Nghiên cứu đặc tính của hệ vật liệu Bacterial cellulose hấp thụ ranitidin
lượt xem 2
download
Ranitidin được dùng qua đường uống hoặc tiêm, có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin ở các thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra. Vật liệu Cellulose vi khuẩn (Bacterial Cellulose) với những tính chất độc đáo và vượt trội đã trở thành một vật liệu sinh học cho các ứng dụng y sinh và dược phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đặc tính của hệ vật liệu Bacterial cellulose hấp thụ ranitidin
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00090 NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA HỆ VẬT LIỆU BACTERIAL CELLULOSE HẤP THỤ RANITIDIN *Phạm Thị Kim Dung Tóm tắt: Ranitidin được dùng qua đường uống hoặc tiêm, có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin ở các thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra. Vật liệu Cellulose vi khuẩn (Bacterial Cellulose) với những tính chất độc đáo và vượt trội đã trở thành một vật liệu sinh học cho các ứng dụng y sinh và dược phẩm. Nghiên cứu đã thu được vật liệu Bacterial Cellulose tinh khiết có bề dày 0,5 cm và 1 cm. Với kích thước 7,7 x 3,7 cm; 5,7 x 2,7 cm, vật liệu bề dày 0,5 cm có khả năng hấp thu ranitidin nhiều hơn vật liệu dày 1 cm (p < 0,05). Vật liệu BC sau khi nạp ranitidin có khả năng thấm hút nước tốt, có độ thông thoáng cao, có khả năng cản khuẩn tốt. Từ khóa: Bacterial cellulose, ranitidin, hấp thụ. 1. MỞ ĐẦU Cellulose vi khuẩn (Bacterial Cellulose - BC) là dạng tinh khiết của cellulose và có một số đặc tính tốt như: Mạng lưới sợi siêu mịn, có khả năng giữ nước cao, có độ bền kéo cao, độ xốp cao hơn, tính phân hủy sinh học, tính chất an toàn và không độc hại, tương thích sinh học cao với các tế bào nguyên bào sợi cơ thể, dễ dàng chế tạo thành một hình dạng mong muốn Dương Minh Lam và nnk. (2013), Czaja W và et al., (2006), Ullah H et al., (2016)… Hiện nay, BC là nguồn vật liệu mới được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau như: Thực phẩm chức năng, miếng thấm, vật liệu băng vết thương, giàn giáo mô - kĩ thuật trong y sinh học, da nhân tạo, ghép mạch máu, vận chuyển protein và hệ thống giao thuốc có kiểm soát theo Ullah H et al., (2016). Viêm loét dạ dày là bệnh lí mãn tính đang rất phổ biến. Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26%, đứng đầu trong các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa và khuynh hướng bệnh ngày càng gia tăng nhanh. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 70% dân số Việt có nguy cơ bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Đây được xem là căn bệnh hiện đại, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau, trong đó bệnh tập trung ở những nhóm bệnh trẻ tuổi, người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, stress, lối sống không khoa học tạp chí y học cổ truyền đã thống kê. Theo Dược thư quốc gia (2018): Ranitidin có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra. Sinh khả dụng của ranitidin sau khi uống đạt khoảng 50%. Nghiên cứu của Arun B. et al., (2016) cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Email: kimdunghpu2@gmail.com
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 729 rằng polyme tổng hợp cho thấy nhiều bất lợi khác nhau như chi phí cao, không tương thích sinh học và độc tính. Thiết kế polymer tự nhiên mới có tính an toàn sinh học được sử dụng như một ma trận trong các hệ thống giao thuốc đã trở thành một phần không thể tách rời trong việc phát triển và xây dựng các loại thuốc mới. Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có báo cáo khoa học nào về việc sử dụng BC làm vật liệu nạp thuốc và giao thuốc ranitidin có kiểm soát. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc tính lí hóa và khả năng hấp thụ ranitidin của vật liệu dễ kiếm, giá thành thấp là vật liệu Bacterial cellulose lên men từ dịch trà xanh trong môi trường nước vo gạo, nước dừa già và môi trường chuẩn nhằm mục tiêu tăng lượng ranitidin hấp thụ vào vật liệu BC, tránh những hao phí không cần thiết và tăng sinh khả dụng của ranitidin. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu và trang thiết bị Chủng vi sinh: Chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum tạo cellulose từ dịch trà xanh lên men, được nuôi cấy tại phòng sạch Vi sinh - Động vật, Viện Nghiên cứu khoa học và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Hóa chất: Ranitidin (99,5%; Sigma - Mỹ); Cao nấm men (Mỹ); Peptone (European Union); các hóa chất sử dụng khác đảm bảo tiêu chuẩn phân tích. Môi trường nuôi cấy: Môi trường chuẩn (MTC) theo Hestrin & Schramm, (1954) gồm Glucose: 20 g; Pepton: 5 g; Dinatri phosphat: 2,7 g; axit citric: 1,15 g; Cao nấm men: 5 g; Nước cất 2 lần: 1000 mL. Môi trường nước dừa già (MTD) gồm Glucose: 20 g; Pepton: 10 g; Diamoni photphat: 0,3 g; Amoni sulfat:0,5 g; Nước dừa già: 1000 mL; Axit acetic (2%) Dịch giống (10%). Môi trường nước vo gạo (MTG) gồm Glucose: 20 g; Pepton: 10 g; Diamoni photphat: 0,3 g; Amoni sulfat:0,5 g; Nước vo gạo: 1000 mL; Axit acetic (2%) Dịch giống (10%). Trang thiết bị: Máy đo quang phổ UV- Vis 2450 (Shimadru - Nhật Bản); Cân phân tích (Sartorius - Thụy Sỹ); Cân kỹ thuật Sartorius TE 3102 S (Đức); Khuấy từ gia nhiệt (IKA - Đức); Máy lắc tròn tốc độ chậm (Orbital Shakergallenkump - Anh); Máy lắc (Lab companion, SKF - 2075, Hàn Quốc); Tủ sấy, tủ ấm (Binder - Đức); Buồng cấy vô trùng (Haraeus - Đức); Nồi hấp khử trùng (HV-110/HIRAIAMA - Nhật Bản); Máy cất nước hai lần (Anh); Tủ lạnh bảo quản mẫu (Ý); Bể rửa siêu âm (Thụy Sỹ); Tủ lạnh Daewoo - tủ lạnh sâu của Nhật Bản. 2.1.2. Phương pháp xác định lượng ranitidin được nạp vào vật liệu BC Sử dụng vật liệu BC được tạo ra từ 3 loại môi trường nuôi cấy (MTC, MTD, MTG) độ rộng 5,7 x 2,7 cm; 7,7 x 3,7 cm với độ dày 0,5 cm và 1 cm. Để tính được lượng thuốc ranitidin đã được nạp vào BC được thực hiện theo một số nghiên cứu của Huang L. et al., (2013), Phan Thị Huyền Vy và nnk. (2018): Lấy 10 µl dung dịch trong mỗi bình thí nghiệm (TN) đã chuẩn bị, pha loãng bằng dung dịch HCl 0,1 N với tỉ lệ hợp lí, đo mật độ quang (OD1). Từ phương trình đường chuẩn đã xây dựng tính lượng ranitidin ban đầu (m1). Sau khoảng thời gian nạp tối đa là 120 phút, tiến hành
- 730 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM rút mẫu dung dịch ra và đo mật độ quang (OD2) từ đó tính được lượng ranitidin còn lại trong dung dịch tại thời điểm lấy mẫu (m2). Khối lượng ranitidin được nạp vào các vật liệu BC (mht) được tính theo công thức : mht (mg) = m1 - m2 (mg) (2.1). Trong đó: mht : Lượng ranitidin đã được nạp vào BC, m1: Lượng ranitidin ban đầu trong dung dịch, m2: Lượng ranitidin còn lại trong dung dịch sau khoảng thời gian nhất định vật liệu nạp ranitidin. Hiệu suất nạp ranitidin vào vật liệu BC được tính theo công thức: EE (%) = mht/m1 x 100% (2.2) Trong đó EE (%) là phần trăm ranitidin nạp vào vật liệu. 2.1.3. Khảo sát khả năng hút nước của vật liệu BC nạp ranitidin Tiến hành khảo sát đối với vật liệu BC đã nạp ranitidin có bề dày 0,5 cm và 1 cm. Vật liệu BC chứa ranitidin được làm khô và tạo vật liệu ở những độ ẩm khác nhau bằng cách sấy vật liệu trong tủ sấy và xác định độ ẩm. Sau đó khảo sát khả năng hút nước của vật liệu BC chứa ranitidin trên những bản thạch bán lỏng gồm 0,2% thạch agar. Ở nồng độ này bản thạch chứa hàm lượng nước lớn (99,8%) và có một bề mặt rất ẩm ướt, tương tự bề mặt của da. Vật liệu BC chứa ranitidin thử nghiệm được cân sau đó vật liệu được đặt trên đĩa petri chứa bản thạch bán lỏng, BC có thể hút nước từ bản thạch dễ dàng. Sau khoảng thời gian: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ vật liệu được lấy ra khỏi đĩa petri bằng kẹp, giữ vật liệu BC cho đến khi nước trên vật liệu không còn chảy xuống nữa, cân lại vật liệu để xác định lượng nước đã được hút vào vật liệu sau những khoảng thời gian thử nghiệm theo Huỳnh Thị Ngọc Lan (2010), Nguyễn Văn Thanh (2006) đã mô tả. 2.1.4. Khảo sát tính thông thoáng của vật liệu BC nạp ranitidin Độ thông thoáng của vật liệu BC thể hiện ở khả năng cho nước bay hơi khi phủ vật liệu BC đã nạp ranitidin trên một bề mặt ẩm ướt theo Nguyễn Văn Thanh (2006). Vật liệu BC nạp ranitidin dùng thử nghiệm được đặt trên bản thạch bán lỏng trong 12 giờ để vật liệu hút nước và có độ ẩm tối đa. Lấy các vật liệu BC và cân, ghi trọng lượng ban đầu, sau đó đặt vật liệu thử nghiệm vào những hộp nhựa không đậy nắp, để hộp ở nhiệt độ 37 oC. Sau khoảng thời gian: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ cân lại trọng lượng vật liệu BC. Tính lượng nước đã bay hơi và tốc độ thoát hơi nước của vật liệu theo thời gian trong tình trạng đã hút nước như Huỳnh Thị Ngọc Lan (2010), Nguyễn Văn Thanh (2006) đã mô tả. 2.1.5. Khảo sát khả năng cản vi khuẩn của vật liệu BC nạp ranitidin Để khảo sát khả năng cản khuẩn của vật liệu BC nạp ranitidin được thực hiện theo một số nghiên cứu khác Huỳnh Thị Ngọc Lan (2010), Nguyễn Văn Thanh (2006): Cân chính xác các thành phần môi trường thạch dinh dưỡng. Cho các thành phần vào bình tam giác, đem rung siêu âm để cho các thành phần của môi trường thạch dinh dưỡng tan đều. Sau đó đem hấp môi trường và đổ thạch dinh dưỡng ra các hộp petri đã chuẩn bị. Thành phần môi trường thạch dinh dưỡng: Nước cất 2 lần đem đun sôi (250 mL); Glucozo (5 g); MgSO4.7H2O (0,5 g); Pepton (1,25 g); (NH4)2SO4 (0,75 g); Thạch Agar (5 g); KH2PO4 (0,5 g). Sử dụng vật liệu BC nạp ranitidin và vải gạc y tế vô trùng dùng thử nghiệm để che phủ lên các bản thạch dinh dưỡng, sau đó tiến hành 2 mô hình thử nghiệm như sau:
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 731 Mô hình thử nghiệm 1: Sử dụng vi khuẩn Streptococus faecalis, cấy vi khuẩn này lên trên bề mặt của các màng thử nghiệm và đưa vào trong tủ ấm 37 oC trong thời gian 2 ngày. Sau thời gian thử nghiệm, lật màng che phủ và quan sát bề mặt bản thạch dinh dưỡng. Mô hình thử nghiệm 2: Cho các hộp thạch dinh dưỡng được phủ bởi các loại vật liệu thử nghiệm ở ngoài không khí trong thời gian 1 ngày. Sau đó đem một nửa số hộp thạch để ở điều kiện nhiệt độ phòng trong thời gian 5 ngày, một nửa số hộp còn lại cho vào trong tủ ấm 37 oC ủ trong 2 ngày. Sau các thời gian thử nghiệm, lật vật liệu che phủ và quan sát bề mặt bản thạch dinh dưỡng. 2.1.7. Xử lí thống kê Số liệu thí nghiệm thu được sẽ được phân tích, xử lí bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. Kết quả được biểu diễn dưới dạng số trung bình ± SD (độ lệch chuẩn). Những khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Kết quả quét phổ hấp thụ và xây dựng đường chuẩn của ranitidin Tiến hành quét phổ dung dịch ranitidin có nồng độ 10 (µg/mL) trong khoảng bước sóng từ 200-600nm, bước sóng tại đó ranitidin đạt cực đại (λmax) là 314 nm (Hình 1). 0.255 0.200 Abs. 0.100 0.000 -0.019 300.00 320.00 340.00 360.00 380.00 400.00 nm. Hình 1. Kết quả đo phổ hấp thụ của ranitidin Phương trình đường chuẩn của ranitidin trong dung môi HCl 0,1N đo ở bước sóng 314 nm: y = 0,0037x + 0,0146 với hệ số tương quan R² = 0,9996; x: Nồng độ của dung dịch ranitidin (µg/mL); y là giá trị OD tương ứng. OD 314 nm y = 0,0037x + 0,0146 2 R² = 0,9996 Giá trị mật độ quang OD 1 0 Series1 0 100 200 300 400 Nồng độ Ran µg/mL Hình 2. Xây dựng phương trình đường chuẩn của ranitidin
- 732 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2.2.2. Xác định khối lượng ranitidin được nạp vào BC Kết quả lượng ranitidin và hiệu suất nạp ranitidin được nêu trong Bảng 1, Bảng 2. Các thí nghiệm được thực hiện lặp lại 03 lần, tính giá trị trung bình. Với kích thước là 7,7 x 3,7 cm, bề dày 0,5 cm và 1 cm, trong cùng một loại vật liệu BC (BC - MTC, BC - MTD, BC - MTG) thì lượng ranitidin nạp vào vật liệu dày 0,5 cm nhiều hơn so với vật liệu BC dày 1 cm. Lượng ranitidin nạp vào vật liệu BC nhiều nhất là 152,43 ± 0,020 mg ở vật liệu BC-MTC dày 0,5 cm; ranitidin được nạp vào vật liệu BC ít nhất ở vật liệu BC-MTD dày 1 cm là 110,29 ± 0,097 mg. Trong cùng một bề dày 0,5 cm hoặc 1 cm ở các loại vật liệu BC khác nhau, lượng ranitidin được nạp vào vật liệu BC-MTC cao nhất đạt 152,43 ± 0,020 mg hoặc 121,90 ± 0,099 mg và thấp nhất đạt 141,6 ± 0,030 mg hoặc 110,29 ± 0,097 mg ở vật liệu BC - MTD. Bảng 1. Kết quả lượng ranitidin và hiệu suất nạp ranitidin vào vật liệu BC kích thước 7,7 x 3,7 cm Các loại Lượng ranitidin nạp vào 1 p Hiệu suất nạp ranitidin vật liệu BC vật liệu BC (mg) (%) 1 cm 121,90 ± 0,049 65,44 MTC p < 0,05 0,5 cm 152,43 ± 0,020 82,97 1 cm 110,29 ± 0,097 59,35 MTD p < 0,05 0,5 cm 141,62 ± 0,030 76,23 1 cm 115,13 ± 0,005 62,17 MTG p < 0,05 0,5 cm 145,94 ± 0,081 78,25 Bảng 2. Kết quả lượng ranitidin và hiệu suất nạp ranitidin vào vật liệu BC kích thước 5,7 x 2,7 cm Các loại Lượng ranitidin nạp vào 1 Hiệu suất nạp ranitidin p vật liệu BC vật liệu BC (mg) (%) 1 cm 118,78 ± 0,014 64,10 p < 0,05 MTC 0,5 cm 148,18 ± 0,021 80,09 1 cm 106,72 ± 0,017 57,45 p < 0,05 MTD 0,5 cm 140,56 ± 0,087 75,23 1 cm 110,45 ± 0,032 59,00 p < 0,05 MTG 0,5 cm 143,94 ± 0,013 78,09 Với kích thước là 5,7 x 2,7 cm, bề dày 0,5 cm và 1 cm, trong cùng một loại vật liệu BC (BC - MTC, BC - MTD, BC - MTG) thì vật liệu dày 1 cm có lượng ranitidin nạp vào ít hơn so với vật liệu BC dày 0,5 cm. Lượng ranitidin nạp vào vật liệu BC nhiều nhất là 148,18 ± 0,021 mg ở vật liệu BC - MTC dày 0,5 cm; ranitidin được nạp vào vật liệu BC ít nhất ở vật liệu BC-MTD dày 1cm là 106,72 ± 0,017 mg. Trong cùng một bề dày 0,5 cm hoặc 1 cm, lượng ranitidin được nạp vào vật liệu BC-MTC cao nhất đạt 148,18 ± 0,021 mg hoặc 118,78 ± 0,014 mg và thấp nhất đạt 140,56 ± 0,087 mg hoặc 106,72 ± 0,017 mg ở vật liệu BC - MTD. Kết luận: Khi tiến hành nạp ranitidin vào các loại vật liệu BC với các kích thước nghiên cứu. Với vật liệu BC có kích thước 7,7 x 3,7 cm; 5,7 x 2,7 cm, lượng ranitidin được nạp vào của vật liệu dày 0,5 cm nhiều hơn vật liệu dày 1 cm. Nguyên nhân có thể do diện tích bề mặt BC rộng, bề dày lớn nên các phân tử ranitidin ít có khả năng xâm lấn vào sâu bên trong các sợi cellulose. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu đánh giá sự hấp
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 733 thụ famotidine của cellulose được tạo ra từ Acetobacter xylinum trong một số môi trường nuôi cấy của tác giả Nguyễn Xuân Thành (2018). 2.2.3. Kết quả khảo sát khả năng thấm hút nước của hệ vật liệu BC - MTC nạp ranitidin Điều kiện thử nghiệm (Hình 3) và kết quả khảo sát lượng nước được hút vào của hệ vật liệu BC lên men trong môi trường chuẩn (BC - MTC) nạp ranitidin được nêu trong Bảng 3. Hình 3. Thử nghiệm khả hút nước của vật liệu BC- MTC nạp ranititdin Ở điều kiện ban đầu có độ ẩm cao thì tốc độ hút nước ở các loại vật liệu BC nạp ranitidin đều nhanh. Sau 1 giờ thì tốc độ hút nước ở vật liệu dày 0,5 cm 12,24 ± 0,01g/giờ và ở vật liệu dày 1 cm là 14,78 ± 0,02 g/giờ. Ở khoảng thời gian từ 2 giờ trở đi thì tốc độ hút nước chậm hơn. Như vậy, vật liệu BC nạp ranitidin có khả năng hút nước tốt, vật liệu BC dày 1 cm có khả năng thấm hút nước nhiều hơn vật liệu có bề dày 0,5 cm. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu một số đặc tính của mạng lưới 3D-nano-cellulose nạp curcumin được sản xuất từ vi khuẩn Acetobacter xylinum của tác giả Nguyễn Xuân Thành (2018). Bảng 3. Lượng nước hút được của vật liệu BC- MTC nạp ranitidin Vật liệu BC nạp Ran dày 0,5 cm (khối Vật liệu BC nạp Ran dày 1cm lượng ban đầu 17,81 g) (khối lượng ban đầu 24,34 g) 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ Khối lượng vật 30,05 36,47 40,13 43,66 44,73 39,12 46,42 50,18 53,12 55,03 liệu (g) Lượng nước 12,24 18,66 22,32 25,85 26,92 14,78 20,08 24,84 28,78 30,69 hấp thụ (g) ±0,03 ±0,02 ±0,01 ±0,06 ±0,02 ±0,05 ±0,01 ±0,02 ±0,04 ±0,01 Tốc độ hút 12,24 9,33 7,44 6,46 5,38 14,78 11,04 8,61 7,19 6,13 nước (g/giờ) ±0,01 ±0,02 ±0,02 ±0,04 ±0,03 ±0,02 ±0,05 ±0,03 ±0,04 ±0,02 2.2.4. Khảo sát tính thông thoáng của vật liệu BC - MTC nạp ranitidin Kết quả xác định tốc độ bay hơi hơi nước của hệ vật liệu BC nạp ranitidin được nêu trong Bảng 4. Ở điều kiện ban đầu có độ ẩm cao, tốc độ nước bay hơi ở các loại vật liệu BC nạp ranitidin đều chậm. Sau 1 giờ thì tốc độ nước bay hơi ở vật liệu BC dày 0,5 cm là 3,24 ± 0,01 g/giờ và ở vật liệu BC dày 1 cm là 5,58 ± 0,02 g/giờ. Ở thời điểm 2 giờ thì tốc độ nước bay hơi diễn ra nhanh hơn và sau 3 giờ thì tốc độ nước bay hơi giảm dần. Vật liệu BC nạp ranitidin bề dày 1 cm có tốc độ nước bay hơi nhanh hơn vật liệu BC bề dày 0,5 cm. Như vậy, vật liệu BC nạp ranitidin có tính thông thoáng tốt. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu một số đặc tính của mạng lưới 3D-nano-cellulose nạp curcumin được sản xuất từ vi khuẩn Acetobacter xylinum của tác giả Nguyễn Xuân Thành (2018).
- 734 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 4. Tốc độ thoát hơi nước của vật liệu BC - MTC nạp ranitidin Vật liệu BC nạp Ran dày 0,5 cm Vật liệu BC nạp Ran dày 1 cm 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ Lượng nước 3,24 12,45 16,80 21,56 23,14 5,58 19,64 23,16 27,64 29,20 đã mất (g) ±0,021 ±0,01 ±0,04 ±0,02 ±0,03 ±0,02 ±0,04 ±0,01 ±0,01 ±0,03 Tốc độ thoát 3,24 6,22 5,60 5,39 4,62 5,58 9,82 7,72 6,91 5,84 hơi nước ±0,01 ±0,04 ±0,02 ±0,04 ±0,03 ±0,02 ±0,05 ±0,03 ±0,04 ±0,02 (g/giờ) 2.2.5. Khảo sát khả năng cản khuẩn của vật liệu BC - MTC nạp ranitidin Kết quả khảo sát khả năng cản khuẩn của hệ vật liệu BC nạp ranitidin và so sánh với vải gạc y tế vô trùng trong các điều kiện thử nghiệm (Hình 4 và Hình 5). Khi tiến hành các thử nghiệm đã thiết kế, quan sát trên bề mặt các bản thạch dinh dưỡng được phủ vật liệu BC - MTC nạp ranitidin không thấy xuất hiện vi khuẩn và nấm mốc. Quan sát bề mặt các bản thạch dinh dưỡng được phủ bằng vải gạc vô trùng thấy có nhiều vi khuẩn, nấm mốc xuất hiện. Như vậy vật liệu BC nạp ranitidin có khả năng cản khuẩn tốt. 4a. Che phủ 1 nửa bản thạch bằng vật liệu BC nạp 5a. Che phủ 1 nửa bản thạch bằng vải gạc y tế vô trùng. ranitidin. 4b. Cấy vi khuẩn trên bề mặt bản thạch và 5b. Cấy vi khuẩn lên bề mặt bản thạch và gạc y tế vô vật liệu BC đã nạp ranitidin để ở ngoài không khí. trùng để trong tủ ấm ở nhiệt độ 37oC trong 24 giờ. 4c. Quan sát bề mặt bản thạch sau 2 ngày, thấy vi 5c. Bản thạch được để ở bên ngoài không khí, quan sát khuẩn, nấm mốc phát triển trên bề mặt vật liệu BC- sau 2 ngày thấy trên bề mặt gạc y tế và bản thạch nhiễm Ran. 4d. Lật lớp vật liệu BC- Ran thấy bề mặt bản vi khuẩn và nấm mốc. 5d. Quan sát bề mặt bản thạch thạch phía dưới không có nấm mốc và vi khuẩn xuất bằng cách lật lớp vải gạc lên thấy trên mặt bản thạch có hiện. 4e. Quan sát sau 5 ngày thấy trên bề mặt vật liệu nhiều vi khuẩn xuất hiện. 5e. Quan sát sau 5 ngày, trên bề BC nạp ranitidin có nấm mốc và vi khuẩn xuất hiện mặt vải gạc y tế có nhiều vi khuẩn và nấm mốc. 5g. Lật nhiều. 4g. Lật lớp vật liệu BC- Ran thấy bề mặt bản lớp vải gạc lên cho thấy trên bề mặt bản thạch có vi thạch phía dưới không có nấm mốc, vi khuẩn xuất khuẩn và nấm mốc xuất hiện. hiện. Hình 4. Khả năng cản khuẩn của vật liệu Hình 5. Khả năng cản khuẩn của vải gạc BC - MTC nạp ranitidin vô trùng
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 735 3. KẾT LUẬN Tạo ra được vật liệu cellulose vi khuẩn với bề dày 0,5 cm và 1 cm từ 3 môi trường: môi trường chuẩn, môi trường nước dừa già, môi trường nước gạo. Với kích thước 7,7 x 3,7 cm và 5,7 x 2,7 cm, vật liệu dày 0,5 cm có khả năng hấp thu ranitidin nhiều hơn vật liệu dày 1 cm (p < 0,05). Vật liệu BC sau khi nạp ranitidin có một số đặc tính: có khả năng thấm hút nước tốt, có độ thông thoáng cao, có khả năng cản khuẩn tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế, 2018. Dược thư quốc gia, Nxb. Hà Nội. Huỳnh Thị Ngọc Lan, 2010. Nghiên cứu chế tạo màng trị bỏng từ cellulose của Acetobacter xylinum phối hợp với hoạt chất tái sinh mô từ dầu mù u và tinh dầu tràm. Luận án tiến sĩ, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Dương Minh Lam, Nguyễn Thị Thùy Vân, Đinh Thị Kim Nhung, 2013. Phân lập, tuyển chọn và định loại chủng vi khuẩn BHN2 sinh màng cellulose vi khuẩn. Tạp chí Sinh học, 35(1): 74-79. Nguyễn Văn Thanh, 2006. Nghiên cứu chế tạo màng cellulose trị bỏng từ Acetobactor xylinum, Đề tài cấp Bộ, Bộ Y tế - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Xuân Thành, 2018. Đánh giá sự hấp thụ famotidine của cellulose được tạo ra từ Acetobacter xylinum trong một số môi trường nuôi cấy, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 180(04) : 199-204. Nguyễn Xuân Thành, 2018. Nghiên cứu một số đặc tính của mạng lưới 3D-nano-cellulose nạp curcumin được sản xuất từ vi khuẩn Acetobacter xylinum, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 184(08): 83-88. Phan Thị Huyền Vy, Bùi Minh Thy, Phùng Thị Kim Huệ, Nguyễn Xuân Thành, Triệu Nguyên Trung, 2018. Tối ưu hóa hiệu suất nạp thuốc famotidin của vật liệu cellulose vi khuẩn lên men từ dịch trà xanh theo phương pháp đáp ứng bề mặt và mô hình Box-Behnken, Tạp chí Dược học, 501: 3-6. Arun B., Rakesh Y., Satyam P., Khushbu Y., Shyam S., Islam P. S., 2016. Drug Release Kinetics of Gastroretentive Rantidine Hydrochloride, RHCL, International Journal of Current Trends in Pharmacobiology and Medical Sciences, 1(2): 1-12. Czaja W., Krystynowicz A., Bielecki S., Brown R. M., 2006. Microbial cellulose -the natural power to heal wounds, Biomaterial, 27(2):145-151. Hestrin S. and Schramm M., 1954. Synthesis of cellulose by Acetobacter xylinum, 2. Preparation of freeze-dried cells capable of polymerizing glucose to cellulose, Biochem J., 58(2): 345-352. Huang L., Chen X., Nguyen Xuan Thanh, Tang H., Zhang L., Yang G., 2013. Nano-cellulose 3D- networks as controlled-release drug carriers, Journal of Materials Chemistry B, Materials for biology and medicine), 1: 2976-2984. Ullah H., Khan T., Santos H. A., 2016. Applications of bacterial cellulose in food, cosmetics and drug delivery, Cellulose, 34(4): 2291-2314 Tạp chí y học cổ truyền 2020. 7 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày làm tăng nguy cơ ung thư http://www.tapchiyhoccotruyen.com/7-nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-lam-tang-nguy-co-ung- thu.htmL tra cứu 12/4/2020.
- 736 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM STUDYING CHARACTERISTICS OF THE RANITIDINE ABSORPTION OF BACTERIAL CELLULOSE SYSTEM *Pham Thi Kim Dung Abstract: Ranitidine, taken orally or by injection, reduces the secretion of stomach acids by binding the H2 receptors in gastric parietal cells. Bacterial cellulose with unique and superior properties are being developed for biomedical and pharmaceutical applications. The study obtained pure Bacterial Cellulose material with a thickness of 0.5 cm and 1 cm and dimensions of 7.7 x 3.7 cm; 5.7 x 2.7 cm. Material with a thickness of .5cm was shown to have a greater capacity to absorb Ranitidine than a material thickness of 1 cm (p < 0.05). BC material after loading ranitidin has good water absorbency, high ventilation, good bactericidal ability. Keywords: Absorption, bacterial cellulose, ranitidine. Hanoi Pedagogical University 2 Email: kimdunghpu2@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý dữ liệu trong nghiên cứu môi trường - Chương 4
15 p | 129 | 26
-
Phân tích đặc tính của rác thải vi nhựa trong trầm tích bãi biển vùng duyên hải Việt Nam: Nghiên cứu ban đầu tại Đà Nẵng
7 p | 32 | 7
-
Bài giảng Thiên văn học - Bài: Đặc điểm vật lý các hành tinh của hệ mặt trời
0 p | 81 | 5
-
Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và hoạt tính quang xúc tác phân hủy phenol của hệ vật liệu BiOCl0.5Br0.5
5 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của mex dán đến một số đặc tính của cổ áo sơ mi
5 p | 162 | 4
-
Nghiên cứu xác định thành phần và đặc tính của rác phục vụ việc cải tạo và di dời bãi rác Trung Sơn - Thanh Hóa
9 p | 14 | 4
-
Nghiên cứu đặc tính thủy lực khu vực công trình mỏ hàn trong đoạn cửa sông có dòng chảy thuận nghịch
10 p | 30 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá mát (Onychostoma laticeps Gunther, 1896)
8 p | 75 | 3
-
Một số kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
5 p | 41 | 3
-
Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của phân bộ chuồn chuồn ngô (Anisoptera), bộ chuồn chuồn (Odonata) ở vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
6 p | 37 | 2
-
Nghiên cứu đặc tính chống ăn mòn của chất tải nhiệt Al-Chom 40I trên một số hợp kim
9 p | 38 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian gia nhiệt tới đặc tính thuật phóng của thuốc phóng pirocxilin 14/7
6 p | 58 | 2
-
Ảnh hưởng của hàm lượng anastrozole lên các đặc trưng của hệ nano 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin alginate
7 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu công nghệ lắp đặt và đánh giá hiệu quả chống bụi của thiết bị hút bụi dạng ướt trong quá trình đào lò ở mỏ than Vàng Danh
6 p | 21 | 2
-
Tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính xúc tác của hệ oxit CeO2-Fe2O3 cho phản ứng oxi hóa Toluene
4 p | 73 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm Lí, Hóa học của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu tỉnh Tiền Giang
14 p | 91 | 1
-
Đặc điểm địa chất và các đặc tính cơ bản của Vermiculit khu vực Phố Ràng, Bảo Yên, Lào Cai
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn