intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu, phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, qua đó đưa ra đánh giá chung. Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực trạng, tác giả đưa ra một số định hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phù hợp với các nguồn lực, điều kiện thực tế và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THEO NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN BÍCH HÀN VI - PHẠM VIẾT HỒNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu, phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, qua đó đưa ra đánh giá chung. Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực trạng, tác giả đưa ra một số định hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phù hợp với các nguồn lực, điều kiện thực tế và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Từ khóa: nông nghiệp, cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, huyện Phú Lộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng và mỗi địa phương. Phú Lộc là huyện phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng nhưng vẫn chủ yếu là nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Cơ cấu nông nghiệp huyện Phú Lộc có tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất kinh tế huyện. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Trong thời gian qua, nông nghiệp huyện Phú Lộc đã được quan tâm đầu tư phát triển, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số thành tựu nhất định, tốc độ phát triển cao nhưng chuyển biến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp huyện còn chuyển biến chậm, chưa có bước đột phá lớn, chưa tạo ra được nông sản hàng hóa có giá trị cao. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc một cách hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển chung của huyện là điều rất cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp - Nhân tố tự nhiên Là nhân tố quan trọng trong việc hình thành, xác lập nên cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp. Nhóm nhân tố này bao gồm: vị trí địa lý của vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai, khí hậu, nước... + Đất đai: Là tư liệu sản xuất cơ bản để phát triển và hình thành nên cơ cấu ngành nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp quyết định đến quy mô và khả năng phát triển nông nghiệp. Từng loại đất thì phù hợp với từng đối tượng sản xuất góp phần hình thành nên loại hình sản xuất nông nghiệp, xác định đối tượng và loại hình sản xuất chính tạo ra hiệu quả sản xuất cao nhất. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sự phân bố các loại đất, phân cấp theo địa hình góp phần hình thành nên những vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. + Khí hậu: Khí hậu của mỗi vùng có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng đó. Những yếu tố cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng, độ ẩm không khí, thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng, chế độ gió... Bên cạnh đó, những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như: sương muối, mưa đá, tuyết rơi, sương mù... đều ảnh hưởng đến các loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng. + Nước: Nguồn nước có vai trò quan trọng và quyết định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để mở rộng diện tích sản xuất hay thâm canh tăng vụ cũng đòi hỏi một lượng nước rất 118
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 lớn. Khi xem xét nguồn nước trong nông nghiệp cần xét cả về nước mặt, nước ngầm và khả năng đưa nước từ nơi khác tới... sự phân bố nguồn nước góp phần tạo nên sự phân bố cơ cấu cây trồng, vật nuôi... - Dân cư, lao động + Dân cư là tập hợp người sinh sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế - xã hội, bởi tính chất của việc phân công lao động và đặc điểm cư trú. Quy mô và kết cấu dân số tạo nên đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn lao động chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. + Lực lượng lao động ảnh hưởng đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp rất lớn, quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất cũng như cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp. Việc bố trí và sử dụng lao động kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu sản xuất có tác dụng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật + Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nhân tố này bao gồm số lượng và chất lượng các tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị cơ giới hóa,... các yếu tố này tác động trực tiếp đến năng suất, hiệu quả lao động và đến việc bố trí, phân công lao động. Vì vậy, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật ở một quốc gia hay một vùng nào đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ và tính hợp lý của cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng của quốc gia đó, vùng đó. - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông - lâm - ngư và chính sách phát triển kinh tế + Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là xu hướng vận động có tính khách quan, cơ cấu giữa các ngành cũng ngày càng phức tạp và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội. Các xu hướng hiện nay là: + Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang hướng sản xuất hàng hóa theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển sản xuất hàng hóa giúp phá bỏ cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu, xác lập cơ cấu kinh tế mới tiên tiến phù hợp. Một khi cơ cấu kinh tế nông nghiệp được xác lập hợp quy luật, sẽ mở đường cho phát triển sản xuất hàng hóa. + Phát triển nông nghiệp tổng hợp, tăng số lượng ngành chuyên môn hóa và giảm tỷ trọng toàn ngành. Một xu hướng song hành cùng quá trình chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần túy sang kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp. Sự kết hợp giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp vừa xuất phát từ yêu cầu nội tại của từng ngành, từng mối quan hệ giữa các ngành và yêu cầu của việc khai thác sử dụng các tiềm năng để phát triển kinh tế, vừa giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời khôi phục, bảo vệ và tạo lập môi trường sinh thái bền vững. Mục tiêu của sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là tạo ra một hệ thống tiểu ngành, nghề mới trong ngành nông nghiệp tổng hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng. 2.2. Thực trạng cơ cấu nông nghiệp theo ngành ở huyện Phú Lộc - Cơ cấu nông - lâm - ngư + Cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ 2010 - 2015: Chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng dần tỷ trọng sản xuất ngư nghiệp. Tỷ trọng 119
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 ngành nông nghiệp năm 2010 chiếm 56,03% và giảm dần xuống còn 46,37% vào năm 2015, lâm nghiệp giảm từ 10,5% xuống 5,3%, ngược lại ngư nghiệp lại tăng từ 33,4% lên 48,33%. Xu hướng chuyển dịch này phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng thế mạnh cũng như mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian qua. Bảng 2.1. Kết quả và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc giai đoạn 2010 - 2015 Tốc độ 15/10 phát triển Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 2015 (%) bình quân (%) Tổng giá trị sản Tỷ đồng 748,5 873,1 948,4 1.009,4 1.091,1 1.281,9 171,3 111,4 xuất nông nghiệp Nông Tỷ đồng 419,4 442,6 451,1 470,8 526,2 594,4 141,7 107,2 nghiệp % 56,03 50,7 47,6 46,6 48,2 46,4 Cơ cấu Lâm Tỷ đồng 79,1 66,4 73,6 71,8 64,8 67,9 85,8 97,0 nghiệp % 10,5 7,6 7,8 7,1 5,9 5,3 Cơ cấu Ngư Tỷ đồng 250,04 364,1 423,7 466,8 500,1 619,6 247,8 119,9 nghiệp % 33,4 41,7 44,6 46,3 45,9 48,3 Cơ cấu Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2015 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu GTSX nông - lâm - ngư nghiệp huyện Phú Lộc Về tốc độ phát triển của các ngành thì ngành ngư nghiệp có tốc độ tăng hàng năm cao nhất với 19,9%, ngành nông nghiệp thuần túy tăng 7,2%, trong khi đó ngành lâm nghiệp giảm 3%. Sự tăng trưởng vượt bậc của ngành ngư nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2015 cho thấy trong thời gian qua, nông nghiệp Phú Lộc đã có bước phát triển khá, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, Phú Lộc đã tập trung đầu tư cũng như khai thác những lợi thế của vùng ven biển và vùng đầm phá, một lợi thế to lớn của huyện. Ngư nghiệp là ngành mang lại giá trị kinh tế cao và đồng thời thủy sản đã tạo ra được một lượng hàng hóa lớn, tăng giá trị xuất khẩu. Đây là xu 120
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 hướng chuyển dịch mà huyện Phú Lộc hướng đến. Tuy nhiên, với xu hướng chuyển dịch này thì trở thành thách thức lớn cho ngành nông lâm, làm sao để tạo ra sự cân đối giữa các ngành nông - lâm - ngư, bền vững trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất và mức tăng trưởng chung của nhóm ngành nông nghiệp. * Cơ cấu theo ngành trong nông nghiệp thuần túy Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thuần túy là phản ánh mối quan hệ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi. Đây là mối quan hệ cơ bản, khăng khít và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Phú Lộc có tiềm năng về diện tích gò đồi và đồng bằng, đầm phá. Vì vậy, cần phải coi trọng phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tỷ trọng ngành trồng trọt tăng từ 54,48% năm 2010 lên 60,28% năm 2015 và tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm từ 44,64% xuống còn 38,74%. Về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành trồng trọt là 9,41% trong khi ngành chăn nuôi lại giảm bình quân là 4,23%. Ngành dịch vụ trong nông nghiệp thuần túy là hình thái mới ngày càng được quan tâm hơn với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,41%. Biểu đồ 2.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp thuần túy huyện Phú Lộc Ngành chăn nuôi là ngành mang lại giá trị kinh tế cao, sản xuất tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên hơn trồng trọt và là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp, lại phù hợp với tiềm năng với huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, với kết quả cho thấy, thì ngành chăn nuôi ở huyện Phú Lộc chưa được các ngành, các địa phương và hộ nông dân chú ý quan tâm chỉ đạo và đầu tư phù hợp. Và sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp trong thời gian qua chưa thực sự phát huy được tiềm năng và lợi thế của huyện. Tuy nhiên, sự chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi còn chênh lệch khá cao, chẳng hạn năm 2015 tỷ trọng ngành trồng trọt là 60,3% trong khi tỷ trọng ngành chăn nuôi chỉ chiếm 38,7%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm mạnh trong khi ngành trồng trọt lại tăng chậm. Có thể thấy được ngành trồng trọt trở thành ngành sản xuất chính và chiếm vị trí hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt và chăn nuôi tăng giảm chưa ổn định, có sự phân kỳ rõ rệt, trong ngành trồng trọt giai đoạn (2010 - 2012) tăng mạnh nhưng lại giảm vào giai đoạn sau (2013 - 2015), chăn nuôi thì ngược lại, giai đoạn đầu giảm nhưng giai đoạn sau tăng mạnh. Để giảm tình trạng tăng giảm không ổn định về tỷ trọng cũng như về giá trị thì trong thời gian tới, huyện Phú Lộc cần xác định hướng đi đúng cho ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp 121
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 với điều kiện và thế mạnh của huyện. Bên cạnh đó, cần quan tâm, tập trung đầu tư phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn và đầu tư vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. * Cơ cấu theo ngành trong lâm nghiệp Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần từ 10,57% năm 2010 xuống còn 5,30% năm 2015. Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành lâm nghiệp huyện Phú Lộc phát triển tương đối toàn diện về cơ cấu sản xuất trên cả trồng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ và và lâm sản khác, thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác và dịch vụ lâm nghiệp. Nghề rừng được tổ chức lại theo hướng lâm nghiệp xã hội, chuyển từ khai thác tự nhiên sang trồng mới và chăm sóc bảo vệ rừng, kết hợp việc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn với việc trồng rừng phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp ở địa phương. Biểu đồ 2.3. Cơ cấu ngành trong lâm nghiệp huyện Phú Lộc Trong cơ cấu ngành lâm nghiệp thì khai thác gỗ và lâm sản khác chiếm tỷ trọng cao nhất và có GTSX cao, tuy nhiên mức tăng trưởng không ổn định qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 8,8%, trong khi đó, trồng và chăm sóc rừng mang lại giá trị chưa cao nhưng phát triển ngày càng tăng từ 3,7% năm 2010 lên 28,4% năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân lớn 46,1%. Điều này có thể cho thấy việc khai thác các sản phẩm lâm nghiệp tự nhiên đang có dấu hiệu giảm xuống. Tuy giá trị sản xuất lâm nghiệp giảm do việc nghiêm cấm hành vi khai thác rừng tự nhiên, nhưng khuyến khích phát triển việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Ngoài trồng rừng kinh tế còn tập trung trồng rừng phòng hộ ven biển, trồng phân tán trong nông thôn. Tiếp tục giao khoán rừng trồng, rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ. Diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện Phú Lộc hiện nay là 38.743,92ha, tăng 3.970,32ha so với năm 2010. Trong 5 năm qua đã trồng mới 4.352ha, đưa diện tích trồng rừng tập trung lên 17.000ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 48%. Đến năm 2015, rừng tự nhiên cũng như rừng trồng ở huyện Phú Lộc phát triển tốt. Trong diện tích rừng trồng có diện tích rừng sản xuất là 18.671,88ha. Đối với rừng sản xuất, hàng năm khai thác và trồng lại khoảng 2.300 - 3.000ha, tạo ra lượng hàng hóa lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy và xuất khẩu. Đồng thời mô hình trồng xen cây công nghiệp lâu năm với cây sắn nguyên liệu, cây ăn quả tạo nên mô hình kinh tế vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao. 122
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Trong thời gian qua, cơ cấu ngành lâm nghiệp đã có có bước chuyển dịch chuyển dịch đúng hướng. Chuyển hẳn từ khai thác rừng tự nhiên sang trồng, chăm sóc và bảo về rừng. Người dân được hưởng lợi nhiều từ rừng, đời sống được nâng cao hơn. Cơ cấu theo ngành trong ngư nghiệp Ngư nghiệp hay thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong nông nghiệp. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Biểu đồ 2.4. Cơ cấu ngành trong ngư nghiệp huyện Phú Lộc GTSX ngành thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2010 - 2015, bình quân là tăng 19,9%. Trong cơ cấu ngành ngư nghiệp, tỷ trọng khai thác thủy sản không ngừng tăng lên từ 65,5% năm 2011 lên 66,2% năm 2015. Nuôi trồng thủy sản ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản đều tăng, đến năm 2015 đã đưa vào nuôi trồng được 1.213ha, tăng 123ha so với năm 2010. Tỷ trọng khai thác thủy hải sản còn cao hơn nuôi trồng thủy hải sản như năm 2015, tỷ trọng khai thác chiếm 66,2% trong khi tỷ trọng nuôi trồng chỉ chiếm 33,8%. Tỷ trọng nuôi trồng thủy hải sản tăng dần qua các năm, chỉ riêng năm 2015 giảm về cả giá trị và tỷ trọng, nguyên nhân của sự giảm này là do chịu sự ảnh hưởng thất thường vào tháng 3/2015, độ mặn nước đầm phá thấp và thời tiết nắng nóng cuối vụ, môi trường xấu gây ra dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng của thủy hải sản. Hướng đi của ngành thủy sản trong thời gian tới là cần phải chuyển dịch sang nuôi trồng thủy hải sản, mở rộng diện tích cũng như đa dạng hóa các đối tượng nuôi, đặc biệt là những loại có giá trị kinh tế cao. Đồng thời cần có những giải pháp khắc phục những diễn biến thất thường của thời tiết cũng như thiên tai. - Đánh giá chung về cơ cấu theo ngành trong nông, lâm, ngư ở huyện Phú Lộc Nhìn chung giai đoạn 2010 - 2015, nông lâm ngư nghiệp phát triển toàn diện và có bước tăng trưởng khá bình quân 9,37%. Các đề án quy hoạch tiểu vùng sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai khá hiệu quả. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, tập trung đầu tư các công trình thủy lợi... đã góp phần đưa năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi tăng cao hơn so với trước đây. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại những hạn chế: tốc độ tăng trưởng khá (20,5%) nhưng nền kinh tế chưa thật sự bền vững, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra còn chậm, sản phẩm nông nghiệp chưa chủ động được đầu ra và thị trường. Khoa học - công nghệ và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu và hơn nữa là thiếu vốn cho phân bổ, đầu tư các dự án phát triển nông nghiệp. Nguyên nhân: điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ sản xuất, năng lực quản lý chưa cao, huy động vốn gặp nhiều khó khăn, 123
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 chính sách hỗ trợ của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò vị trí của ngành nông nghiệp Huyện. 2.3. Đề xuất các định hướng chuyển dịch cơ cấu theo ngành trong nông - lâm - ngư - Cơ sở đề xuất định hướng + Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. + Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. + Căn cứ vào những tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, những dự báo tình hình phát triển của huyện Phú Lộc đến năm 2020. - Đề xuất định hướng Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường đầu tư thâm canh, gắn với xây dựng nông thôn mới: tập trung thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2015 - 2020 tăng bình quân hàng năm 9,8%. - Trồng trọt: Ưu tiên việc ứng dụng tốt công nghệ sinh học để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, trong đó chú trọng những mô hình cây, con có năng suất, chất lượng cao, phấn đấu đưa thu nhập bình quân 1ha canh tác lên trên 45 triệu đồng. Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, nhà kinh doanh và nhà khoa học để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng các hộ nông dân góp vốn để đầu tư theo mô hình công - nông nghiệp. - Chăn nuôi: Tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng con giống để đẩy mạnh các hình thức chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại nhằm đưa sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hóa. Phấn đấu đưa giá trị ngành chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. - Lâm nghiệp: Giữ vững, ổn định diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, chuyển đổi cây trồng nguyên liệu giấy thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, bảo vệ được xói mòn, môi trường và độ che phủ rừng. Làm tốt công tác quản lý, bảo vệ phòng chống cháy rừng, tiếp tục phủ xanh cho những diện tích đất còn khả năng phát triển lâm nghiệp, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 49%. - Ngư nghiệp: Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 1.200ha. Phát triển các mô hình nuôi trồng xen ghép cho hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là vùng đầm phá Cầu Hai, Lập An - Lăng Cô. Khuyến khích ngư dân vùng ven biển phát triển đội tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ và dài ngày trên biển, kết hợp chặt chẽ đánh bắt với việc bảo vệ quốc phòng, an ninh. Khai thác tổng hợp ven biển, đầm phá gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. Hạn chế các hình thức khai thác mang tính hủy diệt như: xung điện, từ lưới không đúng kích cỡ,... sớm hoàn thành khi neo đậu tàu thuyền xã Lộc Trì để đảm bảo phòng, tránh trú bão. 2.4. Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo ngành trong nông - lâm - ngư Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm - ngư theo định hướng và mục tiêu đề ra, cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, tạo ngành sản xuất nông nghiệp mũi nhọn và phân vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên về khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, điều kiện sản xuất và kinh nghiệm truyền thống của từng tiểu vùng để sản xuất các sản phẩm có chủ lực có chất lượng cao để cung cấp cho thị trường. 124
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Hai là, phát triển thị trường cho nông sản hàng hóa. Tìm ra hướng đi cho hàng hóa nông sản trên địa bàn huyện và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu nông sản đến người tiêu dùng, làm giảm khoảng cách giữa người mua và người bán. Ba là, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ trong nông nghiệp (nông - lâm - ngư). Tạo liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất, ổn định đầu ra cho người nông dân, hạn chế rủi ro và khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Bốn là, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp (nông - lâm - ngư). Đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn các ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa nông sản. Năm là, tăng cường đầu tư có trọng điểm vốn ngân sách nhà nước vào cơ sở hạ tầng thiết yếu. Từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng mạng lưới giao thông, hệ thống điện lưới, thủy lợi, cấp nước, bưu chính - viễn thông… tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Sáu là, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện. Tổ chức thường xuyên các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm truyền bá các kiến thức khoa học, kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển giao quy trình sản xuất với hộ nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn cho từng lĩnh vực, từng vùng, từng thôn bản. Bảy là, hoàn thiện cơ chế chính sách cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện. Chính sách quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp, vốn là những vấn đề cần quan tâm để cơ cấu nông nghiệp huyện chuyển dịch có hiệu quả. 3. KẾT LUẬN Phú Lộc có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành: trồng cây công nghiệp, câu ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, trồng rừng và chế biến lâm sản, nuôi trồng thủy sản. Cần phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển các ngành ngư và lâm nghiệp nhằm khai thác được thế mạnh và tạo được hiệu quả kinh tế cao. Để chuyển dịch cơ cấu nông lâm, ngư đúng hướng và phát triển ngành nông nghiệp ổn định, Phú Lộc cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tìm ra ngành sản xuất hàng hóa nông sản mũi nhọn, thực hiện giải pháp phát triển, mở rộng thị trường, đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học và trong hoạt động sản xuất nhằm tạo ra một lượng hàng hóa nông sản ổn định, chất lượng, quy hoạch xây dựng các cơ sở, kết cấu hạ tầng mà tính chiến lược, hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích người nông dân yên tâm sản xuất... nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo quan điểm, định hướng và mục tiêu đề ra để cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Lộc, Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp các năm 2010 - 2015. [2]. Chi cục Thống kê huyện Phú Lộc, Niên giám thống kê huyện Phú Lộc các năm 2014, 2015. [3]. Ủy ban Nhân dân Huyện Phú Lộc (1/2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 125
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Tilte: RESEARCH ON AGRICULTURAL RESTRUCTURING OF PHU LOC DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: Researched and analyzed the situation of agricultural restructuring of Phu Loc district and then draws a general assessment. According to the rationale and situation, the author gives some orientations and solutions are suitable for resources, actual condition, and trend of social economic development. Keywords: Aagriculture, structure, structural shift, Phu Loc district. NGUYỄN BÍCH HÀN VI Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý học, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Số điện thoại: 091316412, Email: nguyen.hanvixl@gmail.com PGS. TS. PHẠM VIẾT HỒNG Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 126
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2