Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ sinh viên cải thiện việc học tuyến điểm du lịch (đề xuất: Thiết kế ứng dụng E-Route trên nền tảng điện thoại thông minh)
lượt xem 4
download
Bài viết cho thấy ứng dụng này không chỉ giúp đỡ các bạn sinh viên mà còn các anh chị đang làm trong ngành du lịch. Vận dụng các vấn đề thực tiễn của tình trạng sinh viên hiện nay để đề xuất các giải pháp định hướng giúp đỡ các khó khăn mà sinh viên đang gặp phải trong quá trình học bộ môn Tuyến điểm du lịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ sinh viên cải thiện việc học tuyến điểm du lịch (đề xuất: Thiết kế ứng dụng E-Route trên nền tảng điện thoại thông minh)
- NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HỖ TRỢ SINH VIÊN CẢI THIỆN VIỆC HỌC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH (ĐỀ XUẤT: THIẾT KẾ ỨNG DỤNG E-ROUTE TRÊN NỀN TẢNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH) Huỳnh Minh Cường, Lê Thị Dung, Lý Hồng Giao Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Minh Chánh TÓM TẮT Hiện nay, ngành du lịch của Việt Nam ngày càng phát triển và được xếp vào thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ đã và đang theo học các ngành liên quan đến du lịch. Đặc biệt, Tuyến điểm du lịch là một trong những môn học rất quan trọng cho khối ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Song, phần lớn sinh viên vẫn chưa nắm rõ các cung đường, các điểm tham quan. Xuất phát từ thực tế này, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ sinh viên cải thiện việc học Tuyến điểm du lịch (Đề xuất: “Thiết kế ứng dụng E-Route trên nền tảng điện thoại thông minh”). Ứng dụng này không chỉ giúp đỡ các bạn sinh viên mà còn các anh chị đang làm trong ngành du lịch. Vận dụng các vấn đề thực tiễn của tình trạng sinh viên hiện nay để đề xuất các giải pháp định hướng giúp đỡ các khó khăn mà sinh viên đang gặp phải trong quá trình học bộ môn Tuyến điểm du lịch. Từ khoá: điện thoại thông minh, giải pháp, sinh viên, tuyến điểm du lịch, ứng dụng. 1 LÝ DO NGHIÊN CỨU Từ các vấn đề thực tiễn của tình trạng sinh viên hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc học và hiểu về Tuyến điểm du lịch Việt Nam. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm đường, định hướng vị trí và kết nối các điểm tham quan. Song song đó, chúng tôi cũng đã thiết kế mô hình ứng dụng E-Route để giúp sinh viên tra cứu cung đường, các điểm du lịch hay thiết kế tour du lịch dễ dàng và nhanh chóng. Và hơn thế, nhóm cũng muốn chia sẻ ứng dụng này đến các anh/chị đang làm trong ngành du lịch như: Hướng dẫn viên, Nhân viên thiết kế tour... có thể sử dụng để giúp ích cho công việc của mình. Ứng dụng này tuy chỉ hỗ trợ một phần trong học tập cũng như công việc nhưng chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu, thiết kế nhiều tiện ích hơn nữa để có thể hoàn thiện và giúp người dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. 2087
- 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,… (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO). Tuyến điểm du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Ứng dụng trên nền tảng điện thoại thông minh có nghĩa là phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Các ứng dụng thường có sẵn thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng (còn gọi là cửa hàng ứng dụng) và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều hành di động, như Apple App Store, Google Play, Windows Phone Store, và BlackBerry App World. Thuật ngữ "ứng dụng" là một rút ngắn của thuật ngữ "phần mềm ứng dụng". Trong tiếng Anh, thường được viết là “App” và đã trở thành rất phổ biến và trong năm 2010 đã được liệt kê như là "từ ngữ của năm" do Hiệp hội American Dialect Society chọn lọc. 3 THỰC TRẠNG VIỆC HỌC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Tầm quan trọng của tuyến điểm du lịch đối với sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Hiện nay ngành du lịch là một ngành đòi hỏi tính năng động, kiến thức và sự tự tin. Song hành với những niềm vui, sự thú vị mà ngành du lịch là sự khó khăn. Điều đâu tiên của sự khó khăn này là: Đòi hỏi kiến thức về du lịch và kiến thức du lịch gồm tuyến điểm, văn hóa, xã hội, kiến trúc, phong tục tập quán của từng vùng miền… Trong những kiến thức vừa liệt kê ở trên, môn tuyến điểm du lịch là nền móng chủ đạo của du lịch. Tuyến điểm du lịch đem đến cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất, hữu ích nhất, thực tế nhất. Những kiến thức về kiến trúc văn hóa, phong tục tập quán là những kiến thức ít bị thay đổi. Tuy nhiên tuyến điểm du lịch là những kiến thức thay đổi từng ngày theo sự vận hành của cuộc sống. Chẳng hạn các cung đường luôn được đổi mới, rất nhiều tuyến đường mới được xây dựng, tạo thuận lợi cho du lịch. Chính vì vậy những sinh viên ngành du lịch phải luôn được cập nhật liên tục. Tuyến điểm du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Tuyến điểm du lịch nói chung và điểm đến du lịch nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Không có tuyến điểm du lịch (cung đường) hợp lý và điểm đến du lịch thu hút khách. Thì ngành du lịch sẽ không được phát triển. Mà hiện nay ngành du lịch đang là ngành công nghiệp không khói đóng góp vào ngân sách quốc gia tương đối lớn. Tuyến điểm du lịch giúp cho sinh viên có một sự khái quát về điểm thăm quan và cung đường của một địa phận tỉnh thành nào đó. Tuyến diểm du lịch còn truyền tải những kiến thức về địa lý thổ nhưỡng của vùng đất đó. Sự am hiểu về các điểm thăm quan, địa lý, nhất là cung đường. Sẽ giúp sinh viên tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi bước vào nghề. 2088
- 4 GIẢI PHÁP Kết quả điều tra các nhóm đối tượng khách hàng du lịch ở Việt Nam đã phác họa xu hướng du lịch gắn liền với công nghệ điện thoại của thế hệ du khách trẻ (dưới 35 tuổi) với trên 86% du khách từ 35 tuổi trở xuống có sử dụng Tablet/Smartphone để hỗ trợ chuyến đi của mình trong khi chỉ có khoảng 69% du khách trên 35 tuổi sử dụng các thiết bị này với cùng một mục đích. Sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ này sinh ra những yêu cầu mới từ phía nhu cầu của du khách tại Việt Nam. Không chỉ còn trong quá trình lên kế hoạch cho chuyến đi. Du khách mới ngày nay tại Việt Nam có nhu cầu tìm kiếm thông tin và tương tác với các đơn vị cung ứng dịch vụ mà ngay cả trong chuyến du lịch. Một số lượng không nhỏ du khách kiểm tra thời tiết và thông tin của điểm đến. Một đối tượng khách hàng mà ứng dụng E - Route thực sự muốn hướng tới sinh viên du lịch và những người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch như hướng dẫn viên, điều hành tour. Đối với sinh viên du lịch thì hiện nay đang có những khó khăn trong quá trình học tuyến điểm. Vì là sinh viên nên việc có những sự trải nghiệm và kinh nghiệm khi đi tour và làm tour gần như không có. Vấn đề mắc phải ở đây là địa điểm tham quan, khoảng cách, thời gian di chuyển. Chính sự thiếu trải nghiệm và kinh nghiệm này làm cho sinh viên rất bỡ ngỡ, khó khăn khi bước vào nghề. Tạo ra lo lắng, thiếu tự tin. Sự thiếu tự tin này lại là điều không thể đối với hướng dẫn viên du lịch. Chính vì những lý do đó ứng dụng E-Route ra đời tạo sự tiện ích cho khách hàng khi khám phá định tuyến tìm tuyến điểm du lịch và trải nghiệm. Hình 1. Giới thiệu mô hình ứng dụng E – Route E-Route có thể được hiểu một cách thuần việt là “Tuyến đường điện tử Việt Nam” trong đó E là “ lectric” trong tiếng Anh nghĩa là điện tử, khi được ghi “ -” thì nó được hiểu như một tiếp tố mang tính chất điện tử. “Route” có nghĩa là tuyến điểm. Ngày nay, xu thế sử dụng điện thoại thông minh hầu như phổ biến, thói quen sử dụng sách guidebook đang dần được thay thế bằng điện thoại thông minh, do đó phát triển ứng dụng E-Route trở thành ứng dụng du lịch tạo ra sự thuận lợi, khoa học, cung cấp những hữu ích cho du khách, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng nhất là những vị khách hàng trẻ tuổi năng động hay những 2089
- khách hàng công nhân viên chức có sự hiểu biết rõ về công nghệ điện thoại trong việc tra cứu du lịch. Đó là tiêu chí ứng dụng E-Route hướng đến. Ứng dụng sẽ bao gồm các tiện ích: - Tuyến điểm: cũng là chức năng chính yếu của ứng dụng, hỗ trợ tìm tuyến đường từ điểm A đến điểm B và C, D, E,.. Dọc tuyến sẽ hiển thị các nhà hàng, khách sạn, cơ sở chính phủ sở tại và các điểm du lịch với thanh panel hỗ trợ phía trên. - Liên hệ: sẽ bao gồm những liên hệ quan trọng, khẩn cấp như đại sứ quán, lãnh sự quán các quốc gia, bệnh viện, cảnh sát,.. Và liên hệ của nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch được cập nhật liên tục bởi hệ thống của ứng dụng. Hỗ trợ cho công việc tìm kiếm, booking của điều hành, hướng dẫn viên và cho sinh viên một cách tiếp cận với thực tế từ khi còn đi học trên trường. - Tin du lịch: được tổng hợp từ nhiều nguồn tin tức về du lịch của các trang thông tin điện tử uy tín như express, Thanhnien,... để tiện cho người dùng cập nhật một cách nhanh gọn nhất về tình hình du lịch trong nước và quốc tế, từ đó áp dụng vào thực tế công việc. - Guide forum: là một diễn đàn chung cho nhân lực công tác trong ngành du lịch, có thể tạo những phòng chat riêng để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm. - Account: là tài khoản cá nhân của từng người dùng, khi sử dụng ứng dụng, mỗi người dùng phải tạo một tài khoản cá nhân để được nhận thông báo về cập nhật của phần mềm. Hình 2. Màn hình chính của ứng dụng E-Route 5 KẾT LUẬN Cùng với nhịp đập phát triển về nền kinh tế, nhu cầu về nhu lịch ngày càng tăng cao và thu hút được nhiều du khách. Vì thế cần đầu tư rất nhiều về cơ sở hạ tầng, các cơ sở dịch vụ lưu trú ăn uống. Bên cạnh đó tuyến điểm du lịch cũng là điều thiết yếu. 2090
- Hướng dẫn viên du lịch và điều hành tour là một trong những ngành nghề đang rất thịnh hành hiện nay. Ngoài những niềm vui trong nghề nhưng ở đâu đó khó khăn vẫn song hành. Ứng dụng hiện nay đang là một xu hướng đem đến sự tiện lợi, hỗ trợ trong công việc. Nhìn nhận được nhu cầu đó ứng dụng E-Route VN ra đời để tạo ra sự hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên, hướng dẫn viên, điều hành tour hiện này. Về điều hành tour tạo sự thuận lợi trong quá trình thiết kế, điều hành tour. Việc tìm kiếm những hành trình mới luôn là điều mà điều hành tour luôn phải đối mặt trong công việc mỗi ngày. Ứng dụng E-Route VN tiếp tục sẽ là một sự lựa chọn, đem đến sự hỗ trợ đắc lực dành cho công việc điều hành tour. Không những vậy việc tìm kiếm nhà hàng khách sạn để phù hợp với cung đường thăm quan của khách, phù hợp với thời gian ăn uống nghỉ ngơi cũng là điều mà điều hành tour luôn phải giải quyết trong bất cứ sản phẩm du lịch nào. E-Route VN sẽ luôn cập nhật liên tục để tạo nhiều sự lựa chọn cho công việc tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trong quá trình khảo sát và đưa ra những vấn đề mà sinh viên du lịch khi học môn tuyến điểm du lịch gặp khó khăn. Tìm ra những giải pháp hỗ trợ sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình học tập, nhất là môn tuyến điểm du lịch. Nhìn ra được điều gây khó khăn cho sinh viên, đó là sinh viên không thể hình dung ra được cung đường với cách học hiện này, vì thiếu tính thực tế, thiếu hình ảnh minh họa, thiếu tính chi tiết trong khi đó điều mà môn tuyến điểm du lịch đem lại cho sinh viên là tính thực tế, chi tiết những cung đường dẫn đến điểm thăm quan, cung đường từ điểm thăm quan này đến điểm thăm quan khác. Và điều minh chứng cho sự thiếu chi tiết trong quá trình học là, sinh viên không thể nắm được thời gian khoảng cách từ điểm này đến điểm khác, đi cung đường nào, quốc lộ mấy. Những chi tiết này trong quá trình học tuyến điểm tưởng chừng là điều hiển nhiên mà sinh viên nắm rõ, nhưng trên thực tế đây lại là khó khăn mà sinh viên không được giải quyết. Sự ra đời của E-Route là công cụ hỗ trợ cho sinh viên du lịch và các bộ phận trong ngành du lịch đem đến một trải nghiệm mới, tiện lợi hơn trong việc tìm kiếm thông tin cơ bản về tuyên điểm, cung đường. E- Route như một người bạn đồng hành tạo nên du lịch Việt Nam đầy sáng tạo và hấp dẫn. TÀI THIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Công Hoan (2018), Quản trị lữ hành, Giáo trình Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [2] Nguyễn Thành Long, Nguyễn Công Trường (2015), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Giáo trình Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Thành Long, Nguyễn Công Trường (2018), Thiết kế điều hành tour, Giáo trình Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [4] Phan Minh Châu, Trịnh Minh Chánh (2017), Tuyến điểm du lịch, Giáo trình Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [5] Phan Thành Vĩnh (2014), Địa lý du lịch, Giáo trình Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 2091
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố Đà Lạt
14 p | 174 | 15
-
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
10 p | 108 | 13
-
Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai
15 p | 140 | 11
-
Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội
10 p | 20 | 11
-
Phát triển du lịch thông minh thành phố Cần Thơ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 17 | 7
-
Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch
7 p | 34 | 6
-
Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Ngãi)
16 p | 43 | 5
-
Đánh giá vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa (nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh)
9 p | 27 | 5
-
Thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội theo đánh giá của giáo viên dạy bơi
5 p | 19 | 4
-
Hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ dân ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
10 p | 10 | 4
-
Ứng dụng công nghệ du lịch thông minh trong marketing điểm đến du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh
15 p | 8 | 3
-
Phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển du lịch nông thôn tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
14 p | 13 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng dịch vụ du lịch của hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 44 | 3
-
Lựa chọn giải pháp ứng dụng Thể dục thể thao thích ứng cho người khuyết tật ở Thành phố Hà Nội
6 p | 6 | 3
-
Quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 4 | 3
-
Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tình nguyện hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch thủ đô Hà Nội
6 p | 57 | 2
-
Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các hộ dân vùng đầm phá Lăng Cô, Thừa Thiên Huế
14 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn