Trần Thị Hoan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 29 - 33<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC TRỒNG SẮN<br />
KHÁC NHAU (LẤY CỦ, LẤY CỦ VÀ LÁ, LẤY LÁ) LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI<br />
Trần Thị Hoan1*, Từ Trung Kiên1, Từ Quang Trung2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chúng tôi đã nghiên cứu hiệu quả của các phương thức trồng sắn khác nhau (lấy củ, lấy củ + lá và<br />
láy lá) làm thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng sắn theo các phương thức khác<br />
nhau thì sản lượng lá, củ sắn và hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Trồng sắn theo phương thức củ +<br />
lá có sản lượng củ là 59,203 tấn/ha/2 năm, sản lượng lá tận thu là 11,391 tấn/ha/2 năm và lãi thuần<br />
đạt cao nhất 67,5 triệu đồng/ha/2 năm. Phương thức trồng sắn lấy lá đứng thứ 2, có sản lượng lá<br />
tươi là 31,314 tấn/ha/2 năm, tận thu củ được 14,010 tấn/ha/2 năm và lãi thuần đạt 56,9 triệu<br />
đồng/ha/2 năm, phương thức trồng sắn thu củ có sản lượng củ và lá tươi lần lượt là 55,327 và<br />
1,064 tấn/ha/2 năm còn lãi thuần đạt thấp nhất là 42,5 triệu đồng/ha/2 năm.<br />
Từ khóa: Trồng sắn, lấy củ, lấy củ và lá, lấy lá<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Từ trước tới nay người ta trồng sắn thu củ làm<br />
thức ăn chăn nuôi mà chưa nghĩ tới việc trồng<br />
sắn thu lá để làm bột lá xanh bổ sung vào<br />
thức ăn để cung cấp sắc tố cho vật nuôi. .<br />
Hàm lượng β caroten trong lá sắn từ 47, 63 –<br />
99,39 mg % VCK. Củ sắn có hàm lượng<br />
protein thấp (trong củ tươi có 0,98- 1,09 %).<br />
Lá sắn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein và<br />
carotenoid, trong lá sắn tươi, tỷ lệ protein có<br />
trung bình từ 6,50 - 7,00 % và carotenoid từ<br />
500- 600 mg/kg VCK (Trần Thị Hoan, 2012<br />
[2]) . Để biết được các phương thức trồng khác<br />
nhau có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng<br />
của củ và lá sắn cũng như hiệu quả kinh tế như<br />
thế nào, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu<br />
hiệu quả của các phương thức trồng sắn khác<br />
nhau (lấy củ, lấy củ - lá, lấy lá) làm thức ăn<br />
chăn nuôi.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu các phương thức trồng sắn khác<br />
nhau với mục đích lấy lá, lấy củ làm thức ăn<br />
chăn nuôi để tìm ra phương thức nào cho hiệu<br />
quả kinh tế cao hơn.<br />
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Giống sắn KM94<br />
*<br />
<br />
Tel:0988520 086; Email: tranthihoan_tuaf@yahoo.com.vn<br />
<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Thực hành<br />
Thực nghiệm, trường Đại học Nông lâm Thái<br />
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.<br />
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2009 - 2010<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Chúng tôi thí nghiệm với 3 phương thức trồng<br />
sắn khác nhau: lấy củ (C) với mật độ trồng<br />
(1,0 m x 1,0 m), lấy củ - lá (C -L) với mật độ<br />
trồng (0,8 m x 0,6 m), lấy lá (L) với mật độ<br />
trồng (0,8m x 0,4m). Mỗi phương thức trồng<br />
được bố trí trên diện tích 30m2 và được lặp lại<br />
3 lần, bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên<br />
hoàn toàn.<br />
Phân bón: Được bón theo kỹ thuật trồng sắn<br />
của Nguyễn Viết Hưng (2006) [3]<br />
- Lượng phân bón đối với phương thức trồng<br />
lấy C và lấy C-L: 10 tấn phân hữu cơ + 60 kg<br />
N + 40 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha/năm.<br />
Cách bón:<br />
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5.<br />
+ Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày bón<br />
1/2N + 1/2 K2O kết hợp với làm cỏ và vun<br />
nhẹ cho sắn.<br />
+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày bón số<br />
phân còn lại (1/2N +1/2K2O) kết hợp làm cỏ<br />
vun cao gốc cho sắn.<br />
- Lượng phân bón đối với phương thức trồng<br />
lấy lá: 10 tấn phân hữu cơ + 120 kg N + 40 kg<br />
P2O5 + 80 kg K2O/ha/năm<br />
29<br />
<br />
Trần Thị Hoan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bón lót vào lúc trồng sắn ở năm thứ nhất và<br />
đầu năm thứ 2: 100% phân chuồng và 100%<br />
phân lân. Phân kali được bón lót 25% cùng<br />
phân chuồng và phân lân, số còn lại được bón<br />
cùng với đạm sau mỗi lứa cắt. Phân đạm được<br />
chia đều bón sau trồng 45 ngày và sau mỗi<br />
lứa cắt.<br />
Thu hoạch:<br />
- Đối với phương thức lấy lá: Thu hoạch lứa<br />
đầu sau khi trồng 4 tháng, sau đó cứ 2 tháng<br />
thu 1 lần, cắt ngang thân sắn cách mặt đất 4050cm, lần cắt sau cắt cao hơn lần cắt trước 10<br />
– 20 cm. Đầu năm thứ hai, cắt cách mặt đất<br />
30-40cm, đầu xuân bón phân để sắn tái sinh,<br />
thu hoạch năm thứ 2 cũng giống như năm thứ<br />
nhất. Cành sắn sau thu cắt được tách lá sắn ra<br />
khỏi cuống và cân khối lượng lá thu được, thu<br />
hoạch củ vào cuối năm thứ hai.<br />
- Đối với phương thức trồng lấy củ: Thu<br />
hoạch củ vào tháng 12 và tận thu lá.<br />
- Đối với phương thức lấy C-L: Sau khi trồng<br />
4 tháng, cứ 20 ngày tỉa lá già và lá bánh tẻ<br />
phía gần gốc 1 lần. Tách toàn bộ cuống ra<br />
khỏi lá và cân khối lượng lá. Thu hoạch củ<br />
vào tháng 12, đồng thời kết hợp tận thu lá.<br />
Các chỉ tiêu theo dõi<br />
- Khí tượng (Ẩm độ, nhiệt độ, lượng mưa<br />
trong các năm thí nghiệm).<br />
- Thành phần hóa học đất: N tổng số (%), pH,<br />
P2O5 tổng số (%), P2O5 dễ tiêu (mg/100g),<br />
K2O tổng số (%), K2O trao đổi (mg/100g)<br />
- Năng suất lá sắn (bỏ cuống) ở các lứa cắt<br />
(tạ/ha/lứa) và thời điểm tận thu lá, năng suất<br />
củ sắn (tạ/ha/lứa)<br />
- Sản lượng lá đã bỏ cuống, sản lượng củ sắn<br />
(tấn/ha/năm).<br />
- Thành phần hóa học của củ và lá sắn ở các<br />
phương thức trồng sắn khác nhau<br />
- Hiệu quả kinh tế<br />
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu là các<br />
phương pháp thông dụng được sử dụng trong<br />
nghiên cứu trồng trọt và chăn nuôi.<br />
Phương pháp xử lý kết quả<br />
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương<br />
pháp thí nghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn<br />
Văn Thiện (2002) [4] và trên phần mềm thống<br />
kê Minitab 14.<br />
30<br />
<br />
97(09): 29 - 33<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Khí tượng khu vực thí nghiệm<br />
Khu vực thí nghiệm (tỉnh Thái Nguyên) có<br />
nhiệt độ trung bình năm là: 24,2oC, ẩm độ<br />
trung bình năm là 80,2%, lượng mưa trung<br />
bình năm là: 1700 mm. Như vậy, khí tượng<br />
của khu vực thí nghiệm hoàn toàn phù hợp<br />
với sự sinh trưởng của cây sắn trồng lấy củ.<br />
Tuy nhiên, thời gian cuối năm, nhiệt độ và<br />
lượng mưa thường thấp, không hoàn toàn phù<br />
hợp với sắn trồng để lấy lá.<br />
Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm<br />
Đất khu vực thí nghiệm có pH là 4,510;<br />
Nitơ tổng số là 0,030%; P2O5 tổng số:<br />
0,060%, P2O5 dễ tiêu là 11,810 mg/100g,<br />
K2O tổng số 0,140%; K2O dễ tiêu: 1,747<br />
mg/100g; OM: 2,200%.<br />
Theo Từ Quang Hiển và CS (2002) [1] thì<br />
đây là loại đất chua vừa và nghèo dinh dưỡng,<br />
vì vậy để cây trồng có năng suất cao cần phải<br />
bón thêm phân cho cây trồng.<br />
Năng suất củ sắn<br />
Chúng tôi đã theo dõi năng suất củ sắn liên tục<br />
trong hai năm (2009-2010), thu hoạch củ 1<br />
lần/1 năm đối với sắn trồng lấy củ và củ + lá, 1<br />
lần/2 năm đối với trồng sắn lấy lá. Kết quả về<br />
năng suất củ sắn tính trung bình trong hai năm<br />
được trình bày tại bảng 1.<br />
Bảng 1. Năng suất trung bình của củ sắn<br />
(tạ/ha/năm)<br />
Phương thức<br />
trồng<br />
<br />
Lấy<br />
Củ<br />
(C)<br />
<br />
Lấy<br />
Củ-Lá<br />
(C-L)<br />
<br />
Năm 1<br />
<br />
285,60<br />
<br />
302,78<br />
<br />
Năm 2<br />
<br />
267,67<br />
<br />
289,26<br />
<br />
140,10<br />
<br />
NSTB<br />
<br />
276,63b<br />
<br />
296,02a<br />
<br />
70,05c<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Lấy<br />
Lá<br />
(L)<br />
<br />
Ghi chú: Do phương thức trồng sắn lấy lá chỉ thu<br />
củ 1 lần trong 2 năm nên năng suất trung<br />
bình/năm bằng năng suất củ của năm thứ 2 chia<br />
cho 2 (140,10 : 2 = 70,05)<br />
<br />
Trần Thị Hoan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Số liệu của bảng 1 cho thấy:<br />
Năng suất củ của phương thức trồng sắn lấy củ<br />
là 276,63 tạ/ha/năm, phương thức lấy củ-lá là<br />
296,02 tạ/ha/năm, còn năng suất củ của<br />
phương thức trồng sắn lấy lá là 70,05<br />
tạ/ha/năm. Năng suất củ sắn của phương thức<br />
lấy C và lấy L thấp hơn so với phương thức<br />
lấy C-L lần lượt là 19,39 tạ/ha/năm; 206,58<br />
tạ/ha/năm và có sự sai khác rõ rệt (p