Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 129 - 133<br />
<br />
TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ KIỂU THẢM Ở XÃ XUÂN SƠN,<br />
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ<br />
Nguyễn Thị Yến1*, Lê Ngọc Công2, Đỗ Hữu Thư3, Trịnh Thị Linh1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học- ĐH Thái Nguyên,<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên,<br />
3<br />
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Được thiên nhiên ưu đãi với các điều kiện về thời tiết, khí hậu thuận lợi nên xã Xuân Sơn có thảm<br />
thực vật rừng phát triển, phong phú và đa dạng về thành phần loài.<br />
Kết quả điều tra thực địa về sự đa dạng thực vật tại đây, chúng tôi thu được kết quả: 175 loài, 152<br />
chi, 83 họ thuộc 4 ngành thực vật: Thông đất (Lycopodiophyta); Mộc tặc (Equisetophyta); Dương<br />
xỉ (Polypodiophyta); Mộc lan (Magnoliophyta).<br />
Sự phân bố thành phần loài trong các kiểu thảm thực vật có khác nhau, cụ thể: Ở rừng tự nhiên có<br />
100 loài, 95 chi, 62 họ; Thảm cây bụi có 95 loài, 88 chi, 49 họ. Rừng trồng Keo do có sự tác động<br />
của con người nên thành phần loài (ngoài keo) ít hơn so với 2 kiểu thảm trên: 35 loài, 31 chi, 21<br />
họ. Sự đa dạng thực vật ở đây thể hiện ở số lượng các taxon, sự phân bố của chúng trong nhiều<br />
sinh cảnh khác nhau ở khu vực nghiên cứu (KVNC). Từ kết quả thu được, chúng tôi đã phân loại<br />
công dụng của các loài thực vật trong KVNC thành các nhóm: nhóm cây lấy gỗ, nhóm cây làm<br />
thuốc, nhóm cây ăn được, nhóm cây làm cảnh.<br />
Từ khoá: Đa dạng thực vật, xã Xuân Sơn, kiểu thảm.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Xuân Sơn là một trong 4 xã (Xuân Sơn, Đồng<br />
Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng) nằm trong khu<br />
vực có Vườn Quốc gia Xuân Sơn được thành<br />
lập năm 2002. Tổng diện tích đất tự nhiên của<br />
xã Xuân Sơn là 6548 ha, chủ yếu là đất lâm<br />
nghiệp (chiếm 60%), trồng các loại cây làm<br />
nguyên liệu giấy: Bạch đàn, mỡ, keo lá tràm;<br />
cây cho gỗ: Lát, nghiến...; cây công nghiệp<br />
như chè Shal, Sơn... Nhiệt độ trung bình năm<br />
từ 220C - 250C, lượng mưa trung bình từ 1500<br />
- 2000mm. Được thiên nhiên ưu đãi với các<br />
điều kiện về thời tiết, khí hậu như vậy nên<br />
Xuân Sơn có thảm thực vật rừng phát triển,<br />
thành phần loài thực vật rất phong phú và đa<br />
dạng. Trên địa bàn xã có 2 dân tộc chính là<br />
người Dao và Mường, sống phân bố và rải rác<br />
trong 5 xóm (Cỏi, Lấp, Dù, Lạng, Lùng<br />
Mằng). Nguồn sống chính của cộng đồng dân<br />
cư ở đây là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa<br />
nước và lúa nương, canh tác nương rẫy truyền<br />
thống và khai thác nguồn tài nguyên rừng<br />
như: mật ong, gỗ, củi, măng, song, mây,<br />
thuốc nam... Chính vì vậy ít nhiều làm ảnh<br />
*<br />
<br />
Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com - Tel: 0912 804990<br />
<br />
hưởng đến sự đa dạng sinh học ở đây như: số<br />
lượng, thành phần loài thực vật giảm sút, đặc<br />
biệt là các loài thực vật làm thuốc chữa bệnh<br />
và các loài cho gỗ quý. Để góp phần đánh giá<br />
sự đa dạng thực vật ở Xuân Sơn, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu tính đa dạng thực vật<br />
trong một số kiểu thảm tại khu vực nghiên<br />
cứu (KVNC). Kết quả thu được làm cơ sở cho<br />
những nghiên cứu tiếp theo tại xã Xuân Sơn.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật bậc<br />
cao có mạch trong một số kiểu thảm; Rừng tự<br />
nhiên (RTN), rừng trồng Keo tai tượng 8 năm<br />
(RKE 8 năm), thảm cây bụi thuộc xã Xuân<br />
Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp điều tra trong dân: Phỏng vấn,<br />
ghi chép những thông tin thu được từ người<br />
chủ rừng, bộ phận tuần tra, bảo vệ rừng để<br />
nắm được các thông tin về điều kiện tự nhiên<br />
ở KVNC, trạng thái của rừng, tên địa phương<br />
các loài thực vật, những tác động của con<br />
người và động vật đến hệ thực vật rừng.<br />
- Phương pháp điều tra thực địa:<br />
129<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Cùng người dân địa phương đi khảo sát, thu<br />
thập mẫu trên tất cả các lối đi trong làng và<br />
trong vườn.<br />
<br />
97(09): 129 - 133<br />
<br />
(Magnoliophyta) có số họ, chi và loài lớn<br />
nhất, gồm 70 họ (chiếm 84,34%), 134 chi<br />
(88,16%), 152 loài (86,86%). Tiếp đến là<br />
ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 10 họ<br />
(12,05%), 15 chi (9,87%), 20 loài (11,43%).<br />
Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ<br />
(2,41%), 2 chi (1,31%), 2 loài (1,14%). Cuối<br />
cùng là ngành Mộc tặc (Equisetophyta) có 1<br />
họ (1,2%), 1 chi (0,66%), 1 loài (0,57%).<br />
<br />
+ Tiến hành các tuyến điều tra và lập các ô<br />
tiêu chuẩn để thu mẫu theo phương pháp của<br />
Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [7] và Hoàng<br />
Chung (2006) [4].<br />
- Định loại, xác định tên khoa học theo sách:<br />
"Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ<br />
(1991, 1993) [5]; "Danh lục các loài thực vật<br />
Việt Nam", tập II (2003), tập III (2005) [8];<br />
"Tên cây rừng Việt Nam" [3]; "Sách đỏ Việt<br />
Nam" (2007) [2].<br />
<br />
Trong ngành Mộc lan, lớp Mộc lan<br />
(Magnoliopsida) có 58 họ (82,86%), 112 chi<br />
(83,58%), 124 loài (81,58%). Trong khi đó<br />
lớp Hành (Liliopsida) có số họ, chi, loài ít<br />
hơn rất nhiều, với 12 họ (17,14%), 22 chi<br />
(16,42%), 28 loài (18,42%).<br />
<br />
- Phân loại thực vật theo giá trị sử dụng theo<br />
các tài liệu: "Cẩm nang tra cứu và nhận biết<br />
các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam" [1];<br />
"1900 loài cây có ích ở Việt Nam" [6]; "Tên<br />
cây rừng Việt Nam" [3].<br />
<br />
Sự đa dạng các taxon thực vật trong các<br />
kiểu thảm<br />
Sự phân bố các taxon thực vật trong<br />
rừng tự nhiên<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Sự đa dạng về số lượng các taxon<br />
<br />
Rừng tự nhiên là nơi mà môi trường ít bị biến<br />
đổi, đất còn tốt, độ ẩm cao, do đó có nhiều<br />
loài thực vật ưa ẩm và chịu bóng tồn tại.<br />
<br />
Tuy diện tích KVNC chỉ với 6548 ha, nhưng<br />
số lượng các taxon thực vật thống kê được ở<br />
đây khá phong phú và đa dạng với 175 loài,<br />
152 chi, 83 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao<br />
có mạch phân bố trong 3 kiểu thảm: RTN,<br />
RKE 8 năm và thảm cây bụi.<br />
<br />
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã xác<br />
định được 100 loài, 95 chi, 60 họ thuộc 4<br />
ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành<br />
Thông đất (Lycopodiophyta); ngành Mộc tặc<br />
(Equisetophyta);<br />
ngành<br />
Dương<br />
xỉ<br />
(Polypodiophyta);<br />
ngành<br />
Mộc<br />
Lan<br />
(Magnoliophyta). Số lượng cụ thể được thống<br />
kê trong bảng 2.<br />
<br />
Số lượng các taxon cụ thể trong từng ngành<br />
thực vật được trình bày trong bảng 1.<br />
Qua bảng 1 cho thấy, thành phần thực vật ở<br />
KVNC khá phong phú và đa dạng. Sự phân<br />
bố của các taxon như sau: Ngành Mộc Lan<br />
<br />
Bảng 1: Sự phân bố các taxon thực vật trong 4 ngành ở KVNC<br />
STT<br />
<br />
Ngành thực vật<br />
<br />
Họ<br />
<br />
Chi<br />
<br />
Loài<br />
<br />
Số họ<br />
<br />
%<br />
<br />
Số chi<br />
<br />
%<br />
<br />
Số loài<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
<br />
Thông đất (Lycopodiophyta)<br />
<br />
2<br />
<br />
2,41<br />
<br />
2<br />
<br />
1,31<br />
<br />
2<br />
<br />
1,14<br />
<br />
2<br />
<br />
Mộc tặc (Equisetophyta)<br />
<br />
1<br />
<br />
1,2<br />
<br />
1<br />
<br />
0,66<br />
<br />
1<br />
<br />
0,57<br />
<br />
3<br />
<br />
Dương xỉ (Polypodiophyta)<br />
<br />
10<br />
<br />
12,05<br />
<br />
15<br />
<br />
9,87<br />
<br />
20<br />
<br />
11,43<br />
<br />
4<br />
<br />
Mộc lan (Magnoliophyta)<br />
<br />
70<br />
<br />
84,34<br />
<br />
134<br />
<br />
88,16<br />
<br />
152<br />
<br />
86,86<br />
<br />
4.1.<br />
<br />
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida)<br />
<br />
58<br />
<br />
82,86<br />
<br />
112<br />
<br />
83,58<br />
<br />
124<br />
<br />
81,58<br />
<br />
4.2.<br />
<br />
Lớp hành (Liliopsida)<br />
<br />
12<br />
<br />
17,14<br />
<br />
22<br />
<br />
16,42<br />
<br />
28<br />
<br />
18,42<br />
<br />
83<br />
<br />
100,0<br />
<br />
152<br />
<br />
100,0<br />
<br />
175<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
130<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 129 - 133<br />
<br />
Bảng 2: Số lượng các taxon thực vật trong các ngành ở Rừng tự nhiên (RTN)<br />
STT<br />
<br />
Ngành thực vật<br />
<br />
Họ<br />
<br />
Chi<br />
<br />
Loài<br />
<br />
Số họ<br />
<br />
%<br />
<br />
Số chi<br />
<br />
%<br />
<br />
Số loài<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thông đất (Lycopodiophyta)<br />
Mộc tặc (Equisetophyta)<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
1,61<br />
1,61<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
1,05<br />
1,05<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />
3<br />
<br />
Dương xỉ (Polypodiophyta)<br />
<br />
5<br />
<br />
8,06<br />
<br />
6<br />
<br />
6,31<br />
<br />
8<br />
<br />
8,0<br />
<br />
4<br />
<br />
Mộc lan (Magnoliophyta)<br />
<br />
55<br />
<br />
91,67<br />
<br />
87<br />
<br />
91,58<br />
<br />
90<br />
<br />
90,0<br />
<br />
62<br />
<br />
100<br />
<br />
95<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Bảng 3: Số lượng các taxon thực vật trong các ngành ở Rừng trồng keo 8 năm (RKE 8 năm)<br />
STT<br />
<br />
Ngành thực vật<br />
<br />
Họ<br />
<br />
Chi<br />
<br />
Loài<br />
<br />
Số họ<br />
<br />
%<br />
<br />
Số chi<br />
<br />
%<br />
<br />
Số loài<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
<br />
Dương xỉ (Polypodiophyta)<br />
<br />
2<br />
<br />
9,52<br />
<br />
2<br />
<br />
6,45<br />
<br />
3<br />
<br />
8,57<br />
<br />
2<br />
<br />
Mộc lan (Magnoliophyta)<br />
<br />
19<br />
<br />
90,47<br />
<br />
29<br />
<br />
93,55<br />
<br />
32<br />
<br />
91,43<br />
<br />
21<br />
<br />
100<br />
<br />
31<br />
<br />
100<br />
<br />
35<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Trong các họ đã biết, họ có nhiều loài nhất là họ<br />
Ráy (Araceae) gồm 5 loài (chiếm 5,0 tổng số<br />
loài thống kê được ở RTN). Có 3 họ, mỗi họ có<br />
4 loài (4,0%): họ Long não (Lauraceae), họ Dâu<br />
tằm (Moraceae), họ Gừng (Zingiberaceae). Có 4<br />
họ có 3 loài (3,0%): họ Xoài (Aracardiaceae),<br />
họ Vang (Caesalpiniaceae), ... Có 19 họ có 2<br />
loài: họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae), họ Dương xỉ<br />
(Polypodiaceae), họ Na (Annonaceae), ... còn<br />
lại có 33 họ có 1 loài.<br />
Nhìn chung, rừng tự nhiên ở khu vực xã Xuân<br />
Sơn rất đa dạng về thành phần loài, ưu thế<br />
thuộc cây gỗ và cây thảo.<br />
Sự phân bố các taxon thực vật ở rừng trồng<br />
Keo tai tượng 8 năm<br />
Đây là quần xã rừng trồng Keo tai tượng<br />
(Acacia mangirum Willd) từ năm 2004. Chiều<br />
cao trung bình khoảng 11m, đường kính thân<br />
10-12cm, độ che phủ của Keo là 80%.<br />
<br />
(Fabaceae) có 4 loài (chiếm 11,43%), họ Cúc<br />
(Asteraceae) có 3 loài (chiếm 8,57%). Các họ<br />
có 2 loài gồm 4 họ là: họ Bòng bong<br />
(Schizacaceae), họ Long não (Lauraceae), họ<br />
Bông (Malvaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae).<br />
Còn lại 11 họ có 1 loài.<br />
Tại quần xã này, thực vật kém phong phú hơn<br />
so với RTN, chủ yếu là các cây ưa ẩm, chịu<br />
bóng thuộc nhóm cây bụi như: Cỏ Lào<br />
(Eupatoriumodoratum), Bồ cu vẽ (Breynia<br />
fruticosa), Bục trắng (Mallotus apelta), .... và<br />
thân leo như: Tơ xanh (Cassytha filiformis),<br />
Mã tiền lông (Strychros ignatii), Mâm xôi<br />
(Rubus alcaefolius), ... Tại kiểu rừng này, do<br />
có sự tác động của con người trong quá trình<br />
chăm sóc nên hình thành tầng cây bụi thấp và<br />
thưa thớt trong rừng Keo.<br />
Sự phân bố các taxon thực vật ở thảm cây bụi<br />
<br />
Kết quả chúng tôi thống kê được 35 loài, 31<br />
chi, 20 họ thuộc 2 ngành: Dương xỉ và Mộc<br />
lan. Kết quả được trình bày trong bảng 3.<br />
<br />
Thảm cây bụi ở đây là thảm thực vật thứ sinh,<br />
nó được hình thành do rừng bị khai thác cạn<br />
kiệt, lặp đi lặp lại nhiều lần.<br />
<br />
Trong các họ đã biết, họ có nhiều loài nhất là<br />
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), gồm 8 loài<br />
(chiếm 22,86% tổng số loài đã thống kê được<br />
ở quần xã này). Tiếp đến là họ Đậu<br />
<br />
Kết quả thu được từ kiểu thảm này như sau:<br />
95 loài, 86 chi, 45 họ thuộc 3 ngành thực vật:<br />
Thông đất, Dương xỉ, Mộc lan. Kết quả được<br />
trình bày trong bảng 4.<br />
131<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 129 - 133<br />
<br />
Bảng 4: Số lượng các taxon thực vật trong 3 ngành ở thảm cây bụi<br />
STT<br />
<br />
Họ<br />
Số họ<br />
1<br />
4<br />
44<br />
49<br />
<br />
Ngành thực vật<br />
Thông đất (Lycopodiophyta)<br />
Dương xỉ (Polypodiophyta)<br />
Mộc lan (Magnoliophyta)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Qua kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy họ<br />
Thầu dầu (Euphorbiaceae) có nhiều loài nhất<br />
với 13 loài (chiếm 13,68%); tiếp đến là họ<br />
Đậu (Fabaceae) và họ Cúc (Asteraceae) có 8<br />
loài (8,42%); họ Hoà thảo (Poaceae) có 6 loài<br />
(6,31%); họ Bông có 4 loài (4,21%). Có 3 họ<br />
có 3 loài là: họ Xoài (Anacardiaceae), họ Sim<br />
(Myrtaceae), họ Nho (Vitaceae). Các họ có 2<br />
loài gồm 14 họ là: họ Tóc vệ nữ, họ Bòng<br />
bong, họ Hoa tán, họ Vang, họ Long não, họ<br />
Mua, họ Mã tiền, họ Tiết dê, ... còn lại có 23<br />
họ có 1 loài.<br />
Ở kiểu thảm này, thành phần loài thực vật<br />
phong phú và đa dạng, chủ yếu là các loài<br />
thuộc cây hạn sinh, ưa sáng, chịu được điều<br />
kiện khô nóng và đất chua, nghèo dinh<br />
dưỡng. Do đồng bào nơi đây bỏ không làm<br />
nương rẫy được 4-5 năm nên ở đây các loài<br />
thuộc thân bụi và thân thảo rất phát triển.<br />
Sự đa dạng về giá trị sử dụng nguồn tài<br />
nguyên thực vật ở xã Xuân Sơn<br />
Theo tác giả Nguyễn Tiến Bân và Cs (1997)<br />
[1]; Trần Đình Lý (1995) [6]; Bộ Nông<br />
nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) [3],<br />
chúng tôi đã phân loại công dụng của các loài<br />
thực vật trong KVNC thành các nhóm: Cây<br />
lấy gỗ, cây làm thuốc, cây ăn được, cây làm<br />
cảnh, cây cho tinh dầu, làm thức ăn gia súc,<br />
cây dùng đan lát... Kết quả được trình bày ở<br />
bảng 5.<br />
Bảng 5: Các nhóm tài nguyên thực vật<br />
ở xã Xuân Sơn<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
132<br />
<br />
Nhóm tài nguyên<br />
Cây làm thuốc<br />
Cây lấy gỗ<br />
Cây ăn được (Rau, củ, quả...)<br />
Cây làm cảnh<br />
Cây cho tinh dầu<br />
Cây làm thức ăn gia súc<br />
Cây dùng đan lát<br />
<br />
Số loài<br />
80<br />
40<br />
20<br />
19<br />
8<br />
5<br />
3<br />
<br />
%<br />
2,04<br />
8,16<br />
89,79<br />
100<br />
<br />
Chi<br />
Số chi<br />
%<br />
1<br />
1,14<br />
4<br />
4,55<br />
83<br />
94,31<br />
88<br />
100<br />
<br />
Loài<br />
Số loài<br />
%<br />
1<br />
1,05<br />
6<br />
6,31<br />
88<br />
92,63<br />
95<br />
100<br />
<br />
Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi trình<br />
bày 4 nhóm tài nguyên có giá trị sử dụng<br />
cao: Cây làm thuốc, cây lấy gỗ, cây ăn được,<br />
cây làm cảnh.<br />
Nhóm cây làm thuốc<br />
Số loài thống kê được là 80 loài thuộc 4<br />
ngành TV bậc cao có mạch, trong đó ngành<br />
Mộc lan (Magnoliophyta) có số loài cao nhất:<br />
70 loài. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có<br />
8 loài; còn lại 2 ngành là Thông đất<br />
(Lycopodiophyta) và ngành Mộc tặc<br />
(Equisetophyta), mỗi ngành có 1 loài. Các họ<br />
có nhiều loài cây làm thuốc là: họ Thầu dầu<br />
(Euphorbiaceae): 15 loài, họ Cúc (Asteraceae):<br />
12 loài, họ Đậu (Fabaceae): 10 loài....<br />
Nhóm cây lấy gỗ<br />
Con số thống kê được là 40 loài thuộc ngành<br />
Mộc lan (Magnoliophyta). Những họ sau có số<br />
loài cao (từ 5 loài trở lên) là: họ Long não<br />
(Lauraceae) 8 loài, họ Dẻ (Fagaceae) và họ<br />
Xoan (Meliaceae) đều có 7 loài, họ Thầu dầu<br />
(Euphorbiaceae) có 6 loài... Ngoài ra ở đây còn<br />
gặp nhiều loài gỗ quý như: Táu muối (Vatica<br />
diospyroides Symingt), Chò chỉ (Parashorea<br />
chinensis H.Wang), Lát hoa (Chukrasia<br />
tabularis A.Juss), Nghiến (Excentrodendron<br />
tonkinerse (Gagrep.) Chang)...<br />
Nhóm cây ăn được (làm rau, lấy củ, ăn quả)<br />
Thuộc nhóm này có 20 loài, bao gồm rau ăn,<br />
lấy củ, thân, lá và lấy quả. Gồm các loài:<br />
Trám đen (Canarium tramderum), Nhãn rừng<br />
(Dimocarpus fumatus), Sấu (Dracontomelon<br />
duperreanum), Dâu da xoan (Allospondias<br />
lakonersis (Pierre) Staff), Tai chua (Gareinia<br />
cova Roxb.), Rau sắng (Melientha suavis),<br />
Rau dền cơm (Amaranthus lividus L.), ...<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhóm cây làm cảnh<br />
Nhóm này có 19 loài, gồm các loài cho bóng<br />
mát, cho hoa đẹp mắt. Họ có nhiều loài làm<br />
cảnh nhất là họ Lan (Orchidaceae) 16 loài; họ<br />
Đỗ quyên (Ericaceae) 4 loài. Các loài lấy gỗ<br />
như Sấu, Lát hoa, Chò chỉ, Gội nếp... có thể<br />
dùng làm cảnh và trồng lấy bóng mát.<br />
KẾT LUẬN<br />
Được thiên nhiên ưu đãi với các điều kiện về<br />
thời tiết, khí hậu thuận lợi nên Xuân Sơn có<br />
thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng về<br />
thành phần loài. Kết quả điều tra cho thấy,<br />
thực vật ở RTN và thảm cây bụi khá phong<br />
phú và đa dạng về thành phần loài. Cụ thể<br />
như sau: 100 loài, 95 chi, 62 họ có mặt ở<br />
RTN; 95 loài, 88 chi, 49 họ có mặt ở thảm<br />
cây bụi. Trong khi đó ở quần xã rừng trồng<br />
Keo tai tượng (RKE 8 năm) dó có sự tác động<br />
của con người nên thành phần loài kém đa<br />
dạng hơn so với 2 kiểu thảm trên (35 loài, 31<br />
chi, 21 họ).<br />
<br />
97(09): 129 - 133<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu<br />
và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam,<br />
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội<br />
[2]. Bộ KH&CN (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần<br />
Thực vật), Nxb KHTN và Công nghệ<br />
[3]. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Tên cây<br />
rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội<br />
[4]. Hoàng Chung (2006), Phương pháp nghiên<br />
cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội<br />
[5]. Phạm Hoàng Hộ (1992, 1993), Cây cỏ Việt<br />
Nam, quyển I-III, Motreal-Canađa<br />
[6]. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở<br />
Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội<br />
[7]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương<br />
pháp nghiên cứu thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội<br />
[8]. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi<br />
trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật<br />
(2003, 2005), Danh lục Thực vật Việt Nam, tập II<br />
(2003), tập III (2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
PLANT DIVERSTIY OF SOME VEGETATIONAL COVER TYPE<br />
IN XUAN SON COMMUNE, TAN SON DISTRICT, PHU THO PROVINCE<br />
Nguyen Thi Yen1*, Le Ngoc Cong2, Do Huu Thu3, Trinh Thi Linh1<br />
1<br />
<br />
College of Sciences, 2College of Education – TNU<br />
3<br />
Institude of Ecology and Biological Resources<br />
<br />
Thanks to propitious nature in weather and climate conditions, Xuan Son has a rich develop<br />
vegetational cover in species component. In plant diversity investigation, we got the result that,<br />
there were 175 species, 152 genera, 83 families belonging to 4 plant phyla including<br />
Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Magnoliophyta. The distribution of species<br />
component was so different. In detail, natural forest had 100 species, 95 genera, 62 families; Bush<br />
had 95 species, 88 genera, 49 families. Acacia forest, with human actions, had only 35 species, 31<br />
genera, 21 families. Plant diversity there was expressed in taxon number and distribution. By the<br />
result achieved, we classified use of plants in different groups such as group plants for wood, for<br />
medicine, for food and for bonsai.<br />
Key words: Plant diversity, Xuan Son commune, vegetational cover type.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 03/8/2012, ngày phản biện: 14/8/2012, ngày duyệt đăng:10/10/2012<br />
*<br />
<br />
Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com - Tel: 0912 804990<br />
<br />
133<br />
<br />