Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BƯỚU SAU PHÚC MẠC<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Ngô Xuân Thái*, Trần Anh Vũ*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Điều trị phẫu thuật bướu sau phúc mạc rất khó khăn do bướu nằm sâu bên trong ổ bụng, bản<br />
chất mô bệnh học đa dạng và triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu hệ<br />
thống có số lượng lớn về bướu sau phúc mạc được báo cáo.<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bướu sau phúc mạc tại bệnh viện Chợ Rẫy,<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu hồi cứu, với 77 TH (TH) có kết quả giải phẫu<br />
bệnh là bướu sau phúc mạc được chẩn đoán và phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 1/2013 đến<br />
12/2014.<br />
Kết quả: 39 bệnh nhân nam (50,6%) và 38 bệnh nhân nữ (49,4%). Tuổi trung bình 47,8 ± 17,3. Đau hông<br />
lưng (31,2%) và đau bụng (28,6%) là hai triệu chứng thường gặp nhất. Chẩn đoán sau mổ có 38TH bướu có<br />
nguồn gốc trung mô, 22 TH bướu có nguồn gốc thần kinh, 7 TH có nguồn gốc tế bào mầm và 10 TH nang sau<br />
phúc mạc. Thời gian mổ 136,4 ± 85,5 phút. Có 55 TH (71,4%) cắt trọn bướu, trong đó 3 TH (4,5%) được phẫu<br />
thuật nội soi. Trong quá trình phẫu thuật, có 7 TH (9%) phải cắt các tạng khác do bướu xâm lấn.<br />
Kết luận: Phần lớn các TH bướu sau phúc mạc được phát hiện khi bướu đã có kích thước to, bệnh nhân có<br />
triệu chứng do bướu chèn ép hoặc xâm lấn vào các cơ quan lân cận. Thời gian phẫu thuật thường kéo dài và phẫu<br />
thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm để xử trí các tạng liên quan.<br />
Từ khóa: Bướu sau phúc mạc.<br />
ABSTRACT<br />
DIAGNOSIS AND MANAGEMENT OF RETROPERITONEAL TUMORS<br />
IN CHO RAY HOSPITAL 2013-2014<br />
Ngo Xuan Thai, Tran Anh Vu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 23 - 27<br />
<br />
Background: Surgical treatment of retroperitoneal tumor is difficult because the tumor is located deep<br />
within the abdomen, histopathological diversity and nonspecific clinical symptoms. In our country, no systematic<br />
study of retroperitoneal tumors have been conducted.<br />
Objective: we investigate the diagnosis and surgical management of retroperitoneal tumors.<br />
Material and methods: this is a retrospective study, 66 patients with pathological resulted retroperitoneal<br />
tumors were presented at Cho Ray Hospital from 1/2013 to 12/2014.<br />
Results: 32 male (48.4%) and 34 female (51.6%). The median age is 48.5 ± 16.9. Flank pain (33.3%) and<br />
abdominal pain (27.3%) are the two most common symptoms. Post operative diagnostic included 34<br />
mesenchymal tumors, 17 neural tumors, 17 germ cell tumors and 7 retroperitoneal cysts. The mean operation<br />
duration time is 132.9 ± 32.9 minutes. Complete resection was done in 47 (71.2%) patients and 3 cases (4.5%)<br />
<br />
* Đại học Y dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Xuân Thái ĐT: 0918017034 Email: drthai@ymail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu 23<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
were performed by laparoscopy. 7 patients (10.6%) at least one organ was resected completely or partially en bloc<br />
with tumor.<br />
Conclusion: Mosts of cases present when the tumors have large size, symptoms cause by tumor compression<br />
or invasion into adjacent organs. The operation takes a lot of time and it requires the surgeron have to be skillfull<br />
and experience to manage the associated organs.<br />
Keywords: Retroperitoneal tumors.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bướu sau phúc mạc gồm tất cả các loại bướu Tất cả những bệnh nhân được phẫu thuật và<br />
xuất phát từ khoang sau phúc mạc và không có có giải phẫu bệnh sau mổ là bướu sau phúc mạc,<br />
nguồn gốc thực sự từ các tạng sau phúc mạc bao gồm cả những TH chỉ sinh thiết bướu.<br />
(thận, tuyến thượng thận, niệu quản...)(Error! Reference Chúng tôi không đưa vào nghiên cứu những TH<br />
source not found.). Chẩn đoán bướu sau phúc mạc luôn bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh khác nhau<br />
đặt ra nhiều vấn đề khó khăn do bệnh nhân giữa hai lần mổ.<br />
không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, thường Quy trình nghiên cứu<br />
chỉ thể hiện rõ khi bướu đã đủ lớn(5,11). Điều trị<br />
bướu sau phúc mạc chủ yếu là phẫu thuật, tuy<br />
nhiên do bướu thường liên quan đến nhiều cơ<br />
quan, đặc biệt là các mạch máu lớn nên việc cắt<br />
hết bướu mà không gây tổn thương các cơ quan<br />
khác là điều không dễ dàng. Bên cạnh đó, do<br />
bướu có bản chất mô bệnh học đa dạng nên tiên<br />
lượng sau mổ của mỗi bệnh nhân lại thay đổi tùy<br />
theo từng thể lâm sàng.<br />
Trong 5 năm gần đây do sự phát triển của<br />
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và hóa mô<br />
miễn dịch, chẩn đoán và điều trị bướu sau phúc<br />
mạc đã có nhiều thay đổi. Tại Việt Nam, hiện chỉ<br />
có một số ít công trình nghiên cứu về bướu sau<br />
phúc mạc được thực hiện và báo cáo với số liệu<br />
còn hạn chế. Vì vậy việc cần có một nghiên cứu<br />
để tổng kết, đánh giá hiệu quả điều trị là vô cùng<br />
cần thiết. Đó cũng là lý do chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá kết quả Hình 1. Phân vùng khoang sau phúc mạc<br />
sớm điều trị phẫu thuật bướu sau phúc mạc tại Chúng tôi hồi cứu hồi cứu hồ sơ những bệnh<br />
bệnh viện Chợ Rẫy trong 2 năm 2013-2014. nhân nhập viện từ ngày 1/1/2013 đến ngày<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU 30/12/2014 có đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, ghi nhận<br />
những đặc tính sau: Tuổi, giới, số lần phẫu thuật,<br />
Đối tượng nghiên cứu lý do nhập viện, vị trí bướu: chúng tôi dựa vào<br />
Chúng tôi tiến hành hồi cứu 77TH được chẩn hình ảnh trên phim CT scan và ghi nhận của<br />
đoán là bướu sau phúc mạc và được phẫu thuật phẫu thuật viên, phân chia bướu vào các vùng<br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian 2 năm theo hình 1. Kích thước bướu: dựa vào kích<br />
2013-2014. thước bướu được đo trên phim CT scan, được<br />
tính bằng kích thước trung bình (ngang + dọc +<br />
<br />
<br />
24 Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cao)/3. Đường mổ: nội soi hay mổ mở. Thời gian Lâm sàng và cận lâm sàng<br />
mổ (phút): tính từ lúc rạch da tới khi đóng mũi Số lần mổ do bướu sau phúc mạc là 1,2 ± 0,7,<br />
chỉ cuối cùng. Cách thức mổ, các tạng cắt kèm có 1 TH phải mổ 5 lần do bướu tái phát.<br />
theo trong mổ do bướu xâm lấn, các tạng tổn<br />
Bảng 1. Lý do vào viện của bệnh nhân<br />
thương trong khi mổ. Các tai biến trong khi mổ<br />
Lý do Số BN (n) Tỷ lệ (%)<br />
và biến chứng sau khi mổ, kết quả gần sau mổ. Đau hông lưng 24 31,2<br />
KẾT QUẢ Đau bụng 22 28,6<br />
Tự sờ thấy bướu 8 10,4<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Tình cờ 7 9,1<br />
Rối loạn tiết niệu 5 6,5<br />
Có 77TH BSPM được phẫu thuật trong đó có<br />
Yếu chân 5 6,5<br />
32TH được phẫu thuật trong năm 2013, 45TH Phù chân 3 3,9<br />
trong năm 2014. Tuổi trung bình của bệnh nhân Khác 3 3,9<br />
là 47,8 ± 17,3 (19 – 85). Có 39 bệnh nhân nam Tổng 77 100<br />
(50,6%) và 38 bệnh nhân nữ (49,4%). Về giải Đau bụng và đau hông lưng là 2 triệu chứng<br />
phẫu bệnh lý: 44TH là bướu lành tính và 33TH là thường gặp nhất khiến bệnh nhân nhập viện.<br />
ác tính.<br />
Bảng 2. Liên quan giữa tính chất ác tính và các đặc điểm của bướu<br />
Đặc tính N (%) hoặc trung bình (độ lệch chuẩn)<br />
Lành N= 44 Ác N= 33 95% OR P<br />
Bắt thuốc cản quang 6 (13,6) 26 (78,6) 23,5 ( 7-78) 0,001*<br />
Bờ không đều 12 (27,3) 22 (66,7) 5.3 (1,9 -14,2) 0,002*<br />
Cạnh cột sống 6 (13,6) 6 (18,2) 1,9 (0,5-6,7) 0,28<br />
Thắt lưng 2 bên 33 (75) 20 (60,6) 0,5 (0,1-1,3) 0,17<br />
Khung chậu 5 (11,4) 7 (21,2) 1,9 (0,5-6,7) 0,58<br />
Kích thước bướu 11 (5,7) 11,3 (5,4) 0,8<br />
Số lần mổ 1,2 (0,5) 1,3 (0,9) 0,6<br />
Bắt thuốc cản quang và bờ không đều là 2 trong quá trình phẫu thuật hoặc chảy máu nhiều<br />
đặc điểm có giá trị giúp tiên đoán tính lành ác phải truyền máu. Có 9TH phẫu thuật viên chủ<br />
của u, đặc biệt là bắt thuốc cản quang với động cắt một phần hoặc toàn bộ các tạng khác do<br />
OR=23,5. bướu xâm lấn, trong đó ruột là cơ quan dễ bị tổn<br />
thương nhất (4/9TH).<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Bảng 3. Phương pháp phẫu thuật<br />
Phương pháp phẫu thuật Số bệnh Tỷ lệ (%)<br />
nhân (N)<br />
Mổ mở cắt toàn bộ bướu 52 67,5<br />
Nội soi cắt bướu 3 3,9<br />
Cắt bướu bán phần 1 1,3<br />
Mổ mở sinh thiết bướu 13 16,9<br />
Nội soi sinh thiết bướu 5 6,5<br />
Khác 3 3,9<br />
Biểu đồ 1. Phân loại nguồn gốc bướu sau phúc mạc Tổng 77 100<br />
<br />
Bướu có nguồn gốc trung mô chiếm tỷ lệ cao Chúng tôi ghi nhận 3 TH bệnh nhân vào<br />
nhất 49,4%. viện với các triệu chứng do bướu xâm lấn nhiều<br />
cơ quan, phẫu thuật viên không thể tiếp cận<br />
Thời gian mổ trung bình của loạt nghiên cứu<br />
được bướu nên 1 TH được nối vị tràng, 2 TH làm<br />
này là 136,4 ± 85,5 (15 – 570). Không có TH nào tử<br />
hậu môn nhân tạo.<br />
vong sau mổ. Có 12TH tổn thương các tạng khác<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu 25<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
<br />
Bảng 4. Liên quan giữa kết quả phẫu thuật và đặc tính của bướu<br />
Đặc tính Cắt bướu ( N=56) Không cắt được ( N= 21) P 95% OR<br />
N (%) hoặc trung bình (độ lệch chuẩn)<br />
Vị trí Cạnh cột sống 3 (5,4) 9 (42,9) < 0,001* 0,07 (0,01 -0,075)<br />
Thắt lưng hai bên 45 (80,4) 8 (38,1) < 0,001* 6,6 (2,2-19,9)<br />
Chậu 8 (14,3) 4 (19) 0,72 0,7 (0,18-2,6)<br />
Nguồn gốc Trung mô 27 (48,2) 11 (52,4) 0,75 0,84 (0,3-2,3)<br />
bướu Thần kinh 16 (28,6) 6 (28,6) 0,99 0,3 (0,3-3)<br />
Tế bào mầm 3 (5,4) 4 (19) 0,063 0,2(0,49-1,1)<br />
Liên quan cơ quan 25 (44,6) 14 (66,7) 0,085 0,4 (0,14-1,1)<br />
Ác tính 20 (35,7) 13 (61,9) 0,039* 0,34 (0,12 -0,96)<br />
Kích thước 11,7 (5,4) 9,7 (1,2) 0,165<br />
Vị trí và tính chất lành, ác của bướu có liên Kết quả của chúng tôi tương tự với các nghiên<br />
quan đến kết quả phẫu thuật. cứu khác của Phạm Quang Hà: bướu ác có 63,4%<br />
bắt thuốc. Ngấm cảng quang mạnh có 9 TH, tất<br />
BÀN LUẬN<br />
cả đều là các bướu giàu mạch máu, trong đó có 2<br />
Bướu sau phúc mạc là một bệnh cảnh gây TH bướu quanh mao mạch đều ngấm mạnh.<br />
nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Do đặc điểm của BSPM mà nhiều chuyên<br />
Bệnh nhân thường vào viện với các triệu chứng khoa phẫu thuật: mạch máu, tiêu hóa… đều có<br />
đa dạng, xuất hiện khi bướu đã đủ lớn và chèn liên quan. Chúng tôi có 9 TH gặp tai biến trong<br />
ép các cơ quan khác. Theo Hoàng Dương<br />
mổ, đặc biệt có 2 TH tổn thương mạch máu lớn:<br />
Vương(2) triệu chứng đau bụng chiếm 89.7%, Lê tĩnh mạch chủ dưới, động mạch thận gây mất<br />
Ngọc Thành(3) là 85%, theo Dirk C Strauss(9) 85 % nhiều máu phải truyền máu. Hai TH sau đó đều<br />
sờ thấy u bụng. Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
ổn. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ cắt được bướu là<br />
đau hông lưng (31,2%), đau bụng (28,6%) là các<br />
72,7%, tỷ lệ này thay đổi từ 55-80% tùy nghiên<br />
triệu chứng thường gặp nhất khiến bệnh nhân<br />
cứu. Tìm hiểu mối liên hệ giữa bản chất bướu và<br />
nhập viện. Sở dĩ tỉ lệ của chúng tôi thấp hơn có<br />
khả năng căt bướu, chúng tôi thấy bản chất lành<br />
thể do ý thức người dân cao dần, có khám sức ác của bướu có liên quan trực tiếp đến kết quả.<br />
khỏe định kỳ hoặc khám ngay khi có các biểu Ngoài ra vị trí của bướu cũng là một yếu tố tiên<br />
hiện bất thường trong cơ thể, mặt khác trình độ<br />
lượng khả năng phẫu thuật. Những bướu nằm<br />
khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế phát triển<br />
quanh cột sống, liên quan với các mạch máu lớn<br />
nhanh chóng cũng làm cho tỉ lệ phát hiện bệnh thì khả năng cắt trọn bướu là rất khó khăn.<br />
sớm hơn và cao hơn.<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi không ghi<br />
Dễ tái phát là một trong những đặc tính<br />
nhận được lượng máu mất trong quá trình phẫu<br />
của BSPM(5,11). Số lần mổ trung bình trong<br />
thuật, một yếu tố trong đánh giá kết quả phẫu<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 1,2 ± 0,7, thấp hơn thuật. Tuy nhiên, do chỉ có 4/71TH (5%) phải<br />
so với nghiên cứu của tác giả Trịnh Hồng truyền máu nên cũng không ảnh hưởng quá<br />
Sơn(10) là 1,9 ± 0,4. Tuy nhiên điều này có thể nhiều đến kết quả nghiên cứu.<br />
giải thích được là do trong mẫu nghiên cứu<br />
chúng tôi, bướu lành tính chiếm tỷ lệ khá cao KẾT LUẬN<br />
(57,1%). Kêt quả từ nghiên cứu này cho thấy BSPM<br />
Sự ra đời của cắt lớp vi tính mở ra một bước thể hiện bằng nhiều triệu chứng đa dạng, đau<br />
ngoặt mới trong thăm dò bệnh lý sau phúc mạc. bụng và đau hông lưng vẫn là hai triệu chứng<br />
Các bướu ác tính hầu hết đều ngấm thuốc(1) thường gặp nhất. CT scan có vai trò quan trọng<br />
(78,6%), trong khi bướu lành tính chỉ có 13,6 %. cả trong chẩn đoán và điều trị, giúp dự đoán bản<br />
chất và tiên lượng phẫu thuật dựa trên một số<br />
<br />
<br />
26 Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đặc điểm như bờ của bướu, bắt cản quang, vị trí 6. Sheldon C. Binder, Bertram Katz (1998), Retroperitoneal<br />
Liposarcoma, Annals of surgery, 187: 257-261.<br />
bướu… Từ kết quả này đặt ra yêu cầu cần có 7. Skandalakis J.E. et al (2010), Chapter11: Retroperitoneum,<br />
những ngiên cứu khác để đánh giá mối liên Skandalakis’ Surgical anatomy. Mc Graw Hill.<br />
8. Stanley Bruce Malkowicz (2012), Retroperitoneal tumors,<br />
quan giữa các đặc điểm của bướu với thời gian<br />
Campbell - walsh urology, W.B. Saunders company,<br />
sống sau mổ. USA,1507.<br />
9. Strauss D.C (2011), Retroperitoneal tumours: review of<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO management, Ann R Coll Surg Engl 2011; 93: 275–280.<br />
1. Hồ Xuân Tuấn (2001), Nghiên cứu hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 10. Trịnh Hồng Sơn , Hoàng Dương Vương, Đỗ Đức Vân, Nguyễn<br />
các u sau phúc mạc nguyên phát thường gặp ở bệnh viện Việt Phúc Cương (1999), Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị<br />
Đức, Luận văn thạc sỹ Y học - Đại học Y khoa Hà Nội. các khối u sau phúc mạc tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn<br />
2. Hoàng Dương Vương (1998), Nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng 1991-1999, Tạp chí Y học thực hành tháng 10 năm 1999.<br />
và cận lâm sàng của các u sau phúc mạc thường gặp tại bệnh 11. Venter A. et al (2013), Difficulties of diagnosis in retroperitoneal<br />
viện Việt Đức,Luận văn thạc sỹ y học - Đại học Y khoa Hà tumors, Romanian Journal of Morphology & Embryology,<br />
Nội. 2013, 54(2): 451 - 456.<br />
3. Lê Ngọc Thành (1987), Góp phần chẩn đoán các khối u sau phúc<br />
mạc, Luận án tốt nghiệp Bác sỹ nội trú - Đại học Y khoa Hà<br />
Nội. Ngày nhận bài báo: 10/05/2015<br />
4. Margaret Von Mehren et al (2014), Soft tissue sarcomas, NCCN<br />
clinical practice guidelines in oncology. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015<br />
5. Oland A.Y.G (1984), Primary retroperitoneal soft tissue sarcoma,<br />
Journal of surgical oncology, 25: 8 – 11.<br />
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu 27<br />