Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ PHÂN TỬ CỦA SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH<br />
NHÓM FLUOROQUINOLONE TRÊN VI KHUẨN STREPTOCOCCUS<br />
NHÓM B PHÂN LẬP TẠI HÀN QUỐC<br />
Đặng Nguyễn Đoan Trang*, Usha Srinivasany**, Zachary Britt**, Carl F. Marrs**, Lixin Zhang**,<br />
Moran Ki***, Betsy Foxman**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Streptococcus nhóm B (Group B Streptococcus, GBS) là nguyên nhân chính của nhiễm trùng ở<br />
trẻ sơ sinh và cũng là nguyên nhân thường gặp ở nhiễm trùng người lớn có những tổn thương về miễn dịch.Sự<br />
đề kháng kháng sinh nhóm fluoroquinolone trên GBS đã được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới.<br />
Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 1075 mẫu vi khuẩn phân lập từ<br />
bệnh phẩm của các bệnh nhân tại các bệnh viện ở Hàn Quốc. Đột biến trên các gene mã hóa các enzyme gyrase và<br />
topoisomerase được xác định bằng kỹ thuật PCR và giải mã trình tự chuỗi DNA đặc hiệu. Hoạt động của bơm<br />
đẩy được xác định thông qua sự thay đổi nồng độ ức chế tối thiểu của norfloxacin và ethidium bromide trên GBS<br />
với sự có mặt của reserpine (20 µg/mL).<br />
Kết quả: Sự đề kháng ciprofloxacin, levofloxacin và moxifloxacin có liên quan đến đột biến trên các gene mã<br />
hóa các enzyme gyrase và topoisomerase. Bằng chứng về hoạt động của bơm đẩy được phát hiện trên 52,2 % các<br />
vi khuẩn đề kháng với norfloxacin nhưng không có đột biến.<br />
Từ khóa: Fluoroquinolones, norfloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, đột biến, bơm đẩy, MIC<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MOLECULAR MECHANISMS OF RESISTANCE TO FLUOROQUINOLONES AMONG CLINICAL<br />
STRAINS OF GROUP B STREPTOCOCCUSFROM SOUTH KOREA<br />
Dang Nguyen Doan Trang, Usha Srinivasan, Zachary Britt, Carl F. Marrs, Lixin Zhang, Moran Ki,<br />
Betsy Foxman * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 4 - 2013: 78 - 82<br />
Introduction: Group B Streptococcus (GBS) is a major cause of neonatal sepsis and an emerging cause of<br />
infection in immune-compromised adult populations. GBS resistance to fluoroquinolones has been reported in<br />
many countries worldwide.<br />
Materials and methods: The study collection included 1075 clinical strains of GBS isolated from South<br />
Korea. Mutations in genes encoding gyrase and topoisomerase were identified by PCR with specific primers<br />
followed by sequencing. Evidence of efflux-mediated resistance to norfloxacin was identified by changes in MIC of<br />
norfloxacin and ethidium bromide in the presence of reserpine (20 µg/mL), an efflux pump inhibitor..<br />
Results: Mutations were detected in strains resistant to ciprofloxacin, levofloxacin and moxifloxacin.<br />
Evidence of the efflux phenotype was found in 52,2% of GBS strains resistant only to norfloxacin with no known<br />
mutations.<br />
Keywords: Fluoroquinolones, norfloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, mutations, efflux, MIC<br />
<br />
* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Dịch tễ, Đại học Michigan, Hoa Kỳ<br />
*** 3Khoa Y học Dự phòng, Trường Đại học Y khoa Eulji, Daejeon, Hàn Quốc<br />
Tác giả liên lạc: DS. Đặng Nguyễn Đoan Trang<br />
ĐT: 0909907976<br />
Email: dtrangpharm@yahoo.com<br />
<br />
78<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Streptococcus nhóm B (Group B Streptococcus,<br />
Streptococcus agalactiae, GBS) là nguyên nhân<br />
chính của nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và cũng là<br />
nguyên nhân thường gặp ở nhiễm trùng người<br />
lớn có những tổn thương về miễn dịch(3). Sự đề<br />
kháng kháng sinh nhóm fluoroquinolone trên<br />
GBS đã được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới<br />
(4,9,11,12). Trong một nghiên cứu tại Mỹ (12), tỷ lệ đề<br />
kháng levofloxacin trên GBS là 4,4%. Theo<br />
nghiên cứu của Savoia D. và cộng sự tại Ý, tỷ lệ<br />
đề kháng norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin,<br />
pefloxacin và levofloxacin trên GBS lần lượt là<br />
6,8%, 2,7%, 6,8%, 10,9% và 1,3% (11).<br />
Trong nhiều nghiên cứu đã được báo cáo,<br />
sự đề kháng các fluoroquinolone trên một số<br />
vi khuẩn gram dương bao gồm GBS liên quan<br />
đến đột biến trên các gene mã hóa các enzyme<br />
gyrase và topoisomerase làm giảm khả năng<br />
gắn kết và giảm hoạt tính của các<br />
fluoroquinolone.<br />
Sự<br />
đề<br />
kháng<br />
các<br />
fluoroquinolone trên vi khuẩn gram dương<br />
còn được giải thích bởi cơ chế bơm đẩy trên<br />
Staphylococcus aureus(5), Streptococcus pneumonia<br />
(8), Streptococcus pyogenes (8) và Streptococcus suis<br />
(8) nhưng chưa có báo cáo trên GBS.<br />
Trên một nghiên cứu trên 1075 mẫu GBS<br />
được phân lập từ các bệnh phẩm tại các bệnh<br />
viện ở Hàn Quốc, tỷ lệ đề kháng các<br />
fluoroquinolones khá cao, đặc biệt đối với<br />
norfloxacin (tỷ lệ đề kháng với norfloxacin,<br />
ciprofloxacin, levofloxacin và moxifloxacin lần<br />
lượt là 93%, 8,9%, 8,1% và 0,8%) (7). Tỷ lệ đề<br />
kháng này đặt ra vấn đề cần xác định cơ chế đề<br />
kháng ở mức độ phân tử của các vi khuẩn phân<br />
lập được nhằm góp phần vào việc lựa chọn<br />
kháng sinh hiệu quả trong trị liệu cũng như<br />
nghiên cứu các công thức thuốc mới có hiệu quả<br />
cao trên GBS.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Việc xác định các đột biến trên các gene mã<br />
hóa gyrase và topoisomerase được tiến hành<br />
trên 95 mẫu GBS được lựa chọn ngẫu nhiên từ<br />
1075 mẫu GBS phân lập từ nước tiểu, âm đạo,<br />
trực tràng, vết thương của các bệnh nhân nhập<br />
viện từ các bệnh viện ở Hàn Quốc từ năm 2006<br />
đến 2008. Sau khi xác định các đột biến, 146 mẫu<br />
GBS được tiếp tục thử nghiệm để xác định hoạt<br />
động của bơm đẩy bao gồm 88 mẫu chỉ đề<br />
kháng với norfloxacin (20 trong số này đã qua<br />
xác định đột biến) và 58 mẫu đề kháng với các<br />
fluoroquinolone khác đã qua xác định đột biến.<br />
<br />
Phân lập GBS<br />
GBS được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm<br />
bằng cách nuôi cấy trên môi trường chọn lọc.<br />
Thử nghiệm catalase và phản ứng ngưng kết<br />
latex (Streptex; Murex Biotech Ltd., Dartford,<br />
Anh) được sử dụng để phát hiện và xác định<br />
GBS.<br />
<br />
Xác định tính nhạy cảm của GBS đối với<br />
các kháng sinh nhóm fluoroquinolone<br />
Tính nhạy cảm của GBS đối với các kháng<br />
sinh<br />
<br />
nhóm<br />
<br />
fluoroquinolone(norfloxacin,<br />
<br />
ciprofloxacin, levofloxacin và moxifloxacin)<br />
được xác định bằng máy kháng sinh đồ tự<br />
động VITEK II (thực hiện tại Seoul Clinical<br />
Laboratories<br />
<br />
và<br />
<br />
Seoul<br />
<br />
Medical<br />
<br />
Science<br />
<br />
Institute) dựa trên các tiêu chuẩn EUCAST<br />
(European<br />
<br />
Committee<br />
<br />
on<br />
<br />
Antimicrobial<br />
<br />
Susceptibility Testing) 2009 và 2011. Trên 1075<br />
mẫu GBS nghiên cứu, tỷ lệ đề kháng với<br />
norfloxacin,<br />
<br />
ciprofloxacin,<br />
<br />
levofloxacin và<br />
<br />
moxifloxacin phát hiện lần lượt là 93%, 8,9%,<br />
8,1% và 0,8%.<br />
<br />
Xác định đột biến trên vùng QRDR<br />
(Quinolone<br />
Resistance<br />
Determining<br />
Region)<br />
<br />
Chọn mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Các bước xác định đột biến trên vùng QRDR<br />
của các gene gyr và par (mã hoá các enzyme<br />
gyrase và topoisomerase):<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
- Vùng QRDR được khuếch đại bằng kỹ<br />
thuật PCR với các đoạn mồi đặc hiệu của gyrA,<br />
gyrB, parC và parE (12). Phản ứng PCR được tiến<br />
hành trong điều kiện như sau: biến tính chuỗi<br />
DNA ở 94oC trong 3 phút, 30 chu kỳ nhiệt bao<br />
gồm giai đoạn bắt cặp ở nhiệt độ 45oC trong 30<br />
giây và giai đoạn kéo dài ở 68oC trong 1 phút,<br />
giai đoạn kéo dài cuối cùng ở 68oC trong 6 phút.<br />
Sản phẩm PCR được tiếp tục phân tích bằng kỹ<br />
thuật điện di trên gel agarose 1% trong đệm Trisacetic acid/EDTA (pH 7.5) với chất nhuộm gel an<br />
toàn GelRed và soi bằng nguồn sáng đèn UV.<br />
- Sản phẩm PCR được giải mã trình tự DNA<br />
(sequencing) tại Trung tâm Giải mã DNA, Đại<br />
học Michigan, Hoa Kỳ và phân tích bằng phần<br />
mềm Lasegene DNA STAR. Các chủng vi khuẩn<br />
GBS ATCC 12403 and A909 được sử dụng làm<br />
đối chứng âm trong phân tích.<br />
<br />
Xác định hoạt động của bơm đẩy (efllux<br />
pump) đối với norfloxacin<br />
Hoạt động của bơm đẩy đối với norfloxacin<br />
được xác định dựa trên sự thay đổi MIC của<br />
norfloxacin (giảm ít nhất 4 lần) và ethidium<br />
bromide (giảm ít nhất 2 lần) với sự có mặt của<br />
reserpine (20 µg/mL), một chất ức chế bơm đẩy<br />
(6,10). Mỗi kết quả MIC báo cáo là trung bình của 2<br />
lần thử nghiệm lặp lại. Norfloxacin dùng trong<br />
thử nghiệm được cung cấp bởi Sigma Aldrich,<br />
Co., Missouri, Hoa Kỳ; reserpine được cung cấp<br />
bởi MP Biomedicals, LLC, Ohio, Hoa Kỳ và<br />
ethidium bromide được cung cấp bởi Fisher<br />
Scientific, New Jersey, Hoa Kỳ.<br />
Chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus<br />
1199B được cấy bơm đẩy norA được sử dụng<br />
làm đối chứng dương; các chủng GBS ATCC<br />
12403 và A909 được sử dụng làm đối chứng<br />
âm trong thử nghiệm này.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các số liệu thu được được xử lý thống kê<br />
bằng phần mềm SAS (SAS Version 9.2 for<br />
Windows; SAS Institute Inc., Cary, NC).<br />
<br />
80<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đột biến trên các gene mã hoá gyrase và<br />
topoisomerase<br />
Việc xác định đột biến được tiến hành trên<br />
các tiểu đơn vị gyrA, gyrB của gyrase và parC,<br />
parE của topoisomerase. Chỉ có những đột biến<br />
làm thay đổi ít nhất một acid amin mới được<br />
đưa vào phân tích. Không có trường hợp đột<br />
biến nào được phát hiện trên các chủng vi khuẩn<br />
nhạy cảm với tất cả bốn fluoroquinolone và<br />
những chủng vi khuẩn chỉ đề kháng với<br />
norfloxacin. Đột biến trên gyrA và parC được<br />
phát hiện trên các chủng đề kháng với<br />
ciprofloxacin, levofloxacin và moxifloxacin theo<br />
những tỷ lệ khác nhau (Bảng 1). Chỉ có ba<br />
trường hợp đề kháng với ciprofloxacin có đột<br />
biến trên gyrB và không có trường hợp đột biến<br />
trên parE nào được phát hiện. Đột biến đồng thời<br />
trên cả parC và gyrA được phát hiện trên 90%<br />
chủng vi khuẩn đề kháng với levofloxacin và<br />
100% chủng vi khuẩn đề kháng với<br />
moxifloxacin. Tất cả những trường hợp này đều<br />
đề kháng chéo với norfloxacin và ciprofloxacin<br />
(Bảng 1).<br />
Bảng 1: Tỷ lệ đột biến trên các gene gyrA và parC<br />
trên 95 mẫu Streptococcus nhóm B (GBS) đề kháng<br />
với các fluoroquinolone phân lập từ Hàn Quốc (2006<br />
– 2008)<br />
Tỷ lệ đột biến<br />
Đề kháng Đề kháng Đề kháng Đề kháng<br />
LF<br />
MF<br />
NF<br />
NF và CF<br />
Số lượng mẫu<br />
20<br />
37<br />
29<br />
9<br />
Đột biến trên<br />
0%<br />
86%<br />
90%<br />
100%<br />
parC hay gyrA<br />
Đột biến trên cả<br />
0%<br />
4%<br />
7%<br />
0%<br />
parC hay gyrA<br />
Không có đột<br />
100%<br />
1%<br />
0%<br />
0%<br />
biến<br />
<br />
NF: norfloxacin, CF: ciprofloxacin, LF: levofloxacin, MF:<br />
moxifloxacin<br />
<br />
Mối liên quan giữa đột biến trên các gene<br />
gyrA và parC và MIC<br />
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa<br />
sự hiện diện của đột biến trên cả hai gene par và<br />
gyr và MIC trong những trường hợp đề kháng<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
với ciprofloxacin (p=0,001), levofloxacin (p=0,001)<br />
và moxifloxacin (p=0,001). Không có mối liên<br />
quan có ý nghĩa thống kê giữa đột biến trên duy<br />
nhất 1 gene (par hay gyr) và MIC.<br />
<br />
Bằng chứng về hoạt động của bơm đẩy đối<br />
với norfloxacin<br />
Trên các mẫu GBS chỉ đề kháng với<br />
norfloxacin và không có đột biến, MIC trung<br />
bình của norfloxacin khi có reserpine giảm<br />
khoảng 4 lần so với khi không có reserpine cho<br />
thấy có sự hoạt động của bơm đẩy (Bảng 2). Trên<br />
các mẫu GBS chỉ có đột biến trên duy nhất một<br />
gene (parC hay gyrA), hoạt động của bơm đẩy<br />
yếu hơn (MIC trung bình chỉ giảm 1,6 lần khi có<br />
mặt reserpine). Trên các mẫu GBS có đột biến<br />
trên cả 2 gene gyrA và parC, hoàn toàn không có<br />
sự thay đổi MIC khi có mặt reserpine chứng tỏ<br />
bơm đẩy không tồn tại hay không hoạt động<br />
(Bảng 2).<br />
Bảng 2: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của<br />
norfloxacin khi có và không có reserpine trên 146 mẫu<br />
Streptococcus nhóm B (GBS) phân lập từ Hàn Quốc<br />
(2006-2008)<br />
Phân loại<br />
<br />
Không có đột biến<br />
Nhạy cảm với các<br />
FQ<br />
Đề kháng trung gian<br />
với NF<br />
Đề kháng NF<br />
Đột biến chỉ trên<br />
parC hay gyrA<br />
Đột biến trên cả<br />
parC và gyrA<br />
<br />
Giá trị MIC trung Tỷ lệ có<br />
bình (µg/mL) hoạt động<br />
Số<br />
của bơm<br />
+<br />
lượng<br />
Reserpin Reserpin đẩy (%)<br />
e<br />
e<br />
2<br />
9<br />
88<br />
<br />
4<br />
13.3<br />
33.9<br />
<br />
4<br />
7.6<br />
12.8<br />
<br />
0<br />
33.3<br />
52.2<br />
<br />
17<br />
<br />
41<br />
<br />
31.5<br />
<br />
18.8<br />
<br />
30<br />
<br />
128<br />
<br />
128<br />
<br />
0<br />
<br />
NF: Norfloxacin, FQ: fluoroquinolone<br />
<br />
Khi sử dụng ethidium bromide làm chất<br />
nền, bằng chứng về hoạt động của bơm đẩy<br />
được phát hiện trên 54,1% các chủng GBS chỉ<br />
đề kháng duy nhất với norfloxacin và không<br />
có đột biến. Tuy nhiên, tỷ lệ đồng thuận của<br />
hai phương pháp phát hiện bơm đẩy (sử dụng<br />
norfloxacin và ethidium bromide) chỉ ở mức<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trung bình (kappa=0,6, khoảng tin cậy 95%:<br />
0,45 – 0,78)<br />
MIC của norfloxacin trên 2 chủng GBS<br />
ATCC 12403 and A909 (đối chứng âm) là 4<br />
µg/mL. Không có sự khác biệt về MIC của<br />
norfloxacin trên 2 chủng này khi thêm reserpine.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ đề kháng các kháng sinh nhóm<br />
fluoroquinolone, đặc biệt đề kháng norfloxacin,<br />
trong nghiên cứu này cao hơn kết quả của<br />
những nghiên cứu trước đây (1,6,11). Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy sự đề kháng ciprofloxacin<br />
và levofloxacin liên quan đến đột biến trên ít<br />
nhất một gene gyrA hay parC trong khi sự đề<br />
kháng moxifloxacin đòi hỏi phải có sự hiện diện<br />
đồng thời của hai đột biến trên cả gyrA và parC.<br />
Sự khác biệt này có thể được lý giải dựa trên cấu<br />
trúc phân tử cồng kềnh của moxifloxacin. Kết<br />
quả nghiên cứu thu được cũng khá tương đồng<br />
với kết quả của các nghiên cứu trước đây về vị<br />
trí ưu tiên tác động của các fluoroquinolone trên<br />
vi khuẩn gram dương: các quinolone không thân<br />
nước như moxifloxacin sẽ ưu tiên tấn công vào<br />
gyrase trong khi các quinolone thân nước như<br />
ciprofloxacin và levofloxacin sẽ ưu tiên tấn công<br />
vào topoisomerase (7,10).<br />
Tỷ lệ đề kháng norfloxacin của 1075 mẫu<br />
GBS nghiên cứu là 93%. Tuy nhiên, không có đột<br />
biến nào được phát hiện trong các mẫu lựa chọn<br />
ngẫu nhiên từ các trường hợp chỉ đề kháng với<br />
norfloxacin. Kết quả của thử nghiệm tiếp theo<br />
cho thấy có bằng chứng về hoạt động của bơm<br />
đẩy trên 52,2% các trường hợp chỉ đề kháng với<br />
norfloxacin. Như vậy, bơm đẩy có thể là nguyên<br />
nhân dẫn đến đề kháng norfloxacin trên GBS.<br />
Trên GBS, hoạt động của bơm đẩy dẫn đến đề<br />
kháng macrolide(2) và tetracycline(1) đã được báo<br />
cáo nhưng chưa có nghiên cứu nào về hoạt động<br />
của bơm đẩy trên fluoroquinolones. Kết quả<br />
nghiên cứu này chính là phát hiện đầu tiên về<br />
hoạt động của bơm đẩy dẫn đến đề kháng<br />
norfloxacin trên GBS. Tuy nhiên, đây chỉ là bước<br />
khởi đầu. Trong tương lai, cần tiến hành thêm<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
nhiều nghiên cứu khác để xác định rõ hơn cơ chế<br />
đề kháng các fluoroquinolone của GBS nhằm<br />
góp phần vào việc lựa chọn kháng sinh hiệu quả<br />
trong điều trị cũng phát triển các hoạt chất và các<br />
phối hợp thuốc mới hiệu quả trên GBS (Ví dụ:<br />
phối hợp chất có tác dụng ức chế hoạt động của<br />
bơm đẩy và fluoroquinolone).<br />
Lời cám ơn: Xin chân thành cám ơn TS. Glenn W. Kaatz, Đại<br />
học Wayne State, Detroit, Michigan đã cung cấp mẫu đối<br />
chứng cho nghiên cứu; Quỹ Nghiên cứu Korea Research<br />
Foundation, Hàn Quốc và Trung tâm MAC-EPID (The<br />
Center for Molecular and Clinical Epidemiology of Infectious<br />
Diseases), Đại học Michigan, Hoa Kỳ đã tài trợ cho nghiên<br />
cứu này.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
82<br />
<br />
Brown MG, Mitchell EH, Balkwill DL. (2008). Tet 42, a novel<br />
tetracycline resistance determinant isolated from deep<br />
terrestrial subsurface bacteria. Antimicrob. Agents<br />
Chemother., 52: 4518–4521.<br />
Cai Y, Kong F, Gilbert GL. (2007).Three new macrolide efflux<br />
(mef) gene variants in Streptococcus agalactiae. J. Clin.<br />
Microbiol. , 45: 2754–2755.<br />
GIBBS RS, SCHRAG S, SCHUCHAT A. (2004). Perinatal<br />
infections due to group B streptococci. Obstet. Gynecol. ,104:<br />
1062-1076.<br />
Gonzalez JJ, Andreu A. (2005). Multicenter study of the<br />
mechanisms of resistance and clonal relationships of<br />
Streptococcus agalactiae isolates resistant to macrolides,<br />
lincosamides, and ketolides in Spain. Antimicrob. Agents and<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Chemother., 49: 2525–2527.<br />
Kaatz GW, Mcaleese F, Seo SM. (2005). Multidrug resistance<br />
in Staphylococcus aureus due to overexpression of a novel<br />
multidrug and toxin extrusion (MATE) transport protein.<br />
Antimicrob. Agents Chemother. , 49: 1857–1864.<br />
Kaatz GW et al. (2000). Evidence for the existence of a<br />
multidrug efflux transporter distinct from NorA in<br />
Staphylococcus aureus. Antimicrob. Agents Chemother. , 44:<br />
1404-1406.<br />
KI M et al. (2012). Emerging fluoroquinolone resistance in<br />
Streptococcus agalatiae from South Korea. Eur. J. Clin.<br />
Microbiol. Infect. Dis., 31: 3199-205.<br />
Li X-Z, Nikaido H. (2009). Efflux-mediated drug resistance in<br />
bacteria: an update. Drugs, 69: 1555–1623.<br />
MAEDA K et al. (2008). Fluoroquinolone-resistant group B<br />
streptococci in acute Exacerbation of Chronic Bronchitis.<br />
Emerging Infect. Diseases,14: 349-350.<br />
Patel D et al.(2010). Ethidium bromide MIC screening for<br />
enhanced eflux pump gene expression or efflux activity in<br />
Staphylococcus aureus. Antimicrob. Agents Chemother. 2010;<br />
54: 5070-5073.<br />
Savoia D et al. (2008). Streptococcus agalactiae in pregnant<br />
women: phenotypic and genotypic characters. J. Infect., 56:<br />
120-125.<br />
Wehbeh W et al. (2005). Fluoroquinolone-resistant<br />
Streptococcus agalactiae: Epidemiology and mechanism of<br />
resistance. Antimicrob. Agents Chemother., 49: 2495-2497.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
13.12.2012<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24.12.2012<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10.03.2014<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />