
2,1<br />
0,8<br />
<br />
105<br />
<br />
905<br />
CV (%)<br />
LSD.05<br />
<br />
>5cm<br />
55,2<br />
48,3<br />
38,6<br />
35,6<br />
31,3<br />
26,7<br />
<br />
Tỉ lệ cỡ củ (%)<br />
3-5cm<br />
38,1<br />
46,2<br />
58,3<br />
60,9<br />
65,0<br />
70,3<br />
<br />
5cm<br />
49,1<br />
53,1<br />
54,4<br />
41,4<br />
24,5<br />
21,5<br />
19,3<br />
23,1<br />
<br />
Tỉ lệ cỡ củ (%)<br />
3-5cm<br />
45,8<br />
39,2<br />
35,9<br />
49,3<br />
71,7<br />
74,5<br />
76,6<br />
70,8<br />
<br />
5cm) thấp nhất.<br />
Với giống 905, năng suất củ của cả 4 mức phân<br />
giao động từ 15,47 đến 15,95 tấn/ha và khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê giữa các công thức.<br />
<br />
3.1.3.2. Nhân giống sơ bộ<br />
Trong vụ đông năm 2012 tại vùng núi Sapa,<br />
Đề tài đã nhân được 52.658 củ giống mini (cấp<br />
giống SNC) đối với giống khoai tây triển vọng<br />
105, để tiếp tục nhân giống tại đồng bằng sông<br />
Hống trong năm 2013, phục vụ khảo nghiệm sinh<br />
thái và khảo nghiệm sản xuất giống này trong<br />
thời gian tới.<br />
<br />
3.1.4. Khảo nghiệm và xây dựng mô hình thử nghiệm giống mới<br />
Bảng 3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 3 giống khoai tây 105, 505 và 905<br />
trồng thử nghiệm tại Vũ Thư Thái Bình vụ đông 2012.<br />
Giống<br />
105<br />
505<br />
905<br />
Solara (Đ/C)<br />
CV (%)<br />
LSD.05<br />
<br />
Số củ/<br />
khóm (#)<br />
<br />
NSTT<br />
(tấn/ha)<br />
<br />
NSTP<br />
(tấn/ha)<br />
<br />
4,9<br />
5,9<br />
6,4<br />
4,7<br />
17,9<br />
1,9<br />
<br />
16,7<br />
23,6<br />
21,4<br />
12,9<br />
14,0<br />
5,01<br />
<br />
16,5<br />
23,5<br />
13,1<br />
<br />
>5cm<br />
62,8<br />
67,2<br />
38,9<br />
56,3<br />
<br />
Tỉ lệ cỡ củ (%) TP<br />
3-5cm<br />