Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và những ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ trồng đay
lượt xem 23
download
Tại những vùng trồng đay, trong thời kỳ thu hoạch và ngâm đay các thủy vực bị ô nhiễm đã gây ảnh hưởng đến môi trường chung và tác động không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người phụ nữ thường xuyên phải ngâm mình dưới nước ngâm đay. Hiện nay, một số xã ven đê sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân - Hà Nam là vùng trồng đay nhiều nhất ở nước ta, cung cấp sản phẩm đay tơ cho nhà máy đay Thái Bình và Nam Định. Xã Phú Phúc (Lý Nhân, Hà Nam)...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và những ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ trồng đay
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và những ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ trồng đay Tại những vùng trồng đay, trong thời kỳ thu hoạch và ngâm đay các thủy vực bị ô nhiễm đã gây ảnh hưởng đến môi trường chung và tác động không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người phụ nữ thường xuyên phải ngâm mình dưới nước ngâm đay. Hiện nay, một số xã ven đê sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân - Hà Nam là vùng trồng đay nhiều nhất ở nước ta, cung cấp sản phẩm đay tơ cho nhà máy đay Thái Bình và Nam Định. Xã Phú Phúc (Lý Nhân, Hà Nam) được chọn tiêu biểu cho vùng trồng và ngâm đay. Nghiên cứu cho thấy: - Nước ao ngâm đay ô nhiễm nặng do lượng BOD, COD, H2S và Coliform cao hơn tiêu chuẩn quy định. - Bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa ở phụ nữ xã trồng đay Phú Phúc, thể hiện khá rõ, cụ thể: bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da trung bình chiếm 73,87% (từ 30,12 - 89,5%) và 37,57% (từ 4,82 - 14,5%) trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh. 2 bệnh trên gặp nhiều ở lớp tuổi 26 - 40 và 41 - 55, ít gặp ở lớp tuổi 18 - 25 và trên 55. - Tỷ lệ mắc 2 loại bệnh trên tại xã Phú Phúc cũng khác nhau ở giữa vụ và ngoài vụ sản xuất, cụ thể: Trong vụ sản xuất: bệnh phụ khoa phát hiện có 73,87%, bệnh ngoài da chiếm 51% trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh. Ngoài vụ sản xuất: bệnh phụ khoa chiếm 51%, bệnh ngoài da chiếm 17,2% trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh. Mở đầu Ở nước ta hiện nay, trên 70% lao động trong nông nghiệp là phụ nữ và theo dự đoán tỷ lệ này sẽ còn tăng trong những năm tới. Ngoài chức năng lao động, phụ nữ còn có vai trò quan trọng hơn là sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái và chăm sóc gia đình. Các chức năng này đòi hỏi họ phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước thông qua các công việc đồng áng, nội trợ và họ cũng là đối tượng có nhu cầu lớn nhất về nước sinh hoạt. Do đó một khi môi trường nước bị ô nhiễm thì phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng chịu tác động nhiều nhất. Vì vậy, muốn phát triển nông thôn bền vững thì không thể không quan tâm tới sức khỏe người phụ nữ.
- Tại những vùng trồng đay, trong thời kỳ thu hoạch và ngâm đay, các thủy vực bị ô nhiễm đã gây ảnh hưởng đến môi trường chung và tác động không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người phụ nữ thường xuyên phải ngâm mình dưới nước ngâm đay. Hiện nay, một số xã ven đê sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân - Hà Nam là vùng trồng đay nhiều nhất ở nước ta, cung cấp sản phẩm đay tơ cho nhà máy đay Thái Bình và Nam Định. Xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được chọn tiêu biểu cho vùng trồng và ngâm đay. Vụ đay kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7, ở bãi sông thu hoạch vào đầu tháng 8. Ở các vùng đay đồng bằng Bắc bộ, thường thu hoạch từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8, một số nơi thu hoạch sớm để làm đất cấy lúa mùa. Sau khi nhổ đay người ta tuốt lá để ủ phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Có 2 cách sơ chế đay: Cạo vỏ, phơi nắng để làm đay bẹ và ngâm vỏ để sản xuất sợi đay ngâm (đay tơ). Cách thứ nhất thường ít gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng cách thứ 2 do phải ngâm đay dưới nước nên đã gây ô nhiễm cảc thủy vực nước, ảnh hưởng đến môi trường chung và tác động không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng dân cư địa phương. Khi áp dụng phương pháp ngâm đay tơ sẽ tiến hành tước vỏ từ thân đay, phân loại và bó thành từng bó, ngâm xuống ao hồ. Sau 8 - 10 ngày vớt lên giũ sạch nhớt, phơi khô. Thời gian lao động kéo dài (18 20 giờ/ngày) liên tục trong 30 - 45 ngày, người dân (phổ biến là phụ nữ) phải ngâm mình trong nước để ngâm và giũ đay. 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Xã Phú Phúc là một xã ven đê sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân, với chiều dài 6 km dọc theo đê sông Hồng, cách TP Hà Nam 30 km. Phía Bắc giáp xã Nhân Thịnh, phía Tây giáp xã Nhân Mỹ, phía Nam giáp xã Tiến Thắng và Hòa Hậu, phía Đông giáp sông Hồng và xã Độc Lập (Hưng Hà, Thái Bình). Dân số toàn xã: 10.327 người, trong đó 51% là phụ nữ (5.267 người). Nghề nghiệp chính của nhân dân trong xã là sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, trồng đay, trồng màu...). Xã Tiến Thắng, huyện Lý Nhân, Hà Nam Xã Tiến Thắng giáp với xã Phú Phúc được chọn làm xã đối chứng, không trồng và ngâm đay. Xã Tiến Thắng nằm ở phía Nam cuối huyện Lý Nhân, phía trong đê sông Hồng. Phía Nam giáp huyện Mỹ Lộc (Nam Định). Phía Tây giáp sông Châu Giang. Phía Bắc giáp xã Phú Phúc, Nhân Mỹ. Phía Đông giáp đê sông Hồng (phía trong đê). Mẫu nước: Mẫu nước ao ngâm đay - Thời gian lấy mẫu nước: Các mẫu nước được lấy làm 3 đợt:
- Đợt 1: ngày 9/5/2008 (thời kỳ chưa ngâm đay). Đợt 2: ngày 21/7/2008 (thời kỳ đang ngâm đay). Đợt 3: ngày 22/9/2008 ( thời kỳ sau ngâm đay). Tiêu chuẩn so sánh chất lượng nước ao ngâm đay: QCVN 08/2008, loại B1(Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp). Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu chủ yếu thực hiện trên cơ sở của các phương pháp sau: Kế thừa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện về ô nhiễm môi trường nước ao ngâm đay. - Khảo sát thực địa xã trồng đay xã Phú Phúc và xã đối chứng Tiến Thắng thuộc huyện Lý Nhân vào thời kỳ chưa ngâm đay (5/2008), đang ngâm đay (7/2008) và sau khi ngâm đay (9/2008). - Phân tích nước ao tại phòng thí nghiệm. - Kết quả khám bệnh của phụ nữ do phòng y tế dự phòng tại địa phương cung cấp. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu Tiến hành phân tích chất lượng môi trường nước ở 3 thời điểm: Trước vụ đay, trong vụ ngâm đay và sau vụ ngâm đay tại xã trồng đay Phú Phúc. Xã Tiến Thắng là xã đối chứng không trồng đay. Các địa điểm lấy mẫu đều cố định trong 3 đợt lấy. Tất cả các loại hình thủy vực tại xã Phú Phúc trong thời kỳ ngâm đay đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng các thủy vực đó: - Các thủy vực dùng để ngâm đay nước có màu đen, đóng váng bề mặt, mùi hôi thối nồng nặc. Hàm lượng oxy hòa tan thấp từ 0,8 - 0,9 mg/l. Nhu cầu oxy hóa học (COD) cao từ 800 - 1000 mg/l, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) từ 70 - 100 mg/l. Hàm lượng khí H2S cao từ 3 - 3,85 mg/l.
