intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu động học phản ứng oxi hóa điện hóa pirol tạo màng polypirol

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ chế của quá trình oxi hóa điện hóa pirol thành polypirol chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này, bài báo tập trung nghiên cứu động học phản ứng oxi hóa pirol tạo màng polypirol bằng phương pháp cyclic voltammetry.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu động học phản ứng oxi hóa điện hóa pirol tạo màng polypirol

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 22, 2004<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG  <br /> OXI HÓA ĐIỆN HÓA PIROL TẠO MÀNG POLYPIROL<br /> Lê Tự Hải<br /> Lê Thanh Hải<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Polypirol là một polyme hữu cơ  dẫn điện liên hợp và là một trong những  <br /> polyme được nghiên cứu nhiều cùng với polyanilin và các dẫn suất của polythiophen.  <br /> Các polyme hữu cơ liên hợp bị kích thích (bị oxi hóa) có tính dẫn điện là do sự không <br /> định cư của hệ liên hợp   [5].<br /> Việc tổng hợp polypirol trên các vật liệu nền khác nhau và ứng dụng của nó <br /> đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.<br /> Quá trình oxi hóa điện hóa pirol thành polypirol xảy ra theo phản  ứng tổng  <br /> quát sau:<br /> <br /> <br /> n NH      ­   2n e           NH    n      +    2n H+<br /> Polypirol tạo thành tiếp tục bị oxi hóa và tạo thành polypirol kích thích:<br /> +<br /> <br /> NH    x   y    ­   ye    +    yA­         NH    x   A­    y<br /> x có giá trị khoảng từ 3 đến 4, anion A­ xâm nhập vào lỗ trống của lớp màng <br /> polypirol.<br /> Tuy nhiên, cơ  chế  của quá trình oxi hóa điện hóa pirol thành polypirol chưa <br /> được nghiên cứu đầy đủ. Để  góp phần làm sáng tỏ  vấn đề  này, bài báo tập trung  <br /> nghiên cứu động học phản  ứng oxi hóa pirol tạo màng polypirol bằng phương pháp  <br /> cyclic voltammetry.<br /> <br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Các phép đo cyclic voltammetry được thực hiện trong bình đo có 3 điện cực  <br /> điều khiển bằng thiết bị  Potentiostat PGS ­HH1B kết nối với máy vi tính để  xử  lý <br /> kết quả. Điện cực làm việc là điện cực đĩa Pt, đường kính 4,0 cm. Điện cực đối là <br /> điện cực dây Pt và điện cực so sánh là điện cực calomen bão hòa. Thể tích mỗi dung <br /> dịch nghiên cứu là 30 ml với dung môi là nước cất. Trước mỗi phép đo, bề mặt điện <br /> cực làm việc được đánh bằng giấy nhám mịn, sau đó rửa sạch điện cực bằng nuớc <br /> máy và nước cất.<br /> 1<br /> Các hóa chất để  pha dung dịch nghiên cứu gồm: KClO4, KNO3, K2SO4, KCl, <br /> KOH, HClO4 và pirol có mức độ tinh khiết phân tích.<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Đường cong dòng ­ thế của dung dịch nền:<br />            Hình 1 chỉ ra đường cong dòng ­ thế của các dung dịch nền trong vùng quét thế  <br /> từ ­0,20 V đến + 2,00V (SCE).<br /> 1<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> 3<br /> <br /> <br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1: Đường cong dòng ­ thế của các dung dịch nền: (1) KClO4 0,1M, (2) KCl 0,1M,<br />  (3) KNO3 0,1M, (4) K2SO4 0,1M. Tốc độ quét thế 20 mV/s.<br /> <br /> Từ hình 1 cho thấy, trong quá trình quét thế về phía dương, dòng chỉ bắt đầu  <br /> tăng lên khi thế  đạt đến giá trị  khoảng + 1,35V. Dòng này xuất hiện là do quá trình  <br /> oxi hóa nước. Như vậy, trong khoảng thế từ ­ 0,2V đến + 1,3V không xảy ra bất kỳ <br /> phản ứng oxi hóa nào.<br /> Trong trường hợp dung dịch nền là KCl thì xuất hiện thêm một pic oxi hóa mà <br /> thế  bắt đầu của nó khoảng + 1,15V. Pic này xuất hiện là do quá trình oxi hóa Cl­  <br /> thành Cl2.<br /> Theo [4], thế  + 1,15V nằm trong cửa sổ thế  của quá trình oxi hóa pirol nên  <br /> KCl không được dùng làm chất điện ly cho các bước khảo sát tiếp theo.<br /> 3.2. Ảnh hưởng của anion chất điện ly đến quá trình oxi hóa pirol <br /> <br /> 2<br /> Đường cong dòng ­ thế  vòng đầu tiên của dung dịch chứa pirol 0,1M và các <br /> chất điện ly được trình bày ở hình 2.<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2: Đường cong dòng ­ thế vòng đầu tiên của dung dịch chứa pirol 0,1M và: (1) KClO4 <br /> 0,1M, (2) K2SO4 0,1M, (3) KNO3 0,1M. Tốc độ quết thế 20 mV/s.<br /> 1<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3: Đường cong dòng ­ thế vòng thứ hai của dung dịch chứa pirol 0,1M và: (1) KClO4 <br /> 0,1M, K2SO4 0,1M, (3) KNO3 0,1M. Tốc độ quét thế 20 mV/s.<br /> 3<br /> Hình 2 cho thấy, các đường cong cyclic của dung dịch pirol với các chất điện ly  <br /> KClO4, K2SO4  và KNO3  gần giống nhau.  Ở  thế  khoảng + 0,7V bắt đầu xuất hiện <br /> một pic oxi hóa (pic này không có trong các đường cong của các dung dịch nền), đồng  <br /> thời trên điện cực làm việc có lớp màng màu đen tạo thành. Như vậy, có xảy ra phản  <br /> ứng oxi hóa pirol trong khoảng thế từ + 0,7 ­ + 1,3 V (hình 2). Các pic oxi hóa pirol có  <br /> mật độ dòng cực đại ip khác nhau không đáng kể. Do đó, các ion ClO4­, SO42­ và NO3­ <br /> ảnh hưởng không khác nhau nhiều đến quá trình oxi hóa pirol  ở  vòng quét thế  đầu  <br /> tiên.<br /> Tuy nhiên, ở vòng quét thế vòng thứ hai thì ip của pic oxi hóa pirol tăng đối với  <br /> chất điện ly là KClO4 và giảm đối với chất điện ly là K2SO4 và KNO3 (hình 3). Điều <br /> này   có   thể   là   do   polypirol/ClO 4­  bị   kích   thích   nhiều   hơn   so   với   polypirol/SO 42­, <br /> polypirol/NO3­ sau vòng quét thế đầu tiên nên polypirol/ClO 4­ dẫn điện mạnh hơn. Do <br /> đó, ở vòng quét thế  vòng thứ  hai, quá trình oxi hóa pirol trên điện cực Pt có phủ  lớp <br /> màng   polypirol/ClO4­  xảy   ra   dễ   dàng   hơn   trên   điện   cực   Pt   có   phủ   lớp   màng <br /> polypirol/SO42­ hoặc polypirol/NO3­.<br /> Vì vậy,  KClO4 được chọn làm chất điện ly cho các nghiên cứu tiếp theo.<br /> 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ quét thế:<br /> Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quét thế v đến quá trình oxi hóa pirol <br /> nhằm xác định cơ chế phản ứng. Kết quả đo đường cong dòng ­ thế với các tốc độ <br /> quét thế khác nhau trong vùng thế từ 0,00V ­ + 2,00V được trình bày ở hình 4.<br /> 5<br /> <br /> <br /> 4<br /> 3<br /> <br /> <br /> 2<br /> 1<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4: Đường cong dòng ­ thế của dung dịch chứa pirol 0,1M + KClO4 0,1M<br /> với tốc độ quét thế : (1) 15mV/s, (2) 20 mV/s, (3) 50mV/s, (4) 100mV/s, (5) 200mV/s.<br /> 4<br /> Từ  kết quả  trên cho thấy, khi tăng tốc độ  quét thế  thì i p tăng nhưng ip không <br /> tăng tuyến tính theo v1/2 (hình 5) như trong phương trình Nicholson ­ Shain:<br /> ip = 2,99.105.n3/2.A.Do1/2.Co.  .v1/2<br /> ip (mA/cm2)<br /> 40<br /> <br /> 30<br /> <br /> 20<br /> <br /> 10<br /> <br /> 0 v1/2<br /> 0 5 10 15<br /> <br /> <br /> Hình 5: Sự phụ thuộc ip vào v1/2<br /> Điều này chứng tỏ  phản  ứng oxi hóa pirol xảy ra theo cơ  chế  phức tạp, qua  <br /> nhiều giai đoạn.<br /> Cơ chế của phản ứng oxi hóa pirol có thể xảy ra qua các bước sau:<br /> <br /> <br /> NH  (dd)               NH  (hp)        (a)<br /> <br /> NH<br /> NH  (hp)     ­    1e                                                                                (b)<br /> <br /> <br /> NH         ­      H+                                                                                 (c)<br /> NH<br /> <br /> <br /> NH<br /> NH       +                                           NH     NH                          (d)<br /> <br /> <br /> NH     NH        ­      1e                    NH     NH                       (b)<br /> <br /> <br /> NH     NH     ­      H+                     NH     NH                      (c)    <br /> <br /> <br /> NH     NH    +     NH               NH     NH     NH            (d)<br /> <br /> <br /> Và polypirol tạo thành bị oxi hóa tiếp tạo thành polypirol  kích thích. <br /> 3.4. Ảnh hưởng của pH:<br /> 5<br /> Ảnh hưởng của pH đến quá trình oxi hóa pirol đã được khảo sát và trình bày ở <br /> hình 6.<br /> <br /> <br /> <br /> 1 5<br /> 4 2<br /> 3<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 6: Đường cong dòng ­ thế của dung dịch chứa pirol 0,1M + KClO4 0,1M trong các môi  <br /> trường pH khác nhau: (1) pH = 1, (2) pH = 4, (3) pH = 7, (4) pH =10, (5) pH = 12. <br /> Tốc độ quét thế 20mV/s.<br /> Kết quả  trên cho thấy pH không  ảnh hưởng nhiều đến i p, tức là không  ảnh <br /> hưởng nhiều đến dòng oxi hóa pirol. Như vậy, quá trình oxi hóa pirol không chịu ảnh  <br /> hưởng bởi pH của dung dịch. Kết luận này phù hợp với giả  thiết về  cơ  chế  phản <br /> ứng nêu ra ở mục 3.4.<br /> 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ pirol<br /> Ảnh hưởng của nồng độ pirol đến quá trình oxi hóa pirol được chỉ ra trong hình  <br /> 7.<br /> Theo các kết quả  thu được, ip   tỉ  lệ  tuyến tính với nồng độ  ban đầu của pirol <br /> Co. Sự phụ thuộc tuyến tính này thể hiện rõ khi xây dựng đồ thị Co ­ ip (hình 8). Điều <br /> này chứng tỏ, ở điều kiện thí nghiệm đã chọn, tốc độ quá trình oxi hóa pirol bị khống  <br /> chế bởi tốc độ giai đoạn khuếch tán của pirol đến bề mặt điện cực ( giai đoạn (a)).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> ip (mA/cm2)<br /> 80<br /> <br /> 60<br /> <br /> 40<br /> <br /> 20<br /> <br /> 0 Co<br /> 0 0.1 0.2 0.3 0.4<br /> <br /> <br /> Hình 7: Sự phụ thuộc ip vào nồng độ ban đầu của pirol Co<br /> <br /> <br /> 5<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> <br /> <br /> 2<br /> 1<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 8: Đường cong dòng ­ thế của dung dịch chứa pirol + KClO4 0,1M <br /> với các nồng độ khác nhau của pirol: (1) 0,025M, (2) 0,05M, <br /> (3) 0,1M, (4) 0,2M, (5) 0,3M. Tốc độ quét thế 20mV/s.<br /> 3.6. Ảnh hưởng của tốc độ quay điện cực ( )<br /> Như chỉ ra trong hình 9 và hình 10, khi   tăng thì ip cũng tăng nhưng ip không <br /> tăng tuyến tính theo  1/2<br />  như  trong phương trình Lewitch (phương trình *) mà ip tăng <br /> chậm hơn so với  1/2<br /> .<br /> 7<br /> ip = 0,62.Z.F.D2/3. ­1/6<br /> .(Co ­ Cs).  1/2<br />  ( * )<br /> Điều này chứng tỏ, khi tăng tốc độ  quay điện cực, tốc độ  khuếch tán pirol  <br /> đến bề  mặt điện cực tăng nhưng do tốc độ  quá trình oxi hóa pirol trên bề  mặt điện <br /> cực xảy ra chậm hơn so với quá trình khuếch tán nên i p không tăng tuyến tính theo <br /> 1/2<br /> . Như vậy, khi quay điện cực, tốc độ quá trình oxi hóa pirol còn bị khống chế bởi  <br /> các giai đoạn xảy ra trên bề  mặt điện cực. Các cation gốc hoặc các gốc trung gian  <br /> thường không bền nên tốc độ  của các giai đoạn hóa học (giai đoạn (c), (d)) thường  <br /> xảy ra nhanh hơn. Do đó, tốc độ quá trình oxi hóa pirol còn phụ thuộc vào tốc độ giai <br /> đoạn điện hóa (b) khi quay điện cực.<br /> 4<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 9: Đường cong dòng ­ thế của dung dịch chứa pirol 0,1M + KClO4 0,1M <br /> với các tốc độ quay điện cực (vòng/phút) khác nhau: (1) 20, (2) 50, (3) 100, (4) 200. <br /> Tốc độ quét thế 20mV/s.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> ip (mA/cm2)<br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0 1/2<br /> <br /> 0 5 10 15<br /> <br /> <br /> Hình 10: Sự phụ thuộc ip vào  1/2<br /> <br /> <br /> <br /> 4. KẾT LUẬN<br /> ­ Quá trình oxi hóa pirol tạo màng polypirol trên điện cực Pt xảy ra trong  <br /> khoảng thế từ + 0,7 ­ + 1,3V (SCE) (có lớp màng màu đen tạo thành trên bề mặt điện  <br /> cực làm việc) theo cơ chế điện hóa (E) ­ hóa học (C) kết hợp (E.C.C) và không phụ <br /> thuộc vào pH của dung dịch. <br /> ­ Tốc độ  của quá trình oxi hóa pirol bị  khống chế  bởi tốc độ  của quá trình  <br /> khuếch tán. Ngoài ra, khi quay điện cực, tốc độ  của quá trình oxi hóa pirol còn phụ <br /> thuộc vào tốc độ của giai đoạn điện hóa.<br /> ­ Trong số những chất điện ly KClO4, K2SO4 và KNO3 thì KClO4 làm cho lớp <br /> màng polypirol bị  kích thích nhiều nhất nên lớp màng polypirol/ClO4­  dẫn điện tốt <br /> nhất.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Nguyễn Khương. Điện hóa học. NXB Khoa học và kỹ thuật (1999).<br /> 2. Nguyễn Văn Tuế. Hóa lý, tập 4. NXB Giáo dục (1999).<br /> 3. Albert.J.Fry.  Synthetic   organic   electrochemistry.  Harper   and   Row   Publisher, <br /> New York  (1972).<br /> 4. C.A.Ferreira,   S.Aeiyach,   J.I.Aaron,   P.C.Lacaze.  Electrosynthesis   of   strongly  <br /> adherent   polypyrrole   coatings   on   iron   and   mild   steel   in   aqueous   media <br /> (1995)1801 ­ 1808.<br /> 5. Kyoo Kim. Characterization of  some conductive polymers. Seoul (1996).<br /> 6. Michael   E.G.Lyons.  Electroactive   Polymer   Electrochemistry,   Part   1:  <br /> Fundamentals. Plenum Press, New York and London (1994).<br /> 7. Wenchen Su, Jud O.Iroh. Electropolymerization of pyrrole on steel subtrate in  <br /> the presence of oxalic acid and amines (1998) 2173 ­ 2184.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> 9<br /> Động học phản ứng oxi hóa điện hóa pirol được nghiên cứu bằng phương pháp cyclic  <br /> voltammetry thông qua khảo sát  ảnh hưởng của anion, nồng độ  anion chất điện ly, tốc độ  <br /> quét thế, pH của dung dịch, nồng độ  của pirol và tốc độ  quay điện cực. Các kết quả  đạt  <br /> được cho thấy, phản ứng oxi hóa pirol bắt đầu xảy ra ở thế khoảng + 0,7 V (SCE) và tốc độ  <br /> quá trình oxi hóa do tốc độ  giai đoạn khuếch tán quyết định khi điện cực làm việc là điện  <br /> cực tĩnh.<br /> <br /> STUDY ON THE KINETICS OF ELECTROCHEMICAL OXIDATION<br /> OF PIROL TO PRODUCE POLYPYRROLE FILM<br /> Le Tu Hai<br /> Le Thanh Hai<br /> <br /> SUMMARY<br /> The   kinetics   of   electrochemical   oxidation   of   pyrrole   has   been   studied   using   cyclic  <br /> voltammetry   technique   through   investigating   the   influences   of   anions,   concentration   of  <br /> electrolytes, potential scan rate, pH, concentration of pyrrole and rotation rate of electrode.  <br /> The obtained results show that oxidation of pyrrole starts to occur at about + 0.7V (SCE) and  <br /> the rate of oxidation of pyrrole is controlled by the rate of diffusion process as the working  <br /> electrode is static.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2