Nghiên cứu đa dạng ve sầu và rầy (Homoptera: Auchenorrhyncha) tại khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai
lượt xem 2
download
Tổng số có 36 loài ve sầu và rầy (6 loài ve sầu và 30 loài rầy) thuộc 9 họ, viz. Họ Achilidae, Aphrophoridae, Cercopidae, Cicadidae, Cicadellidae, Cixiidae, Dictyopharidae, Fulgoridae và Ricaniidae, đã được ghi nhận cho khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, miền Nam Việt Nam. Trong đó, 12 loài được xác định tên loài. Một loài mới được ghi nhận cho khu hệ động vật Việt Nam, đó là Philagra fusiformis Walker.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đa dạng ve sầu và rầy (Homoptera: Auchenorrhyncha) tại khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai
- . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VE SẦU VÀ RẦY (HOMOPTERA: AUCHENORRHYNCHA) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI Trần Thị Mến1, Nguyễn Thị Mẫn1, Phạm Hồng Thái1,2 1 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT) được thành lập đầu năm 2004, là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản văn hóa của Việt Nam. Khu bảo tồn được thành lập với mục tiêu khôi phục lại sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam bộ, tạo ra phạm vi bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn Quốc gia Cát Tiên, bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã, phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử của các di tích, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch sinh thái, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư với các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký KBT thành khu Dự trữ sinh quyển thế giới. KBT là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Ở đây chứa đựng hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ, tồn tại nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: - Địa điểm nghiên cứu: điều tra thu thập vật mẫu tại Trung ương Cục Miền Nam, xã Phú Lý, Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai): Rừng cây gỗ tái sinh trên đất thấp. - Điều tra khảo sát thực địa từ ngày 22-24 tháng 08 năm 2009. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng mẫu vật được thu thập từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 4 năm 2009, mẫu vật hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Ở Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra thực địa để nghiên cứu thành phần loài ve sầu và rầy tại khu vực này: - Điều tra thu thập mẫu vật định tính để nghiên cứu ve sầu và rầy bằng các phương pháp thường quy trong côn trùng học là dùng vợt, bắt tay. Vợt dùng để thu bắt các loại côn trùng hoạt động ban ngày sống trên cây và đang bay, trong đợt điều tra chúng tôi sử dụng 2 loại vợt là vợt dài (cán dài 5m) và vợt ngắn (cán dài 1,4m). - Nghiên cứu thành phần loài ở các họ thuộc phân bộ Auchenorrhyncha chủ yếu của bộ Cánh giống (Homoptera). - Xác định tên khoa học của các loài ve sầu và rầy sử dụng các tài liệu [1, 2, 3, 4, 6, 7]. 818
- . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài ve sầu và rầy: Qua các đợt thực địa trong 3 năm 2007 - 2009, đã thu được 180 mẫu ve sầu và rầy, trong đó có 68 mẫu ve sầu và 112 mẫu rầy. Kết quả đã xác định được 36 loài, thuộc 9 họ (kết quả được trình bày ở bảng 1,2). Trong đó họ ve sầu - Cicadidae và rầy xanh - Cicadellidae có số lượng loài lớn nhất với 6 loài (17,16%); tiếp đến là các họ rầy đốm gân, ve sầu bướm xám với mỗi họ 5 loài (14,14%); họ ve sầu bọt 4 loài (11,11%); họ rầy đầu dài, ve sầu bọt lưng phẳng với 3 loài (8,8%); họ ve sầu đầu dài và rầy chồng cánh có số loài ít nhất với 2 loài (6,6%) (hình 1,2). Tổng số loài đã được định tên ở Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là 12 loài. Trong số các loài rầy thu được tại khu vực nghiên cứu có đến 23 loài mới chỉ được định danh đến tên giống, các loài này sẽ tiếp tục được nghiên cứu. Chúng tôi đã mô tả 1 loài ve sầu mới cho khoa học với mẫu vật thu được tại khu vực Hiếu Liêm, có tên là Lemuriana vinhcuuensis Pham & Yang, 2010. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế - Oriental Insects. Bảng 1 Cấu trúc thành phần loài ve sầu và rầy bộ Cánh giống Homoptera ở Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai Họ Loài TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài Số mẫu 1 Achilidae Họ Rầy chồng cánh 2 2 2 Aphrophoridae Ve sầu bọt lưng phẳng 3 3 3 Cercopidae Ve sầu bọt 4 30 4 Cicadellidae Rầy xanh 6 17 5 Cicadidae Ve sầu 6 68 6 Cixiidae Rầy đốm gân 5 22 7 Dictyopharidae Rầy đầu dài 3 13 8 Fulgoridae Ve sầu đầu dài 2 8 9 Ricannidae Ve sầu bướm xám 5 17 Achilidae 14, 14% 6, 6% 8, 8% Aphrophoridae 6, 6% 11, 11% Cercopidae 8, 8% Cicadellidae Cicadidae Cixiidae 14, 14% 17, 16% Dictyopharidae 17, 17% Fulgoridae Ricannidae Hình 1: Tỷ lệ % số loài của các họ ve sầu và rầy 819
- . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN 1, 1% 2, 2% 9, 9% Achilidae 4, 4% 17, 17% Aphrophoridae 7, 7% Cercopidae 9, 9% Cicadellidae Cicadidae Cixiidae 12, 12% Dictyopharidae Fulgoridae 38, 39% Ricannidae Hình 2: Tỷ lệ % số mẫu của các họ ve sầu và rầy 2. Phân bố của một số loài ve sầu và rầy Qua phân tích mẫu vật của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, chúng tôi đã bổ sung loài Philagra fusiformis Walker thuộc họ ve sầu bọt lưng phẳng cho khu hệ côn trùng Việt Nam, loài này trên thế giới ghi nhận phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Mianma. Trong khu vực nghiên cứu chúng tôi bắt gặp tới 3 loài thuộc cùng một giống ve sầu Dundubia là: Dundubia hainannesis Beuk, D. nagararingna Distant và D. oopaga Distant. Những loài này cũng chiếm số lượng mẫu lớn 60 trong tổng số 180 mẫu. Bảng 2 Danh sách các loài ve sầu và rầy bộ Cánh giống Homoptera ở Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai với địa điểm ghi nhận Số Độ Điểm thu Họ Loài/Dạng loài Xã mẫu cao mẫu (m) Achilidae Faventia sp.1 TWC Phú Lý 2 100 Aphrophoridae Aphrophara sp.1 TWC Phú Lý 1 100 Clovia conifer Walker CKĐ Hiếu Liêm 1 150 Philagra fusiformis Walker* TWC Phú Lý 1 100 Callitettix versicolor Phú Lý 100 Cercopidae TWC, CKĐ 17 Fabricius Hiếu Liêm 150 Eoscarta semirosea Walker TWC Phú Lý 4 100 Eoscarta sp. 1 TWC Phú Lý 6 100 Hiếu Liêm 150 Eoscarta sp. 2 CKĐ, TWC 3 Phú Lý 100 Phú Lý 100 Cicadellidae Jassus sp. 1 TWC, CKĐ 5 Hiếu Liêm 150 Jassus sp. 2 Bà Cai Mã Đà 1 100 Phú Lý 100 Nephotettix virecens (Distant) TWC, CKĐ 5 Hiếu Liêm 150 820
- . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Số Độ Điểm thu Họ Loài/Dạng loài Xã mẫu cao mẫu (m) Phú Lý, Mã 100 Petalocephala sp.1 TWC, Bà Đà, Hiếu 4 150 Cai, CKĐ Liêm Tettigoniella sp. 1 TWC Phú Lý 1 100 Tettigoniella sp. 2 TWC Phú Lý 1 100 Cicadidae Dundubia hainannesis Beuk TWC Phú Lý 1 100 Dundubia nagararingna Bà Cai, Mã Đà, Phú 16 100 Distant TWC Lý Hiếu Liêm, 150 Dundubia oopaga Distant CKĐ 43 Phú Lý 100 Katoa sp. 1 TWC Phú Lý 6 100 Pomponia lactea Distant TWC Phú Lý 1 100 Pomponia sp. 1 TWC Phú Lý 1 100 Cixiidae Anila sp. 1 TWC Phú Lý 1 100 Kuvera sp. 1 TWC Phú Lý 1 100 TWC, Phú Lý, Mã 16 Olianus sp. 1 Bà Cai Đà 100 Olianus sp. 2 TWC Phú Lý 3 100 Olianus sp. 3 TWC Phú Lý 1 100 TWC, Phú Lý, Mã Dictyopharidae Dictyophara sp. 1 10 100 Bà Cai Đà Dictyophara sp. 2 TWC Phú Lý 2 100 Udugama sp. 1 CKĐ Hiếu Liêm 1 150 Penthicodes variegata TWC, Phú Lý, Mã Fulgoridae 4 100 (Guerin-Meneville) Bà Cai Đà Pyrops sp. 1 TWC Phú Lý 4 100 Ricaniidae Pochazia fuscarta Fabricius TWC Phú Lý 7 100 Phú Lý, Hiếu 100 Pochazia sp. 1 TWC, CKĐ 2 Liêm 150 Hiếu Liêm, 3 Ricania sp. 1 CKĐ, TWC Phú Lý 150 Ricania sp. 2 TWC Phú Lý 1 100 CKĐ, Bà Hiếu Liêm, 150 Ricania speculum Walker 4 Cai Mã Đà 100 Ghi chú: CKĐ: Chiến khu Đ, TWC: Trung ương cục Miền Nam, dấu (*): loài ghi nhận mới cho khu hệ Việt Nam. III. KẾT LUẬN Qua kết quả phân tích mẫu vật từ các đợt điều tra tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã ghi nhận 36 loài, 9 họ, thuộc phân bộ ve rầy Auchenorrhyncha, trong đó bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam 1 loài. Khu hệ ve sầu và rầy ở khu vực nghiên cứu là khá đa dạng so với kết quả điều tra tại VQG Ba Bể 23 loài, 11 họ và VQG Cát Bà 33 loài, 9 họ (Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh, 2003), và có những nét đặc trưng với nhiều loài có khả năng là loài mới cho khoa học, cần tiếp tục được nghiên cứu. 821
- . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fennah, R.G, 1978. Fulgoroidea (Homoptera) from Vietnam. Ann. Zool. Polska Akad. Nauk. Inst. Zool., 34 (9): 207pp. 2. Lallemand, V., 1963. Revision des Fulgoridae (Homoptera). Deuxieme Partie. Faunes Asiatique et Australienne. Mém. Inst. R. Sci. Nat. Belg., (10)75: 1-99, pls. 1-11. 3. Phạm Hồng Thái, 2004. Các giống ve sầu Pomponia Stal, 1866; Dundubia Amyot & Serville, 1843 và Platylomia Stal, 1870 (Cicadidae: Cicadinae) ở một số Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn và của Việt Nam. Tạp chí Sinh học, vol 26(3A): 61-65. 4. Phạm Hồng Thái, 2006. Khoá định loại các loài bọ rầy giống Tettigoniella (Homoptera, Auchenorrhyncha, Cicadellidae) hại cây trồng ở miền Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học hội thảo Khoa học công nghệ quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội: 513-518. 5. Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh, 2003. Đánh giá đa dạng côn trùng các họ Ve-Rầy (Homoptera: Auchenorrhyncha) trên hệ núi đá vôi ở hai điều kiện khí hậu hải đảo và đất liền. Tuyển tập Báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 8, Tập II: Thuỷ văn-Môi trường. Viện Khí tượng Thuỷ văn, Hà Nội, 12/2003, 181-186. 6. Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh, 2004. Khoá định loại họ Ve sầu đầu dài (Homoptera: Fulgoridae) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 26(3A): 57-60. Tạp chí Sinh học, vol 26(3A):57- 60 7. Pham, H. T. & Yang, J. T., 2009. A contribution to the Cicadidae fauna of Vietnam (Hemiptera: Auchenorrhyncha), with one new species and twenty new records. Zootaxa 2249: 1-19. 8. Pham, H. T. & Yang, J. T., 2010. The genus Lemuriana Distant (Hemiptera: Cicadidae) from Vietnam, with a description of a new species. Oriental Insects, Vol. 44: 205-210. STUDY ON THE COMPOSITION OF CICADA AND PLANT-HOPPER (HOMOPTERA-AUCHENORRHYNCHA) IN DONG NAI CULTURE AND NATURE RESERVE Tran Thi Men, Nguyen Thi Man, Pham Hong Thai SUMMARY A total of 36 cicada and plant-hopper species (6 cicada species and 30 plant-hopper species) belonging to 9 families, viz. Achilidae, Aphrophoridae, Cercopidae, Cicadidae, Cicadellidae, Cixiidae, Dictyopharidae, Fulgoridae, and Ricaniidae, were recorded for Dong Nai culture and nature reserve, Dong Nai province, Southern Vietnam. Among them, 12 species are identified to species name. One species is newly recorded for Vietnamese fauna, namely Philagra fusiformis Walker. 822
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình: Nghiên cứu về tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
14 p | 399 | 43
-
Nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của việc khai thác tổ đến sức sinh sản của quần thể loài chim yến tổ trắng aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) tại khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam
5 p | 66 | 9
-
Nghiên cứu thành phần và sự phân bố của các loài ve sầu (Homoptera, Cicadidae) ở khu vực Tây Nguyên
8 p | 77 | 4
-
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm quá trình nén chặt cơ học nền đất yếu gia cố bằng cọc cát biển - xi măng
8 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá độ phong phú, tương đồng của loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở khu vực Tây Bắc
5 p | 46 | 3
-
Bước đầu nghiên cứu đa dạng sinh học bộ chân khác (Amphipoda) ở vịnh Nha Trang
7 p | 34 | 3
-
Đa dạng côn trùng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tàkóu, tỉnh Bình Thuận
7 p | 21 | 3
-
Đa dạng thành phần loài ve giáp (acari: oribatida) và phân bố của chúng ở hệ sinh thái đất vườn quốc gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng
7 p | 55 | 3
-
Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
9 p | 46 | 3
-
Một số kết quả nghiên cứu về tập tính ăn mồi và đẻ trứng của loài bọ rùa sáu vằn menochilus sexmaculatus (fabricius) (coleoptera: coccinellidae) qua các thế hệ nhân nuôi
9 p | 84 | 3
-
Phân tích đa dạng di truyền hệ gen ty thể và nguồn gốc tiến hóa của sáu giống lợn bản địa Việt Nam
7 p | 70 | 3
-
Khả năng sử dụng chỉ số đa dạng của giun đất làm chỉ thị đánh giá chất lượng đất canh tác rau ở thành phố Đà Nẵng
8 p | 66 | 2
-
Nghiên cứu nuôi cấy rễ cây bán tự mốc (Hemigraphis Glaucescens C. B. Clarke) làm nguồn nguyên liệu thu nhận Betuline
7 p | 81 | 2
-
Đa dạng sinh học ở Việt Nam và những thành tựu mới
3 p | 51 | 2
-
Dẫn liệu về đa dạng ốc cạn (Mollusca: Gastropoda) ở tỉnh Điện Biên
10 p | 25 | 2
-
Kết quả điều tra tính đa dạng của tài nguyên thực vật rừng tại vùng an toàn khu Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
5 p | 65 | 1
-
Đa dạng ứng phó về cư trú và sinh kế sau thảm họa thiên tai ở vùng cao phía Bắc Việt Nam: Trường hợp thôn Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
17 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn