Nguyễn Anh Hùng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 121 - 125<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÍNH ĐA DẠNG CỦA TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG<br />
TẠI VÙNG AN TOÀN KHU ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Anh Hùng<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Qua điều tra về tài nguyên thực vật tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã thu được<br />
một số kết quả như sau: Thành phần loài thực vật ở khu vực nghiên cứu khá phong phú, gồm có<br />
636 loài thuộc 401 chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Ngọc Lan<br />
(Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 592 loài (chiếm 93,1% tổng số loài của<br />
hệ), 372 chi (chiếm 92,8% tổng số chi của hệ), 107 họ (chiếm 84,9% tổng số họ của hệ); Xác định<br />
được 30 họ thực vật có từ 6 loài trở lên. Trong đó các họ có nhiều loài nhất là: họ Hòa thảo<br />
(Poaceae) có 56 loài (8,8%), tiếp đến là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 46 loài (7,2%), họ Đậu<br />
(Fabaceae) có 36 loài (5,7%), họ Cúc (Asteraceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) mỗi họ có 23 loài<br />
(3,6%), họ Cà phê (Rubiaceae) có 20 loài (3,1%); Xác định được 16 chi thực vật có từ 4 loài trở<br />
lên. Trong đó, chi có nhiều loài nhất là chi Ficus gồm 15 loài (3,7%), chi Clerodendron có 7 loài<br />
(1,7%), các chi như: Chi Litsea, Bambusa, Garcinia, Croton và Smilax mỗi chi có 5 loài (1,2%).<br />
Từ khóa: Đa dạng, Định Hóa, hệ thực vật, tài nguyên, thành phần loài.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá<br />
đối với các quốc gia. Giá trị của rừng không<br />
chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà<br />
còn giữ nhiều chức năng sinh thái quan<br />
trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí<br />
hậu, hạn chế tác hại của lũ lụt, hạn hán, bảo<br />
vệ đất, tạo nên cảnh quan du lịch, là nơi<br />
nghiên cứu khoa học…<br />
Qua điều tra ban đầu cho thấy, tài nguyên rừng<br />
tại vùng An Toàn Khu huyện Định Hóa, tỉnh<br />
Thái Nguyên đã và đang bị người dân khai<br />
thác quá mức. Để phục hồi rừng, hàng loạt các<br />
dự án trồng rừng như chương trình 661 và 327<br />
đã được triển khai nhưng hiệu quả đem lại còn<br />
chưa cao, diện tích rừng tăng nhưng chất lượng<br />
rừng không tăng. Vì vậy chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu về tính đa dạng của tài nguyên thực<br />
vật rừng để làm căn cứ xây dựng các giải pháp<br />
phát triển bền vững tài nguyên rừng tại khu<br />
vực nghiên cứu (KVNC).<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu<br />
là tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988127737<br />
<br />
trong một số trạng thái thảm thực vật rừng tại<br />
các xã Điềm Mặc, Phú Đình, Linh Thông,<br />
Lam Vĩ, Phúc Chu, Bảo Cường của huyện<br />
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
+ Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô<br />
tiêu chuẩn (OTC)<br />
Chúng tôi sử dụng theo phương pháp của<br />
Hoàng Chung (2008) [1] và Nguyễn Nghĩa<br />
Thìn (2008) [4].<br />
- Tuyến điều tra: Căn cứ vào bản đồ khu vực,<br />
xác định các TĐT có hướng vuông góc với<br />
đường đồng mức, chiều rộng quan sát là 4m.<br />
Khoảng cách các tuyến dao động từ 50-100m<br />
tùy thuộc vào địa hình của từng quần xã. Dọc<br />
theo TĐT bố trí các OTC và ODB để thu thập<br />
mẫu thực vật.<br />
- Ô tiêu chuẩn: Diện tích các OTC là 400m2<br />
(20m x 20m) đối với các trạng thái rừng và cây<br />
bụi. ODB được bố trí ở các góc và dọc theo 2<br />
đường chéo của OTC, sao cho tổng diện tích<br />
các ODB phải đạt ít nhất 1/3 diện tích OTC.<br />
Trong OTC và ODB tiến hành xác định tên<br />
khoa học của các loài cây (những loài chưa<br />
biết tên thì thu thập mẫu về định loại).<br />
121<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Anh Hùng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích mẫu thực vật<br />
- Xác định tên khoa học các loài thực vật theo<br />
tài liệu của tác giả Phạm Hoàng Hộ (1993)<br />
[3], Danh lục các loài thực vật Việt Nam<br />
(2003, 2005) [5].<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đa dạng ở mức độ ngành<br />
Bước đầu đã ghi nhận được 636 loài thuộc<br />
401 chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có<br />
mạch. Qua bảng 1 cho thấy, thành phần thực<br />
vật trong các bậc taxon ở KVNC phân bố<br />
không đồng đều.<br />
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có số họ,<br />
chi và loài phong phú nhất gồm 592 loài<br />
(chiếm 93,1% tổng số loài của hệ), 372 chi<br />
(chiếm 92,8% tổng số chi của hệ), 107 họ<br />
(chiếm 84,9% tổng số họ của hệ). Trong<br />
ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), lớp 2 lá<br />
mầm (Magnoliopsida) có tới 462 loài<br />
(72,6%), 293 chi (73,1%), 85 họ (67,5%),<br />
trong khi đó lớp 1 lá mầm (Liliopsida) kém<br />
phong phú hơn, chỉ có 130 loài (20,4%), 79<br />
loài (19,7%), 22 loài (17,5%); Tiếp đến là<br />
ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 32 loài<br />
(5%) thuộc 22 chi (5,5%), 12 họ (9,5%);<br />
Ngành Thông (Pinophyta) có 7 loài (1,1%), 4<br />
chi (1%), 4 họ (3,2%); Ngành Thông đất<br />
(Lycopodiophyta) với 3 loài (0,5%), 2 chi<br />
(0,5%), 2 họ (1,6%); Thấp nhất là ngành Cỏ<br />
tháp bút (Equisetophyta), chỉ có 2 loài (0,3%),<br />
1 chi (0,2%), 1 họ (0,8%).<br />
<br />
107(07): 121 - 125<br />
<br />
Đa dạng ở mức độ họ<br />
Qua điều tra, chúng tôi đã thống kê được các<br />
họ thực vật có từ 6 loài trở lên (bảng 2).<br />
Ở mức độ họ, có 30 họ có từ 6 loài trở lên<br />
chiếm 23,8% tổng số họ của cả hệ với 234 chi<br />
chiếm 58,4% tổng số chi và 408 loài chiếm<br />
64,2% tổng số loài của cả hệ. Trong đó, họ có<br />
nhiều loài nhất là họ Hòa thảo (Poaceae) có<br />
56 loài (8,8%); tiếp đến là họ Thầu dầu<br />
(Euphorbiaceae) với 46 loài (7,2%); họ Đậu<br />
(Fabaceae) có 36 loài (5,7%); họ Cúc<br />
(Asteraceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) mỗi<br />
họ có 23 loài (3,6%); họ Cà phê (Rubiaceae)<br />
có 20 loài (3,1%); các họ Lan (Orchidaceae),<br />
họ Ngũ gia bì (Araliaceae) và họ De<br />
(Lauraceae) mỗi họ có 14 loài (2,2.%); họ<br />
Trôm<br />
(Sterculiaceae)<br />
và<br />
họ<br />
Tếch<br />
(Verbenaceae) mỗi họ có 12 loài (1,9%); họ<br />
Bông (Malvaceae) có 10 loài (1,6%); các họ<br />
như: Họ Du (Ulmaceae), họ Cau dừa<br />
(Arecaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae) và<br />
họ Đơn nem (Myrsinaceae) mỗi họ có 9 loài<br />
(1,4%); họ Dẻ (Fagaceae) có 8 loài (1,3%);<br />
các họ như: Họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ<br />
Xoan (Meliaceae), họ Ráy (Araceae), họ Trúc<br />
đào<br />
(Apocynaceae),<br />
họ<br />
Tiết<br />
dê<br />
(Menispermaceae) và họ Sim (Myrtaceae)<br />
mỗi họ có 7 loài (chiếm 1,1%); các họ: Họ Ô<br />
rô (Acanthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ<br />
Đuôi chồn (Adiantaceae), họ Hoa hồng<br />
(Rosaceae), họ Măng cụt (Clusiaceae), họ<br />
Cam (Rutaceae) và họ Cậm cang<br />
(Smilacaceae) mỗi họ có 6 loài (0,9%).<br />
<br />
Bảng 1. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC<br />
Chi<br />
<br />
Họ<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Tên ngành<br />
Thông đất (Lycopodiophyta)<br />
Cỏ tháp bút (Equisetophyta)<br />
Dương xỉ (Polypodiophyta)<br />
Thông (Pinophyta)<br />
Ngọc Lan (Magnoliophyta)<br />
Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida)<br />
Lớp 1 lá mầm (Liliopsida)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
2<br />
1<br />
12<br />
4<br />
107<br />
85<br />
22<br />
126<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
%<br />
1,6<br />
0,8<br />
9,5<br />
3,2<br />
84,9<br />
67,5<br />
17,5<br />
100,0<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
2<br />
1<br />
22<br />
4<br />
372<br />
293<br />
79<br />
401<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
%<br />
0,5<br />
0,2<br />
5,5<br />
1,0<br />
92,8<br />
73,1<br />
19,7<br />
100,0<br />
<br />
Loài<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
lượng<br />
%<br />
3<br />
0,5<br />
2<br />
0,3<br />
32<br />
5,0<br />
7<br />
1,1<br />
592<br />
93,1<br />
462<br />
72,6<br />
130<br />
20,4<br />
100,0<br />
636<br />
<br />
122<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Anh Hùng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 121 - 125<br />
<br />
Bảng 2. Thống kê các họ thực vật có từ 6 loài trở lên<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
30<br />
<br />
Tên họ<br />
Hòa thảo - Poaceae<br />
Thầu dầu - Euphorbiaceae<br />
Đậu - Fabaceae<br />
Cúc - Asteraceae<br />
Dâu tằm - Moraceae<br />
Cà phê - Rubiaceae<br />
Lan - Orchidaceae<br />
Ngũ gia bì - Araliaceae<br />
De - Lauraceae<br />
Trôm - Sterculiaceae<br />
Tếch - Verbenaceae<br />
Bông - Malvaceae<br />
Du - Ulmaceae<br />
Cau dừa - Arecaceae<br />
Rau dền - Amaranthaceae<br />
Đơn nem - Myrsinaceae<br />
Dẻ - Fagaceae<br />
Bồ hòn - Sapindaceae<br />
Xoan - Meliaceae<br />
Ráy - Araceae<br />
Trúc đào - Apocynaceae<br />
Tiết dê - Menispermaceae<br />
Sim - Myrtaceae<br />
Ô rô - Acanthaceae<br />
Gai - Urticaceae<br />
Đuôi chồn - Adiantaceae<br />
Hoa hồng - Rosaceae<br />
Măng cụt - Clusiaceae<br />
Cam - Rutaceae<br />
Cậm cang - Smilacaceae<br />
Tổng<br />
<br />
Hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu có 21 họ có<br />
từ 5 chi trở lên. Trong đó, các họ có nhiều chi<br />
như: Họ Hòa thảo (Poaceae) có 33 chi (chiếm<br />
8,2% tổng số chi), họ Thầu dầu<br />
(Euphorbiaceae) và họ Đậu (Fabaceae) mỗi<br />
họ có 24 chi (6%), họ Cúc (Asteraceae) có 17<br />
chi (4,2%). Các họ còn lại là các họ họ Dâu<br />
tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ<br />
Lan (Orchidaceae), họ Ngũ gia bì<br />
(Araliaceae), họ De (Lauraceae), họ Trôm<br />
(Sterculiaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Du<br />
(Ulmaceae), họ Cau dừa (Arecaceae), họ Bồ<br />
hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ<br />
Ráy (Araceae), họ Trúc đào (Apocynaceae),<br />
họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Sim<br />
<br />
Số chi<br />
33<br />
24<br />
24<br />
17<br />
5<br />
14<br />
8<br />
7<br />
5<br />
8<br />
4<br />
7<br />
6<br />
5<br />
4<br />
3<br />
3<br />
7<br />
7<br />
6<br />
5<br />
5<br />
5<br />
5<br />
5<br />
3<br />
3<br />
2<br />
2<br />
2<br />
234<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
8,2<br />
6,0<br />
6,0<br />
4,2<br />
1,2<br />
3,5<br />
2,0<br />
1,7<br />
1,2<br />
2,0<br />
1,0<br />
1,7<br />
1,5<br />
1,2<br />
1,0<br />
0,7<br />
0,7<br />
1,7<br />
1,7<br />
1,5<br />
1,2<br />
1,2<br />
1,2<br />
1,2<br />
1,2<br />
0,7<br />
0,7<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
58,4<br />
<br />
Số loài<br />
56<br />
46<br />
36<br />
23<br />
23<br />
20<br />
14<br />
14<br />
14<br />
12<br />
12<br />
10<br />
9<br />
9<br />
9<br />
9<br />
8<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
408<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
8,8<br />
7,2<br />
5,7<br />
3,6<br />
3,6<br />
3,1<br />
2,2<br />
2,2<br />
2,2<br />
1,9<br />
1,9<br />
1,6<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,3<br />
1,1<br />
1,1<br />
1,1<br />
1,1<br />
1,1<br />
1,1<br />
0,9<br />
0,9<br />
0,9<br />
0,9<br />
0,9<br />
0,9<br />
0,9<br />
64,2<br />
<br />
(Myrtaceae), họ Ô rô (Acanthaceae), họ Gai<br />
(Urticaceae) có số chi từ 5 đến 14 chi (chiếm<br />
từ 1,2% đến 3,5% tổng số chi ở KVNC).<br />
Đa dạng ở mức độ chi<br />
Qua điều tra, chúng tôi đã thống kê được 16<br />
chi thực vật có từ 4 loài trở lên. Trong đó, chi<br />
có nhiều loài nhất là chi Ficus gồm 15 loài<br />
(chiếm 3,7% tổng số loài); chi Clerodendron<br />
có 7 loài (chiếm 1,7%); các chi như: Chi<br />
Litsea, Bambusa, Garcinia, Croton và Smilax<br />
mỗi chi có 5 loài (chiếm 1,2%); các chi còn<br />
lại, mỗi chi có 4 loài (chiếm 1%) gồm: Chi<br />
Mallotus, Phyllanthus, Ormosia, Antidesma,<br />
Schefflera, Machilus, Streblus, Clausena và<br />
Dicranopteris.<br />
123<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Anh Hùng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 121 - 125<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu được chúng tôi thống kê ở bảng 3.<br />
Bảng 3. Thống kê các chi thực vật có từ 4 loài trở lên<br />
STT<br />
<br />
Tên chi<br />
<br />
Họ<br />
<br />
Số loài<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
1<br />
<br />
Ficus<br />
<br />
Moraceae<br />
<br />
15<br />
<br />
3,7<br />
<br />
2<br />
<br />
Clerodendron<br />
<br />
Verbenaceae<br />
<br />
7<br />
<br />
1,7<br />
<br />
3<br />
<br />
Litsea<br />
<br />
Lauraceae<br />
<br />
5<br />
<br />
1,2<br />
<br />
4<br />
<br />
Bambusa<br />
<br />
Poaceae<br />
<br />
5<br />
<br />
1,2<br />
<br />
5<br />
<br />
Garcinia<br />
<br />
Clusiaceae<br />
<br />
5<br />
<br />
1,2<br />
<br />
6<br />
<br />
Croton<br />
<br />
Euphorbiaceae<br />
<br />
5<br />
<br />
1,2<br />
<br />
7<br />
<br />
Smilax<br />
<br />
Smilacaceae<br />
<br />
5<br />
<br />
1,2<br />
<br />
8<br />
<br />
Mallotus<br />
<br />
Euphorbiaceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
9<br />
<br />
Phyllanthus<br />
<br />
Euphorbiaceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
10<br />
<br />
Ormosia<br />
<br />
Fabaceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
11<br />
<br />
Antidesma<br />
<br />
Euphorbiaceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
12<br />
<br />
Schefflera<br />
<br />
Araliaceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
13<br />
<br />
Machilus<br />
<br />
Lauraceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
14<br />
<br />
Streblus<br />
<br />
Moraceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
15<br />
<br />
Clausena<br />
<br />
Rutaceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
16<br />
<br />
Dicranopteris<br />
<br />
Gleicheniaceae<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
83<br />
<br />
20,7<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tóm lại: Số liệu điều tra cho thấy, so với hệ<br />
thực vật của tỉnh Thái Nguyên mà tác giả Lê<br />
Ngọc Công (2010) đã nghiên cứu và xác định<br />
có 733 loài, thuộc 465 chi, 145 họ của 5<br />
ngành thực vật bậc cao có mạch thì hệ thực<br />
vật của KVNC có thành phần loài tương đối<br />
phong phú. Cụ thể, hệ thực vật huyện Định<br />
Hóa chỉ kém 97 loài (636/733), 64 chi<br />
(401/465), 19 họ (126/145).<br />
KẾT LUẬN<br />
- Thành phần loài thực vật ở KVNC khá<br />
phong phú, đã thu được 636 loài thuộc 401<br />
chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có<br />
mạch.<br />
- Xác định được 30 họ thực vật có từ 6 loài<br />
trở lên.<br />
<br />
- Xác định được 16 chi thực vật có từ 4 loài<br />
trở lên.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên<br />
cứu quần xã thực vật. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
2. Lê Ngọc Công (2010), Nghiên cứu tính đa dạng<br />
thực vật bậc cao có mạch tại tỉnh Thái Nguyên.<br />
Báo cáo Đề tài Khoa học Công nghệ cấp bộ, mã<br />
số: B2008-TN04-11.<br />
3. Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992, 1993), Cây cỏ<br />
Việt Nam. Tập 1, 2, 3 Motreal.<br />
4. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương<br />
pháp nghiên cứu thực vật. Nxb Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội.<br />
5. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ<br />
Quốc gia (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật<br />
Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
124<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Anh Hùng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 121 - 125<br />
<br />
SUMMARY<br />
INVESTIGATING DIVERSITY OF BOTANIC RESOURCE AT<br />
SAFTY ZONE DINHHOA, THAINGUYEN PROVINCE<br />
Nguyen Anh Hung*<br />
College of Science - TNU<br />
<br />
Investigating botanic resource in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province, we obtained some<br />
results as follow: The constitution of botanic species at the study site is quite copious, comprising<br />
636 species of 401 offshoots, 126 families, 5 high grade vessel botanic branches. Among them, the<br />
branch of Magnoliophyta has the greatest numbers of families, offshoots and species: 107 families<br />
(84,9 % the families of the system), 372 offshoots (92,8% the offshoots of the system), and 592<br />
species (93,1% the species of the system); the botanic families which have more than 6 species are<br />
identified. Among them, the families having the most species are Poaceae (having 56 species,<br />
rating 8,8%)), Euphorbiaceae (having 46 species, rating 7,2%), Fabaceae (having 36 species,<br />
rating 5,7%), Moraceae (having 23 species, rating 3,6%), Rubiaceae (having 20 species, rating<br />
3,1%). Of these families, the offshoots that have the most species are Ficus (15 species, 3,7%),<br />
Clerodendron (7 species, 1,7%), Litsea, Bambusa, Garcinia, Croton and Smilax each have 5<br />
species (1,2%).<br />
Key words: Diversification, Dinh Hoa, botanic system, resource, constitution of species<br />
<br />
Ngày nhận bài: 22/4/2013; Ngày phản biện:30/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
Phản biện khoa học: PGS.TS. Lê Ngọc Công - Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988.127.737<br />
<br />
125<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />