Gia Khải(2000), “Kỹ thuật chụp động mạch vành chọn<br />
lọc: Một số kinh nghiệm qua 152 bệnh nhân tim mạch<br />
được chụp động mạch vành tại Viện Tim Mạch Việt<br />
Nam”, Tạp chí tim mạch học, 21(phụ san đặc biệt 2-Kỷ<br />
yếu toàn văn các đề tài khoa học), tr632 - 642.<br />
6. Phạm Tử Dương (2000), “Nhồi máu cơ tim” Bài<br />
giảng lớp tập huấn cục quân y, tr41 - 49.<br />
7. Vũ Đình Hải - Hà Bá Miễn (1999), “Đau thắt ngực<br />
và NMCT”, Nhà xuất bản y học, tr 56 - 67.<br />
8. Phạm Mạnh Hùng-Nguyễn Lân Hiếu-Nguyễn<br />
Ngọc Quang (2001), “Nghiên cứu giá trị của phân độ<br />
Killip trong tiên lượng bệnh nhân NMCT cấp theo dõi<br />
<br />
dọc theo thời gian 30 ngày”, Tạp chí Tim Mạch học Việt<br />
Nam.<br />
9. Ahmad Sajadieh “Prevalence and prognostic<br />
significance of daily – life silent myocardial ischaemia in<br />
middle – aged and elderly subjects with no apparent”<br />
heart disease.<br />
10. Antman,<br />
E.M;Braunwalde<br />
E.(1997),“Acute<br />
Myocardial Infarction”, Heart Disease, vol 2, 1184 1266.<br />
11. American Diabetes Association (2005). “Total<br />
prevalence of Diabetes and Pre-Diabetes”.<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐIỆN NÃO CỦA ĐIỆN THOẠI VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH<br />
LAO ĐỘNG<br />
TRỊNH HOÀNG HÀ, NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN<br />
Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu cắt ngang có so sánh được tiến hành<br />
trên 57 điện thoại viên và 35 đối tượng đối chứng<br />
trong ngành Bưu điện. Kết quả nghiên cứu cho thấy,<br />
có sự giảm sút có ý nghĩa thống kê một số chỉ tiêu<br />
trên điện não đồ của điện thoại viên tại thời điểm<br />
trước ca so với sau ca làm việc: biên độ sóng Alpha<br />
từ 45,78 14,10 V giảm còn 39,07 14,93 V; chỉ<br />
số sóng Alpha từ 47,54 12,06% giảm còn 41,83 <br />
9,48%. Tại thời điểm sau ca lao động, mức suy giảm<br />
biên độ và chỉ số sóng Alpha của điện thoại viên làm<br />
việc tại Hà Nội lớn so với các tỉnh có ý nghĩa thống<br />
kê. Kết quả nghiên cứu trên thể hiện sự mệt mỏi rõ<br />
ràng của điện thoại viên trong quá trình lao động.<br />
Từ khóa: Điện não đồ, điện thoại viên.<br />
SUMMARY<br />
Comparative cross-sectional study among 57<br />
telephonist and 35 clerical staffs was conducted from<br />
2008 to 2009. There was a statistically significant<br />
decrease in some EEG indicators before and after<br />
their work shifts such as: Alpha wave amplitude from<br />
45,78 14,10 V to 39,07 14,93 V; Alpha wave<br />
index from 47,54 12,06% to 41,83 9,48%. The<br />
decrease of telephonist in Hanoi were statistically<br />
significant much more than in other provinces. Our<br />
findings showed a highly fatigue of telephonists<br />
during the working time.<br />
Keywords: Telephonist, clerical staffs<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điên thoại viên là nghề khá phổ biến trên thế giới,<br />
theo thống kê năm 2007 của Cục Lao động Hoa Kỳ,<br />
trên toàn lãnh thổ có 209.000 điện thoại viên (khoảng<br />
0,7 điện thoại viên/1000dân), trong đó có 27.000 điện<br />
thoại viên làm ở các trung tâm Bưu điện lớn 10.<br />
Theo Roxanne Cabral (1998), đặc trưng cơ bản của<br />
điện thoại viên là lao động trong phòng kín, cách ly<br />
độc lập nên dễ bị căng thẳng thần kinh tâm lý, mệt<br />
mỏi, cần phải tuyển chọn, chăm sóc sức khoẻ phù<br />
hợp, đặc biệt chú ý đến thiết kế ecgônômi vị trí lao<br />
động và tổ chức nghỉ ngơi tích cực giữa ca lao động<br />
<br />
19<br />
<br />
8. Theo Guianze E.R. (1988), những người làm việc<br />
tại các tổng đài điện thoại đường dài đều có gánh<br />
nặng cảm xúc, trí tuệ lớn, bị cách ly độc lập trong làm<br />
việc, thường than phiền các triệu chứng như đau<br />
đầu, chóng mặt [7]. Nhìn chung, các nhà khoa học<br />
đều thừa nhận, căng thẳng thần kinh tâm lý (stress),<br />
thường gây suy nhược cơ thể, nếu kéo dài sẽ dẫn<br />
đến tình trạng suy nhược mất bù và cuối cùng là<br />
bệnh lý do nghề nghiệp. Theo Kawakami và cs<br />
(1999), cho biết từ năm 1980 tại Nhật có đến 50%<br />
người lao động lo lắng quá mức về công việc, âu sầu<br />
và các stress khác, tỷ lệ này cứ tăng dần từ 51%<br />
(năm 1982), đến 57% (1992) và 60% (1997) [6]. Tuy<br />
nhiên, ở nước ta lao động căng thẳng thân kinh tâm<br />
lý chỉ mới hình thành trong những năm gần đây nên<br />
chưa được nghiên cứu nhiều.<br />
Trong ngành Bưu điện, điện thoại viên chiếm<br />
khoảng 20% lao động của ngành, trong đó nữ chiếm<br />
trên 90% (khoảng 0,24 Điện thoại viên/1000dân).<br />
Điện thoại viên làm việc theo ca kíp 24/24, tiếp nhận<br />
nhu cầu thông tin từ khách hàng, xử lí thông tin và trả<br />
lời ngay, hoặc tra cứu nhanh trên máy tính, hoặc phải<br />
tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia, các thư<br />
viện.v.v.. để đưa ra câu trả lời sớm nhất. Thời gian<br />
tập trung quan sát chiếm gần 90% ca lao động. Định<br />
mức khoán 325 phút đường thông/ca làm việc 360<br />
phút. Tuy nhiên, vào lúc cao điểm lên đến 700 cuộc<br />
trao đổi/ca. Vì vậy, điện thoại viên được Bộ Y tế xếp<br />
vào lao động loại IV thuộc nhóm lao động nặng nhọc<br />
độc hại nguy hiểm. Trong quá trình quản lí sức khoẻ<br />
điện thoại viên ngành Bưu điện, chúng tôi thấy có<br />
nhiều trường hợp người mắc bệnh có liên quan đến<br />
nghề nghiệp, thậm chí mắc bệnh chống chỉ định với<br />
nghề nghiệp. Không ít điện thoại viên, chủ yếu tại<br />
trung tâm khai thác điện thoại lớn, đặc biệt là ở Hà<br />
Nội và TP Hồ Chí Minh phải chuyển nghề, khoảng<br />
30% mỗi năm.<br />
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá<br />
sự biến đổi chức năng thần kinh của điện thoại viên<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014<br />
<br />
trong quá trình lao động. Trên cơ sở đó đề xuất biện<br />
pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe điện thoại viên.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là nữ công nhân viên làm<br />
việc tại các đơn vị viễn thông được chọn trong ngành<br />
Bưu điện, đối tượng được chia làm 2 nhóm:<br />
- Nhóm chủ cứu: là điện thoại viên được chia làm<br />
hai nhóm nhỏ như sau:<br />
+ Điện thoại viên làm việc tại Viễn thông Hà Nội,<br />
nơi có cường độ làm việc lớn hơn so với các Viễn<br />
thông các tỉnh.<br />
+ Điện thoại viên tại các Viễn thông các tỉnh: nơi<br />
có cường độ làm việc thấp hơn so với Viễn thông Hà<br />
Nội.<br />
- Nhóm đối chứng: là công nhân viên làm công tác<br />
hành chính tại các đơn vị nghiên cứu được chọn,<br />
tương ứng mọi điều kiện, nhưng không tiếp xúc với<br />
các yếu tố tác hại nghề nghiệp của điện thoại viên.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang<br />
có so sánh<br />
2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công thức tính<br />
cỡ mẫu cho việc so sánh khác biệt giữa hai trị số<br />
trung bình như sau [1]:<br />
2 2<br />
n1 n 2 Z 2 , 2<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó: là độ lệch chuẩn; là sự khác biệt<br />
giữa hai số trung bình trước và sau ca lao động.<br />
2(, ) là mức ý nghĩa thống kê, tra bảng 10,5.<br />
Tham khảo các nghiên cứu trước, chọn độ lệch<br />
chuẩn của biên độ sóng là 6V và sai khác nhau<br />
giữa hai trị số trung bình của biên độ sóng là 5V.<br />
Thay vào công thức tính được số đối tượng nghiên<br />
cứu tối thiểu là 31 đối tượng cho mỗi nhóm nghiên<br />
cứu.<br />
2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin:<br />
- Ghi điện não đồ bằng máy kỹ thuật số<br />
NEUROFAX- Nhật, theo phương pháp lưỡng cực tại<br />
4 vùng trán, đỉnh, chẩm, thái dương (hai bên phải và<br />
trái), tại thời điểm trước và sau ca làm việc.<br />
- Khi phân tích điện não, đã tiến hành phân loại<br />
điện não và tính toán các thông số tần số, biên độ và<br />
chỉ số của sóng Alpha.<br />
2.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu: trên<br />
Epi-Info 6.4 và SPSS.<br />
2.5. Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu tuân thủ<br />
theo quy định và được Hội đồng đạo đức của Bệnh<br />
viện Bưu điện thông qua trước khi tiến hành.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Tần số sóng Alpha trên điện não đồ<br />
Bảng 1: Tần số sóng Alpha trên điện não đồ của<br />
điện thoại viên và đối chứng<br />
Nhóm<br />
nghiên cứu<br />
Chủ cứu<br />
(n=57)<br />
Đối chứng<br />
<br />
20<br />
<br />
ĐV<br />
tính<br />
CK/s<br />
CK/s<br />
<br />
Trước ca<br />
<br />
<br />
9,24<br />
0,53<br />
<br />
Sau ca<br />
<br />
<br />
9,11<br />
0,51<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
9,36<br />
<br />
9,19<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
0,55<br />
<br />
0,64<br />
<br />
p<br />
<br />
(n=35)<br />
P<br />
<br />
0,05<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Nhận xét: Tần số nhịp Alpha của điện thoại viên ở<br />
thời điểm trước và sau ca lao động đều thấp hơn so<br />
với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, sự khác nhau này<br />
chưa có ý nghĩa thống kê.<br />
2. Biên độ sóng Alph trên điện não đồ<br />
Bảng 2: Biên độ sóng Alpha trên điện não đồ của<br />
điện thoại viên và đối chứng<br />
Nhóm<br />
nghiên cứu<br />
Chủ cứu<br />
(n=57)<br />
Đối chứng<br />
(n=35)<br />
p<br />
<br />
ĐV<br />
tính<br />
V<br />
V<br />
<br />
Trước ca<br />
Sau ca<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
45,78 14,10 39,07 14,93<br />
<br />
0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Nhận xét: - Biên độ sóng Alpha của điện thoại<br />
viên ở thời điểm trước ca thấp hơn so với nhóm đối<br />
chứng. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
- Tại thời điểm sau ca lao động, biên độ sóng<br />
Alpha của điện thoại viên giảm thấp hơn so với trước<br />
ca, đặc biệt là giảm thấp nhiều hơn so với nhóm đối<br />
chứng có ý nghĩa thống kê.<br />
- Tại thời điểm sau ca lao động, biên độ sóng<br />
Alpha của nhóm đối chứng cũng giảm thấp hơn so<br />
với đầu ca. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
3. Chỉ số sóng Alpha trên điện não đồ<br />
Bảng 3: Chỉ số sóng Alpha trên điện não đồ của<br />
điện thoại viên và đối chứng<br />
Nhóm<br />
nghiên cứu<br />
Chủ cứu<br />
(n=57)<br />
Đối chứng<br />
(n=35)<br />
p<br />
<br />
ĐV<br />
tính<br />
<br />
Trước ca<br />
<br />
<br />
<br />
Sau ca<br />
<br />
<br />
<br />
p<br />
<br />
%<br />
<br />
47,54 12,06 41,83<br />
<br />
9,48<br />
<br />
0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Nhận xét: - Tại thời điểm trước ca lao động, chỉ số<br />
sóng Alpha của điện thoại viên thấp hơn so với nhóm<br />
đối chứng, tuy nhiên sự khác nhau này chưa có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
- Tại thời điểm sau ca lao động, chỉ số sóng Alpha<br />
của điện thoại viên giảm thấp hơn so với trước ca có<br />
ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, chỉ số sóng Alpha của<br />
nhóm đối chứng cũng giảm so với trước ca nhưng<br />
chưa có ý nghĩa thống kê.<br />
4. Kết quả các chỉ số điện não theo cường độ<br />
làm việc<br />
Bảng 4: So sánh mức biến đổi biên độ và chỉ số<br />
sóng Alpha trên điện não trước và sau ca lao động<br />
theo đơn vị nghiên cứu<br />
Nhóm<br />
nghiên cứu<br />
Biên độ<br />
sóng Alpha<br />
Chỉ số sóng<br />
Alpha<br />
<br />
ĐV<br />
tính<br />
<br />
BĐ Hà Nội<br />
(n=30)<br />
<br />
<br />
<br />
BĐ Tỉnh<br />
(n=27)<br />
<br />
<br />
<br />
V<br />
<br />
7,85<br />
<br />
2,24<br />
<br />
5,45<br />
<br />
1,98<br />
<br />
0,001<br />
<br />
%<br />
<br />
7,03<br />
<br />
2,57<br />
<br />
4,24<br />
<br />
1,36<br />
<br />
0,001<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhận xét: - Mức độ giảm biên độ sóng Alpha ở<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014<br />
<br />
thời điểm sau ca lao động so với trước ca của điện<br />
thoại viên Viễn thông Hà Nội lớn hơn so với Viễn<br />
thông tỉnh có ý nghĩa thống kê.<br />
- Mức độ giảm chỉ số sóng Alpha ở thời điểm sau<br />
ca lao động so với trước ca của điện thoại viên Viễn<br />
thông Hà Nội lớn hơn so với Viễn thông tỉnh có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
BÀN LUẬN<br />
Theo các nhà khoa học, có nhiều kỹ thuật nghiên<br />
cứu căng thẳng thần kinh tâm lý nghề nghiệp và mệt<br />
mỏi trong quá trình lao động như điều tra tâm sinh lý<br />
bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, Sipelberger test; các<br />
trắc nghiệm tâm lý, bao gồm trí nhớ, chú ý, phản xạ<br />
thính thị - vận động, tốc độ xử lý thông tin, tư duy<br />
logic,…Nhìn chung, các nghiệm pháp này đều dễ<br />
triển khai thực hiện tại hiện trường và ít tốn kém<br />
nhưng cùng mắc nhược điểm là bị ảnh hưởng bởi<br />
nhiều yếu tố chủ quan từ cả hai phía người lao động<br />
và nghiên cứu viên. Để khắc phục nhược điểm này<br />
và điều kiện ngay nay cũng cho phép nên gần đây<br />
các nhà khoa học thường sử dụng thêm các thiết bị,<br />
máy móc chuyên dụng để thu thập thông tin chính<br />
xác và khách quan hơn như máy điện tim trong thống<br />
kê toán học nhịp tim, máy ghi điện não đồ. Ngoài ra,<br />
trong những trường hợp khó, các biến đổi kín đáo,<br />
người ta còn sử dụng thêm một số nghiệm pháp kích<br />
hoạt để phát hiện được những dấu hiệu bất thường<br />
tiềm ẩn như nghiệm pháp gắng sức trong ghi điện<br />
tâm đồ, nghiệm pháp hít thở sâu, nghiệm pháp ánh<br />
sáng,...<br />
Điện não đồ có vai trò quan trọng trong nghiên<br />
cứu y học, vì nó cho phép chúng ta đánh giá trực tiếp<br />
trạng thái chức năng của não có liên quan đến các<br />
quá trình hoạt động tâm sinh lý trong quá trình lao<br />
động. Theo Malkin V.B. (1978) điện não đồ là chỉ tiêu<br />
vững chắc biểu hiện các nét cá nhân của chân dung<br />
tâm sinh lý, cho phép đánh giá chức năng, đánh giá<br />
căng thẳng thần kinh tâm lý và mệt mỏi trong lao<br />
động và có độ nhạy cao trong đánh giá hiệu quả các<br />
biện pháp nghỉ ngơi tích cực, luyện tập phục hồi sức<br />
khoẻ [9].<br />
Theo các nhà khoa học, điện não nền được ghi<br />
trong trạng thái tương đối yên tĩnh, không có sự căng<br />
thẳng thần kinh tâm lý. Như vậy, bản điện não ghi<br />
trước ca trong nghiên cứu của chúng tôi được coi<br />
như là một bản điện não nền, nó cho phép ta xác<br />
định các chỉ số cơ bản như tần số, biên độ trung<br />
bình, chỉ số Alpha, Beta, và các nghiệm pháp chức<br />
năng sau khi ghi điện não nền với kích thích bằng<br />
ánh sáng, các nghiệm pháp này cho phép xác định<br />
tính phản ứng, độ năng động và tính hưng phấn của<br />
hệ thần kinh. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng<br />
tôi lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá trạng thái<br />
thần kinh chức năng và mệt mỏi trong quá trình lao<br />
động của điện thoại viên như chu kỳ, biên độ, chỉ số<br />
sóng Alpha.<br />
Tần số, biên độ và chỉ số sóng Alpha phản ánh<br />
khách quan khả năng hoạt động đồng bộ, bình<br />
thường của não người. Trong tình trạng mệt mỏi<br />
<br />
21<br />
<br />
hoặc quá căng thẳng thì cả tần số, biên độ và chỉ số<br />
Alpha đều giảm sút, trong đó biên độ và chỉ số Alpha<br />
có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn [3,10]. Kết quả<br />
nghiên cứu (bảng 1) cho thấy, tại thời điểm sau ca<br />
lao động, tần số Alpha giảm thấp hơn trước ca<br />
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, biên độ<br />
và chỉ số Alpha của điện thoại viên ở thời điểm sau<br />
ca lại giảm thấp hơn so với trước ca có ý nghĩa thống<br />
kê. Đặc biệt là tại thời điểm sau ca lao động, biên độ<br />
và chỉ số Alpha của điện thoại viên giảm thấp nhiều<br />
hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê xem<br />
chi tiết kết quả bảng 2&3. Trong khi đó, ta chưa thấy<br />
có sự khác biệt rõ ràng ở nhóm đối chứng tại thời<br />
điểm sau ca so với trước ca. Kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi cũng phù hợp với Vũ Khắc Khoan [3]<br />
nghiên cứu sức khoẻ phi công và công nhân công tác<br />
trên không cho biết, không có sự khác biệt về tần số<br />
sóng điện não của nhóm nghiên cứu (phi công và<br />
điện báo viên) với nhóm chiến sĩ đối chứng, nhưng<br />
có sự khác nhau về biên độ và đặc biệt là chỉ số nhịp<br />
Alpha. Biên độ và chỉ số Alpha của nhóm nghiên cứu<br />
thấp hơn, thể hiện căng thẳng thần kinh tâm lý của<br />
nhóm nghiên cứu (phi công và điện báo viên) với<br />
nhóm đối chứng. Trong nghiên cứu này của chúng<br />
tôi, biên độ và chỉ số Alpha cao hơn kết quả của<br />
Nguyễn Văn Oai và cs (2002) khi nghiên cứu xây<br />
dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn sức khỏe nghề<br />
nghiệp trong ngành Bưu Điện [2]. Theo chúng tôi, có<br />
lẽ các máy ghi điện não kỹ thuật số ngày nay có độ<br />
nhạy cao hơn so với trước.<br />
Kết quả nghiên cứu bảng 4 cho thấy, mức độ<br />
giảm biên độ và chỉ số sóng Alpha ở thời điểm sau ca<br />
lao động so với trước ca của điện thoại viên Viễn<br />
thông Hà Nội lớn hơn so với Viễn thông tỉnh có ý<br />
nghĩa thống kê, thể hiện sự suy giảm về biên độ và<br />
chỉ số song Alpha theo cường độ lao động. Kết quả<br />
này cũng phù hợp với kết quả của Vũ Khắc Khoan<br />
trong nghiên cứu nêu trên cho biết, biên độ và chỉ số<br />
Alpha của phi công và điện báo viên quân sự kém<br />
hơn phi công và điện báo viên dân sự, đặc biệt biên<br />
độ và chỉ số sóng Alpha giảm có ý nghĩa ở những lần<br />
bay sau so với lần bay trước [3,4].<br />
Tóm lại, qua kết qủa nghiên cứu điện não đồ của<br />
điện thoại viên trong quá trình lao động cho thấy, tại<br />
thời điểm sau ca lao động biên độ và chỉ số Alpha<br />
giảm sút nhiều so với trước ca, điện thoại viên làm<br />
việc tại các trung tâm lớn như Hà Nội có mức giảm<br />
sút nhiều hơn các tỉnh. Điều này thể hiện rõ tính chất<br />
lao động căng thẳng thần kinh tâm lý, đã gây mệt mỏi<br />
và giảm sức lao động của điện thoại viên ở thời điểm<br />
cuối ca làm việc. Tuy nhiên, các chỉ số điện não cơ<br />
bản của điện thoại viên ở thời điểm đầu ca đều đạt ở<br />
mức trung bình trở lên. Thể hiện sự mệt mỏi thần<br />
kinh tâm lý trong ca lao động, có khả năng hồi phục<br />
sau khi được nghỉ ngơi, nhưng nếu kéo dài tính chất<br />
căng thẳng này liệu có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý.<br />
Theo Võ Quang Đức và cs (2004), nghiên cứu về môi<br />
trường làm việc và sức khỏe của điện thoại viên cho<br />
biết, 82% điện thoại viên bị đau đầu, 45% số người<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014<br />
<br />
có biểu hiện uể oải, buồn ngủ, giấc ngủ nặng nề;<br />
ngoài ra còn bị đau âm ỉ cơ mắt, xung quanh hố mắt,<br />
cơ đầu ngón tay, cẳng tay, bả vai, bắp đùi, quanh<br />
sườn; rối loạn chức năng thị giác, một số điện thoại<br />
viên giảm thị lực nhanh chóng trong những năm đầu;<br />
lão thị sớm ở người trên 40 tuổi kèm theo thoái hóa<br />
võng mạc; nhãn áp tăng nhanh theo tuổi nghề và tuổi<br />
đời, nữ cao gấp hai lần nam. Vì vậy, cần có những<br />
biện pháp dự phòng tích cực để giảm nhẹ căng thẳng<br />
nghề nghiệp cho các điện thoại viên nhẹ căng thẳng<br />
nghề nghiệp phục hồi sức khỏe như: tuyển chọn<br />
nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, giáo dục<br />
sức khỏe nghề nghiệp, tổ chức lao động hợp lý, rèn<br />
luyện tâm thể và điều trị dự phòng bằng thuốc [5].<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
Tại thời điểm sau ca lao động, biên độ và chỉ số<br />
sóng Alpha của điện thoại viên biến đổi theo chiều<br />
hướng giảm sút so với trước ca và giảm sút nhiều<br />
hơn ở điện thoại viên có cường độ làm việc lớn hơn,<br />
thể hiện sự căng thẳng thần kinh tâm lý và mệt mỏi<br />
quá mức trong quá trình lao động. Trên cơ sở kết<br />
quả nghiên cứu, chúng tôi khuyến nghị: cần tăng<br />
cường các biện pháp chăm sóc sức khoẻ điện thoại<br />
viên như áp dụng các biện pháp nghỉ ngơi tích cực,<br />
khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm các bệnh lý có<br />
tính chất nghề nghiệp để điều trị kịp thời. Nhưng về<br />
lâu dài, cần nghiên cứu biên soạn tiêu chuẩn sức<br />
khoẻ tuyển chọn phù hợp để hạn chế đến mức tối<br />
thiểu ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp,<br />
đảm bảo sức khỏe lâu dài cho điện thoại viên trong<br />
quá trình lao động.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đào Văn Dũng (2008), Thiết kế nghiên cứu hệ<br />
<br />
thống y tế. NXB Y học, Hà Nội, tr 59-65.<br />
2. Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Lịch (2002),<br />
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn<br />
công nhân khai thác điện thoại, Báo cáo tổng kết đề tài<br />
nghiên cứu khoa học cấp Tổng công ty Bưu chính Viễn<br />
thông Việt Nam, Hà Nội.<br />
3. Vũ Khắc Khoan (1995), Nghiên cứu các biện<br />
pháp bảo vệ sức khoẻ Phi công và nhân viên công tác<br />
trên không, nhằm góp phần bảo đảm an toàn và kéo dài<br />
tuổi bay, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học cấp Bộ<br />
Quốc phòng, Hà Nội.<br />
4. Trịnh Hoàng Hà, Nguyễn Tùng Linh (2009),<br />
Nghiên cứu tác dụng cải thiện khả năng lao động trí tuệ<br />
của chế phẩm “Quy tỳ thang” ở Điện thoại viên, Tạp chí<br />
sinh lý học, Tập 12 N 0-1: 4/2008, Hà Nội. tr 40-45.<br />
5. Tô Như Khuê (1995), Nghiên cứu ché độ lao<br />
động nghề nghiệp và các biện pháp phục hồi sau lao<br />
động. Báo cáo tổng kết đề tà KX -07 -15, thuộc chươg<br />
trình 07. Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hànội 1995.<br />
6. Kawakami N., Haratani T. (1999), Epideminology<br />
of job stress and health in Japan: Review of current<br />
evidence and future direction. Industrial health, Vol.37<br />
N02, pp.174-186.<br />
7. Guianze E.R. (1988), Swithboard operators,<br />
rd<br />
Encyclopaedia of occupational health and safety, 3<br />
Edition, Vol.2, ILO, Geneva.<br />
8. Roxanne Cabral (1998), Postal service.<br />
th<br />
Encyclopaedia of occupational health and safety, 4<br />
Edition, Vol.3, ILO, Geneva.<br />
9. Stykan O.A. (1998), Điện não đồ trong lâm sàng,<br />
tài liệu dịch, Học viện Quân Y, Hà Nội.<br />
10. Wright R.D. & Ward L.M. (2008), Orienting of<br />
Attention, Oxford University Press.<br />
<br />
NGHI£N CøU GI¸ TRÞ ¸P LùC NéI Sä ë BÖNH NH¢N CHÊN TH¦¥NG Sä N·O NÆNG<br />
NguyÔn ViÕt Quang, NguyÔn ViÕt Quang HiÓn<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Chấn thương sọ não gây nên những<br />
thương tổn nguyên phát và thứ phát, chính những<br />
thương tổn này dẫn đến phù não và hậu quả cuối cùng<br />
gây tăng áp lực nội sọ. Áp lực nội sọ càng càng cao thì<br />
tiên lượng càng nặng. Mục tiêu: Xác định giá trị áp lực<br />
nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và tìm<br />
mối tương quan giữa áp lực nội sọ với thang điểm<br />
Glasgow ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Đối<br />
tượng và phương pháp nghiên cứu: 120 bệnh nhân<br />
chấn thương sọ não nặng điều trị tại Bệnh viện Trung<br />
ương Huế, tuổi ≥18. Kết quả: 120 bệnh nhân, nam<br />
104, nữ 16, 18-39 tuổi có 82 bệnh nhân, 40-60 tuổi có<br />
31 bệnh nhân, trên 60 tuổi có 7 bệnh nhân. Nhóm<br />
Glasgow 3-6 điểm có 35 bệnh nhân, nhóm bệnh nhân<br />
Glasgow 7-8 điểm có 85 bệnh nhân. Áp lực nội sọ ở<br />
nhóm bệnh nhân Glasgow 3-6 điểm là<br />
32,78±9,63mmHg và nhóm Glasgow 6-7 điểm là<br />
30,06±9,25mmHg. Kết luận: Ở bệnh nhân chấn<br />
<br />
22<br />
<br />
thương sọ não nặng, áp lực nội sọ tăng cao, khi áp lực<br />
nội sọ càng cao, thang điểm Glasgow càng thấp.<br />
Từ khóa: Chấn thương sọ não, Glasgow.<br />
SUMMARY<br />
RESEARCH OF INTRCRANIAL PRESSURE VALUE<br />
IN PATIENTS WITH SEVERE TRAUMATIC BRAIN<br />
INJURY<br />
<br />
Background: Traumatic brain injury causes<br />
lesions of primary and secondary, primary lesions<br />
leads to cerebral edema and consequently ultimately<br />
causing increased intracranial pressure. High value of<br />
intracranial pressure is the worse prognosis.<br />
Objectives: Valuation of intracranial pressure in<br />
patients with severe traumatic brain injury and find<br />
the correlation between intracranial pressure with<br />
Glasgow coma scale in patients with severe traumatic<br />
brain injury. Subjects and methods: 120 patients<br />
with severe traumatic brain injury treated at Hue<br />
Central Hospital, age ≥ 18. Results: 120 patients,<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014<br />
<br />