TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ ĐỊNH VÀ ĐIỀU TRỊ<br />
NỘI KHOA ÁP XE RUỘT THỪA <br />
Lê Lộc<br />
B ệnh vi ện Trung ương Hu ế <br />
Nguyễn Nam Hùng<br />
Tr ường Trung h ọc Y t ế Th ừa Thiên Huế<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Áp xe ruột thừa là một hình thái diễn tiến của viêm ruột thừa cấp tính. Điều trị <br />
áp xe ruột thừa hiện nay phổ biến là mổ dẫn lưu mủ hoặc chọc hút mủ dưới <br />
hướng dẫn của siêu âm. Theo nghiên cứu của Lê Lộc qua 97 bệnh nhân được chọc <br />
hút dưới hướng dẫn của siêu âm đã cho thấy kết quả tốt, tiếp theo bước nghiên cứu <br />
đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các chỉ định và kết quả điều trị nội khoa đối với <br />
áp xe ruột thừa, nhằm mục đích:<br />
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của áp xe ruột thừa<br />
Đánh giá kết quả điều trị áp xe ruột thừa bằng kháng sinh.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Gồm 111 bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, với 43 nam và 68 nữ được chẩn đoán và <br />
điều trị áp xe ruột thừa tại Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế, từ <br />
tháng 1/2000 đến 1/2003. Trong 111 bệnh nhân được nghiên cứu về đặc điểm lâm <br />
sàng, cận lâm sàng (công thức bạch cầu, siêu âm ), kháng sinh điều trị <br />
(Cephalosporin thế hệ thứ 3 với liều 2 3g/ ngày đối với người lớn và liều 50 <br />
200mg/kg đối với trẻ em; Metronidazole 1,5g/ngày đối với người lớn và 30 40mg/kg <br />
cho trẻ em).<br />
Kết quả sau điều trị được đánh giá dựa vào các triệu chứnh lâm sàng (sốt, đau ở <br />
vùng áp xe, khối gồ) giảm; các triệu chứng cận lâm sàng: bạch cầu giảm; hình dáng, <br />
kích thước, cấu trúc bên trong ổ áp xe trên siêu âm giảm hoặc trở thành khối viêm. <br />
Xác định tiêu chuẩn để cho bệnh nhân ra viện.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
61<br />
Qua nghiên cứu điều trị nội khoa 111 bệnh nhân áp xe ruột thừa chúng tôi <br />
nhận thấy: có 43/111 (39%) nam; 68/111 (61%) nữ, vào viện đều có sốt (63,1%) và <br />
đau trên khối áp xe, thăm khám lâm sàng và siêu âm ghi nhận giới hạn, kích thước, <br />
mật độ, độ di động như sau:<br />
1. Ghi nhận khi vào viện:<br />
Bảng 1: Nhiệt độ<br />
<br />
Nhiệt độ lúc vào viện Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)<br />
380C5 9 8.2<br />
<br />
Bảng 2: Mạch<br />
<br />
Tần số mạch (l/ph) Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br />
61 80 55 49.5<br />
80 100 46 41.4<br />
> 100 10 9.1<br />
<br />
Bảng 3: Tính chất đau khi ấn vào hố chậu phải khối áp xe<br />
<br />
Mức độ đau Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br />
Không đau 0 0.0<br />
Đau vừa 68 61.3<br />
Đau chói 43 38.7<br />
<br />
Bảng 4: Công thức Bạch cầu<br />
<br />
Tỷ lệ % Số lượng BC Số bệnh nhân<br />
35.1 9000/mm3 72<br />
<br />
Bảng 5: Kích thước ổ ápxe trên siêu âm<br />
<br />
Kích thước ổ áp xe (mm) Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br />
81 9 8.1<br />
<br />
<br />
2. Kết quả sau điều trị:<br />
Bảng 6: Sau 3 ngày điều trị (chỉ theo dõi 109 BN vì có 2 BN ra viện trước 3 ngày).<br />
<br />
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br />
Nhiệt độ và tần số mạch giảm 111 100.0<br />
lớn hơn 1 0.9<br />
Kích thước khối gồ <br />
không đổi 33 30.3<br />
qua khám lâm sàng<br />
nhỏ hơn 75 68.8<br />
tăng lên 0 0.0<br />
Đau khi ấn vào HCP giảm đi 80 73.4<br />
hết đau 31 28.4<br />
tăng lên 1 0.9<br />
Kích thước ổ ápxe <br />
giảm đi 90 82.6<br />
trên siêu âm<br />
thành khối viêm 18 16.5<br />
Bảng 7: Sau 7 ngày điều trị (chỉ theo dõi 60 BN, 51BN đã ra viện)<br />
<br />
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br />
Nhiệt độ và tần số mạch giảm 60 100.0<br />
lớn hơn 0 0.0<br />
Kích thước khối gồ <br />
không đổi 0 0.0<br />
qua khám lâm sàng<br />
nhỏ hơn 60 100.0<br />
giảm đi 5 8.3<br />
Đau khi đè vào HCP<br />
hết đau 55 91.7<br />
<br />
Kích thước ổ ápxe giảm đi 30 50.0<br />
trên siêu âm thành khối viêm 30 50.0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
63<br />
Hình 1: Áp xe ruột thừa Hình 2: Áp xe ruột thừa giai đoạn ổn định <br />
(trước điều trị) (sau 5 ngày điều trị )<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Về đặc điểm lâm sàng: Chúng tôi nhận thấy có 100% bệnh nhân có đau tự <br />
nhiên và thường xuyên ở vùng bị áp xe tương tự như ghi nhận của Liu C.D. và <br />
cs [10]. Các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, nôn, ỉa lỏng, mót rặn giả lỵ, táo bón, <br />
tiểu buốt các triệu chứng cơ năng này không thường xuyên có trên bệnh nhân trong <br />
nhóm nghiên cứu [7],[8],[9],[10]. Trong nhóm nghiên cứu có 36.9% bệnh nhân không <br />
sốt, 54.9% bệnh nhân sốt nhẹ và 8.2% sốt cao có thể giải thích điều này là do bệnh <br />
nhân dùng thuốc trước đó. Tất cả bệnh nhân đều ghi nhận có xuất hiện khối gồ và <br />
đau khi ấn vào điều này phù hợp với các nghiên cứu khác [1],[2],[3],[4]. <br />
2. Về cận lâm sàng, hầu hết các công trình nghiên cứu đều có nhận xét chung <br />
về tăng số lượng bạch cầu chúng tôi cũng ghi nhận như vậy [1],[2],[3],[4], bạch cầu <br />
> 9000/mm3 gặp 64.9% trường hợp. Vị trí của áp xe ngoài hố chậu phải, còn có các vị <br />
trí bất thường khác như sau manh tràng, sau hồi tràng, sau đại tràng hoặc sau phúc <br />
mạc, tiểu khung, dưới gan, hố chậu trái [2],[5],[9]. Kết quả siêu âm có 97/111 bệnh <br />
nhân (87.4%) có ổ áp xe nằm ở hố chậu phải, tương ứng với vị trí bình thường của <br />
ruột thừa. Có 9/111 bệnh nhân (8.1%) ổ áp xe nằm sau manh tràng và 5/111 bệnh <br />
nhân (4.5%) ổ ápxe nằm ở vị trí khác như tiểu khung (3), túi cùng Douglas (1), dưới <br />
gan (1). Chúng tôi gặp 100% ổ áp xe có ghi nhận dịch lợn cợn hồi âm bên trong ổ áp <br />
xe. Có 22/113 ổ áp xe (19.5%) thấy có hơi bên trong, điều này chứng tỏ có sự hiện <br />
diện của vi khuẩn sinh hơi trong ổ áp xe.<br />
3. Về kết quả điều trị: tất cả bệnh nhân nhập viện đều được điều trị với <br />
phác đồ phối hợp 2 kháng sinh: Cephalosporine thế hệ thứ 3 với liều 2 3g/ngày đối <br />
với người lớn và 50 200mg/ngày cho trẻ em phối hợp với Metronidazole liều <br />
1.5g/ngày cho người lớn và 30 40mg/ngày cho trẻ em. Kết quả điều trị được đánh <br />
giá dựa trên lâm sàng và kết quả kiểm tra siêu âm cũng như công thức bạch cầu. Số <br />
ngày điều trị thay đổi tùy bệnh nhân, sớm nhất là 2 ngày, muộn nhất là 21 ngày.<br />
Qua kết quả nghiên cứu và theo dõi 111 bệnh nhân trên, chúng tôi nhận thấy <br />
và đề ra một số tiêu chuẩn để cho bệnh nhân ra viện như sau: Bệnh nhân hết sốt <br />
hoặc chỉ còn sốt nhẹ