Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở BỆNH NHÂN<br />
TIỂU ĐƢỜNG ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC<br />
THÁI NGUYÊN<br />
Đinh Văn Thắng<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 530 bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh tiểu đƣờng<br />
tại bệnh viện trƣờng đại học Y Dƣợc Thái Nguyên nhằm tìm hiểu đặc điểm thừa<br />
cân béo phì trên bệnh nhân tiểu đƣờng và xác định một số yếu tố liên quan đến<br />
nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân thừa cân/béo phì có đái tháo đƣờng. Kết quả: tỉ lệ<br />
béo phì 45,8%, Glucose máu trung bình ở nhóm thừa cân/béo phì là 7,03 ± 2,62<br />
cao hơn nhóm không thừa cân/béo phì 6,27 ± 2,07. Biến chứng tim mạch chiếm<br />
25,7%, biến chứng mắt chiếm 18,5%. Kết luận: Tỉ lệ đƣờng huyết tăng cao trong<br />
nhóm thừa cân béo phì ở ngƣời mắc tiểu đƣờng, biến chứng hay gặp ở bệnh nhân<br />
tiểu đƣờng là biến chứng tim mạch.<br />
Từ khóa: Thừa cân/béo phì, bệnh tiểu đƣờng, nguy cơ tim mạch.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thừa cân béo phì đang trở thành một trong những vấn đề của y tế công cộng. Theo tổ<br />
chức Y tế thế giới năm 2008 trên thế giới có 1,4 tỉ ngƣời lớn từ 20 tuổi trở lên bị thừa cân<br />
béo phì, trong đó có 500 triệu là béo phì. Đến năm 2014 ngƣời béo phì trên thế giới đã tăng<br />
gấp đôi so với năm 1980, ƣớc tính 1,9 tỉ ngƣời lớn từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân trong đó<br />
13% béo phì. Theo thống kê của Viện Dinh dƣỡng năm 2009 thì tỉ lệ thừa cân béo phì<br />
ngƣời từ 25-64 tuổi ở Việt Nam 16,3 trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ<br />
I và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới<br />
cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Thừa<br />
cân/ béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây là dấu hiệu<br />
cảnh báo về các bệnh mãn tính không lây tại cộng đồng, đặc biệt là tiểu đƣờng.<br />
Béo phì và tiểu đƣờng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đặc biệt là tiểu đƣờng type<br />
2. Gần nhƣ các bệnh nhân tiểu đƣờng loại 2 trong giai đoạn đầu đều có béo phì. Kết luận<br />
của viện nghiên cứu Ung thƣ và Viện Dinh dƣỡng châu Âu ngƣời béo bụng dễ mắc bệnh<br />
tiểu đƣờng, tim mạch, ung thƣ và tăng nguy cơ tử vong. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở Việt Nam<br />
ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề của Y tế công cộng. Tình trạng béo phì ở ngƣời<br />
bình thƣờng là nguy cơ gây nên các bệnh mãn tính không lây. Khi đã bị bệnh mạn tính nhƣ<br />
tiểu đƣờng mà kết hợp với yếu tố là thừa cân/béo phì sẽ dẫn đến việc xảy ra các biến chứng<br />
nhanh hơn và nguy hiểm hơn khi ta kiểm soát đƣợc nguy cơ thừa cân/béo phì.<br />
Ngƣời bệnh bị thừa cân béo phì mắc tiểu đƣờng đến khám tại bệnh viện trƣờng đại<br />
học Y Dƣợc Thái Nguyên ra sao và nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch nhƣ thế<br />
nào? Đó là câu hỏi nghiên cứu chúng tôi muốn trả lời trong nghiên cứu này.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mô tả đặc điểm thừa cân/béo phì ở bệnh nhân tiểu đƣờng tại bệnh viện trƣờng đại học<br />
Y Dƣợc Thái Nguyên<br />
Xác định mối liên quan giữa thừa cân/béo phì với nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiểu<br />
đƣờng tại bệnh viện trƣờng đại học Y Dƣợc Thái Nguyên<br />
<br />
138<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
2.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tƣợng nghiên cứu: Bệnh nhân tiểu đƣờng đến khám tại bệnh viện trƣờng đại học Y<br />
Dƣợc Thái Nguyên.<br />
- Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu:<br />
Bệnh nhân tiểu đƣờng typ I hoặc typ II đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
- Địa điểm nghiên cứu: bệnh viện trƣờng đại học Y Dƣợc Thái Nguyên.<br />
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích<br />
- Cỡ mẫu nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
+ n là cỡ mẫu cần thiết.<br />
+ p là tỷ lệ ƣớc định = 0,163 , q = 1 – p = 83,7.<br />
+ Z 1- / 2 là hệ số tin cậy = 1,96<br />
+ d là độ tin cậy: 0,03<br />
Thay số vào công thức trên ta tính đƣợc: n= 530<br />
- Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên<br />
- Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
+ Đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi, giới, dân tộc, điều kiện kinh tế, thời gian mắc<br />
đái tháo đƣờng, tiền sử gia đình có ngƣời mắc đái tháo đƣờng.<br />
+ Đặc điểm lâm sàng: cân nặng, chiều cao, BMI, vòng bụng, vòng mông, chu vi vòng<br />
cánh tay, chu vi bắp chân, lớp mỡ dƣới da: bụng, bả vai, sau cơ tam đầu.<br />
+ Chỉ số cận lâm sàng: Cholesterol, LDL-C, HDL-C, chỉ số huyết áp tối đa/tối thiểu,<br />
tần số tim, tần số nhịp mạch, điện tim, chụp X-Quang lồng ngực xác định hình tim trong<br />
trƣờng hợp khám lâm sàng bệnh nhân có biến chứng tim mạch.<br />
- Kỹ thuật thu thập số liệu:<br />
Thông tin đƣợc hỏi và điền vào bệnh án nghiên cứu<br />
Khám lâm sàng, đo các chỉ số đánh giá tình trạng thừa cân/béo phì, tăng huyết áp.<br />
Xét nghiệm cận lâm sàng<br />
- Phƣơng pháp sử lý số liệu: nhập liệu bằng phần mềm epidata, xử lý số liệu trên phần<br />
mềm SPSS 16.0<br />
<br />
3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu<br />
<br />
Số lƣợng Tỉ lệ %<br />
Giới tính<br />
Nam 327 61,7<br />
Nữ 203 38,3<br />
Nhóm tuổi<br />
23 243 45,8<br />
<br />
Tỉ lệ vòng bụng trung bình của bệnh nhân đái tháo đƣờng 75,9 ± 7,9, tỉ lệ vòng mông<br />
89,6 ± 25,9. Tỉ lệ VB/VM tăng cao hơn so với bình thƣờng là 34,9%. Nghiên cứu của tác<br />
giả Trần Văn Long thấy có sự khác biệt giữa tỉ lệ thừa cân, béo phì ở ngƣời cao tuổi với<br />
mức ý nghĩa thống kê p 0,9<br />
LDL - C 2,94 ± 0,9 2,24 ± 0,7 < 3,4<br />
Glucose máu 7,03 ± 2,62 6,27 ± 2,07 4,1 - 5,6<br />
<br />
Tỉ lệ Cholesterol ở nhóm thừa cân/béo phì cao hơn nhóm không thừa cân béo phì, có<br />
thể tình trạng cholesterol tăng cao làm phát triển chất béo trong mạch máu và gây nên<br />
tình trạng béo phì. Tỉ lệ glucose máu ở nhóm thừa cân cũng cao hơn nhóm không thừa<br />
cân/béo phì lần lƣợt là 7,03 ± 2,62 so với 6,27 ± 2,07 ở nhóm không thừa cân, Tuy nhiên<br />
ở cả 2 nhóm tỉ lệ này đều cao hơn bình thƣờng.<br />
Bảng 4: Một số biến chứng theo thời gian phát hiện bệnh<br />
<br />
Thời gian < 1 năm 1 – 5 năm 5 năm Tổng số<br />
n % n % n % n %<br />
Biến chứng<br />
Tim mạch 14 9,6 66 45,2 66 45,2 136 25,7<br />
Thận 0 0 10 16,7 50 83,3 60 11,3<br />
Mắt 0 0 24 24,5 74 75,5 98 18,5<br />
Thần kinh 0 0 10 11,6 50 83,3 60 11,3<br />
<br />
<br />
140<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
Biến chứng tim mạch là chiếm 25,7% ở những bệnh nhân tiểu đƣờng trong nghiên cứu,<br />
tiếp theo là biến chứng mắt chiếm 18,5%. Biến chứng thận và thần kinh chiếm 11,3%.<br />
Kết luận<br />
Tỉ lệ đƣờng huyết tăng cao trong nhóm thừa cân béo phì ở ngƣời mắc tiểu đƣờng biến<br />
chứng hay gặp ở bệnh nhân tiểu đƣờng là biến chứng tim mạch. Các chỉ số sinh hóa máu<br />
cholesterol, triglycerid, LDL-C ở nhóm thừa cân béo phì tăng cao hơn nhóm không thừa<br />
cân/béo phì.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Trần Hữu Dàng (2007), “Leptin và các chất tiết ra từ mô mỡ: nguồn gốc bệnh tật<br />
do béo phì”.<br />
2. Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2012), “Khảo sát các thành tố của HCCH ở<br />
cán bộ trung cao tại tỉnh Bình Ðịnh”, Tạp chí Nội Tiết, Ðái tháo duờng, số 8, ISSN 1859-<br />
4727, tr.380-386.<br />
3. Viện dinh dƣỡng (2011), Kết quả điều tra thừa cân/béo phì và một số yếu tố liên<br />
quan ở ngƣời Việt Nam 25 – 64 tuổi, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.<br />
4. Tang Kim Hồng (2012), “HCCH: Tỷ lệ và diểm cắt tối uu của chỉ số BMI và chu vi<br />
vòng eo dể tiên doán các yếu tố nguy co tim mạch ở trẻ vị thành niên thành phố Hồ Chí<br />
Minh”, Tạp chí của Hội Dinh Duỡng Việt Nam, Tập 8-số 3, Thành phố Hồ Chí Minh,<br />
tr.91-100.<br />
5. Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh Văn Minh (2010), “Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ<br />
nội tạng (VFL) có đƣợc xem nhƣ là yếu tố nguy cơ tim mạch-chuyển hóa”, Tạp chí Nội<br />
Khoa, số 4, ISSN: 1859-1884, tr.792-804.<br />
6. WHO (2015), Obesity and overweight, http://www.who.int/mediacentre/<br />
factsheets/fs311/en/.<br />
<br />
<br />
<br />
STUDY OF CHARACTERISTICS OF OBESITY AND OVERWEIGHT IN<br />
DIABETICS EXAMINED AT HOSPITAL OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF<br />
MEDICINE & PHARMACY<br />
By Dinh Van Thang<br />
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy<br />
SUMMARY<br />
Subjects: The study was conducted on 530 outpatients with diabetes treated at<br />
the Hospital Od Thai Nguyen University of Medicine & PharmacyMedical<br />
University Objective: To understand characteristics of overweight and obesity in<br />
patients with diabetes and identified a number of factors related to cardiovascular<br />
risk in diabetics with overweight / obesity. Results: The prevalence rate of<br />
obesity was 45.8%, the average blood glucose levels among patients with<br />
overweight / obesity of 7.03 ± 2.62 were higher than patients without overweight<br />
/ obesity of 6.27 ± 2.07. Cardiovascular complications accounted for 25.7%, eye<br />
complications accounted for 18.5% . Conclusions: The proportion of blood<br />
glucose was higher in patients with overweight and obesity, a common<br />
complication in patients with diabetes was cardiovascular complications.<br />
Keywords: Overweight/obesity, diabetes, cardiovascular risk.<br />
<br />
141<br />