- - Các ao, mương không ngâm đay có mức độ ô nhiễm thấp hơn so với các ao, mương ngâm đay, thể hiện ở hàm lượng H2S thấp hơn (từ 1,28 - 2,14 mg/l), BOD thường thấp dưới 20 mg/l. - Các nguồn nước sinh hoạt của nhân dân như giếng khơi, giếng khoan đều bị ô nhiễm. Tất cả các giếng khơi đều có H2S với hàm lượng thấp nhất là 0.02, cao nhất là 0,42 mg/l. Hầu hết, các giếng khoan không có H2S, nhưng hàm lượng NO2 và NH4 đều rất lớn, NO2 từ 0,35 - 0,4 mg/l; NH4 từ 0,8 - 3 mg/l, vượt quá TCCP đối với nước ăn uống rất nhiều (Theo quy định của Bộ Y tế, đối với nước uống được nồng độ NO2 phải dưới 0,05 mg/l, nồng độ NH4 phải dưới 0,5 mg/l). Với những giá trị về hàm lượng DO, hàm lượng NH4, COD và H2S phân tích được đã cho thấy thủy vực ngâm đay có quá trình phân hủy yếm khí, đặc biệt là tầng nước sát đáy. Các thủy vực không ngâm đay bao gồm các ao đang nuôi cá, giếng khơi, giếng khoan, có mức độ ô nhiễm nhẹ hơn. Tuy nhiên, trong nguồn nước giếng khơi vẫn có hàm lượng H2S và COD vượt mức cho phép.
- Cũng trong thời kỳ trên, các loại hình thủy vực ở xã Tiến Thắng (xã không trồng đay) có chất lượng nước tốt hơn, thể hiện ở hàm lượng oxy cao (6,5 - 8,2 mg/l), hàm lượng COD cao nhất chỉ tới 10 mg/l, không phát hiện H2S . Số lượng vi sinh vật trong thủy vực ngâm đay cao hơn nhiều lần so với các thuỷ vực không ngâm đay; mật độ Feacal Coliform rất cao (55.000 MPN/100ml). Tại các giếng cấp nước sinh hoạt, vi khuẩn Feacal Coliform vẫn có mật độ khá lớn, mật độ Feacal Coliform ở giếng đất cao tới 10.000 MPN/100ml, vượt chỉ tiêu cho phép nhiều lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng vi sinh vật biến động qua các thời kỳ (trước khi ngâm đay, trong khi ngâm đay và sau khi ngâm đay). Số lượng vi khuẩn cực đại vào thời điểm đang ngâm đay, giảm dần vào thời điểm sau ngâm và ít nhất vào thời điểm trước khi ngâm (Hình 1). Sở dĩ, số lượng vi khuẩn ít nhất vào thời điểm trước khi ngâm vì nước trong các thủy vực đã được làm sạch sau một khoảng thời gian dài hơn từ tháng 8 năm trước cho đến tháng 4 năm sau (8 tháng), trong khi khoảng thời
- gian để làm sạch nước của thời kỳ sau khi ngâm đay chỉ khoảng 2 - 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9, 10). Số lượng vi khuẩn tăng lên nhiều lần ở thời vụ ngâm đay, đặc biệt là vi khuẩn Feacal Coliform, ngay cả trong nước giếng ăn cũng rất lớn. Số vi khuẩn tăng từ 10 lần ở nước ao dùng để tắm giặt, 100 lần ở giếng ăn, 100 - 1.000 lần ở ao ngâm đay. Số lượng vi khuẩn tăng lên nhiều lần trong các ao ngâm đay có thể do môi trường nước ngâm đay là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vì nồng độ chất hữu cơ cao. Số lượng vi sinh vật tại thời điểm 2 - 3 tháng sau khi ngâm đay vẫn giữ ở mức cao. Trong thời kỳ không ngâm đay: Tháng 9/2008, tại các xã trên cho thấy chất lượng môi trường nước tốt hơn. Tại hầu hết các thủy vực, hàm lượng oxy hòa tan tương đối cao. Thậm chí tại một số thủy vực trước kia ngâm đay, hàm lượng oxy đạt mức bão hòa. Hàm lượng COD giảm đáng kể, chỉ còn trên dưới 30 mg/l, hàm lượng H2S thấp dưới 1mg/l hoặc không có. Tại các thủy vực trước kia ngâm đay, các thành phần thủy sinh vật phát triển trở lại. Các kết quả phân tích thủy lý hóa và thủy sinh vật tại các ao ngâm đay Phú Phúc cho thấy, môi trường nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thời kỳ ngâm đay (Hình 2,3). Ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm đến sức khỏe phụ nữ ngâm đay Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích 2 loại bệnh: bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da có khả năng liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm ở vùng đay (do phụ nữ ngâm mình trong nước ao để giũ đay). Kết quả nghiên cứu tại xã trồng đay Phú Phúc cho thấy: Bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa ở phụ nữ thể hiện khá rõ, cụ thể: bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da trung bình chiếm 73,87% (từ 30,12 - 89,5%) và 37,57% (từ 4,82 - 14,5%) trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh (Bảng 1). Kết quả này lớn hơn nhiều so với kết quả đối chứng tại xã Tiến Thắng, cụ thể bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da trung bình ở đây chiếm 47% và 11,5% trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, bệnh ngoài da và phụ khoa gặp nhiều ở lớp tuổi 26 - 40 và 41 - 55, ít gặp ở lớp tuổi 18 - 25 và trên 55 (Có thể liên quan đến phụ nữ ở lớp tuổi 26 - 55 là lực lượng lao động chính thực hiện việc ngâm đay). Ngoài ra, tỷ lệ mắc 2 loại bệnh trên tại xã Phú Phúc cũng sai khác nhiều giữa vụ và ngoài vụ sản xuất, cụ thể:
