Nguyễn Quang Tính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
184(08): 47 - 52<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ, VỊT<br />
VỚI VẮC XIN VÔ HOẠT H5N1 CHỦNG RE-5 TẠI QUẢNG NINH<br />
Nguyễn Quang Tính1*, Hoàng Thị Ngọc Lan2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Cao đẳng Đông Bắc Quảng Ninh<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vắc xin H5N1 tại Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ mắc<br />
bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, quy mô chăn nuôi càng ít tỷ lệ mắc bệnh càng cao và ngược<br />
lại. Năm 2016 và đầu năm 2017 có tỷ lệ tiêm phòng gia cầm đạt gần 100%; vắc xin H5N1 chủng<br />
Re- 5 có độ an toàn rất cao từ 93,78% đến 94,62%. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn gà<br />
được tiêm vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại 60 ngày là cao nhất (6,12 log2). Hiệu giá kháng thể sau<br />
đó giảm dần (3,52 log2) vào thời điểm 150 ngày sau khi tiêm và không còn khả năng bảo hộ nữa.<br />
Hiệu giá kháng thể của đàn vịt được tiêm vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại 60 ngày là cao nhất (6,43<br />
log2). Hiệu giá kháng thể sau đó giảm dần (4,31 log2) vào thời điểm 120 ngày sau khi tiêm và<br />
không còn khả năng bảo hộ nữa.<br />
Từ khóa: Đáp ứng miễn dịch, vắc xin, kháng thể, gà, vịt,<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm<br />
cấp tính nguy hiểm lây lan rất nhanh, gây chết<br />
hàng loạt gia cầm và chim hoang dã, có thể<br />
lây sang người, do virus type A họ<br />
Orthomyxorviridae gây nên (Phạm Sỹ Lăng,<br />
2008 [2]; Voyles B. A. 2002 [7]; Slomka M.<br />
J. 2007 [8]). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và<br />
tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất<br />
định nghĩa Bệnh truyền nhiễm của gia cầm<br />
gây ra bởi bất cứ virus cúm type A có chỉ số<br />
gây bệnh qua đường tĩnh mạch cho gà 6 tuần<br />
tuổi lớn hơn 1,2 hoặc là bất cứ virus nhóm A<br />
type phụ H5 hoặc H7 không phụ thuộc vào<br />
độc lực và tính gây bệnh của chúng cho gia<br />
cầm (Phạm Sỹ Lăng, 2008 [2]). Theo khuyến<br />
cáo của WHO, FAO, OIE, vắc xin nên sử<br />
dụng như một biện pháp chiến lược, toàn diện<br />
để phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Việt<br />
Nam. Trên cơ sở đó, từ năm 2005 Chính phủ<br />
Việt Nam đã quyết định sử dụng vắc xin cúm<br />
gia cầm nhập ngoại để phòng bệnh cho đàn<br />
gia cầm ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả<br />
nước và đã thu được những kết quả tương đối<br />
tích cực trong công tác giám sát, phòng chống<br />
bệnh cúm gia cầm (OIE, 1992 [6]). Những<br />
năm gần đây, Quảng Ninh đã triển khai tiêm<br />
phòng vắc xin H5N1 cho toàn bộ đàn gia<br />
cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy,<br />
khi tiêm cùng một loại vắc xin cho mỗi địa<br />
*<br />
<br />
Tel: 0916 245995<br />
<br />
phương khác nhau thì khả năng đáp ứng miễn<br />
dịch của đàn gia cầm cũng khác nhau. Trong<br />
phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành<br />
nhằm đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch<br />
của gia cầm được tiêm vắc xin H5N1 tại tỉnh<br />
Quảng Ninh, từ đó đưa ra khuyến cáo cho các<br />
cơ quan chức năng trong lựa chọn vắc xin để<br />
khống chế bệnh cúm gia cầm.<br />
NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Đánh giá đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn<br />
dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm vắc xin<br />
cúm H5N1 tại Quảng Ninh.<br />
- Đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn gia<br />
cầm trên toàn tỉnh tại các thời điểm sau khi<br />
tiêm vắc xin H5N1.<br />
Nguyên liệu<br />
Gà, vịt nuôi tại cơ sở đã được tiêm phòng vắc<br />
xin cúm gia cầm H5N1 chủng Re- 5 vô hoạt<br />
nhũ dầu do công ty Nanovet cung cấp; các<br />
loại máy móc, trang thiết bị, dụng cụ hoá chất<br />
phục vụ đề tài nghiên cứu do Chi cục Chăn<br />
nuôi Thú y tỉnh Quảng Ninh - Cơ quan Thú y<br />
vùng II, Hải Phòng cung cấp.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra hồi cứu, phương pháp<br />
lấy mẫu và bảo quản mẫu; kiểm tra hiệu giá<br />
kháng thể và độ dài miễn dịch của gà, vịt sau<br />
khi tiêm phòng bằng vắc xin H5N1 theo<br />
47<br />
<br />
Nguyễn Quang Tính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nghiên cứu của Nguyễn Như Thanh và cs.,<br />
2001 [5]. Số liệu được xử lý trên phần mềm<br />
Excel 2007.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
- Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn<br />
Nhận xét bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia<br />
cầm có sự khác nhau rõ rệt, thay đổi theo quy<br />
mô đàn gia cầm. Với quy mô đàn nhỏ hơn<br />
200 con bệnh thường thấy và chiếm tỷ lệ cao<br />
80,78%. Những đàn có quy mô vừa (200 –<br />
500 con) mắc bệnh ít hơn, chiếm tỷ lệ<br />
12,49%. Còn những đàn quy mô lớn có tỷ lệ<br />
mắc bệnh thấp nhất (6,73%). Trên thực tế,<br />
những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún thường<br />
<br />
184(08): 47 - 52<br />
<br />
chăn nuôi chung nhiều loại gia cầm nên khả<br />
năng bệnh dịch xảy ra rất lớn. Mặt khác, điều<br />
kiện kinh tế còn hạn hẹp, chi phí đầu tư thấp,<br />
không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật<br />
trong chăn nuôi và an toàn sinh học. Các công<br />
tác tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại cũng<br />
không được chú trọng nên tạo điều kiện thuận<br />
lợi cho bệnh dịch phát triển nhiều hơn. Còn<br />
những hộ chăn nuôi tập trung, theo quy mô<br />
lớn như mô hình trang trại có sự đầu tư về<br />
khoa học kỹ thuật, có đội ngũ cán bộ, kỹ thuật<br />
viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm<br />
nên công tác phòng bệnh được chú trọng, vì<br />
vậy, tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp.<br />
<br />
Bảng 1. Biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn gia cầm<br />
Năm<br />
<br />
Tổng số con<br />
nhiễm (con)<br />
<br />
2013<br />
2014<br />
2015<br />
2016<br />
05/2017<br />
Tính chung<br />
<br />
17.058<br />
851<br />
9.300<br />
5.731<br />
3.880<br />
36.820<br />
<br />
< 200<br />
Số con<br />
Tỷ lệ<br />
(con)<br />
(%)<br />
14.321<br />
83,95<br />
851<br />
100<br />
7.250<br />
77,96<br />
4.320<br />
75,40<br />
3.000<br />
77,32<br />
29.742<br />
80,78<br />
<br />
Quy mô đàn (con)<br />
200 - 500<br />
Số con<br />
Tỷ lệ<br />
(con)<br />
(%)<br />
2.000<br />
11,72<br />
0<br />
1.300<br />
13,98<br />
850<br />
14,83<br />
450<br />
11,60<br />
4.600<br />
12,49<br />
<br />
> 500<br />
Số con<br />
Tỷ lệ<br />
(con)<br />
(%)<br />
737<br />
4,32<br />
0<br />
750<br />
8,06<br />
561<br />
9,79<br />
430<br />
11,08<br />
2.478<br />
6,73<br />
<br />
- Đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm H5N1 tại Quảng Ninh<br />
Bảng 2. Kết quả tiêm phòng vắc xin Cúm cho đàn gia cầm của tỉnh Quảng Ninh năm 2016 và 2017<br />
Năm<br />
<br />
Mũi<br />
<br />
Số huyện,<br />
TP<br />
<br />
2016<br />
<br />
1<br />
2<br />
1<br />
2<br />
<br />
14<br />
14<br />
14<br />
14<br />
<br />
2017<br />
<br />
Gia cầm được tiêm (con)<br />
Tổng số gia cầm Gà (con) Vịt (con)<br />
được tiêm (con)<br />
3.620.120 2.213.473 1.406.647<br />
582.304<br />
0<br />
582.304<br />
2.830.732 2.541.123<br />
289.609<br />
697.037<br />
0<br />
697.037<br />
<br />
Tổng số<br />
đăng ký<br />
(con)<br />
3.831.305<br />
651.130<br />
3.047.221<br />
854.405<br />
<br />
Tỷ lệ tiêm<br />
phòng (%)<br />
94,49<br />
89,43<br />
92,90<br />
81,58<br />
<br />
Nhận xét bảng 2: Năm 2016, tỉnh Quảng Ninh tiêm phòng vắc xin Cúm cho gia cầm được chia<br />
thành 2 đợt. Đợt 1 năm 2016 tiêm phòng vắc xin Cúm mũi 1 cho 3.620.120 con trong tổng số gia<br />
cầm đăng ký là 3.831.305 con, chiếm tỷ lệ 94,49%. Mũi 2 chỉ tiến hành tiêm cho đàn vịt, tổng số<br />
đăng ký là 651.130 con và tiến hành tiêm được 582.304 con, chiếm tỷ lệ 89,43%. Đợt 1 năm 2017<br />
tiêm phòng vắc xin Cúm mũi 1 cho 2.830.732 con gà và vịt trong tổng số 3.047.221 con, chiếm tỷ<br />
lệ 92,90%. Mũi 2 tiêm được 697.037 con trong tổng số 854.405 con, chiếm tỷ lệ 81,58%.<br />
Nhận xét bảng 3: Trong tổng số 1.030 con gia cầm theo dõi sau khi tiêm mũi 1, số gia cầm an toàn<br />
là 966 con, đạt tỷ lệ an toàn là 93,78%. Sau khi tiêm phòng mũi thứ 2, theo dõi tổng số 1.135 con<br />
gia cầm, số gia cầm an toàn là 61 con, tỷ lệ an toàn là 94,62%. Tổng số gia cầm theo dõi sau khi<br />
tiêm phòng vắc xin mũi 1 và mũi 2 là 2.165 con, số gia cầm an toàn là 2.040 con, đạt tỷ lệ an toàn<br />
là 94,22%. Chúng tôi đã tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích của những gia cầm chết sau khi tiêm<br />
vắc xin, thấy con vật không có biểu hiện gì của bệnh Cúm gia cầm. Một số gia cầm chết khi mổ<br />
thấy xung quanh vị trí tiêm có đốm xuất huyết, gan có khối u, sờ thấy cứng do khi tiêm đã tiêm vào<br />
48<br />
<br />
Nguyễn Quang Tính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
184(08): 47 - 52<br />
<br />
gan gia cầm; trường hợp xoang bụng của gia cầm chứa chất dịch màu trắng sữa là do vắc xin đưa<br />
vào quá sâu trong xoang bụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cán bộ thú y địa phương<br />
tiêm không đúng vị trí, sai kỹ thuật, một số khác thấy bệnh tích nghi do vi khuẩn E. coli, Cầu trùng<br />
đã ủ bệnh từ trước mà chủ hộ chăn nuôi, cán bộ thú y không thể phát hiện được.<br />
Bảng 3. Kết quả theo dõi độ an toàn của vắc xin H5N1 trên đàn gia cầm<br />
Chỉ tiêu<br />
Lần<br />
tiêm<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tổng số gia cầm theo dõi (con)<br />
Số gia cầm phản ứng (con)<br />
Tỷ lệ phản ứng (%)<br />
Số gia cầm an toàn (con)<br />
Tỷ lệ an toàn (%)<br />
Tổng số gia cầm theo dõi (con)<br />
Số gia cầm phản ứng (con)<br />
Tỷ lệ phản ứng (%)<br />
Số gia cầm an toàn (con)<br />
Tỷ lệ an toàn (%)<br />
Tổng số gia cầm theo dõi (con)<br />
Số gia cầm phản ứng (con)<br />
Tỷ lệ phản ứng (%)<br />
Số gia cầm an toàn (con)<br />
Tỷ lệ an toàn (%)<br />
<br />
Đông<br />
Triều<br />
260<br />
18<br />
6,92<br />
245<br />
94,23<br />
256<br />
15<br />
5,86<br />
245<br />
95,70<br />
516<br />
33<br />
6,4<br />
490<br />
94,96<br />
<br />
Địa điểm theo dõi<br />
Quảng<br />
Hoành Bồ<br />
Yên<br />
240<br />
260<br />
16<br />
13<br />
6,67<br />
5,0<br />
225<br />
241<br />
93,75<br />
92,69<br />
233<br />
301<br />
14<br />
14<br />
6,009<br />
4,65<br />
220<br />
283<br />
94,42<br />
94,01<br />
473<br />
561<br />
30<br />
27<br />
6,34<br />
5,23<br />
445<br />
524<br />
94,08<br />
93,58<br />
<br />
Tổng hợp<br />
Đầm<br />
Hà<br />
270<br />
17<br />
6,3<br />
255<br />
94,44<br />
345<br />
18<br />
5,22<br />
326<br />
94,49<br />
615<br />
35<br />
5,69<br />
581<br />
94,47<br />
<br />
1.030<br />
64<br />
6,22<br />
966<br />
93,78<br />
1.135<br />
61<br />
5,43<br />
1.074<br />
94,62<br />
2.165<br />
125<br />
5,915<br />
2.040<br />
94,22<br />
<br />
- Giám sát huyết thanh học của đàn gà sau khi được tiêm phòng vắc xin<br />
Bảng 4. Hiệu giá kháng thể trung bình của gà được tiêm vắc xin H5N1<br />
Thời điểm lấy mẫu sau<br />
tiêm vắc xin mũi 1 (ngày)<br />
30<br />
60<br />
90<br />
120<br />
150<br />
<br />
Tổng số<br />
mẫu (n)<br />
200<br />
200<br />
200<br />
200<br />
200<br />
<br />
Số mẫu<br />
(+)<br />
186<br />
190<br />
182<br />
179<br />
125<br />
<br />
Nhận xét bảng 4: Ở thời điểm 30 ngày sau<br />
khi tiêm vắc xin mũi 1, làm phản ứng HI có<br />
186/200 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 93,00%.<br />
Trong các mẫu dương tính có 172 mẫu có<br />
hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt<br />
86%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 5,30<br />
log2. Kết quả nghiên cứu hiệu giá kháng thể<br />
trung bình của đàn gà sau khi tiêm vắc xin 4<br />
tuần tại Quảng Ninh thấp hơn kết quả nghiên<br />
cứu của Đào Yến Khanh (2005) [1] tại cùng<br />
thời điểm (5,30 log2 so với 5,47 log2); ở thời<br />
điểm 60 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1, làm<br />
phản ứng HI có 190/200 mẫu dương tính,<br />
chiếm tỷ lệ 95,00%. Trong các mẫu dương<br />
tính có 178 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4<br />
log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 89,00%. Hiệu giá kháng<br />
thể trung bình là 6,12 log2. Kết quả nghiên<br />
<br />
Tỷ lệ dương<br />
tính (+)<br />
93,00<br />
95,00<br />
91,00<br />
89,50<br />
62,50<br />
<br />
Số mẫu<br />
đạt bảo hộ<br />
172<br />
178<br />
156<br />
138<br />
51<br />
<br />
Tỷ lệ bảo<br />
hộ (%)<br />
86,00<br />
89,00<br />
78,00<br />
69,00<br />
25,50<br />
<br />
GMT<br />
(log2)<br />
5,30<br />
6,12<br />
4,65<br />
4,11<br />
3,52<br />
<br />
cứu hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà<br />
sau khi tiêm vắc xin 8 tuần tuổi tại Quảng<br />
Ninh thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đào<br />
Yến Khanh (2005) [1] tại cùng thời điểm<br />
(6,12 log2 so với 7,76 log2). Ở thời điểm 90<br />
ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1, làm phản<br />
ứng HI có 182/200 mẫu dương tính, chiếm tỷ<br />
lệ 91,00%. Trong các mẫu dương tính có 156<br />
mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo<br />
hộ đạt 78,00%. Hiệu giá kháng thể trung bình<br />
là 4,65 log2. Ở thời điểm 120 ngày sau khi<br />
tiêm vắc xin mũi 1, làm phản ứng HI có<br />
179/200 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 89,50%.<br />
Trong các mẫu dương tính có 138 mẫu có<br />
hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2. Tỷ lệ bảo hộ đạt<br />
69,00%, hiệu giá kháng thể trung bình là 4,11<br />
log2. Kết quả nghiên cứu hiệu giá kháng thể<br />
49<br />
<br />
Nguyễn Quang Tính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trung bình của đàn gà sau tiêm vắc xin 120<br />
ngày tại Quảng Ninh thấp hơn kết quả nghiên<br />
cứu của Đào Yến Khanh (2005) [1] tại cùng<br />
thời điểm (4,11 log2 so với 4,94 log2). Ở thời<br />
điểm 150 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1,<br />
làm phản ứng HI có 125/200 mẫu dương tính,<br />
chiếm tỷ lệ 62,50%. Trong các mẫu dương<br />
tính có 51 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4<br />
log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 25,50%. Hiệu giá kháng<br />
thể trung bình đạt 3,52 log2.<br />
<br />
184(08): 47 - 52<br />
<br />
tập trung ở mức cao từ 4 log2 đến 6 log2, các<br />
mẫu đạt tỷ lệ 8 log2 giảm xuống còn 2%. Có<br />
thể thấy, gà có hiệu giá kháng thể cao tại thời<br />
điểm này giảm đi so với thời điểm 60 ngày<br />
sau khi tiêm vắc xin mũi 1. Tại thời điểm 120<br />
ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu tập<br />
trung ở mức từ 3 log2 đến 5 log2. Theo Tô<br />
Long Thành và Đào Yến Khanh (2009) [4]:<br />
Gà được tiêm vắc xin sau 4 tháng theo dõi<br />
kháng thể vẫn đạt mức bảo hộ tập trung ở 5 –<br />
8 log2. Có thể nhận thấy rằng, gà có hiệu giá<br />
kháng thể của các mẫu tập trung ở mức không<br />
đạt hiệu giá kháng thể cao nhất tại thời điểm<br />
này giảm rất nhiều so với các thời điểm trước<br />
đó. Tại thời điểm 150 ngày, hiệu giá kháng<br />
thể của các mẫu tập trung ở mức từ ≤ 3 log2<br />
đến 5 log2. Không có mẫu nào đạt được hiệu<br />
giá kháng thể ≥ 7 log2.<br />
<br />
Nhận xét bảng 5: Khi kiểm tra hiệu giá<br />
kháng thể bằng phản ứng HI tại các thời điểm<br />
khác nhau thì hiệu giá kháng thể của các mẫu<br />
được phân bố đều từ ≤ 3 log2 đến 8 log2,<br />
nhưng với tỷ lệ khác nhau. Tại thời điểm 150<br />
ngày có tới 24% số mẫu không có đáp ứng<br />
miễn dịch chiếm tỷ lệ cao nhất; thời điểm 60<br />
và 120 ngày chỉ có 4 – 16% số mẫu không có<br />
đáp ứng miễn dịch (tỷ lệ thấp nhất). Tại thời<br />
điểm 30 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu<br />
tập trung từ 4 log2 đến 7 log2. Theo Tô Long<br />
Thành và Đào Yến Khanh (2009) [4]: Gà<br />
được tiêm vắc xin sau 1 tháng có hiệu giá<br />
kháng thể tập trung ở 5 – 7 log2. Tại thời<br />
điểm 90 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu<br />
<br />
Như vậy, tại thời điểm 60 ngày sau khi tiêm<br />
vắc xin mũi 1 thì hiệu giá kháng thể phân bố<br />
ở mức rất cao, thời điểm 30 ngày có hiệu giá<br />
kháng thể phân bố thấp hơn 60 ngày. Các thời<br />
điểm 90 ngày, 120 ngày, 150 ngày có hiệu giá<br />
kháng thể tập trung ở mức thấp hơn.<br />
<br />
Bảng 5. Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vắc xin H5N1<br />
Thời điểm lấy mẫu<br />
sau tiêm vắc xin mũi<br />
1 (ngày)<br />
30<br />
60<br />
90<br />
120<br />
150<br />
<br />
(-)<br />
10<br />
4<br />
10<br />
16<br />
24<br />
<br />
Tỷ lệ các mẫu có hiệu giá kháng thể log2 %<br />
≤3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
18<br />
18<br />
34<br />
46<br />
25<br />
<br />
46<br />
42<br />
40<br />
44<br />
22<br />
<br />
44<br />
50<br />
44<br />
40<br />
28<br />
<br />
48<br />
54<br />
48<br />
30<br />
1<br />
<br />
28<br />
26<br />
20<br />
22<br />
-<br />
<br />
8<br />
<br />
Tổng số<br />
mẫu (n)<br />
<br />
6<br />
6<br />
4<br />
2<br />
-<br />
<br />
200<br />
200<br />
200<br />
200<br />
165<br />
<br />
- Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm vắc xin H5N1, chủng Re- 5<br />
Bảng 6. Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt được tiêm vắc xin H5N1<br />
Thời điểm lấy mẫu sau<br />
tiêm vắc xin mũi 2 (ngày)<br />
30<br />
60<br />
90<br />
120<br />
<br />
Tổng số<br />
mẫu<br />
200<br />
200<br />
120<br />
60<br />
<br />
Số mẫu (+)<br />
180<br />
183<br />
102<br />
47<br />
<br />
Số mẫu<br />
đạt bảo hộ<br />
158<br />
183<br />
93<br />
36<br />
<br />
Tỷ lệ bảo<br />
hộ (%)<br />
79,00<br />
91,50<br />
77,50<br />
60,00<br />
<br />
GMT<br />
(log2)<br />
5,58<br />
6,43<br />
4,48<br />
4,31<br />
<br />
Nhận xét bảng 6: Tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 2 hiệu giá kháng thể trung bình<br />
của vịt đạt 5,58 log2; 180/200 mẫu có hiệu giá kháng thể trung bình ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt<br />
79,00%. Tại thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 2 hiệu giá kháng thể trung bình của vịt<br />
đạt 6,43 log2; 183/200 mẫu có hiệu giá kháng thể trung bình ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 91,50%.<br />
Tại thời điểm 90 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 2 hiệu giá kháng thể trung bình của vịt đạt 4,48<br />
50<br />
<br />
Nguyễn Quang Tính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
184(08): 47 - 52<br />
<br />
log2, 93/120 mẫu có hiệu giá kháng thể trung bình ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 77,50%. Tại thời<br />
điểm 120 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 2 hiệu giá kháng thể trung bình của vịt đạt 4,31 log2;<br />
36/60 mẫu có hiệu giá kháng thể trung bình ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 60,00%.<br />
Bảng 7. Phân bố hiệu giá kháng thể của đàn vịt trong tỉnh được tiêm vắc xin qua các thời điểm<br />
Thời gian lấy mẫu sau tiêm vắc<br />
xin mũi 2 (ngày)<br />
30<br />
60<br />
90<br />
120<br />
<br />
Tỷ lệ % các mẫu có hiệu giá kháng thể log 2<br />
(-)<br />
≤3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
12<br />
24<br />
20<br />
21<br />
11<br />
3<br />
9<br />
9<br />
14<br />
12<br />
14<br />
43<br />
13<br />
10<br />
20<br />
17<br />
23<br />
12<br />
5<br />
18<br />
22<br />
26<br />
25<br />
9<br />
<br />
Nhận xét bảng 7: Tại thời điểm 30 ngày sau<br />
khi tiêm vắc xin mũi 2: Tỷ lệ các mẫu có hiệu<br />
giá kháng thể 4 log2, 5 log2, 6 log2, 7 log2, 8<br />
log2 là cao nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt là 24%;<br />
20%; 21%; 11%; 3%. Tại thời điểm 60 ngày<br />
sau khi tiêm vắc xin mũi 2: Hiệu giá kháng<br />
thể của vịt được tiêm vắc xin tăng lên, cao<br />
nhất đạt 8 log2. Tỷ lệ số mẫu có hiệu giá<br />
kháng thể 8 log2 cao nhất là 43%; 5 log2 và 7<br />
log2 đều chiếm tỷ lệ 14% trong tổng số mẫu.<br />
Tại thời điểm 90 ngày sau khi tiêm vắc xin<br />
mũi 2: Hiệu giá kháng thể bắt đầu giảm dần,<br />
cao nhất là 8 log2 chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%).<br />
Tỷ lệ số mẫu có hiệu giá kháng thể 7 log2; 6<br />
log2; 5 log2; 4 log2 tương ứng là: 12%; 23%;<br />
17%; 20% trong tổng số mẫu. Tại thời điểm 120<br />
ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 2: Hiệu giá<br />
kháng thể cao nhất còn 6 log2, không có mẫu<br />
nào đạt hiệu giá kháng thể mức 7 log2, 8 log2.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia cầm khác nhau<br />
rõ rệt, thay đổi theo quy mô chăn nuôi, quy<br />
mô chăn nuôi càng ít tỷ lệ mắc bệnh càng cao<br />
và ngược lại. Quy mô đàn dưới 200 con,<br />
chiếm tỷ lệ 80,78% nhưng với quy mô trên<br />
500 con chỉ chiếm tỷ lệ 6,73%, quy mô vừa từ<br />
200 đến 500 con chiếm tỷ lệ 12,49%.<br />
- Năm 2016 và đầu năm 2017, tại Quảng Ninh<br />
tỷ lệ tiêm phòng gia cầm đạt gần 100%.<br />
- Vắc xin H5N1 chủng Re- 5 có độ an toàn rất<br />
cao từ 93,58% đến 95,16%.<br />
- Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn<br />
gà được tiêm vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại<br />
60 ngày là cao nhất 6,12 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt<br />
89% và hiệu giá kháng thể sau đó giảm dần<br />
<br />
Tổng số<br />
mẫu (n)<br />
200<br />
200<br />
120<br />
60<br />
<br />
còn 3,52 log2 vào thời điểm 150 ngày sau khi<br />
tiêm và không còn khả năng bảo hộ nữa.<br />
- Hiệu giá kháng thể của đàn vịt được tiêm<br />
vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại 60 ngày cũng<br />
cao nhất là 6,43 log2 và hiệu giá kháng thể<br />
sau đó giảm dần còn 4,31 log2 tại thời điểm<br />
120 ngày sau khi tiêm và không còn khả năng<br />
bảo hộ nữa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đào Yến Khanh (2005), Kiểm nghiệm và khảo<br />
nghiệm vắc xin cúm gia cầm ngoại nhập, Luận<br />
văn thạc sĩ Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp<br />
Hà Nội.<br />
2. Phạm Sỹ Lăng (2008), Một số bệnh quan trọng<br />
gây hại cho gia cầm, Nxb Nông nghiệp, tr. 11<br />
3. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật<br />
học ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp,<br />
Hà Nội.<br />
4. Tô Long Thành, Đào Yến Khanh (2009),<br />
“Khảo nghiệm vaccine cúm gà H5N2 nhập từ Hà<br />
Lan và Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật<br />
Thú y, Tập XVI, Số 2, tr. 7-10.<br />
5. Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hòa, Trương<br />
Quang (2011), Phương pháp nghiên cứu dịch tễ<br />
học thú y, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.<br />
6.<br />
OIE, Council of European Communities<br />
(1992), “Council Directive 92/40/EEC of 19 th<br />
May 1992 introducing Community measures for<br />
the control ofavian influenza”, Official Journal of<br />
Eropean Communities, L167, pp. 1-15.<br />
7. Voyles B. A. (2002), “Orthomyxo virus”, The<br />
biology of viruses, Ed. 2, NewYork, NY: Mc Graw<br />
– Hill, pp. 147.<br />
8. Slomka M. J., Pavlidis T., Banks J., Sell W.,<br />
Mcnaly A., Essen S. & Brown I. H. (2007),<br />
“Validated H5 Eurasian real-time reverse<br />
transcriptase–polymerase chain reaction and its<br />
application in H5N1 outbreaks in 2005–2006”,<br />
Avian Dis., 51, pp. 373–377.<br />
<br />
51<br />
<br />