intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh kết hợp và một số biến chứng cơ quan đích, Khảo sát nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin (HOMA 2-IR), độ nhạy insulin (HOMA 2.%S), và chức năng tiết insulin của tế bào bêta (HOM 2.%B) xác định bằng mô hình HOMA 2 ở 62 bệnh nhân (BN) đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) tuổi trên 60 chẩn đoán lần đầu có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu

  1. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2 TRÊN 60 TUỔI CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU Nguyễn Hòa Hiệp9, Hoàng Trung Vinh TÓM TẮT Khảo sát triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh kết hợp và một số biến chứng cơ quan đích, Khảo sát nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin (HOMA 2-IR), độ nhạy insulin (HOMA 2.%S), và chức năng tiết insulin của tế bào bêta (HOM 2.%B) xác định bằng mô hình HOMA 2 ở 62 bệnh nhân (BN) đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) tuổi trên 60 chẩn đoán lần đầu có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh. Kết quả nhận thấy: Tỉ lệ tăng chu vi vòng bụng, tỉ số vòng bụng/vòng mông cao hơn. 64,5% trường hợp không có triệu chứng lâm sàng kinh điển. Ăn kém, mất ngủ kéo dài là 2 triệu chứng có tỉ lệ cao hơn. Số BN có tăng acid uric, cholesterol, triglycerid, GGT; giảm protein, albumin, HDL.c, hồng cầu, Hb, EF < 50%, tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI), ST chênh bệnh lý, dạng qS, bloc nhĩ - thất trên điện tim đều có tỉ lệ cao hơn. Giá trị trung bình nồng độ insulin, HOMA 2-IR tăng; HOM 2-%S, HOMA 2-%B giảm so với cả hai nhóm chứng. Số BN có tăng nồng độ insulin, giảm HOMA 2-%B chiếm tỉ lệ cao, số BN có tăng HOMA 2-IR, giảm HOMA 2-%S tương đương so với nhóm chứng bệnh. Giá trị trung bình HOMA 2-IR tăng, HOM 2-%S giảm ở bệnh nhân dư cân, béo, tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu (RLLP) so với ở những bệnh nhân có các chỉ số trên ở mức bình thường song liên quan không có ý nghĩa với hội chứng chuyển hóa (HCCH). Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, đái tháo đường typ 2 ở người cao tuổi, kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta. SUMMARY Clinical, paraclinical charasteristics and insulin resistance in first time diagnosed patients over 60 years of type 2 diabetes mellitus. The aims of this study are investigation about clinical, paraclinical charasteristics and some complications, insulin concentration, insulin resistance, insulin sensitivity and insulin secretion was calculated by HOMA 2 model in 62 first time diagnosed patients over 60 years of type 2 diabetes mellitus compared to control healthy group and control patients group of first time diagnosed patients below 60 years of type 2 diabetes mellitus. Results showed that: Patients with increased waist circumference, and ratio of waist circumference/hip higher. 64,5% patients without classical clinical symptoms. Two signs have hight percentage are poor appetite, lose sleep. Patients with hight concentration of acide uric, cholesterol, triglyceride, GGT, decreasing concentration of proteine, albumine, HDL.c, red blood cell, hemoglobine, EF
  2. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 gia tăng theo sự tích tuổi. Có tới một nửa số trường hợp khi được chẩn đoán thường không có các triệu chứng lâm sàng kinh điển thường gặp của tăng glucose máu, do đó số bệnh nhân được chẩn đoán không kịp thời chiếm tỉ lệ cao. Nếu bệnh đái tháo đường typ 2 được chẩn đoán lần đầu ở người cao tuổi thì bảng lâm sàng lại có nhiều hơn những biểu hiện không điển hình do có thể lẫn với các bệnh kết hợp khác. Tại thời điểm chẩn đoán lần đầu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đã có thể xuất hiện nhiều hơn các biến chứng cơ quan đích. Những đặc điểm trên đây có thể ảnh hưởng không thuận lợi đến chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. Bệnh có thể xuất hiện và chỉ được chẩn đoán lần đầu khi bệnh nhân đã cao tuổi hoặc tuổi già. Già không phải là bệnh song tuổi già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển. Bệnh đái tháo đường typ 2 khi xuất hiện hoặc mới được chẩn đoán lần đầu ở lứa tuổi trên 60 sẽ có những đặc điểm khác biệt so với kinh điển cả về lâm sàng, tiến triển và cơ chế gây bệnh. Tuy đều là bệnh ĐTĐ typ 2 song nếu được chẩn đoán lần đầu ở lứa tuổi trên 60 sẽ có biến đổi nồng độ insulin, tình trạng kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào beta khác biệt so với bệnh nhân lứa tuổi dưới 60. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: + Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu. + Nghiên cứu nồng độ insulin máu, chỉ số kháng insulin và chức năng tế bào bêta theo mô hình HOMA 2 ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu. 1.PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG 1.1.Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu gồm 138 người được chia thành 3 nhóm. + Nhóm chứng: ký hiệu N1 gồm 34 người khỏe mạnh. + Nhóm chứng bệnh ký hiệu N2 : gồm 42 BN ĐTĐ typ 2 tuổi dưới 60 chẩn đoán lần đầu điều trị nội - ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. + Nhóm nghiên cứu ký hiệu N3: gồm 62 BN ĐTĐ typ 2 tuổi ≥ 60 chẩn đoán lần đầu điều trị nội - ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Tiêu chuẩn l a chọn đ i tượng. + Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nhóm chứng khỏe mạnh (N1): - Đối tượng có tiền sử và hiện tại khỏe mạnh. - Có tuổi, giới tương đồng với nhóm bệnh. + Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng thuộc nhóm chứng bệnh (N2) và nhóm nghiên cứu(N3): - Đái tháo đường typ 2 được chẩn đoán lần đầu. - Tuổi tương ứng với nhóm chứng hoặc nhóm nghiên cứu. - Bao gồm cả 2 giới - Có hay chưa có biến chứng, bệnh kết hợp. - Chưa được điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 trước thời điểm nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ. - Đái tháo đường đang có biến chứng cấp tính. - Biến chứng mạn tính mức độ nặng như suy tim, suy thận nặng. 1.2.Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, quan sát, mô tả cắt ngang, có đối chứng. 1.2.1.Nội dung nghiên cứu Đối với nhóm chứng khỏe mạnh( N1 ) + Hỏi tiền sử sức khỏe, bệnh. + Khám lâm sàng, xác định các chỉ số nhân trắc. + Xét nghiệm máu: Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 65
  3. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Sau khi đối tượng được xác định là người khỏe mạnh, dựa vào tiền sử sức khỏe, khám lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm đều bình thường, tiến hành định lượng insulin huyết thanh + Xác định các chỉ số: nồng độ insulin huyết thanh, HOMA 2-IR, HOMA 2-%S, HOMA2- %B dựa theo mô hình HOMA 2 có sẵn trên phần mềm phiên bản http://www.dtu.ox.ac.uk/ homa calculator/index.php. Đối với nhóm chứng bệnh (N2) và nhóm bệnh nhân nghiên cứu (N3) . Nội dung nghiên cứu được thực hiện như nhau giữa 2 nhóm. + Hỏi bệnh sử, triệu chứng cơ năng. + Khám lâm sàng các cơ quan, đo và xác định các chỉ số nhân trắc. + Xét nghiệm - Công thức máu; Hóa sinh máu lúc đói: glucose, Hb 1c, ure, creatinin, các chỉ số lipid, protein, albumin, enzym gan, acid uric;Điện tâm đồ 12 đạo trình; Siêu âm Doppler tim, siêu âm ổ bụng; Soi đáy mắt. + Tiến hành định lượng nồng độ insulin huyết thanh lúc đói ,Xác định các chỉ số kháng insulin. tương tự như ở nhóm chứng khỏe mạnh (N1). 1.2.2.xử lý số liệu + Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 + Xác định, so sánh giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm. + Chỉ số HOMA2-IR,ở BN được coi là tăng khi lớn hơn điểm cắt giới hạn tứ phân vị trên của nhóm chứng khỏe mạnh. + Nồng độ insulin máu ở bệnh nhân được coi là tăng khi giá trị > X + 1SD của nhóm chứng khỏe mạnh. + Giá trị HOMA 2-%S, HOMA 2-%B ở bệnh nhân được coi là giảm khi giá trị < X - 1SD của nhóm chứng khỏe mạnh. 2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc đi m lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nh n ĐTĐ typ 2 trên 6 tu i chẩn đoán lần đầu. Bảng 2.1. So sánh tỉ lệ bệnh nhân dựa vào chỉ số nhân trắc giữa 2 nhóm. Nhóm chứng bệnh BN nghiên cứu Chỉ số (n = 42) (n=62) P n % n % Tăng BMI 27 64,3 39 62,9 > 0,05 ( 23,0 kg/m2) Tăng CVVB 20 47,6 41 66,1 < 0,05 (nam 90 cm, nữ 80cm) Tăng VB/VM 22 52,4 48 77,4 < 0,05 (Nam > 1,1, nữ > 1,0) Tỉ lệ tăng chu vi vòng bụng, tỉ số vòng bụng/vòng mông ở BN nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa thống kê. Bảng 2.2. So sánh lý do phát hiện bệnh giữa 2 nhóm. N2(n=42) N3 (n=62) p Lý do phát hiện bệnh n % n % Triệu chứng nghi ngờ chủ động đi khám 26 61,9 22 35,5 < 0,05 Phát hiện khi khám bệnh khác 10 23,8 26 41,9 < 0,05 Khám sức khỏe định kỳ 6 14,3 14 22,6 < 0,05 - Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi phát hiện bệnh ĐTĐ khi khám một bệnh khác (không triệu chứng) hoặc khám sức khỏe định kỳ đều cao hơn so với BN < 60 tuổi. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 66
  4. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ triệu chứng lâm sàng giữa hai nhóm bệnh nhân N2 (n=42) N3 (n=62) STT Lý do p n % n % 1. Không triệu chứng 16 38,1 40 64,5 < 0,05 2. Khát, uống nhiều 18 42,6 16 25,8 < 0,05 3. Tiểu nhiều 16 38,1 18 29,0 < 0,05 4. Sút cân 21 50,0 19 30,6 < 0,05 5. Ăn nhiều 12 28,6 10 16,1 < 0,05 6. Ăn kém 9 21,6 28 45,2 < 0,05 7. Mệt mỏi 16 38,1 22 35,5 > 0,05 8. Mất ngủ kéo dài 10 23,8 29 46,8 < 0,05 9. Đau ngực trái 4 9,5 10 16,1 < 0,05 10. Tê bì chân 3 7,1 8 12,9 < 0,05 11. Mắt nhìn mờ 8 19,0 12 19,4 > 0,05 12. Khó thở 2 4,8 8 12,9 < 0,05 13. Phù chân 3 7,1 6 9,7 > 0,05 14. Đau đầu 7 16,7 9 14,5 > 0,05 15. Tiểu khó 5 11,9 13 21,0 < 0,05 16. Rối loạn tiêu hóa 3 7,1 8 12,9 < 0,05 17. Yếu cơ 4 9,5 12 19,4 < 0,05 - Bệnh nhân cao tuổi có các triệu chứng lâm sàng kinh điển của bệnh ĐTĐ (khát, tiểu nhiều, ăn nhiều, sút cân) đều chiếm tỷ lệ thấp hơn. - Các triệu chứng ăn kém, mất ngủ kéo dài, đau ngực trái, tê bì chân, rối loạn tiêu hóa, cảm giác yếu cơ lại chiếm tỷ lệ cao hơn. Bảng 2.4. So sánh tỷ lệ BN giữa 2 nhóm có biến đổi một số chỉ số cận lâm sàng N2 N3 STT Thông số CLS p n % n % 1. Gan to trên SA 12/36 33,3 28/58 48,3 > 0,05 2. Nhu mô gan thô trên SA 18/36 50 34/58 58,6 > 0,05 3. Giảm kích thước thận trên SA 5/36 13,9 12/58 20,7 > 0,05 4. Nhu mô thận tăng âm 12/36 33,3 24/58 41,4 > 0,05 5. EF % < 50 trên SA tim 4/40 10,0 14/60 23,3 < 0,05 6. Tăng LVMI 18/40 45,0 32/60 53,3 < 0,05 7. ST chênh bệnh lý trên ECG 6/42 14,3 19/62 30,6 < 0,05 8. qS trên ECG 5/42 11,9 12/62 19,4 < 0,05 9. Bloc nhĩ - thất 2/42 4,8 9/62 14,5 < 0,05 10. Viêm,loét dạ dày, tá tràng trên nội soi 5/16 31,3 8/26 30,8 > 0,05 - Tỷ lệ BN ĐTĐ cao tuổi có EF % < 50, tăng LVMI, ST chênh bệnh lý, dạng qS, bloc nhĩ - thất trên điện tâm đồ cao hơn so với BN < 60 tuổi. 2.1.2. T lệ bệnh kết hợp, một s biến chứng bệnh nh n ĐTĐ typ 2 trên 6 tu i chẩn đoán lần đầu. Bảng 2.5. So sánh tỷ lệ bệnh, hội chứng kết hợp giữa hai nhóm bệnh nhân. N2 N3 STT Lý do p (n=42) (n=62) Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 67
  5. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai n % n % 1. Tăng huyết áp 24 57,1 41 66,1 < 0,05 2. Gút mạn tính 12 28,6 19 30,6 > 0,05 3. COPD 2 4,8 11 17,7 < 0,05 4. Phì đại lành tính TLT 3/20 15,0 12/30 40,0 < 0,05 5. Sỏi thận 6 14,3 13 21,0 < 0,05 6. Suy tĩnh mạch 2 4,8 7 12,3 < 0,05 7. Viêm, xơ gan mức độ nhẹ 4 9,5 12 19,4 < 0,05 8. Thoái hóa khớp gối, cột sống 8 19,0 28 45,2 < 0,05 9. Rối loạn lipid 25 59,5 40 64,5 > 0,05 10. HCCH theo NCEP-ATPIII 32 76,2 45 72,6 > 0,05 11. Ung thư 1 2,9 6 9,7 < 0,05 - Tỷ lệ BN có rối loạn lipid máu, HCCH giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa. - Ở BN cao tuổi, một số bệnh kết hợp có tỷ lệ cao hơn gồm: TH , COPD, phì đại lành tính TLT, sỏi thận, suy tĩnh mạch, viêm hoặc xơ gan mức độ nhẹ, thoái hóa khớp, ung thư. Bảng 2.6. So sánh biến chứng được xác định giữa hai nhóm BN N2 N3 STT Lý do (n=42) (n=62) p n % n % 1. Bệnh võng mạc 3 7,1 8 12,9 < 0,05 2. Đục thủy tinh thể 2 4,8 10 16,1 < 0,05 3. Bệnh thần kinh ngoại vi 3 7,1 6 9,7 > 0,05 4. Tổn thương thận 6 14,3 10 16,1 > 0,05 5. Bệnh tim TMCB 5 11,9 12 19,4 < 0,05 6. Rung nhĩ 0 0 4 6,5 < 0,01 7. Suy tim 2 4,8 6 9,7 < 0,05 8. Bệnh ĐM chi dưới 1 2,4 6 9,7 < 0,05 9. Đột quỵ não cũ 3 7,1 8 12,9 > 0,05 - BN ĐTĐ cao tuổi phát hiện lần đầu đã có một số biến chứng liên quan đến bệnh. - Các biến chứng có tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng bệnh gồm: Bệnh võng mạch, đục thủy tinh thể, bệnh tim TMCB, rung nhĩ, suy tim, bệnh ĐM chi dưới. - Tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại biên, tổn thương thận giữa hai nhóm tương đương nhau. 2.1.3. Biến đ i nồng độ insulin, ch s kháng insulin độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta bệnh nh n đái tháo đường typ 2 trên 60 tu i chẩn đoán lần đầu. Bảng 2.7. So sánh nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin của 3 nhóm. N1 N2 N3 Chỉ số p (n= 34) (n= 42) (n = 62) Insulin (μU/ml) 6,99 ± 3,3 10,42 ± 6,13 17,58 ± 10,67 < 0,001 Chỉ số giới hạn 3,69 đến 10,29 HOMA2 IR 1,43 ± 0,49 2,83 ± 1,81 3,76 ± 3,08 < 0,001 Tứ phân vị trên 1,87 Mức độ tăng (%) 97,90 162,94 < 0,05 HOMA2 %S 75,78 ± 33,36 58,78±30,13 49,26 ±38,03 < 0,001 Chỉ số giới hạn 42,4 – 109,1 Mức độ giảm (%) 34,31 60,32 < 0,05 HOMA2%B 151,56±62,51 88,91±47,54 80,32±48,69 < 0,001 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 68
  6. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Chỉ số giới hạn 89,1 – 214,1 Mức độ giảm (%) 47,94 67,01 < 0,05 - Giá trị trung bình nồng độ insulin, HOMA2-IR ở BN ĐTĐ > 60 tuổi cao hơn so với người khỏe mạnh và BN ĐTĐ < 60 tuổi. - Mức độ tăng HOM 2-IR ở BN ĐTĐ > 60 tuổi đạt tới 162,94% cao hơn so với BN ĐTĐ < 60 tuổi. - Giá trị trung bình độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta ở BN ĐTĐ > 60 tuổi giảm so với người khỏe mạnh và BN ĐTĐ < 60 tuổi. - Mức độ giảm độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta ở BN ĐTĐ > 60 tuổi đều cao hơn so với BN ĐTĐ < 60 tuổi. Bảng 2.8. So sánh tỷ lệ BN dựa vào mức biến đổi của các chỉ số. N2 N3 Chỉ số p (n= 42) (n = 62) Bình thường Insulin 16 (38,1%) 12 (19,4%) (≤ 10,29) (U/ml) < 0,05 Tăng 26 (61,9%) 50(80,6%) (> 10,29) Bình thường 0 0 (< 1,87) HOMA2 -IR > 0,05 Tăng 42 (100,0%) 62 (100,0%) (> 1,87) Bình thường 4 (9,5%) 2 (3,2%) >0,05 ( 42,4%) HOMA2 -%S Giảm 38 (90,5%) 60 (96,8%) > 0,05 (< 42,4%) Bình thường 14 (33,3%) 10 (16,1%) 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng bệnh. - Tỷ lệ đối tượng có tăng HOM 2 - IR hoặc giảm HOMA2 %S giữa hai nhóm bệnh tương đương nhau. - 100% bệnh nhân thuộc 2 nhóm có tăng HOM IR. 2.1.4. M i liên quan giữa nồng độ insulin, ch s kháng insulin độ nhạy insulin, chức năng tiết insulin của tế bào bêta với một s thông s . Bảng 2.9. Mối liên quan giữa nồng độ Insulin, các chỉ số kháng insulin ở BN cao tuổi ĐTĐ với béo bụng. Không béo bụng Béo bụng p Chỉ số (n=21) (n=41) Insulin (μU/ml) 17,51 ± 10.76 17,73 ± 10,58 >0,05 HOMA2-IR 3,15 ± 2,56 3,24 ± 2,63 < 0,05 HOMA2%S 47,95 ± 38,59 42,71 ± 27,93 0,05 - Ở BN ĐTĐ cao tuổi béo bụng có GTTB HOMA2-IR cao hơn, HOM 2%S thấp hơn có ý nghĩa so với BN không béo bụng. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 69
  7. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Nồng độ Insulin và HOM 2% B liên quan không có ý nghĩa với béo bụng. Bảng 2.10.Mối liên quan giữa nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin dựa vào BMI. Chỉ số Bình thƣờng Dƣ cân, béo p (n=23) (n=39) Insulin (μU/ml) 19,28 ± 11,68 16,21 ± 9,16 > 0,05 HOMA2-IR 4,59 ± 3,64 5,09 ± 3,48 < 0,05 HOMA2%S 52,73 ± 38,83 43,91 ± 36,78 < 0,05 HOMA2%B 84,2 ± 46,33 76,84 ± 53,63 > 0,05 - GTTB chỉ số kháng insulin tăng, độ nhạy insulin giảm có ý nghĩa ở BN dư cân, béo. - GTTB nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta liên quan không có ý nghĩa với dư cân, béo. Bảng 2. 11. Mối liên quan giữa insulin, chỉ số kháng insulin với THA Không THA THA Chỉ số p (n=21) (n=41) Insulin (μU/ml) 17,04 ± 9,13 18,05 ± 11,9 > 0,05 HOMA2-IR 3,89 ± 3,28 4,34 ± 3,34 < 0,05 HOMA2%S 52,98 ± 33,34 45,04 ± 30,88 < 0,05 HOMA2%B 83,15 ± 57,14 77,83 ± 40,02 > 0,05 - GTTB chỉ số kháng insulin tăng, độ nhạy insulin giảm có ý nghĩa ở BN ĐTĐ có TH . - GTTB nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta liên quan không có ý nghĩa với THA. Bảng 2.12. Mối liên quan giữa insulin, chỉ số kháng insulin với HCCH. Chỉ số HCCH (-) HCCH (+) p (n=17) (n=45) Insulin (μU/ml) 17,46 ± 10,72 17,89 ± 10,66 > 0,05 HOMA2-IR 3,93 ± 3,21 3,27 ± 2,65 > 0,05 HOMA2%S 47,95 ± 38,42 52,81± 37,38 > 0,05 HOMA2%B 78,19 ± 45,17 86,09 ± 57,39 > 0,05 - GTTB nồng độ insulin, các chỉ số kháng insulin ở BN có HCCH và không có HCCH tương đương nhau, chứng tỏ các chỉ số kháng insulin liên quan không có ý nghĩa với HCCH. Bảng 2.13. Mối liên quan giữa insulin, chỉ số kháng insulin với RLLP. Chỉ số RLLP (-) RLLP (+) p (n=22) (n=40) Insulin (μU/ml) 15,54 ± 8,79 17,86 ± 9,79 < 0,05 HOMA2-IR 2,88 ± 2,24 3,88 ± 3,17 < 0,05 HOMA2%S 53,72 ± 36,08 48,64 ± 36,44 < 0,05 HOMA2%B 67,28 ± 48,07 82,12 ± 48,68 > 0,05 - Ở BN ĐTĐ typ 2 với rối loạn lipid máu có nồng độ insulin, HOMA2-IR cao hơn, chỉ số nhạy cảm insulin thấp hơn so với BN không có rối loạn lipid máu. - Chức năng tế bào bêta ở BN có hay không có rối loạn lipid máu khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê. 2.2.Bàn luận. 2.2.1. Đặc đi m lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nh n đái tháo đường typ 2 trên 60 chẩn đoán lần đầu. Đái tháo đường typ 2 là bệnh thường xuất hiện trên một đối tượng có các yếu tố nguy cơ, trong đó dư cân, béo là một trong các yếu tố nguy cơ thường gặp. Ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu cũng không là một ngoại lệ. Tuy tỉ lệ BN dư cân, béo dựa vào BMI giữa 2 nhóm tương đương nhau song ở BN nghiên cứu số trường hợp tăng chu vi vòng bụng, tăng tỉ số vòng bụng/vòng mông đều cao hơn có ý nghĩa. Một đặc điểm khác biệt cũng cần nhấn mạnh ở Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 70
  8. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai BN nghiên cứu đó là lý do phát hiện bệnh. Bản thân ĐTĐ typ 2 đã là bệnh thường chẩn đoán muộn do ít hoặc không có triệu chứng lâm sàng kinh điển song ở BN cao tuổi thì đặc điểm này lại càng biểu hiện rõ nét hơn. Nếu tính chung thì chỉ có 35,5% trường hợp BN đi khám và được chẩn đoán xác định bệnh là có triệu chứng nghi ngờ nghĩ đến bệnh ĐTĐ typ 2, thấp hơn so với nhóm chứng, số còn lại 64,5% có thể nói là những trường hợp bệnh không có triệu chứng mà bệnh được xác định là do đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám bệnh khác. Khi so sánh bảng lâm sàng của BN ĐTĐ typ 2 đều được chẩn đoán lần đầu cũng nhận thấy có sự khác biệt nhau. Như trên đã nêu thì có 64,5% trường hợp BN có thể nói là không có triệu chứng lâm sàng do đó tỉ lệ BN có các triệu chứng lâm sàng kinh điển của bệnh ĐTĐ typ 2 như khát, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sút cân đều thấp hơn so với nhóm chứng bệnh. Bên cạnh đó một số triệu chứng lại có tỉ lệ cao hơn đặc biệt trong đó như ăn kém, mất ngủ kéo dài, đau ngực trái, tê bì chân tay, khó thở, tiểu khó ở BN nam, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ. Đây là những triệu chứng có thể liên quan đến bệnh kết hợp hoặc do ảnh hưởng của tuổi cao. Kết quả trên cũng ph hợp với quan sát của một số tác giả [2], [3], [4], [5]. Những biến đổi trên siêu âm và điện tâm đồ ở BN ĐTĐ typ 2 cũng thể hiện liên quan đến tuổi cao, theo đó tỉ lệ BN có EF< 50%, tăng LVMI trên siêu âm, ST chênh bệnh lý, bloc nhĩ-thất và dạng pS trên điện tâm đồ đều cao hơn chủ yếu liên quan đến bệnh tim thiếu máu cục bộ do tuổi cao [7]. 2.2.2. T lệ đặc đi m một s bệnh kết hợp, biến chứng bệnh nh n đái tháo đường typ 2 cao tu i chẩn đoán lần đầu. Bên cạnh sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng còn nhận thấy sự khác biệt về tỉ lệ, đặc điểm một số bệnh kết hợp, biến chứng ở BN ĐTĐ typ 2 cao tuổi chẩn đoán lần đầu. Tỉ lệ bệnh, hội chứng kết hợp cao hơn gồm tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới, sỏi thận, suy tĩnh mạch, ung thư, bệnh gan và thoái hóa khớp,đây đa số là các bệnh liên quan đến tuổi cao. Sự kết hợp của các bệnh ở bệnh nhân cao tuổi sẽ làm cho tiến triển của bệnh theo chiều hướng không thuận lợi [5][8]. Tuy mới chỉ dựa vào một số phương pháp chẩn đoán song cũng đã nhận thấy: ở bệnh nhân cao tuổi có nhiều biến chứng hơn so với nhóm chứng bệnh trong đó gồm bệnh võng mạch, đục thủy tinh thể, bệnh tim thiếu máu cục bộ, rung nhĩ, suy tim, bệnh động mạch chi dưới. Sự khác biệt trên đây ở bệnh nhân nghiên cứu đa số liên quan đến tuổi cao, sự kết hợp nhiều bệnh trên cùng một đối tượng [9]. 2.2.3.Nồng độ insulin kháng insulin độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta bệnh nh n đái tháo đường typ 2 trên 60 tu i chẩn đoán lần đầu. Tuổi cao thường đi kèm với các yếu tố nguy cơ như dư cân, béo, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Các yếu tố trên đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tình trạng kháng insulin. Chính vì vậy kháng insulin cũng gia tăng theo sự tích tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin (HOMA 2-IR) ở bệnh nhân nghiên cứu đều cao hơn so với chỉ số tương ứng của 2 nhóm chứng. Nếu ở nhóm chứng bệnh thì mức độ tăng chỉ số kháng insulin là 97,9% thì ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu chỉ số đó đạt 162,94%. Ngược lại, cả 2 chỉ số độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tuổi > 60 giảm so với chỉ số tương ứng của 2 nhóm chứng, trong đó mức độ giảm cũng nhiều hơn so với nhóm chứng bệnh. Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cao tuổi hội tụ nhiều hơn các yếu tố nguy cơ gây biến đổi nồng độ insulin và các chỉ số kháng insulin độ nhạy và chức năng tiết insulin của tế bào bêta so với những đối tượng bệnh nhân lứa tuổi trẻ hơn. Tất cả BN đều có kháng insulin cũng ph hợp với cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh ĐTĐ, còn giảm độ nhạy cảm insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta tuy không gặp ở tất cả trường hợp song đều chiếm tỉ lệ cao hơn (96,8% và 83,9%). Đây có Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 71
  9. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai lẽ cũng là đặc điểm liên quan đến các cơ chế bệnh sinh chủ yếu của ĐTĐ typ 2 ở người cao tuổi được chẩn đoán lần đầu [10][11]. 2.2.4. M i liên quan giữa nồng độ insulin kháng insulin độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta với một s thông s bệnh nh n ĐTĐ typ 2 tu i > 60 chẩn đoán lần đầu. Dù ở tuổi nào của bệnh ĐTĐ typ 2 thì nồng độ insulin, kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bê ta cũng đều có các yếu tố liên quan gây tăng hoặc giảm với các mức độ khác nhau. Khi phân tích mối liên quan giữa các chỉ số trên với chỉ số nhân trắc, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu đều có chung một kết quả tương tự, theo đó chỉ số kháng insulin tăng, độ nhạy insulin giảm ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi có béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu so với những bệnh nhân có các chỉ số tương ứng ở mức bình thường, 2 chỉ số nồng độ insulin, chức năng tiết insulin của tế bào bê ta liên quan chưa có ý nghĩa. Có lẽ ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 > 60 tuổi được chẩn đoán bệnh lần đầu thì mối liên quan rõ nét nhất giữa dư cân, béo, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thể hiện rõ nét nhất với 2 chỉ số quan trọng gồm kháng insulin và độ nhạy insulin. Đây cũng là hai chỉ số được coi là cơ chế quan trọng nhất gây bệnh ĐTĐ typ 2 nói chung [15][16]. Nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta đều liên quan chưa có ý nghĩa với sự hiện diện của hội chứng chuyển hóa. Điều này cũng có thể được giải thích như sau: Tuy ở đối tượng cao tuổi bị ĐTĐ typ 2 không có hội chứng chuyển hóa cũng đã hội tụ nhiều yếu tố nguy cơ gây kháng insulin. [12][13]. KẾT LUẬN 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. - Giá trị trung bình BMI, chu vi vòng bụng, tỉ số vòng bụng/vòng mông tăng. Số bệnh nhân béo bụng cao hơn. - 64,5 % trường hợp bệnh được chẩn đoán khi đối tượng đi khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe định kỳ. - Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng kinh điển của bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ thấp hơn. - Ăn kém, mất ngủ kéo dài là 2 triệu chứng có tỉ lệ cao hơn. - Tỉ lệ bệnh nhân có EF
  10. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 4. Mối liên quan giữa nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta với một số thông số. - Chỉ số kháng insulin và độ nhạy cảm insulin liên quan có ý nghĩa với chỉ số nhân trắc, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu trong đó khi bệnh nhân béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu thì chỉ số kháng insulin cao hơn, độ nhạy cảm insulin thấp hơn có ý nghĩa. - Nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta liên quan chưa có ý nghĩa với béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. - Nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta liên quan không có ý nghĩa với hội chứng chuyển hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khăm Pheng Phu ma keo (2005). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ, biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Viên Chăn- Lào. Luận văn thạc sỹ y học – Học viện Quân Y. 2. Phan Ngọc Lan (2006). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào bêta ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trên 60 tuổi. Luận văn thạc sỹ y học – Học viện Quân Y. 3. Trần Quang Nam (2012). Điều trị ĐTĐ typ 2 ở người lớn tuổi. Tạp chí Nội tiết- ĐTĐ số 6- 2012, quyển 2, tr 59- 61. 4. Finucane, Popplewell P (2001), “Diabetes mellitus and impaired glucose regulation in old age.The scale of the problem”. Diabetes in old age 3- 16. 5. Ho PJ, Turtle JR (2001), “Why diabetes is a problem in elderly people”. Diabetes in old age, 2nd edition; 25- 28. 6. Jenning SPE (1999), “Drugs aging in the management of diabetes in the alderly”. Aging; 5: 117- 21. 7. Lipson LG (1996), “Diabetes in the erdly: diagnosis pathogenesis and therapy”. A Meneilly GS (2001), “Pathophysiology of diabetes in the elderly”, Diabetes in old age, 2ndedition: 17- 23. 8. Meneilly GS (2001), “Pathophysiology of diabetes in the elderly”, Diabetes in old age, nd 2 edition: 17- 23. 9. Bray GA (1998), “Obesity a time bomb to be defused”, Lancet, 352: 160- 161. 10. Meneilly GS, Elliott (1999), “Metabolic alterations in middle- aged and elderly obese patients with type 2 diabetes”. Diabetes Care, 22: 112- 18. 11. Meneilly GS (2001), “Pathophysiology of diabetes in the elderly”, Diabetes in old age, 2ndedition: 17- 23. 12. Reenders K (2001); “ pproaching Primary Care”, Diabetes in old age, 2ndedition: 229- 39. 13. Samos LF, Roos BA (1998); “Diabetes mellitus in older persons”, Medical clinics of North America; 82: 791- 803, Diabetes Care: 16: 570- 74. 14. Sinclair AJ, Gadsby R (2001); “Diabetes in Care Homes”; Diabetes in old age, 2nd edition: 241- 251. 15. Sowers JR, Epstein M, Frohlich ED (2001). Diabetes, hypertension and cardio vascular disease. An update Hypertension, 37 pp 1053- 59. 16. Suk JH, Kim MK, Park JH et al (2005). Analysis of the body mass index of the Newly Diagrosed typ 2 diabetic patients and its temporal trends in South Korea. J Med Assoc Thai Vol 88 (Suppl 6): S160. 17. Turnbull CJ, Sinclair AJ (2001), “Modern Perspectives and Recent advances”; Diabetes in old age, 2nd edition: 253- 261. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 73
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1