SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT VEN BỜ SÔNG HƯƠNG, THÀNH PHỐ HUẾ<br />
NGUYỄN KHOA LÂN - HUỲNH THỊ HOÀNG LAN<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
TRẦN THỊ HUẾ<br />
Trường THPT Thuận An, Thừa Thiên Huế<br />
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG LAN<br />
Trường Đại học Y Dược Huế<br />
Tóm tắt: Đối với Huế, sông Hương được xem là một trong những nhân tố<br />
quyết định trong việc thiết lập tính chất, diện mạo và sự chuyển hoá không<br />
gian đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, văn<br />
hoá địa phương mang lại sắc và hồn cho thành phố. Thảm thực vật ven sông<br />
không những làm tăng giá trị cảnh quan, thẩm mĩ mà còn có tác dụng hạn<br />
chế xói mòn, rửa trôi ven bờ. Qua điều tra, chúng tôi xác định được 123 loài<br />
thực vật thường gặp thuộc 85 chi, 39 họ, 27 bộ của lớp Ngọc Lan<br />
(Magnoliophyta). Nhiều loài được sử dụng trong đời sống như: 70 loài làm<br />
thuốc, 16 loài cây thực phẩm và 34 loài dùng trong chăn nuôi.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Nghiên cứu sự đa dạng các loài thực vật ở ven bờ sông Hương, thành phố Huế làm cơ<br />
sở cho việc quy hoạch cảnh quan và phát triển thảm thực vật bảo vệ môi trường ven bờ.<br />
Bài viết giới thiệu các kết quả thu được về một số đặc điểm đa dạng sinh học của thảm<br />
thực vật ven bờ sông Hương.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các loài thực vật sống ven bờ sông từ mép nước đến bờ đất hoặc bờ xây tại nhánh chính<br />
sông Hương chảy qua thành phố Huế.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp khảo sát theo tuyến và điểm để tìm hiểu thành phần các loài thực vật sống<br />
ven bờ sông Hương [7]. Các địa điểm khảo sát gồm:<br />
- Bờ Bắc: Khu vực Kim Long, công viên Lý Tự Trọng, công viên Thương Bạc, bãi<br />
bồi khu vực đường bờ sông Chi Lăng, bãi Dâu.<br />
- Bờ Nam: khu vực Thuỷ Biều, bãi bồi sau viện bảo tàng Hồ Chí Minh, công viên<br />
Nguyễn Văn Trỗi, Đập Đá, cồn Hến, đập tràn La Ỷ.<br />
Các mẫu thực vật được phân loại, xác định danh pháp tại khoa Sinh học, trường Đại học<br />
Sư phạm Huế dựa trên các tài liệu phân loại học [2], [3], [6].<br />
Phương pháp PRA (Participatory rural appraisal) dưới hình thức phỏng vấn ý kiến<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 19-26<br />
<br />
20<br />
<br />
NGUYỄN KHOA LÂN và cs.<br />
<br />
người dân về công dụng các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu [7].<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Sự đa dạng về thành phần loài, dạng sống của thực vật ven sông<br />
Sau thời gian điều tra, tìm hiểu những loài thực vật ven sông, chúng tôi xác định được<br />
123 loài thực vật thường gặp, chủ yếu là các loài thực vật bậc cao thuộc ngành Ngọc<br />
Lan (Magnoliophyta) với 27 bộ, 39 họ, 85 chi (bảng 1).<br />
Bảng 1. Số lượng các bậc phân loại thực vật ven sông Hương<br />
<br />
Bộ<br />
Họ<br />
Chi<br />
Loài<br />
<br />
Lớp Một lá mầm<br />
(Monocotyledoneae)<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ %<br />
8<br />
29.62<br />
9<br />
23.07<br />
32<br />
35.16<br />
49<br />
39.83<br />
<br />
Lớp Hai lá mầm<br />
(Dicotyledoneae)<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ %<br />
19<br />
70.37<br />
30<br />
76.93<br />
53<br />
64.83<br />
74<br />
60.17<br />
<br />
Trong đó, lớp Một lá mầm có 8 bộ (chiếm 29,62% số bộ), 9 họ (chiếm 23.07 % số họ),<br />
32 chi (chiếm 35.16% số chi), 49 loài (chiếm 39.83 % số loài) và thấp hơn so với lớp<br />
Hai lá mầm (với 19 bộ, 31 họ, 57 chi và 74 loài). Có những họ chỉ có 1 đến 2 loài như<br />
Alismaceae (họ Trạch tả), Arecaceae (họ Cau Dừa), Commelinaceae (họ Thài lài)… Ở<br />
nhiều địa điểm, các loài cây phát triển mạnh chủ yếu là các loài thuộc họ Hoà thảo<br />
(Poacea), họ Cói (Cyperaceae), họ Cúc (Asteraceae) (bảng 2).<br />
Bảng 2. Số lượng và tỉ lệ % số loài thực vật thuộc các họ thực vật<br />
Họ thực vật<br />
+ Alismaceae, Arecaceae, Commelinaceae, Cannaceae, Musaceae<br />
+Apiaceae,<br />
Brassiaceae,<br />
Caesalpiniaceae,<br />
Portulacaceae,<br />
Oxalidaceae, Verbenaceae, Combertaceae, Rosaceae, Meliaceae,<br />
Urticaceae, Bombacaceae, Elaeocarpaceae, Cucurbitaceae<br />
+ Araceae, Pontederiaceae<br />
+ Capparaceae, Convolvulaceae, Mimosaceae, Lamiaceae,<br />
Solanaceae, Sterculiaceae, Sapindaceae<br />
+ Fabaceae, Onagraceae, Euphorbiaceae, Scrophulariaceae<br />
+ Rubiaceae, Polygonaceae<br />
+ Amaranthaceae<br />
+ Malvaceae<br />
+ Moraceae<br />
+ Asteraceae<br />
+ Cyperaceae<br />
+ Poaceae<br />
<br />
Số loài<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
1<br />
<br />
0.81<br />
<br />
2<br />
<br />
1.62<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
9<br />
17<br />
23<br />
<br />
2.43<br />
3.25<br />
4.06<br />
4.87<br />
5.69<br />
7.31<br />
13.82<br />
18.69<br />
<br />
Về dạng sống: đa số các cây ở ven sông, các dạng cây thân thảo chiếm ưu thế với 95<br />
loài (chiếm 77.23 % tổng số loài). Số lượng cây gỗ (16 loài) và cây bụi (12 loài) chiếm<br />
tỉ lệ thấp hơn (22.77 %). Sở dĩ các loài cây thân thảo phát triển mạnh ở khu vực ven<br />
<br />
SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ<br />
<br />
21<br />
<br />
sông do có nhiều đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường nơi đây như: thân cây<br />
mềm dẻo với hệ thống mô dày phát triển, hạn chế tác động bất lợi của môi trường cơ<br />
học, đặc biệt là của gió, sóng; rễ ăn nông, lan rộng trên nền đất mềm nhão; hệ thống các<br />
khoảng trống gian bào, mô mềm xốp phát triển ở rễ, thân, lá tăng cường dẫn truyền và<br />
dự trữ khí oxi cho những bộ phận dưới mặt đất [4], [8], [9]. Những loài có lá nổi trên<br />
mặt nước, có xu hướng mọc lan ra phía mặt nước kết thành bè nổi như mồm mỡ (H.<br />
acutigluma), nghể lông dày (P. tomentosum), lách (S. spontaneum)…<br />
Mặt khác, điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế khắc nghiệt. Mùa hè với lượng mưa<br />
ít, độ ẩm thấp, gió lào thường xuất hiện vào các tháng 6, 7; tháng 9, 10, 11 thường có<br />
mưa lũ, độ ẩm cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật ven<br />
sông. Các loài cây thảo, nhất là các loài có thân rễ hay thân ngầm thường có khả năng<br />
tái sinh cao với hình thức sinh sản sinh dưỡng chiếm ưu thế [3], [4], [6], [8], [9].<br />
Số lượng các cá thể cây gỗ và cây bụi ở các khu vực nghiên cứu thấp hơn nhiều so với<br />
các loài cây thảo. Cây ra hoa, tạo quả nhưng hạt rất nhỏ, dễ bị thối và dễ bị nước cuốn<br />
đi. Chẳng hạn, ở cây gáo vàng (N. orientalis), hạt khó phát triển thành cây con do chất<br />
dinh dưỡng dự trữ trong hạt thấp; hạt nhỏ, nhẹ, dễ nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, loài<br />
này khá phổ biến ở ven sông do khả năng tái sinh chồi rất mạnh.<br />
Tại nhiều khu vực nghiên cứu, những loài thực vật ngoại lai như mai dương (M. pigra),<br />
