intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu cơ sở khoa học hỗ trợ điều hành xả lũ hợp lý đảm bảo an toàn tuyệt đối hồ dầu tiếng, phòng và giảm lũ cho hạ du sông Sài Gòn

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồ Dầu Tiếng có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, cải thiện môi trường và chống xâm nhập mặn cho hạ du sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu cơ sở khoa học hỗ trợ điều hành xả lũ hợp lý đảm bảo an toàn tuyệt đối hồ dầu tiếng, phòng và giảm lũ cho hạ du sông Sài Gòn

  1. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH XẢ LŨ HỢP LÝ ĐẢM BẢO AN TOÀN TUYỆT ĐỐI HỒ DẦU TIẾNG, PHÒNG VÀ GIẢM LŨ CHO HẠ DU SÔNG SÀI GÒN RESEARCH ON SCIENTIFIC BASE TO SUPPORT OPERATION FORREASONABLE WATER RELEASE TO ENSURE ABSOLUTE SAFETY OF DAU TIENG RESERVOIR, PREVENTION AND REDUCTION OF FLOODING FOR DOWNSTREAM OF SAIGON RIVER ThS. Nguyễn Văn Lanh(1), PGS. TS. Lê Văn Dực(2) 1 Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa 2 Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM TÓM TẮT Hồ Dầu Tiếng có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, cải thiện môi trường và chống xâm nhập mặn cho hạ du sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông. Công trình cũng góp phần vào việc phòng và giảm lũ cho hạ du, trong 30 năm qua, lưu lượng xả lũ lớn nhất Q= 600 m3/s, tương ứng với đỉnh lũ lớn nhất Qmax= 1.300 m3/s vào năm 2000, đã cho thấy vai trò điều tiết lũ của công trình, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của TP. HCM, vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, lũ thiết kế chưa từng xảy ra và những phương án điều tiết lũ hiện nay còn chứa nhiều lỗ hỗng, chưa xem xét thấu đáo đến vấn đề "an toàn cho công trình". Đó là lý do chúng tôi giới thiệu trong bài báo này phương án "điều tiết lũ hợp lý", là phương án điều tiết có xét cho cả hai mục tiêu: an toàn công trình, và phòng và giảm lũ cho hạ du. Từ khóa: Hồ Dầu Tiếng, Vận hành hồ chứa, Phòng lũ sông Sài Gòn, Biểu đồ điều phối. ABSTRACT Dau Tieng reservoir has a very important role in supplying water for the needs of agriculture, industry, domestic use, services, improving the environment and prevention of saltwater intrusion for downstream Saigon River and Vam Co Dong River. This hydraulic work also contributes to the prevention and flood mitigation for downstream, in 30 years, the largest flooding discharge Q = 600 m3/s, which corresponds to the largest flooding peak Qmax = 1300 m3/s to appear in 2000. This showed the role of flooding control of reservoir, and that is the basis for contributing to the stability and socio-economic development of the HCMC, a key economic regions of the country. However, the design flood has never happened,so far, and the recent plans for flood control still contains more holes, and not yet considering thoroughly the issue of "safetyof work". That isthe reason why we introduced, in this paper, the plan of "reasonable flooding control". This 266 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  2. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 operational plan has considered both goals: the safety of reservoir, and the objectives of flooding prevention and mitigation for downstream. Key words: Dau Tieng Reservoir, Reservoir Operation, Flood Prevention for Sai Gon River, Coordination Chart 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta có hơn 6.000 hồ chứa thủy lợi các loại. Hiệu quả từ các công trình thủy lợi mang lại cho đời sống xã hội đã cho thấy những quyết định đúng đắn của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong quyết định đầu tư. Trong sự thành công đó, ngoài vấn đề về nguồn kinh phí đầu tư và những đóng góp to lớn về sức lao động của nhân dân, thì sự đóng góp về mặt trí tuệ của các nhà khoa học cho công tác thiết kế, quản lý, khai thác công trình cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thực tế, việc vận hành một hệ thống công trình Thủy lợi khai thác đa mục tiêu là rất phức tạp, Chủ hồ luôn phải cân nhắc trong mỗi quyết định của mình để làm sao có thể hài hòa và đạt được lợi ích cao nhất có thể từ tất cả các mục tiêu. Mỗi hệ thống đều có sự phức tạp riêng của nó, và đó là nguyên nhân tại sao những quy trình "cứng" và nếu không được làm kỹ, không tính toán kỹ sẽ khó đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chẳng hạn, đối với công trình Thủy lợi Dầu Tiếng, chưa kể tới việc không được xả với lưu lượng lớn, ngay cả thời gian xả cũng phải xem xét cẩn thận. Để gọi là xả lũ hợp lý, Chủ hồ phải cân nhắc ngoài yếu tố chính là lượng nước thừa so với quy trình thì yếu tố "triều cường" (xuất hiện hai lần trong mỗi tháng) đã buộc Chủ hồ không được phép xả vào tất cả các ngày trong tháng. Bên cạnh đó, việc sử dụng triệt để dung tích phòng lũ để điều tiết lũ cũng chứa đựng một rủi ro khó lường, chưa kể đến tai họa khi vỡ đập do hỏng hóc công trình. Ngoài ra, một tai họa khác cũng cần phải xem xét là khi đã sử dụng hết dung tích phòng lũ cho một trận lũ, ta chưa kịp điều tiết hết lượng nước thừa của trận lũ đó, và nếu xảy ra một trận lũ khác ngay sau đó (hiện tượng lũ kép), thì nguy cơ nước tràn qua đập sẽ đe dọa đến an toàn cho công trình và ngập lụt nặng cho hạ du. Thường trong trường hợp này người ta đề xuất phương án là phá một đoạn đập nào đó để chủ động tháo nước. Thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào và tổn thất là khó tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể làm cho tổn thất giảm tới mức thấp nhất có thể, nếu "luôn ở thế chủ động", hay nói cách khác, phải có "phương án chủ động" điều hành hợp lý việc xả lũ để đảm bảo cho hệ thống công trình luôn an toàn tuyệt đối, cũng như giảm thiểu thiệt hại tối đa có thể được cho hạ du trong mùa mưa lũ. Bảng 1. Quá trình lưu lượng giờ thiết kế hồ Dầu Tiếng theo mô hình NAM ứng với các tần suất Thời P PMF P=0,01% P=0,02% P=0,1% P=0,5% P=1% P=10% P=20% đoạn Q(m3/s) 0 36,00 35,00 34,00 26,00 21,00 16,00 7,00 2,00 0 59,00 40,80 39,30 32,20 28,30 25,00 17,70 14,70 6 106,80 73,80 71,20 58,40 51,10 46,80 32,10 26,60 12 106,60 73,60 71,00 58,20 51,00 46,70 32,00 26,50 18 106,40 73,50 70,90 58,10 51,00 46,60 31,90 26,50 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 267
  3. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 24 106,20 73,40 70,80 58,00 50,90 46,50 31,90 26,40 30 117,40 81,10 78,20 64,20 56,20 51,40 35,20 29,20 36 287,60 198,60 191,60 157,10 137,70 126,00 86,30 71,50 42 727,40 502,40 484,70 397,40 348,30 318,60 218,30 181,00 48 2.023,50 1.397,60 1.348,30 1.105,50 968,90 886,20 607,20 503,40 54 3.805,00 2.628,10 2.535,30 2.078,90 1.821,90 1.666,50 1.141,80 946,60 60 5.202,00 3.592,90 3.466,20 2.842,10 2.490,90 2.278,40 1.561,00 1.294,10 66 6.112,20 4.221,50 4.072,60 3.339,40 2.926,70 2.677,00 1.834,10 1.520,60 72 6.635,00 4.582,70 4.421,00 3.625,00 3.177,00 2.906,00 1.991,00 1.650,60 78 5.702,60 3.938,70 3.799,70 3.115,60 2.730,60 2.497,60 1.711,20 1.418,70 84 4.653,60 3.214,20 3.100,80 2.542,50 2.228,30 2.038,20 1.396,40 1.157,70 90 3.908,50 2.699,50 2.604,30 2.135,40 1.871,50 1.711,80 1.172,80 972,30 96 3.406,90 2.353,10 2.270,10 1.861,30 1.631,30 1.492,20 1.022,30 847,60 102 2.817,00 1.945,60 1.877,00 1.539,00 1.348,80 1.233,80 845,30 700,80 108 2.316,60 1.600,00 1.543,60 1.265,60 1.109,20 1.014,60 695,10 576,30 114 1.944,60 1.343,10 1.295,70 1.062,40 931,10 851,70 583,50 483,80 120 1.672,60 1.155,20 1.114,50 913,80 800,90 732,60 501,90 416,10 126 1.417,80 979,30 944,70 774,60 678,90 621,00 425,50 352,70 132 1.224,50 845,70 815,90 669,00 586,30 536,30 367,40 304,60 138 1.116,10 770,90 743,70 609,80 534,40 488,80 334,90 277,70 144 1.017,20 702,50 677,70 555,70 487,00 445,50 305,20 253,00 150 918,60 634,50 612,10 501,90 439,90 402,30 275,70 228,50 156 822,80 568,30 548,30 449,50 394,00 360,40 246,90 204,70 162 734,50 507,30 489,40 401,30 351,70 321,70 220,40 182,70 168 654,80 452,30 436,30 357,80 313,50 286,80 196,50 162,90 174 584,00 403,40 389,10 319,10 279,60 255,80 175,20 145,30 180 521,90 360,40 347,70 285,10 249,90 228,60 156,60 129,80 186 467,80 323,10 311,70 255,60 224,00 204,90 140,40 116,40 192 420,60 290,50 280,20 229,80 201,40 184,20 126,20 104,60 198 379,60 262,20 253,00 207,40 181,80 166,30 113,90 94,40 204 344,00 237,60 229,20 188,00 164,70 150,70 103,20 85,60 210 313,30 216,40 208,80 171,20 150,00 137,20 94,00 78,00 216 286,60 197,90 191,00 156,60 137,20 125,50 86,00 71,30 222 263,60 182,10 175,60 144,00 126,20 115,40 79,10 65,60 228 243,50 168,20 162,30 133,00 116,60 106,70 73,10 60,60 234 226,00 156,10 150,60 123,50 108,20 99,00 67,80 56,20 240 210,70 145,50 140,40 115,10 100,90 92,30 63,20 52,40 246 195,30 134,90 130,10 106,70 93,50 85,50 58,60 48,60 252 180,00 124,30 119,90 98,30 86,20 78,80 54,00 44,80 258 164,60 113,70 109,70 90,00 78,80 72,10 49,40 41,00 264 149,30 103,10 99,50 81,60 71,56 65,40 44,80 37,10 270 134,00 92,50 89,30 73,20 64,15 58,70 40,20 33,30 Q đỉnh 6.635,00 4.582,70 4.421,00 3.625,00 3.177,00 2.906,00 1.991,00 1.650,60 W tltl 1.397,78 965,42 931,36 763,67 669,29 612,19 419,43 347,73 268 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  4. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 2. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hồ Dầu Tiếng được thiết kế với tần suất lũ thiết kế P= 0,1 % (tương ứng với mực nước lớn nhất thiết kế + 25,10 m) và tần suất lũ kiểm tra P= 0,02 % (tương ứng với mực nước lớn nhất kiểm tra + 26,92 m). Để điều tiết lũ, ta cần phải tính toán lũ đến theo các tần suất khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa kết quả tính toán lũ thiết kế thuộc dự án "Tư vấn lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Dầu Tiếng khi có bổ sung nước từ hồ Phước Hòa"- Do Viện Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi thực hiện năm 2015[2]. Kết quả tính toán lũ thiết kế được thể hiện ở bảng 1. 29,8 29,2 Đường tích nước 28,6 hợp lý 28 Đường chống lũ 27,4 26,8 cho công trình 26,2 Đường mực nước 25,6 trước lũ 25 24,4 Đường hạn chế cấp 23,3 nước 23,2 Đường phòng phá 22,6 hoại 22 21,4 Cao trình mực nước 20,3 chết 20,2 Cao trình mực nước 19,6 19 dâng bình thường 18,4 Cao trình mực nước 17,3 lớn nhất thiết kế 17,2 Cao trình đỉnh đập 16,6 16 15,4 Cao trình mực nước 14,3 lớn nhất kiểm tra 01/07 01/03 01/09 01/10 26/10 01/11 25/11 01/12 11/12 21/12 01/01 11/01 01/02 01/03 01/04 01/05 01/06 01/07 Hình 1. Biểu đồ vận hành hợp lý Một số phương án và yêu cầu khi tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng: Phương án 1: Sử dụng dung tích phòng lũ tối đa (cột 6, bảng 2) để điều tiết lũ, là dung tích được giới hạn bởi đường mực nước trước lũ (cột 2, bảng 2) và đường mực nước lớn nhất kiểm tra (cột 4, bảng 2). Phương án 2: Sử dụng dung tích phòng lũ hợp lý (cột 5, bảng 2) để điều tiết lũ, là dung tích được giới hạn bởi đường mực nước trước lũ (cột 2, bảng 2) và đường mực nước phòng chống lũ cho công trình (cột 3, bảng 2). Bảng 2. Dung tích phòng lũ hợp lý, dung tích phòng lũ tối đa Mực nước phòng Mực nước Dung tích Dung tích Mực nước Thời chống lũ cho công lớn nhất phòng lũ hợp phòng lũ trước lũ gian trình kiểm tra lý tối đa (m) (m) (m) (106m3) (106m3) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 01/7 19 22,1 26,92 439,8 1.486,84 01/8 19,3 22,91 26,92 548,28 1.451,14 01/9 20,3 23,74 26,92 594,44 1.325,84 01/10 22,1 24,95 26,92 589,6 1.047,04 26/10 23,3 26,29 26,92 675,48 822,04 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 269
  5. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 Để điều tiết lũ hợp lý cho hạ du, yêu cầu đặt ra là chỉ được xả tối đa trong 15 ngày/tháng (15 ngày còn lại trong tháng do triều cường nên không xả được). 3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 3.1. Tính toán lượng nước xả thừa khi đã sử dụng dung tích phòng lũ tối đa (Phương án 1). Nếu sử dụng dung tích phòng lũ tối đa để điều tiết lũ, tổng lượng trận lũ xảy ra theo tần suất lũ sẽ được giữ lại trong hồ, lượng nước còn lại phải xả bỏ (như cột 5, 6, 7- bảng 3) để không đe dọa đến an toàn công trình. Lưu lượng xả hợp lý trong 15 ngày theo các tần suất (như các cột 5, 6, 7 - bảng 4). Bảng 3. Lượng nước phải xả thừa khi đã sử dụng hết dung tích phòng lũ tối đa Tần Tổng lượng trận lũ Lượng nước xả thừa(106m3) suất lũ (106m3) Tháng 07 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) PMF 1397,78 71,94 350,74 575,74 0,01% 965,42 143,38 0,02% 931,36 109,32 0,1% 763,67 0,5% 669,29 1% 612,19 10% 419,43 20% 347,73 Bảng 4. Lưu lượng nước phải xả thừa khi đã sử dụng hết dung tích phòng lũ tối đa Tổng lượng trận lũ Lưu lượng nước xả thừa(m3/s) Tần suất lũ 6 3 (10 m ) Tháng 07 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) PMF 1.397,78 55,51 270,63 444,24 0,01% 965,42 110,63 0,02% 931,36 84,35 0,1% 763,67 0,5% 669,29 1% 612,19 10% 419,43 20% 347,73 Sau lũ, lượng nước thừa đã được tích tạm trong dung tích phòng lũ tối đa phải xả bỏ để đưa cao trình mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ (như các cột 4, 5, 6, 7, 8 - bảng 5), lưu lượng nước phải xả qua tràn trong 15 ngày (như các cột 4, 5, 6, 7, 8- bảng 6). Bảng 5. Lượng nước tích tạm trong dung tích phòng lũ tối đa phải xả bỏ sau lũ Tổng lượng trận lũ Lượng nước xả bỏ sau lũ (106m3) Tần suất lũ (106m3) Tháng 07 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 (1) (2) (4) (5) (6) (7) (8) PMF 1.397,78 1.397,78 1.397,78 1.325,84 1.047,04 822,04 270 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  6. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 0,01% 965,42 965,42 965,42 965,42 965,42 822,04 0,02% 931,36 931,36 931,36 931,36 931,36 822,04 0,1% 763,67 763,67 763,67 763,67 763,67 763,67 0,5% 669,29 669,29 669,29 669,29 669,29 669,29 1% 612,19 612,19 612,19 612,19 612,19 612,19 10% 419,43 419,43 419,43 419,43 419,43 419,43 20% 347,73 347,73 347,73 347,73 347,73 347,73 Bảng 6. Lưu lượng phải xả bỏ tương ứng với lượng nước đã tích tạm trong dung tích phòng lũ tối đa Tổng lượng trận lũ Lưu lượng xả bỏ sau lũ (m3/s) Tần (106m3) suất lũ Tháng 07 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 (1) (2) (4) (5) (6) (7) (8) PMF 1.397,78 1.078,54 1.078,54 1.023,02 807,90 634,29 0,01% 965,42 744,92 744,92 744,92 744,92 634,29 0,02% 931,36 718,65 718,65 718,65 718,65 634,29 0,1% 763,67 589,25 589,25 589,25 589,25 589,25 0,5% 669,29 516,43 516,43 516,43 516,43 516,43 1% 612,19 472,37 472,37 472,37 472,37 472,37 10% 419,43 323,64 323,64 323,64 323,64 323,64 20% 347,73 268,31 268,31 268,31 268,31 268,31 3.2. Tính toán lượng nước xả thừa khi sử dụng dung tích phòng lũ hợp lý (Phương án 2). Bảng 7. Lượng nước phải xả thừa sau khi đã tích tạm một phần vào dung tích phòng lũ hợp lý Tần suất Tổng lượng trận lũ Lượng nước xả thừa(106m3) lũ (106m3) Tháng 07 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) PMF 1.397,78 957,98 849,50 803,34 808,18 722,30 0,01 % 965,42 525,62 417,14 370,98 375,82 289,94 0,02 % 931,36 491,56 383,08 336,92 341,76 255,88 0,1 % 763,67 323,87 215,39 169,23 174,07 88,19 0,5 % 669,29 229,49 121,01 74,85 79,69 1% 612,19 172,39 63,91 17,75 22,59 10 % 419,43 20 % 347,73 Nếu sử dụng dung tích phòng lũ hợp lý để điều tiết lũ, tổng lượng trận lũ xảy ra theo tần suất lũ một phần sẽ được giữ lại trong hồ, lượng nước còn lại phải xả bỏ (như cột 3, 4, 5, 6, 7- bảng 7) để phòng chống lũ cho công trình một cách hợp lý. Lưu lượng xả hợp lý trong 15 ngày theo các tần suất lũ (như các cột 3, 4, 5, 6, 7- bảng 8). VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 271
  7. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 Bảng 8. Lưu lượng nước phải xả thừa sau khi đã tích tạm một phần vào dung tích phòng lũ hợp lý Tổng lượng trận lũ Lưu lượng xả thừa(m3/s) Tần suất lũ (106m3) Tháng 07 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) PMF 1397,78 739,18 655,48 619,86 623,60 557,33 0,01 % 965,42 405,57 321,87 286,25 289,99 223,72 0,02 % 931,36 379,29 295,59 259,97 263,71 197,44 0,1 % 763,67 249,90 166,20 130,58 134,32 68,05 0,5 % 669,29 177,08 93,37 57,76 61,49 1% 612,19 133,02 49,32 13,70 17,43 10 % 419,43 20 % 347,73 Sau lũ, lượng nước thừa đã được tích tạm vào dung tích phòng lũ hợp lý phải xả bỏ để đưa cao trình mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ, lưu lượng nước phải xả thừa trong 15 ngày (như các cột 2, 3, 4, 5, 6- bảng 9). Bảng 9. Lượng nước được tích tạm trong dung tích phòng lũ hợp lý phải xả bỏ sau lũ Thời gian Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 6 3 Lượng nước xả bỏ( 10 m ) 439,8 548,28 594,44 589,6 675,48 3 Lưu lượng nước xả bỏ(m /s) 339,35 423,06 458,67 454,94 521,20 3.3. Đánh giá phương án điều tiết lũ. Với phương án 1: Sử dụng dung tích phòng lũ tối đa để điều tiết lũ. a. Mặt tích cực Trước khi có lũ đến và trong quá trình lũ đến theo các tần suất, lưu lượng xả xuống hạ du tương đối nhỏ (Q xả Max = 444,24 m3/s, xem cột 7, bảng 4), mang lại an toàn nhất định cho hạ du nếu thời điểm lũ đến hồ cũng sinh mưa lớn và triều cường ở hạ du. b. Mặt hạn chế Khi sử dụng hết dung tích phòng lũ, nếu chưa điều tiết kịp để đưa cao trình mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ mà đồng thời xuất hiện đợt lũ mới do áp thấp, bão… thì nguy cơ công trình mất an toàn rất cao. Nếu xảy ra sự cố công trình sẽ là thảm họa với hạ du. Sau lũ, để xả hết lượng nước thừa được tích lại trong hồ, nhằm đưa cao trình mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ, lưu lượng phải xả tương đối lớn (Q xả Max = 1078,54 m3/s, xem cột 4, bảng 6), lưu lượng này đe dọa trầm trọng đến hệ thống đê bao ở hạ du và các hoạt động kinh tế -xã hội khác. 272 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
  8. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 Với phương án 2: Sử dụng dung tích phòng lũ hợp lý để điều tiết lũ. a. Mặt hạn chế Trước khi có lũ đến và trong quá trình lũ đến theo các tần suất, lưu lượng xả xuống hạ du lớn hơn phương án 1 (Q xả Max = 739,18 m3/s, xem cột 3, bảng 8), có ảnh hưởng nhất định cho hạ du nếu thời điểm lũ đến hồ cũng sinh mưa lớn và triều cường ở hạ du. b. Mặt tích cực Trong mọi thời điểm ta luôn dành được một dung tích dự phòng, nếu xảy ra lũ kép do áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thế thời tiết cực đoan khác, chúng ta có thể dễ dàng xoay sở để công trình được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Công trình đảm bảo an toàn cũng là tiêu chí để đảm bảo an toàn cho hạ du. Sau lũ, lưu lượng nước xả xuống hạ du nhỏ hơn phương án 1 (Q xả Max = 675,48 m3/s, xem cột 6, bảng 9). Kết luận: Từ hai phương án được đề xuất ở trên, ta thấy phương án hai có nhiều ưu điểm, đặc biệt có xem xét tới vấn đề an toàn tuyệt đối cho công trình. Thực tế khi xảy ra lũ với tần suất cực lớn (P=PMF), ta phải xả xuống hạ du với lưu lượng lớn nhất Q xả Max = 739,18 m3/s là có thể chấp nhận được. 3.4. Đề xuất quy trình xả lũ. Như được chỉ ra trong Hình 2. 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Thảo luận QUY TRÌNH ĐIỀU HÀNH XẢ LŨ HỒ DẦU TIẾNG Căn cứ dự báo diễn biến triều ở hạ du. Xác định thời gian có thể xả lũ trong Chọn phương án điều tiết Xác định lượng nước Kiểm tra công trình tháng. Xác định thời gian lũ (sử dụng dung tích thừa để quyết định xả lũ, cảnh báo bắt bắt đầu xả lũ, thời gian kết phòng lũ tối đa hay dung lưu lượng xả và phát đầu xả lũ, tiến hành thúc đợt xả lũ. tích phòng lũ hợp lý để hành thông báo xả lũ xả lũ điều tiết lũ) Căn cứ diễn biến KTTV, nhận định tình hình lũ đến hồ. Xác định tần suất lũ (P) Đành giá tình hình xả và tổng lượng trận lũ(Wtltl) lũ(an toàn công trình, an có thể xảy ra Chưa tốt toàn hạ du) Đánh giá, rút kinh nghiệm Tốt đợt xả lũ. Điều chỉnh phương án điều tiết lũ. Kiểm tra, bảo dưỡng Thông báo kết Duy trì hết đợt xả hoạc tràn xả lũ thúc đợt xả kết thúc đợt xả Hình 2. Quy trình xả lũ đề xuất Với phương pháp điều tiết lũ truyền thống, thường tiến hành điều tiết lũ ngay khi bắt đầu xuất hiện lũ. Tuy nhiên đối với công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng, việc điều tiết lũ còn phụ thuộc vào tình hình triều cường ở hạ du, hồ chỉ xả lũ vào những ngày triều kém để hạn chế thiệt hại cho hạ du. Do đó, với nghiên cứu này, chúng tôi đã VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 273
  9. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 đề xuất 02 phương án điều tiết lũ, cả hai phương án đều tiến hành điều tiết lũ trong tổng cộng 15 ngày (có thể phân ra làm hai đợt xả lũ, mỗi đợt khoảng 07 ngày, tương ứng với một đợt triều kém trong tháng khoảng 07 ngày). Trong đó, phương án 2, sử dụng dung tích phòng lũ hợp lý để điều tiết lũ, là phương án mang lại lợi ích tốt hơn vì mức độ an toàn cho công trình hồ chứa cao hơn, đặc biệt trong trường hợp lũ kép. Một khó khăn trong điều tiết lũ hiện nay là làm cách nào Chủ hồ có thể xác định được tần suất lũ có thể xảy ra để điều tiết lũ hiệu quả. Có lẽ đây là "chìa khóa" cuối cùng, liên quan đến vấn đề dự báo lũ, cần phải được nghiên cứu trong tổng thể bài toán điều tiết lũ. 4.2. Kiến nghị Để công tác điều tiết lũ đạt hiệu quả, việc nắm chắc diển biến khí tượng thủy văn trên lưu vực là nhiệm vụ rất quan trọng, thông qua đó ta có thể dự đoán khả năng xuất hiện dòng chảy lũ để có phương án điều tiết lũ hợp lý. Do đó, đối với lưu vực hồ Dầu Tiếng, cần có những đầu tư nghiên cứu và kinh phí thích đáng để đạt được thông tin dự báo trung và dài hạn của các yếu tố khí tượng thủy văn một cách tương đối chính xác, thông qua việc bổ sung xây dựng các trạm đo mưa trong lưu vực, nghiên cứu áp dụng các phần mềm, cùng với mô hình toán để dự báo dòng chảy về hồ, đặc biệt trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu hiện nay. 4.3. Kết luận Với sự nỗ lực và kinh nghiệm điều hành trực tiếp công tác điều tiết lũ công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng trong những năm qua, với thành quả đã đạt được trong 30 năm khai thác và vận hành công trình, hệ thống công trình luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối, và thực hiện tốt công tác điều tiết lũ để phòng, giảm lũ cho hạ du sông Sài Gòn. Tuy nhiên, lũ cực hạn vẫn chưa đến, do đó việc chủ động nghiên cứu giải pháp ứng phó với các loại lũ này là rất cần thiết, đặc biệt để ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, với nghiên cứu này, chúng tôi đã góp phần bổ sung cơ sở khoa học nhằm hỗ trợ Chủ hồ điều hành xả lũ một cách hợp lý, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, vừa đảm bảo nhiệm vụ phòng và giảm lũ cho hạ du. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS. Hà Văn Khối, PGS. TS. Nguyễn Văn Tường, PGS. TS. Dương Văn Tiến, KS. Lưu Văn Hưng, ThS. Nguyễn Đình Tạo, ThS. Nguyễn Thị Thu Nga (2008), Giáo trình Thủy văn công trình-Trường Đại học Thủy lợi. 2. Báo cáo tính toán Thủy văn, dự án "Tư vấn lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Dầu Tiếng khi có bổ sung nước từ hồ Phước Hòa"- Đơn vị tư vấn; Viện Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi. 3. Số liệu vận hành hồ Dầu Tiếng từ năm 1985-2015. Người phản biện: PGS. TS. Đinh Công Sản 274 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2