intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nội sinh cho các lò chợ cơ giới hóa thuộc Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nội sinh cho các lò chợ cơ giới hóa thuộc Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin đề xuất một số giải pháp kỹ thuật cụ thể có thể áp dụng trong phòng chống cháy nội sinh tại công ty cổ phần than Hà Lầm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nội sinh cho các lò chợ cơ giới hóa thuộc Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nội sinh cho các lò chợ cơ giới hóa thuộc Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin Vũ Mạnh Hùng1,*, Hoàng Văn Nam1, Nguyễn Thị Thu Hƣờng1 Bùi Quang Hƣng2, Phạm Trung Kiên2 1 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 2 Công ty cổ phần 397 - Tổng Công ty Đông Bắc *E-mail: Vuhung79ktm@gmail.com Tóm tắt: Hiện tượng than tự cháy (hay còn gọi là cháy nội sinh) trong các mỏ hầm lò là nguyên nhân làm ngừng trệ sản xuất, thất thoát tài nguyên, gây ra các nguy cơ mất an toàn. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng tự cháy của than là quá trình oxy hoá của than sinh ra nhiệt, nhiệt độ tích tụ lại qua thời gian dài không có nơi thoát ra sẽ gia tăng đến nhiệt độ tới hạn và sinh ra hiện tượng tự cháy trong than. Đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm trong khai thác hầm lò. Sản phẩm cháy sẽ sản sinh ra nhiều loại khí độc gây chết người, đặc biệt là khí CO. Ngoài ra nó còn có thể là nguồn lửa gây ra cháy nổ khí mê tan và bụi than, thiệt hại không nhỏ về kinh tế, xã hội và quan trọng nhất là gây mất an toàn trong khai thác than. Trên cơ sở phân tích, đánh giá khả năng tự cháy của các vỉa than thuộc công ty cổ phần than Hà Lầm. Bài báo đã đề xuất một số giải pháp kỹ thuật cụ thể có thể áp dụng trong phòng chống cháy nội sinh tại công ty cổ phần than Hà Lầm. Từ khoá: Cháy nội sinh, tai nạn lao động, khai thác than hầm lò, cháy nổ khí mỏ. 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TỰ CHÁY CỦA THAN Ở MỘT SỐ MỎ HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH Nghiên cứu về than tự cháy trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định, tại Việt Nam đã áp dụng phương pháp ôxy hóa than của Nga và Ba Lan để xác định khả năng tự cháy, thời gian ủ nhiệt của một số mẫu than tại khu vực Quảng Ninh. - Phương pháp của Nga đã được áp dụng để xác định tính tự cháy của than tại một số đơn vị để từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp ứng xử với vỉa có hiện tượng tự cháy trong các đơn vị thuộc TKV. - Phương pháp xác định của Ba Lan hiện được Trung tâm An toàn Mỏ áp dụng để nghiên cứu đánh giá, áp dụng vào các vỉa than tại Việt nam. Phương pháp của Ba Lan đưa ra các kết quả phù hợp với các kết quả nghiên cứu chung hiện nay và có thể dùng để so sánh với các chỉ số tự cháy chung của thế giới. 1.1. Kết quả nghiên cứu khả năng tự cháy của than Công ty than Uông Bí - TKV Việc nghiên cứu được tiến hành bằng mẫu than được lấy ở giữa lò chợ vỉa 24 Khu Tràng Khê 2 - Công ty than Uông Bí - TKV. Số liệu phân tích thực tế bằng thí nghiện trên để xác định hằng số vận tốc hấp phụ ôxy và thời gian ủ nhiệt của mẫu than được thống kê và tính toán dựa trên phương pháp nghiên cứu của Nga đã nêu ở trên như sau: - Hằng số hấp phụ ôxy U25TB (giá trị U25TB được tính toán từ các giá trị U25 của mẫu than ôxy hóa trong 10 ngày). Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022 81
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Bảng 1. Hằng số vận tốc hấp phụ ôxy U25TB Thời Kết quả B T VC H Y CO Ca U25 gian V V1 U25 (mmHg) (giờ) (ml) (g) (g/cm3) (%) (%) TB (ngày) ml/g.giờ 1 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 1,7 0,0964 2 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 5,6 0,0169 3 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,7 6,3 0,0142 4 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 8,0 0,0096 5 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 9,5 0,0071 0,0164 6 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 9,7 0,0063 7 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,5 12,1 0,0042 8 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 13,0 0,0036 9 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,5 13,4 0,0032 10 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 14,5 0,0025 Hình 1. Quan hệ giữa hệ số hấp phụ ôxy và nhiệt độ - Xác định thời gian ủ nhiệt mẫu than giữa lò chợ Vỉa 24: Bảng 2. Tham số xác định thời gian ủ nhiệt các mẫu than V24 0 TK 1/T K ml/g.giờ K25/Kkp 1/T2 – 1/T1 298 0,00336 0,0164 0,075 - 0,00081 393 0,002545 0,2265 K1 E 1 1 E ln  (  )  ln 0,072406  (0,00081) K 2 R T2 T1 1.986 Từ đó: E = 1,986 x 3236,6 = 6427,92 (Kcal/Kmol.độ ) 6427.92 8 *1.986 * 301 TKP  (1  1  )  399,74 0 K  126,74 0 C 4 *1.986 6427,92 ( K kp  K 0 ) 0.2101 0.2101 K CP     0,080024 (ml/g.giờ) K kp 2.3 lg 13.81 2.625 2.3 lg K0 = 0,02223.10-6 (m3/kg*s) 82 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Thời gian ủ nhiệt được tính như sau: 1 1.4.2.26.10 6 T -6 (1256(126.74  25)   1,0.10 3.12,6.10 6 ) 3600.24.0,02223..10 100  T = 91 ngày 1.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm khả năng tự cháy của than Công ty TNHH MTV 91 Phương pháp xác định tương tự như ở vỉa 24 - Công ty than Uông Bí - TKV, theo kết quả thí nghiệm mẫu than giữa lò chợ Vỉa 5 Khu Trung tâm Mỏ Khe Chuối - Công ty TNHH MTV than 91 như sau: Bảng 3. Hằng số vận tốc hấp phụ ôxy U25TB Thời Kết quả B T VC H Y CO Ca U25 gian V V1 U25 (mmHg) (giờ) (ml) (g) (g/cm3) (%) (%) TB (ngày) (ml/g.giờ) 1 287,5 754 23 350 62,5 100 1,6 20,6 1,8 0,0917 2 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 2,8 0,0453 3 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 6,2 0,0145 4 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 14,2 0,0027 5 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 15,6 0,0019 0,0163 6 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 16,7 0,0014 7 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 16,9 0,00132 8 287,5 754 21 350 62,5 100 1,6 20,6 16,7 0,0016 9 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 16,8 0,0013 10 287,5 754 24 350 62,5 100 1,6 20,6 17,2 0,0012 Hình 2. Quan hệ giữa hệ số hấp phụ ôxy và nhiệt độ * Xác định thời gian ủ nhiệt giữa lò chợ Vỉa 5: Bảng 4. Tham số xác định thời gian ủ nhiệt các mẫu than V5 T0 K 1/T K ml/g.giờ K25/Kkp 1/T2 – 1/T1 298 0,00336 0,0163 0,082323 - 0,00081 393 0,002545 0,198 K1 E 1 1 E ln  (  )  ln 0,08232  (0,00081) K 2 R T2 T1 1.986 Từ đó: E = 1,986 x 3078.38 = 6113.68 (Kcal/Kmol.độ ) Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022 83
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH 6113.68 8 *1.986 * 301 TKP  (1  1  )  410.45 0 K  137,45 0 C 4 *1.986 6113.68 ( K kp  K 0 ) 0.1817 0.1817 K CP     0,0727643 (ml/g.giờ) K kp 2.3 lg 12.14 2.4971 2.3 lg K0 = 0,02021210-6 (m3/kg*s) Thời gian ủ nhiệt được tính như sau: T = 103 ngày 2. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TỰ CHÁY CỦA THAN CỦA CÁC VỈA THAN TẠI CÔNG TY THAN HÀ LẦM – VINACOMIN 2.1. Cơ sở phân loại, đánh giá mức độ tự cháy của than Căn cứ theo Quyết định số: 1361/QĐ-TKV, ngày 11/08/2020 được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành về việc ―Ban hành Quy định hướng dẫn lấy mẫu xác định mức độ tự cháy của than trong các mỏ hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam‖[2] để phân loại và đánh giá mức độ tự cháy của than. Bảng 5. Bảng phân loại than theo mức độ tự cháy Chỉ số tự cháy Sza Năng lƣợng hoạt Phân loại than Mức độ tự cháy 0 [ C/phút] hóa E, [kJ/mol] tự cháy của than > 67 I Rất thấp Đến 80 46  67 II Thấp < 46 III Trung bình > 42 > 80  100 < 42 IV Cao > 34 > 100  120 < 34 V Rất cao 2.2. Kết quả phân loại, đánh giá mức độ tự cháy của than Bảng 6. Phân loại khả năng tự cháy của than tại vỉa 7; 10 và 11 Công ty CP than Hà Lầm - Vinacomin Chỉ số tự cháy của Phân Năng Phân Mức Độ than loại vỉa Chất lƣợng loại độ tự Tên Vị trí lấy ẩm Độ tro, than bốc hoạt than cháy vỉa mẫu W A (%) SZa SZa’ theo Vk(%) k hóa E, tự của (%) o o ( C/phút) ( C/phút) mức độ (kJ/mol) cháy than tự cháy Lò chợ CGH 7 2,43 6,85 10,28 12,16 2,78 61,70 II Thấp II 7-3.1 vỉa 7 Lò chợ CGH 11 3,94 8,30 11,03 13,13 3,48 55,42 II Thấp II 11-1.16 Lò chợ 10-2 10 2,36 8,24 4,27 12,69 2,99 60,46 II Thấp II – KT5 Lò chợ 10- 10 3-T-13 – 3,06 7,35 3,37 14,69 3,52 59,65 II Thấp II KT8 LC 11-3-T- 11 4,34 7,89 12,38 13,70 3,24 60,26 II Thấp II 14 – KT1 2.3. Xây dựng mô hình đƣờng đặc tính chuẩn mẫu than Để xây dựng mô hình đường đặc tính chuẩn cho các mẫu than căn cứ trên cơ sở các kết quả phân tích mẫu khí thoát ra từ quá trình gia nhiệt từ các mẫu than. Mẫu than sẽ được 84 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022
  5. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH lấy từ hiện trường đựng trong bình kín, sau đó thiết lập các thông số và tiến hành gia nhiệt cho mẫu tại các dải nhiệt độ khác nhau: 50 ÷ 350oC (13 dải nhiệt độ) với lưu lượng khí dòng không khí đi qua mẫu than dựa theo kết quả phân loại mức độ tự cháy của mẫu than.Tại mỗi dải nhiệt độ tiến hành lấy mẫu khí thoát ra phân tích các thành phần khí H 2; O2; N2; CO2; CH4; CO; C2H2; C2H4; C2H6; C3H8. Căn cứ kết quả lấy mẫu và phân tích tại vỉa 7, 10 và 11 - Công ty CP than Hà Lầm- Vinacomin (phân tích tại phòng thí nghiệm than tự cháy của Trung tâm An toàn Mỏ). Chúng tôi đã xây dựng được các biểu đồ như sau: Hình 3. Biểu đồ gia tăng khí CO2 và O2 trong quá trình gia nhiệt mẫu than tại LCCGH 7- 3-1 Hình 4. Biểu đồ gia tăng khí CO và H2 trong quá trình gia nhiệt mẫu than tại LC CGH 7- 3-1 Hình 5. Biểu đồ gia tăng khí N2 trong quá trình gia nhiệt mẫu than tại lò chợ CGH 7- 3-1 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022 85
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Hình 6. Biểu đồ gia tăng khí CxHy trong quá trình gia nhiệt mẫu than tại lò chợ 3. THỰC TRẠNG NGUY CƠ CHÁY NỘI SINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO LÕ VÀ KHAI THÁC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM 3.1. Khu vực xảy ra sự cố tại Khu III vỉa 10 Vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 03/6/2017, tại IIK 210 lò vận tải mức -130/-110, khu III - Vỉa 10 Công trường khai thác 5 quản lý, công nhân đo khí phát hiện có khói trắng xuất hiện trên đường lò. Ngay sau khi phát hiện sự cố, Công ty CP than Hà Lầm - Vinacomin đã ngay lập tức dừng sản xuất, rút toàn bộ người tại các khu vực ra ngoài khu vực nguy hiểm. 3.2. Khu vực xảy ra sự cố tại lò chợ 7-2.1 vỉa 7 Vào lúc 03 giờ 45 phút ngày 14/9/2017 công nhân đo khí của Phân xưởng thông gió đo kiểm tra hàm lượng các loại khí tại tường chắn T27 tại lò nối thông gió mức -165 khu I - Vỉa 7 Công trường kiến thiết cơ bản 1 (KTCB1) quản lý thấy hàm lượng khí CO tăng đột biến (đo được tại thời điểm là 400ppm). Sau khi phát hiện hàm lượng khí CO tăng đột biến, Công ty CP than Hà Lầm - Vinacomin đã ngay lập tức dừng sản xuất, rút toàn bộ người tại các khu vực ra ngoài khu vực nguy hiểm. Công ty báo cáo và lập các biện pháp ứng cứu xử lý sự cố theo các biện pháp dã được TKV thông qua. 3.3. Đánh giá chung Qua kết quả tổng hợp phân tích mẫu than, mẫu khí tại các lò chợ của Công ty CP Than Hà Lầm cho thấy: + Các vỉa than được đánh giá mức độ tự cháy ở mức từ thấp đến trung bình + Các lò chợ đều khai thác theo loại hình công nghệ khấu than và hạ trần thu hồi than nóc hết chiều dày của vỉa, đặc biệt là vải 7. Tuy nhiên, do khấu than hạ trần, thu hồi than nóc hết chiều dày của vỉa sẽ không tránh khỏi việc tổn thất than trong quá trình khai thác. Và nguy cơ khối than còn xót lại tại các khu vực đã khai thác, trụ bảo vệ đã bị áp lực làm tơi vụn khi gặp điều kiện tiếp xúc với ô xy sẽ dẫn đến hiện tượng gia tăng nhiệt độ vỉa than làm tăng nguy cơ cháy nội sinh. Trong thực tế thống kê các lần sự cố tại vỉa 7, vỉa 10 đều có do khối than gia tăng nhiệt độ dẫn đến cháy nội sinh. Do vậy luôn tồn tại nguy cơ xảy ra cháy nội sinh tại các vỉa 7, vỉa 10, vỉa 11 trong quá trình khai thác. Vì vậy trong quá trình khai thác các vỉa của Công ty cần phải nghiên cứu kỹ và đưa gia các giải pháp phòng chống cháy nội sinh để hạn chế mức thấp nhất xảy ra sự cố cháy. 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT PHÕNG CHỐNG CHÁY NỘI SINH ÁP DỤNG TẠI LÕ CHỢ CƠ GIỚI HÓA VỈA 7, VỈA 10 THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM 4.1. Các giải pháp phòng chống hiện tƣợng gia tăng nhiệt độ vỉa than tại lò chợ 4.1.1. Đối với khu vực đang khai thác - Theo phương khấu lò chợ với khoảng cách khấu 15m tiến hành xây 01 tường chắn bằng bao tro bay hoặc xếp bao cát tại lò DVTG và DVVT lò chợ phục vụ bơm khí ni tơ vào khu vực đã khai thác. 86 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022
  7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH - Theo tiến độ khấu lò chợ cứ 6m thi công đóng các vách ngăn (sử dụng ván gỗ xẻ + bạt ống gió thu hồi) tại luồng phá hỏa tiếp giáp lò TG 7-3.1 mức -130m và lò VT 7-3.1 mức - 200m vỉa 7, hạn chế sự xâm nhập của oxy vào khu vực đã khai thác - Bố trí thường trực 01 tổ hợp bơm tro bay phục vụ thi công các tường chắn cách ly đặc biệt sử dụng hỗn hợp tro bay và bơm ép tro bay lấp đầy các vị trí nới lở tại lò TG 7-3.1 mức -130m và lò VT 7-3.1 mức -200m vỉa 7. 4.1.2. Đối với khu vực đã kết thúc khai thác Xây các tường chắn cách ly đặc biệt sử dụng bơm tro bay, ngăn ngừa O 2 thẩm thấu vào khu vực đã kết thúc khai thác phía sau lò chợ tại các vị trí lò DVTG, DVVT và các lò nối thông gió vận tải của lò chợ đã khai thác. 4.2. Giải pháp kiểm soát khu vực xuất khí CO - Để kiểm soát hàm lượng khí CO, CH4 tại lò chợ CGH 7-3.1 khu I Vỉa 7 Công ty đã tiến hành lắp đặt tổng số 03 đầu đo khí CO và 03 đầu đo khí CH4 tại lò chợ CGH 7-3.1 khu I Vỉa 7. - Lắp đặt hệ thống đường ống lấy mẫu khí sau luồng phá hỏa của lò chợ, đo và lấy mẫu phân tích các thành phần khí sinh ra trong quá trình ủ nhiệt của than, phát hiện sớm hiện tượng than ủ nhiệt trong luồng phá hỏa. - Hàng ca bố trí 01 công nhân chuyên trách của Phân xưởng Thông gió thường trực đo, kiểm soát hàm lượng các khí: CH4, CO, O2, CO2, nhiệt độ khu vực lò chợ CGH 7-3.1 bằng thiết bị chuyên dụng. 4.3. Kiểm soát sự gia tăng nhiệt độ của vỉa than trong quá trình khai thác lò chợ CGH 7-3.1 - Để ngăn ngừa và kiểm soát sự gia tăng nhiệt độ vỉa than tại các vị trí hông và nóc lò DVTG 7-3.1; lò DVVT 7-3.1 vỉa 7. Tổ chức khoan các lỗ khoan ngắn bằng choòng khoan AA1, chiều dài lỗ khoan từ (4,5 ÷ 7,5)m. Bố trí các trạm khoan cách nhau L = 10m, mỗi trạm khoan thi công 03 lỗ khoan tại vị trí hông lò phục vụ kiểm soát khí và nhiệt độ. Khi phát hiện ra sự cố gia tăng nhiệt độ vỉa than và xuất khí CO, các lỗ khoan trên sẽ phục vụ công tác bơm ép nước làm giảm nhiệt độ vỉa than. - Triển khai công tác khoan các lỗ khoan dài sử dụng máy khoan WD-02 hoặc máy khoan ZDY-1250, chiều dài lỗ khoan từ (20 ÷ 40)m, các trạm khoan cách nhau L = 30m, phục vụ bơm tro bay, bơm ép nước khi cần thiết tại các vị trí DVTG 7-3.1; lò DVVT 7-3.1 khu I vỉa 7. - Bố trí thường trực 01 máy khoan WD-02 và 02 búa khoan ZQS55/2.5s phục vụ công tác khoan các lỗ khoan kiểm soát nhiệt độ và bơm ép nước. - Hàng ca công nhân của Phân xưởng Thông gió đo kiểm soát hàm lượng khí, nhiệt độ tại các lỗ khoan lò TG 7-3.1 và lò VT 7-3.1 vỉa 7 (tần suất đo 01 lần/ ca). 4.4. Các biện pháp phòng chống cháy nội sinh khác - Phun trám thành lò hạn chế khí ôxy thẩm thấu vào khu vực khe nứt, điểm rỗng nóc biên hông và nóc lò bằng bê tông tại các đường lò DVTG 7-3.1; lò DVVT 7-3.1 vỉa 7. - Bơm xả khí ni tơ vào khu vực đã khai thác: + Trong quá trình khai thác lò chợ, để giảm hàm lượng khí O2 thẩm thấu vào khu vực đã khai thác, tiến hành bơm xả khí ni tơ vào khu vực luồng phá hỏa qua đường ống thép Ø48mm lắp đặt tại lò thông gió 7-3.1 và lò vận tải 7-3.1 với chế độ 02 ca bơm liên tục; 01 ca bảo dưỡng thiết bị, đảm bảo nồng độ O2 trong khu vực phá hỏa ≤ 12% (Để đáp ứng được nồng độ O2 trong khu vực phá hỏa ≤ 12% lưu lượng bơm khí nitơ tối thiểu bằng 1/2 lưu lượng khối không khí trong khu vực phá hỏa của lò chợ với hàm lượng khí nitơ ≥ 99%); + Tổ chức, duy trì công tác bơm Ni tơ vào khu vực đã khai thác phía sau lò chợ CGH 7-3.1 vỉa 7, đảm bảo khu vực bơm xả khí Ni tơ theo tiên độ khấu luôn cách mặt gương khấu lò chợ từ (30 -:- 40)m; Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022 87
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH - Bơm dẫn nước, hợp chất làm lạnh Amonibicacbonat hoặc HCl... vào khu vực luồng phá hỏa đã khai thác với khoảng cách đặt ống để chờ bơm 50-:- 60m chiều dài khấu theo phương của lò chợ. 5. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nội sinh cho các lò chợ cơ giới hóa thuộc vỉa 7 (từ mức -300  -130), vỉa 10 (từ mức -200  -150), vỉa 11 (từ mức -200  -160) thuộc Công ty than Hà Lầm sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ về cháy nội sinh trong quá trình sản xuất. Mỗi giải pháp đều có phương thức thực hiện và hiệu quả nhất định. Việc phòng ngừa chống cháy nội sinh cần phải thực hiện tổng hợp các giải pháp đồng thời để ngăn chặn các nguy cơ. Khi xảy ra hiện tượng cháy nội sinh, tùy theo từng tình hướng cụ thể để lựa chọn giải pháp nào là chủ đạo, để từ đó việc tổ chức thực hiện theo từng bước và thứ tự ưu tiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo hiện trạng khai thác của Công ty than Hà Lầm. [2]. Lê Văn Thao (2001), Nghiên cứu nguyên nhân cháy than và biện pháp phòng ngừa trong quá trình khai thác. [3]. Số liệu thống kê, bảng tổng hợp nhân lực, sản lượng Công ty than Hà Lầm giai đoạn 2009-2018. [4]. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh thông báo tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh từ năm 2009 đến năm 2018, Quảng Ninh. [5]. QCVN 04:2017/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác quặng hầm lò. [6]. Nguyễn Văn Thanh (2021) - Luận văn thạc sĩ kĩ thuật ―Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nội sinh các vỉa than thuộc Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin‖. Research to propose technical solutions endogenous fire prevention for mechanization mining face in Ha Lam Coal of TKV Manh Hung Vu1,*, Van Nam Hoang1, Thi Thu Huong Nguyen1 Quang Hung Bui2, Trung Kien Pham2 1 Quang Ninh University of Industry 2 397 Joint stock Company - Dong Bac Corporation Abstract: The phenomenon of coal spontaneously igniting in the coal mines is the cause of production stoppage, resource loss, serious consequences for large losses of people and assets. The basic cause of coal self-ignition on the oxidation of coal produces heat, the temperature that accumulates over a long time with no outlet will increase to the critical temperature and self-ignition phenomenon in coal. This is a very dangerous phenomenon in Coal mining. Coal burning will produce many deadly toxic gases, especially CO. In addition, Coal fires can cause methane explosions and coal dust. The phenomenon of coal spontaneously igniting in the coal mines is The issue is of great interest in Coal mining. When self-ignition occurs, the mine door may be closed, considerable economic and social damage. On the basis of analysis and evaluation of the self-ignition ability of coal seams of Ha Lam Coal Joint Stock Company. The article proposes specific technical solutions that can be applied in endogenous fire prevention of Ha Lam Coal Joint Stock Company. Keywords: Endogenous methane, accidents, coal mining, exploding Methane. 88 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2