cỏ lông tây (B. mutica.), bèo lục bình (E. crasipes), cỏ lào (Ch. odorata) phát triển<br />
mạnh, đặc biệt là mai dương. Chúng xâm lấn rất mạnh các khu vực đất ven sờ sông,<br />
cạnh tranh mạnh với các loài thực vật. Nhiều khu đất bồi trở thành vương quốc của loài<br />
cây này. Loài cúc vàng bò (W. trilobata) phát triển nhanh tạo thành các mảng dày đặc,<br />
làm cản trở và ngăn cản sự tái sinh của các loài cây khác.<br />
3.2. Sự phân bố của thực vật ven sông<br />
Môi trường ven sông là nơi sống của nhiều dạng thực vật khác nhau, từ những dạng ưa<br />
ẩm đến những loài có khả năng chịu hạn.<br />
3.2.1. Thảm thực vật ở các khu vực ven sông<br />
(i) Thảm thực vật ở khu vực bãi bồi<br />
Ở khu vực bãi bồi thuộc công viên Phú Xuân, Thương Bạc, Lý Tự Trọng: chủ yếu là<br />
các dạng cây thân thảo, thấp, đặc biệt là các loài thực vật thuộc họ Poaceae, Cyperaceae<br />
phổ biến là các loài cói giùi thô (S. grossus), mồm mỡ (H. acutigluma), lách (S.<br />
spontaneum), cỏ lông tây (B. mutica), cỏ lồng vực (Eichinochloa)... Các loài cỏ có thân<br />
bò lan trên mặt đất như cỏ lá gừng (A. compressus), thài lài hoa trắng (C. communis),<br />
san cặp (P. conjugatum), các loài thuộc chi Paspalum, Cyperus, Eichinochloa,<br />
Eragrotis… Nhiều loài thân thảo hai lá mầm cũng được tìm thấy, chủ yếu là những cây<br />
nhỏ, mọc thành từng đám như rau mương thon (L. hyssopifolia), màn màn tím (C.<br />
chelidonii), lữ đằng (L. crustacea), cam thảo đất (S. dulcis), cóc mẳn (H. corymbosa)…<br />
Tại tuyến đường ven sông ở khu vực Chi Lăng, từ chân cầu Gia Hội đi dọc theo bờ<br />
sông: các loài cói giùi thô (S. grossus), nghể lông dày (P. tomentosum), sậy (P. karka),<br />
<br />
22<br />
<br />
NGUYỄN KHOA LÂN và cs.<br />
<br />
lách (S. spontaneum), rau dền gai (A. spinosus), mai dương (M. pigra), màn màn<br />
(Cleome), mần trầu (E. indica) phát triển mạnh, đặc biệt là các loài mần trầu, lách, sậy<br />
tạo thành bãi um tùm. Mặt khác, qua sự phát triển của một số loài thực vật như cói giùi<br />
thô, sậy – là những loài cây chỉ thị cho đất mặn và đất phèn nhẹ [5].<br />
(ii) Thảm thực vật ở những khu vực sạt lở<br />
Thường thấy sự có mặt của các loài cây gỗ và cây bụi. Ngoài ra, người dân tự bảo vệ<br />
nhà cửa, đất đai bằng cách trồng các loài cây gỗ có hệ rễ phát triển, ăn sâu, lan rộng trên<br />
đất mềm hay sử dụng các bao cát kết hợp với các cột tre nhằm hạn chế sự sạt lở. Những<br />
loài thực vật thường thấy ở những khu vực này như tre (B. stenostachya), sung (F.<br />
glomerata), si (F. retusa), cừa (F. microcarpa), gáo (N. orientalis), tra (H. tiliaceus),<br />
dừa (C. nucifera)...<br />
Việc sử dụng các loài cây có hệ rễ phát triển, ăn sâu lan rộng trong đất được nhiều<br />
người dân quan tâm, nhất là những hộ dân nằm trong vùng sạt lở. Tuy nhiên, tình trạng<br />
sạt lở vẫn xảy ra và ngày càng nghiêm trọng. Đó là do hoạt động khai thác cát sạn làm<br />
cho lòng sông Hương thêm sâu xuống, tạo thành nhiều vực làm lớp đất cận kề sẽ bị sụt<br />
xuống kéo theo sự chôn vùi của lớp thảm thực vật.<br />
(iii) Thực vật ở trên các bờ kè<br />
Dọc tuyến đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu kéo dài về phía Đập Đá thường gặp các loài<br />
cây thảo hay cây bụi như màn tím (C. chelidonii), răm núi (H. merguensis), mai dương<br />
(M. pigra)... Trước bờ kè thường có các bờ đất nhỏ, tập trung một số loài có khả năng<br />
chịu hạn, thường mọc trên đất pha cát như mần trầu (E. indica), màn ri (C. viscosa),<br />
mào gà hoa trắng (C. argentea), tầm phỏng (C. halicacabum), rau sam (P. oleracea),<br />
diếc bờ (A. paronichyoides)… Số lượng cây gỗ ở khu vực này ít, thường là các loài cây<br />
bụi như phèn đen (Ph. reticulatus), ké hoa đào (U. lobata), ngái (F. hirta)… Các loài<br />
cây gỗ có kích thước nhỏ như trứng cá (M. calabusa), bàng (T. catappa), xoan (M.<br />
azedarach)…<br />
Ở khu vực kè chùa Thiên Mụ, các loài cỏ dại ưa ẩm như thài lài trắng, đơn buốt (B.<br />
pilosa), san nước, thồm lồm (P. chinensis), răm núi… phát triển, phủ xanh bờ kè. Nhiều<br />
cây bụi, cây gỗ bén rễ, lấy thành bờ kè làm giá thể để sinh trưởng phát triển như phượng<br />
vĩ (D. regia), mai dương, dum bụp (R. malvaceus), ngái…<br />
(iv) Thảm thực vật trồng<br />
Tại nhiều khu vực bãi bồi, đặc biệt là những nơi có diện tích lớn như bãi bồi ở khu vực<br />
Kim Long, bãi bồi sau viện bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh, người dân tận dụng những<br />
mảnh đất màu mỡ để trồng các loại hoa màu. Các loài cây được trồng chủ yếu trồng các<br />
cây họ đậu (Fabaceae), bắp (Z. mays), đậu bắp (A. esculentus), cải canh (B. juncea),<br />
môn nước (C. esculenta), rau muống (I. aquatica), khoai lang (I. batatas), mướp (L.<br />
cylindriaca)… Để mở rộng diện tích đất trồng, người dân thường khai thác đất tới phần<br />
mép nước ven sông, thu hẹp đất sống của các loài cỏ dại.<br />
<br />
SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ<br />
<br />
23<br />
<br />
3.2.2. Sơ đồ khái quát về sự phân bố của các loài thực vật ven sông<br />
Sự phân bố của những loài thực vật ven bờ sông Hương có thể chia thành các đai khác<br />
nhau và được minh hoạ qua hình 1.<br />
<br />
Môi trường sống của<br />
những loài thực vật<br />
thuỷ sinh sống chìm<br />
trong nước và nổi trên<br />
mặt nước<br />
<br />
Khu vực đất thường<br />
xuyên có nước, đất<br />
bão hoà hơi nước,<br />
chịu nhiều tác động<br />
của sóng<br />
<br />
Khu vực đất ẩm, thường bị ngập<br />
vào mùa mưa bão<br />
<br />
Mực nước dao động<br />
< 0.5 m<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ phân bố các dạng thảm thực vật ở bờ sông Hương<br />
+ Đai các loài thảo bò lan trên mặt nước ở khu vực này thường xuyên có nước. Các<br />
loài sống ở đai này phần lớn là các loài nửa ngập thuộc họ Hoà thảo, Cói như<br />
mồm mỡ, san nước, lách, lồng vực nước, cói giùi thô, cói tia… có thân ngầm phát<br />
triển và thường là những loài sống lâu năm. Cây thảo hai lá mầm thường gặp chủ<br />
yếu là các loài nghể, đặc biệt là nghể lông dày. Ngoài ra, ở các bờ đất bão hoà hơi<br />
nước hay lớp nước nông thường gặp các loài rau mương.<br />
+ Đai các loài thảo bò hay đứng, kích thước không quá 2m. Các loài thường gặp chủ<br />
yếu là những dạng ưa ẩm ưa sáng, lông tây, vĩ thảo bốn gié, san cặp… hay những<br />
loài ưa ẩm ưa bóng như rau trai, lữ đằng, cóc mẳn, thù lù… Đai này bị ngập khi<br />
mưa lớn kéo dài hoặc do lũ lụt. Ở hai bên bờ sông Hương, nhóm này chiếm vai trò<br />
quan trọng trong việc tạo ra các thảm xanh, giữ ẩm, giữ đất. Ngoài ra, ở đai này có<br />
thể tìm thấy những loài cây bụi như ké hoa đào, trứng cua lá bố.<br />
+ Đai các loài cây gỗ và cây bụi: phân bố ở những phần đất cao. Thực vật ở vùng<br />
đất này thường chịu ngập úng trong thời gian ngắn từ 3-5 ngày vào mùa mưa bão<br />
từ tháng 10-12. Đất thường mềm nhão, dễ bị sụt lún và cuốn theo dòng chảy mùa<br />
<br />