T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG<br />
KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT<br />
DO STAPHYLOCOCCUS AUREUS TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
VÀ BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG<br />
Trần Viết Tiến1; Nguyễn Đức Đồng2; Đỗ Quang Huy1; Lê Văn Nam1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết do S. aureus<br />
và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang 61 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do S. aureus điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và<br />
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong thời gian từ 01 - 2013 đến 3 - 2018. Kết quả và<br />
kết luận: nam chiếm 83,61%, nhóm tuổi hay gặp nhất 16 - < 40 (42,62 %), bệnh nhân trẻ nhất<br />
16 tuổi, cao nhất 84 tuổi. Triệu chứng lâm sàng: 73,77% bệnh nhân sốt cao; 29,51% suy hô hấp;<br />
39,65% rối loạn ý thức ở các mức độ. Tình trạng kháng kháng sinh: 55,74% số chủng kháng<br />
methicillin; vi khuẩn kháng cao nhất với penicillin (100%), tiếp theo là nhóm erythromycin<br />
(65,12%) và clindamycin (60,78%). Nhóm quinolon còn nhạy cảm khá cao: ciprofloxacin 83,02%;<br />
levofloxacin 80,0% và moxifloxacin 82,0%. Các kháng sinh còn nhạy cảm 100% là vancomycin,<br />
tigecyclin, linezolid và quinupristin/dalfopristin.<br />
* Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết; Đặc điểm lâm sàng; Kháng kháng sinh; S. aureus.<br />
<br />
Study on Clinical Characteristics and Antibiotic Resistance of<br />
Staphaylococcus aureus on Septicemia Patients in 103 Military Hospital<br />
and National Hospital of Tropical Diseases<br />
Summary<br />
Objectives: To describe some clinical, paraclinical characteristics and antibiotic resistance of<br />
S. aureus on septicemia patients. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 61 septicemia<br />
patients due to S. aureus were treated at 103 Military Hospital and National Hospital of Tropical<br />
Diseases from January, 2013 to March, 2018. Results and conclusions: Male 83.61%, the most popular<br />
group of age was 16 - < 40 (42.62 %), the youngest patient was 16 and the oldest was 84 years old.<br />
Clinical symptoms: High fever (73.77%); difficulty breath (29.51%); unconsciousness (39.65%).<br />
Situation of antibiotic resistance: 55.74% MRSA strains; the highest resistant ratio to penicillin<br />
accounted 100%, followed by erythromycin (65.12%) and clindamycin (60.78%). Quinolone group<br />
was quiet sensitive: ciprofloxacin 83.02%; levofloxacin 80.0% and moxifloxacin 82.0%. Some<br />
antibiotics were sensitive with 100% (vancomycin, tigecycline, linezolid, quinupristin/dalfopristin).<br />
* Keywords: Septicemia; Clinical characteristics; Antibiotic resistance, S. aureus.<br />
<br />
<br />
1. Bệnh viện Quân y 103<br />
2. Bệnh viện Quân y 4<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Nam (drlenam103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 24/92018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/01/2019<br />
Ngày bài báo được đăng: 13/02/2019<br />
<br />
43<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ - Sốc nhiễm khuẩn = NKH + tụt huyết áp.<br />
Staphylococcus aureus (S. aureus) là * Tiêu chuẩn loại trừ: BN < 16 tuổi.<br />
nguyên nhân hàng đầu trong nhóm vi<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
khuẩn Gram dương gây bệnh nhiễm<br />
khuẩn huyết (NKH). Bệnh cảnh của NKH Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp<br />
do S. aureus thường rất rầm rộ, rất nặng tiến cứu và hồi cứu.<br />
nề, dễ nhận biết nhưng diễn biến phức * Quy trình nghiên cứu:<br />
tạp và còn gặp nhiều khó khăn trong điều - BN được khám lâm sàng, làm các xét<br />
trị. Đến nay đã có nhiều kháng sinh mới nghiệm thông thường.<br />
được đưa vào điều trị nhưng tỷ lệ tử vong<br />
- Thực hiện kháng sinh đồ bằng cách<br />
vẫn cao (20 - 40%) [4].<br />
xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)<br />
Tại Việt Nam, hiện nay việc kiểm soát<br />
trên máy tự động Vitek 2 - Compact theo<br />
sử dụng kháng sinh trong bệnh viện và<br />
khuyến cáo của CLSI 2013 (Clinical and<br />
ngoài cộng đồng chưa được chặt chẽ.<br />
Laboratory Standards Institute - Viện Tiêu<br />
Kháng sinh sử dụng tràn lan và rộng rãi,<br />
chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm) [3].<br />
dẫn đến nhiều chủng S. aureus xuất hiện<br />
đa kháng kháng sinh. Sự xuất hiện các * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
chủng kháng methicillin, lan truyền gen 16.0.<br />
kháng thuốc trong cộng đồng vi khuẩn là KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
nguyên nhân gây khó khăn cho công tác BÀN LUẬN<br />
điều trị, tốn kém nguồn lực kinh tế cho đất<br />
1. Một số đặc điểm chung của nhóm<br />
nước. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên<br />
BN nghiên cứu.<br />
cứu này với mục tiêu:<br />
Bảng 1: Tuổi, giới tính của BN nghiên<br />
- Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận<br />
cứu.<br />
lâm sàng của NKH do S. aureus.<br />
Đặc điểm chung Số BN (n = 61) Tỷ lệ (%)<br />
- Khảo sát tình trạng kháng kháng sinh<br />
của các chủng S. aureus phân lập được. Nam 51 83,61<br />
Giới tính<br />
Nữ 10 16,39<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
16 - < 40 26 42,62<br />
NGHIÊN CỨU<br />
40 - 60 20 32,79<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
> 60 15 24,59<br />
61 bệnh nhân (BN) NKH do S. aureus, Nhóm tuổi<br />
điều trị tại các khoa lâm sàng thuộc Bệnh Tổng số 61 100,00<br />
viện Quân y 103 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt X ± SD 45,61 ± 19,10 (16 - 84)<br />
đới Trung ương từ 01 - 2013 đến 3 - 2018. (min - max)<br />
<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo hướng Trong số 61 BN, nam 83,61%, nữ 16,39%.<br />
dẫn của SSC (2012) [5]: Nhóm tuổi 16 - < 40 gặp nhiều nhất<br />
- NKH = hội chứng đáp ứng viêm hệ (42,62%); BN trẻ tuổi nhất 16 và cao nhất<br />
thống + biểu hiện nhiễm khuẩn rõ. 84 tuổi. Kết quả này tương đương với<br />
- NKH nặng + NKH + rối loạn chức nghiên cứu của Thân Mạnh Hùng và CS [1]:<br />
năng đa tạng hoặc giảm tưới máu tổ chức. nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 5/1.<br />
<br />
44<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019<br />
<br />
Bảng 2: Bệnh lý nền.<br />
Số BN Số BN<br />
Loại bệnh Tỷ lệ % Loại bệnh Tỷ lệ %<br />
(n = 61) (n = 61)<br />
Xơ gan 4 6,56 Nghiện chích ma túy 10 16,39<br />
Nghiện rượu 4 6,56 Viêm gan 2 3,28<br />
Chấn thương sọ não, Sỏi tiết niệu 1 1,64<br />
3 4,92<br />
tủy sống<br />
Nhiễm HIV/AIDS 1 1,64 Suy tim 2 3,28<br />
Đái tháo đường 7 11,48 Viêm tắc tĩnh mạch chi 1 1,64<br />
Có 2 bệnh lý nền 7 11,48 Có ≥ 3 bệnh lý nền 2 3,28<br />
Có bệnh lý nền 32 52,46 Không bệnh lý nền 29 47,54<br />
<br />
32 BN có bệnh lý nền (52,46%), trong đó nghiện chích ma túy và đái tháo đường<br />
hay gặp nhất, sau đó là nghiện rượu và xơ gan. Đáng chú ý, 7 BN (11,48%) có 2 bệnh<br />
lý nền và 2 BN (3,28%) có ≥ 3 bệnh lý nền.<br />
Theo Mohammed Shafi Abdulsalam và CS (2018), NKH do S. aureus thường gặp ở<br />
BN đái tháo đường (61,4%), sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (18,6%), bệnh thận mạn<br />
tính (21,4%), suy tim (18,6%), xơ gan (14,3%), bệnh lý ác tính (2,9%) [6].<br />
2. Một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng.<br />
Bảng 3: Ổ nhiễm khuẩn tiên phát.<br />
Ổ nhiễm khuẩn tiên phát Số BN Tỷ lệ % Tổng<br />
<br />
Da, cơ, xương, khớp 21 34,42<br />
<br />
Đường hô hấp 19 31,15<br />
Có 47<br />
Đường tiết niệu 3 4,92<br />
(77,05%)<br />
Đường tiêu hóa 3 4,92<br />
<br />
Tuần hoàn 1 1,64<br />
<br />
Không rõ 14 22,95<br />
<br />
Tổng số 61 100,00<br />
<br />
47 BN (77,05%) có ổ nhiễm khuẩn tiên phát; 14 BN (22,95%) không rõ đường vào.<br />
Trong đó, ổ nhiễm khuẩn tiên phát từ da, cơ, xương, khớp chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp<br />
đến là từ đường hô hấp (31,15%). Ổ nhiễm khuẩn tiên phát từ đường tiết niệu, đường<br />
tiêu hóa và tuần hoàn cũng được ghi nhận nhưng với tỷ lệ thấp hơn nhiều.<br />
Theo Jennifer Townsend (2015), vị trí ổ nhiễm khuẩn tiên phát trong NKH do<br />
S. aureus thường gặp ở da, mô mềm và xương, khớp (48%), đường hô hấp (19,2%)<br />
và qua catheter (18%) [7].<br />
45<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019<br />
<br />
Bảng 4: Biểu hiện lâm sàng.<br />
Triệu chứng n Tỷ lệ % Triệu chứng n Tỷ lệ %<br />
Thân nhiệt Triệu chứng tiết niệu<br />
Sốt cao 45 73,77 Đái buốt/đái rắt 2 3,33<br />
Sốt vừa 9 14,75 Đái máu 1 1,67<br />
Sốt nhẹ 6 9,84 Rung thận (+) 1 1,67<br />
Không sốt 1 1,64 Triệu chứng thần kinh<br />
Tụt nhiệt độ 0 0 Rối loạn ý thức 23/58 39,65<br />
Triệu chứng hô hấp Tổn thương thần kinh khu trú 5/58 8,62<br />
Khó thở 33 54,10 Hội chứng màng não 3/58 5,17<br />
Ran nổ 30 49,18 Không có triệu chứng 22/58 37,93<br />
Ho/khạc đờm 29 47,54 Biểu hiện trên da, niêm mạc, cơ,<br />
xương, khớp<br />
Suy hô hấp 18 29,51 Viêm loét da 15 24,59<br />
Ran rít, ran ngáy, ẩm 13 21,31 Ổ mủ cơ 12 19,67<br />
Triệu chứng tiêu hóa Xuất huyết dưới da 6 9,84<br />
Buồn nôn, nôn 15 24,59 Sưng mủ khớp 1 1,64<br />
Trướng bụng 8 13,11 Da, niêm mạc vàng 0 0<br />
Đi ngoài lỏng 6 9,84 Không có tổn thương 35 57,38<br />
Gan to 2/51 3,92<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng của NKH do S. aureus rất rầm rộ: 60/61 BN (98,36%), trong đó<br />
sốt cao chiếm tỷ lệ nhiều nhất (73,77%), tiếp đến là sốt vừa (14,75%) và sốt nhẹ (9,84%).<br />
Tổn thương da thường gặp nhất là viêm loét da (24,59%); tiếp theo là ổ mủ cơ<br />
(19,67%). Triệu chứng tâm thần kinh thường gặp nhất là rối loạn ý thức (39,65%);<br />
tổn thương thần kinh khu trú và hội chứng màng não nhưng với tỷ lệ thấp. Khó thở<br />
là triệu chứng hô hấp gặp nhiều nhất, tiếp theo là ran nổ, ho, khạc đờm và ran rít,<br />
ran ngáy, ẩm; 18 BN (29,51%) có biểu hiện suy hô hấp. Buồn nôn, nôn là triệu chứng<br />
tiêu hóa hay gặp nhất (24,59%) với 3,92% gan to. Các biểu hiện trên cơ quan tiết niệu<br />
ghi nhận bao gồm đái buốt, đái rắt, đái máu và rung thận (+). Kết quả này tương tự<br />
nghiên cứu của Thân Mạnh Hùng và CS [1]: 50% BN có viêm phổi và 26,67% có rối<br />
loạn ý thức.<br />
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm bạch cầu.<br />
Bạch cầu Số lượng BN (n = 61) Tỷ lệ %<br />
Bình thường 6 9,84<br />
Tăng/giảm 53/2 86,88/3,28<br />
Trung bình bạch cầu 18,34 ± 8,11<br />
(2,48 - 47,90)<br />
<br />
46<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019<br />
<br />
3. Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.<br />
Kháng với methicillin (MRSA): 34 BN (55,74%); không kháng methicillin (MSSA):<br />
27 BN (44,26%). Đây là nguyên nhân xảy ra tình trạng kháng kháng sinh phổ biến trên<br />
lâm sàng. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thư (53%) [2].<br />
<br />
Bảng 6: Tình trạng kháng kháng sinh của S. aureus.<br />
<br />
Nhạy Kháng Trung gian<br />
Tổng<br />
Kháng sinh<br />
số<br />
n % n % n %<br />
<br />
Vancomycin 54 54 100 0 0 0 0<br />
<br />
Tigecycllin 43 43 100 0 0 0 0<br />
<br />
Linezolid 43 43 100 0 0 0 0<br />
<br />
Quinupristin/dalfopristin 43 43 100 0 0 0 0<br />
<br />
Rifampin 43 36 83,72 2 4,65 5 11,63<br />
<br />
Ciprofloxacin 53 44 83,02 8 15,09 1 1,89<br />
<br />
Moxifloxacin 50 41 82,0 8 16,0 1 2,0<br />
<br />
Levofloxacin 55 44 80,0 11 20,0 0 0<br />
<br />
Gentamycin 47 37 78,72 10 21,28 0 0<br />
<br />
Trimethoprim/sulfamethoxazol 46 35 76,09 11 23,91 0 0<br />
<br />
Oxacillin 43 21 48,84 22 51,16 0 0<br />
<br />
Tetracyclin 43 19 44,19 24 55,81 0 0<br />
<br />
Clindamycin 51 19 37,26 31 60,78 1 1,96<br />
<br />
Erythromycin 43 15 34,88 28 65,12 0 0<br />
<br />
Penicillin 43 0 0 43 100 0 0<br />
<br />
<br />
Mức độ kháng của S. aureus với penicillin cao nhất (100%), tiếp đến là erythromycin<br />
(65,12%), clindamycin (60,78%), tetracyclin (55,81%) và oxacillin (51,16%).<br />
Vi khuẩn còn nhạy cảm 100% với vancomycin, tigecyclin, linezolid, quinupristin/dalfopristin<br />
và nhạy cảm cao với rifampin (83,72%).<br />
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thư: kháng penicillin<br />
cao nhất (98%), tiếp đến là erythromycin (80%), clindamycin (80%), tetracycllin (48%)<br />
và gentamycin 30% [2].<br />
<br />
47<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019<br />
<br />
KẾT LUẬN ciprofloxacin (83,02%), moxifloxacin (82,0%)<br />
và levofloxacin (80,0%).<br />
* Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng<br />
- Tỷ lệ kháng methicillin chiếm 55,74%<br />
của BN NKH do S. aureus:<br />
số chủng phân lập.<br />
- Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn<br />
nữ, nhóm tuổi thường gặp nhất từ 16 -<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
< 40 tuổi.<br />
- Bệnh thường xảy ra trên BN có bệnh 1. Thân Mạnh Hùng và CS. Đặc điểm lâm<br />
lý nền (52,46%), trong đó hay gặp nhất là sàng và tình trạng kháng kháng sinh của tụ<br />
cầu vàng ở BN NKH điều trị tại Bệnh viện<br />
nghiện chích ma túy (16,39%); đái tháo<br />
Bệnh nhiệt đới Trung ương (2011 - 2012).<br />
đường (11,48%). Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2013, 4,<br />
- Ổ nhiễm khuẩn tiên phát thường gặp tr.7-11.<br />
nhất ở da, cơ, xương, khớp (34,42%) và 2. Nguyễn Thị Minh Thư. Nghiên cứu mức<br />
đường hô hấp (31,15%); đường tiết niệu độ đề kháng với kháng sinh và một số gen<br />
và đường tiêu hóa đều chiếm 4,92%. liên quan đến cơ chế kháng methicillin của<br />
Staphylococcus aureus. Luận văn Thạc sỹ<br />
- Đa số các trường hợp đều có sốt cao Y học. Học viện Quân y. 2014<br />
(73,77%), không có BN nào hạ thân nhiệt. 3. CLSI - Clininical Laboratory Standard<br />
- Triệu chứng hô hấp chủ yếu là khó Institute. Performance standards for antimicrobial<br />
thở (54,10%) và suy hô hấp (29,51%). susceptibility testing. Twenty - third informational<br />
supplement. 2013, M100-S23, 33 (1).<br />
- Triệu chứng tiêu hóa thường thấy<br />
4. Wyllie D.H, Crook D.W, Peto T.E.<br />
là đau bụng, trướng bụng, buồn nôn,<br />
Mortality after Staphylococcus aureus bacteraemia<br />
đi ngoài lỏng. in two hospitals in Oxfordshire, 1997 - 2003:<br />
- Triệu chứng tâm thần kinh chủ yếu là Cohort study. BMJ. 2006, pp.281-333.<br />
rối loạn ý thức (39,65%). 5. Dellinger R et al. Surviving sepsis<br />
campaign: International Guidelines for<br />
- 86,88% BN tăng bạch cầu.<br />
management of severe sepsis and septic<br />
* Tình trạng kháng kháng sinh của các shock: 2012. Crit Care Med. 2013, 41 (2),<br />
chủng S. aureus: pp.580-637.<br />
- S. aureus đề kháng cao với nhiều loại 6. Mohammed Shafi Abdulsalam, Ram<br />
kháng sinh: 100% kháng các kháng sinh Gopalakrishnan, Suresh Kumar D et al.<br />
Staphylococcus aureus bacteremia in a<br />
nhóm penicillin; erythromycin (65,12%);<br />
tertiary care hospital in India. Indian Journal of<br />
clindamycin (60,78%); tetracyclin (55,81%);<br />
Medical Specialities. 2018.<br />
oxacillin (51,16%).<br />
7. J. Townsend, J. Pelletier, G. Peterson<br />
- Vi khuẩn còn nhạy cảm 100% với et al. Quality improvement of Staphylococcus<br />
vancomycin, tigecyclin, linezolid, aureus bacteremia management and predictors<br />
quinupristin/dalfopristin. Trong nhóm of relapse-free survival. Am J Med. 2016, 129 (2),<br />
quinolon, vi khuẩn còn nhạy cảm cao với pp.195-203.<br />
<br />
<br />
<br />
48<br />