- - Trong vụ sản xuất: bệnh phụ khoa có 73,87%, bệnh ngoài da có 37,57% trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh. - Ngoài vụ sản xuất: bệnh phụ khoa có 51%, bệnh ngoài da có 17,2% trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh (Bảng 2). Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh ngoài da và phụ khoa cao nhất vào thời vụ ngâm đay và giảm sau vụ ngâm đay. 3. Kết luận 1. Nước ao ngâm đay ô nhiễm nặng do lượng BOD, COD, H2S và Coliform cao hơn tiêu chuẩn quy định. Có khả năng nước ngâm sâu tại vùng ngâm đay cũng bị ô nhiễm qua kết quả phân tích nước của một số giếng. 2. Bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa ở phụ nữ xã trồng đay Phú Phúc thể hiện khá rõ, cụ thể: bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da trung bình chiếm 73,87% (từ 30,12 -89,5%) và 37,57% (từ 4,82 - 4,5%) trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh. 2 bệnh trên gặp nhiều ở lớp tuổi 26 - 40 và 41 - 55, ít gặp ở lớp tuổi 18 - 25 và trên 55.
- 3. Tỷ lệ mắc 2 loại bệnh trên tại xã Phú Phúc cũng sai khác nhiều giữa vụ và ngoài vụ sản xuất, cụ thể: - Trong vụ sản xuất: bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ 73,87%, bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ 37,57% trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh - Ngoài vụ sản xuất: bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ 51%, bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ 17,2% trong tổng số phụ nữ đến khám bệnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm túi ni-long gây ra ở thành phố Hồ Chí Minh
40 p | 194 | 43
-
Nghiên cứu hiện trạng và khả năng xử lý ô nhiễm asen trong nước ngầm ở huyện Thanh Oai, Hà Nội bằng các vật liệu có chi phí thấp
6 p | 107 | 10
-
Bài giảng Khái quát thực trạng, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
24 p | 126 | 8
-
Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông Vàm Cỏ Tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý
9 p | 23 | 6
-
Nghiên cứu hiện trạng kim loại nặng tại một số cửa sông thuộc tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng
4 p | 11 | 4
-
Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020
18 p | 99 | 4
-
Bài thuyết trình môn Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm ở kênh suối cái đoạn chảy qua phường Linh Trung, quận Thủ đức
21 p | 72 | 4
-
Hiện trạng ô nhiễm và giải pháp bảo vệ môi trường nước sông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
10 p | 66 | 4
-
Nghiên cứu thực trạng tái chế, vấn đề môi trường một số doanh nghiệp tái chế chất thải điện tử ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường
6 p | 15 | 3
-
Hiện trạng ô nhiễm Di-n-butyl phthalate ở các cơ sở chế biến cao su khu vực miền Trung
11 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm nước tại làng nghề cơ khí xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, Nam Định
9 p | 50 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
7 p | 24 | 3
-
Nghiên cứu hiện trạng, khoanh định và dự báo các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, trầm tích vùng biển đảo Lý Sơn
6 p | 68 | 3
-
Hiện trạng nước ngầm tại khu vực ranh giới giữa trục đường Võ Nguyên Giáp và Hồ Nghinh, quận Sơn Trà, tp. Đà Nẵng
4 p | 15 | 2
-
Các mô hình thống kê nghiên cứu ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông đường bộ đến sức khỏe - trường hợp thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 10 | 2
-
Hiện trạng ô nhiễm của phthalate trong bụi không khí tại một số khu vực ở Hà Nội và bước đầu đánh giá sự phơi nhiễm của DEHP với sức khỏe con người
6 p | 56 | 1
-
Nghiên cứu số lượng, hình dạng, màu sắc và thành phần vi nhựa trong trầm tích tại cửa sông Hàn, thành phố Đà Nẵng
12 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn