T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI<br />
THỂ ĐÔNG CỨNG BẰNG KỸ THUẬT KÉO BÓC TÁCH<br />
VIÊM DÍNH KHỚP VAI DƯỚI GÂY TÊ THẦN KINH TRÊN VAI<br />
Hà Hoàng Kiệm*; Trần Đăng Đức*; Hoàng Tiến Ưng*<br />
Hoàng Văn Thắng*; Đồng Văn Nam*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả phục hồi tầm vận động khớp vai, tác dụng không mong muốn<br />
của kỹ thuật kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai. Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả theo dõi dọc 2 tuần, so sánh trước và sau điều trị các<br />
bệnh nhân (BN) bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng giai đoạn 2 điều trị tại Khoa Phục hồi<br />
Chức năng, Bệnh viện Quân y 103. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS, tầm vận động<br />
khớp vai đo bằng thước đo góc hai cành, tác dụng không mong muốn theo dõi lâm sàng và<br />
X quang khớp vai. Kết quả và kết luận: giảm đau sau điều trị 1 tuần tốt, điểm VAS giảm từ<br />
4,27 ± 0,88 điểm xuống 0,47 ± 0,15 điểm (p < 0,05). Tầm vận động khớp vai trở về gần bình<br />
thường: Đưa cánh tay ra trước, lên trên chủ động trước điều trị 94,33 ± 12,94 độ, sau điều trị<br />
165,67 ± 9,79 điểm (p < 0,05). Dạng khớp vai và đưa cánh tay lên trên chủ động trước điều trị<br />
82,67 ± 5,83 độ, sau điều trị 163,25 ± 7,62 độ (p < 0,05). Đưa cánh tay ra sau chủ động, trước<br />
điều trị 20,33 ± 3,39 độ, sau điều trị 42,13 ± 1,34 điểm. Không gặp biến chứng nào sau kỹ thuật.<br />
* Từ khoá: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng; Kỹ thuật kéo bóc tách viêm dính khớp; Gây<br />
tê thần kinh.<br />
<br />
Efficacy of Capsular Release and Controlled Manipulation under<br />
Nerve Block for the Treatment of Frozen Shoulder<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the efficacy of motion recovery of shoulder and its side effects caused<br />
by the procedure (capsular) of traction of shoulder under nerve block. Subjects and methods: A<br />
two-week longitudinal study combined with a prospective, descriptive and comparative study<br />
before and after the therapy was conducted on the patients with frozen shoulder stage 2 who<br />
were treated at Rehabilitation Department, 103 Hospital. Degree of pain was evaluated<br />
according to the VAS scale, range of motion (ROM) measured with goniometer, adverse sides<br />
were assessed based on clinical follow-up and shoulder-joint X-ray. Results and conclusion:<br />
Pain relief 1 week after treatment: VAS reduced 4.27 ± 0.88 down to 0.47 ± 0.15 (p < 0.05).<br />
Range of motion returned to nearly normal. Active forward flexion before treatment: 94.33 ±<br />
0<br />
0<br />
12.94 , after treatment: 165.67 ± 9.79 (p < 0.05). Active forward flexion with external rotation before<br />
0<br />
0<br />
treatment: 82.67 ± 5.83 , after treatment: 163.25 ± 7.62 (p < 0.05). Active extension before<br />
0<br />
0<br />
treatment: 20.33 ± 3.39 , after treatment: 42.13 ± 1.34 . No complications were observed.<br />
* Keywords: Frozen shoulder; Capsular release; Controlled manipulation; Anaesthesia.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tiến Ưng (bshoangtienungphcn@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 24/04/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/06/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/07/2017<br />
<br />
142<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là<br />
thể bệnh hay gặp, biểu hiện lâm sàng là<br />
đau và hạn chế vận động khớp vai, hiện<br />
nay điều trị còn gặp nhiều khó khăn [1].<br />
Phương pháp điều trị bảo tồn kinh điển<br />
gồm thuốc giảm đau chống viêm không<br />
steroid hoặc steroid kết hợp với các biện<br />
pháp không dùng thuốc và vận động trị<br />
liệu chỉ giúp giảm đau; tuy nhiên tầm vận<br />
động khớp vai cải thiện không đáng kể,<br />
phải điều trị kéo dài 6 tháng đến 1 năm<br />
[5]. Để trả lại tầm vận động khớp vai, phải<br />
kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây<br />
mê hoặc phẫu thuật nội soi khớp vai [2].<br />
Bộ môn-Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi<br />
Chức năng, Bệnh viện Quân y 103 đã tiến<br />
hành kỹ thuật kéo bóc tách viêm dính<br />
khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai<br />
[3]. Kỹ thuật đã được công nhận sáng<br />
kiến cấp cơ sở năm 2016 (do các tác giả:<br />
Hà Hoàng Kiệm, Hoàng Tiến Ưng, Bùi<br />
Văn Tuấn, Hoàng Văn Thắng) và được<br />
Hội đồng Khoa học và Y đức Bệnh viện<br />
Quân y 103 cho phép thực hiện. Đây là kỹ<br />
thuật đơn giản, rẻ tiền, kết quả tốt, trả lại<br />
tầm vận động khớp vai ngay sau kỹ thuật,<br />
chỉ cần điều trị ngoại trú với thời gian<br />
ngắn và có thể áp dụng rộng rãi tại các<br />
tuyến y tế. Để đánh giá hiệu quả điều trị<br />
và tác dụng không mong muốn của kỹ<br />
thuật, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm: Đánh giá hiệu quả và tác dụng<br />
không mong muốn của kỹ thuật kéo bóc<br />
tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần<br />
kinh trên vai để điều trị viêm quanh khớp<br />
vai thể đông cứng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
30 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán<br />
xác định viêm quanh khớp vai thể đông<br />
cứng giai đoạn 2 (giai đoạn đông cứng<br />
khớp vai) điều trị tại Khoa Vật lý Trị liệu Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân y 103.<br />
* Tiêu chuẩn chọn:<br />
Theo định nghĩa viêm quanh khớp vai<br />
thể đông cứng (Frozen shoulder) giai<br />
đoạn 2 của Codman [4].<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
Không tiến hành kỹ thuật với những<br />
trường hợp:<br />
- Có tổn thương xương khớp vai<br />
(X quang thường quy).<br />
- Loãng xương mức độ vừa và nặng.<br />
- BN suy tim, suy gan, suy thận và rối<br />
loạn nhịp tim.<br />
- BN tăng huyết áp, đang sốt.<br />
- BN chống chỉ định với lidocain.<br />
- BN không đồng ý thực hiện kỹ thuật.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi<br />
trước và sau điều trị 2 tuần.<br />
* Chuẩn bị BN:<br />
1 tuần đầu điều trị thuốc chống viêm<br />
giảm đau kết hợp vật lý trị liệu để giảm<br />
đau khớp vai rồi mới tiến hành thủ thuật.<br />
Trong trường hợp trước khi đến viện, BN<br />
đã được điều trị, có thể tiến hành kỹ thuật<br />
ngay. Phác đồ thống nhất bao gồm:<br />
mobic 7,5 mg x 2 viên/ngày, uống: sáng chiều sau ăn. Sóng ngắn + paraffin + tập<br />
vận động khớp vai 1 lần/ngày.<br />
143<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
BN được đo mạch, huyết áp và làm<br />
điện tim, X quang khớp vai trước khi thực<br />
hiện kỹ thuật.<br />
* Chuẩn bị phương tiện:<br />
- Thuốc: lidocain 2% 2 ml x 4 ống, bơm<br />
tiêm và dụng cụ sát khuẩn.<br />
- Buồng tiêm vô khuẩn.<br />
- Buồng tiến hành kỹ thuật: diện tích<br />
khoảng 10 - 15 m², sáng và thoáng, có<br />
1 giường không có thành, chiều cao giường<br />
từ 0,8 - 1 m, chiều rộng 0,8 - 1,2 m.<br />
* Các bước tiến hành:<br />
- Gây tê thần kinh trên vai: tiến hành ở<br />
buồng vô khuẩn.<br />
- Thử phản ứng lidocain 2%.<br />
- Gây tê thần kinh trên vai bằng<br />
lidocain 40 mg x 2 ống. Vị trí ở mặt sau<br />
và trên gai xương bả vai. Xác định gai<br />
xương bả vai, sau đó kẻ một đường nối<br />
đầu ngoài và đầu trong gai xương bả,<br />
chia đường này làm 4 phần. Từ điểm chia<br />
1/4 ngoài và 3/4 trong của đường kẻ trên<br />
1,5 cm là điểm chọc kim. Điểm này nằm<br />
dưới khuyết xương bả, cắm kim vuông<br />
góc với da chạm xương, rút kim ra một<br />
chút rồi bơm thuốc. Thuốc sẽ ngấm vào<br />
thần kinh trên vai gây tê toàn bộ khớp vai<br />
và làm yếu một số cơ quanh khớp vai [3].<br />
<br />
Hình 1: Vị trí gây tê thần kinh trên vai.<br />
- Gây tê bổ sung bao khớp vai bằng<br />
lidocain 2% 2 ml x 2 ống vào bao khớp. Ở<br />
2 vị trí: điểm dưới ngoài mỏm quạ và<br />
điểm dưới sau mỏm cùng vai. Xác định vị<br />
trí tiêm như hình 2 và 3, mỗi vị trí 2 ml<br />
lidocain.<br />
<br />
Hình 2: Vị trí gây tê bao khớp ổ chảo<br />
cánh tay dưới mỏm quạ.<br />
144<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
<br />
Hình 3: Vị trí gây tê bao khớp ổ chảo cánh tay dưới mỏm cùng vai.<br />
+ Kéo bóc tách dính khớp vai: tiến<br />
hành tại buồng kỹ thuật.<br />
Sau gây tê 5 - 10 phút, tiến hành kỹ<br />
thuật, kíp kỹ thuật gồm: 1 bác sỹ phục hồi<br />
chức năng và 1 kỹ thuật viên phục hồi<br />
chức năng. Cụ thể:<br />
+ Bước 1: BN nằm ngửa trên giường,<br />
hai tay để xuôi theo thân người.<br />
+ Bước 2: 1 kỹ thuật viên dùng tay cố<br />
định xương bả vai của BN.<br />
+ Bước 3: người tiến hành thủ thuật<br />
một tay nắm bàn tay BN, một tay nắm<br />
cánh tay BN.<br />
+ Bước 4: người tiến thủ thuật ngả<br />
người dùng trọng lực để kéo khớp vai<br />
không dùng sức, kéo xuôi theo người BN,<br />
vừa dạng khớp vai vừa xoay ngửa dần<br />
bàn tay khi tới 900 thì bàn tay ngửa hoàn<br />
toàn và đưa cánh tay dạng và lên trên<br />
<br />
cho tới khi đạt 1800, sau đó đưa cánh tay<br />
về xuôi theo người, cho nằm nghỉ 5 - 10<br />
phút, kiểm tra lại mạch, huyết áp.<br />
Sau thủ thuật tiếp tục cho BN dùng<br />
thuốc chống viêm giảm đau và biện pháp<br />
vật lý, kết hợp với bài tập con lắc và tập<br />
với thang tường để chống dính lại, thời<br />
gian 7 - 10 ngày.<br />
* Tiêu chuẩn đánh giá kết quả:<br />
Đánh giá tại 3 thời điểm: trước kéo,<br />
ngay sau kéo và sau kéo 1 tuần.<br />
- Triệu chứng đau khớp vai: dựa theo<br />
thang điểm VAS (Visual Analogue Scale),<br />
chia ra 3 mức độ: nhẹ: 0 - < 4 điểm; trung<br />
bình: 4 - < 8 điểm; nặng: 8 - 10 điểm [2].<br />
- Tầm vận động khớp vai: đo bằng thước<br />
đo góc hai cành theo phương pháp Zero [5].<br />
- X quang khớp vai: chụp trước kéo và<br />
sau kéo 1 tuần.<br />
<br />
Hình 4: Quy trình kỹ thuật kéo giãn khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai.<br />
145<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
- Theo dõi đánh giá tác dụng phụ, tai biến: dị ứng thuốc; nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm;<br />
chảy máu; gãy xương; rách bao khớp.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Số liệu được tính tỷ lệ phần trăm, số trung bình. So sánh số trung bình và tỷ lệ phần<br />
trăm theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm Epi.info 6.04.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Tuổi, giới và thời gian bị bệnh.<br />
Nam<br />
n (%)<br />
<br />
Nữ<br />
n (%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
14 (46,66%)<br />
<br />
16 (53,33%)<br />
<br />
30<br />
<br />
Thông số<br />
Giới<br />
Tuổi (<br />
<br />
± SD)<br />
<br />
61,42 ± 6,46<br />
<br />
Thời gian bị bệnh (ngày) (<br />
<br />
± SD)<br />
<br />
106,45 ± 37,16<br />
<br />
Tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau, tuổi trung bình 61, thời gian bị bệnh trung bình<br />
106 ngày.<br />
2. Kết quả sau điều trị.<br />
Bảng 2: Mức độ đau theo thang điểm VAS.<br />
BN<br />
<br />
Trước kéo<br />
n (%)<br />
(1)<br />
<br />
Ngay sau kéo<br />
n (%)<br />
(2)<br />
<br />
Sau kéo 1 tuần<br />
n (%)<br />
(3)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
5 (16,66)<br />
<br />
2 (6,66)<br />
<br />
28 (93,33)<br />
<br />
(2-1) > 0,05<br />
(3-1) < 0,01<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
10 (33,33)<br />
<br />
7 (23,33)<br />
<br />
2 (6,66)<br />
<br />
(2-1) > 0,05<br />
(3-1) < 0,05<br />
<br />
15 (50)<br />
<br />
21 (70)<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
(2-1) > 0,05<br />
(3-1) < 0,01<br />
<br />
4,27 ± 0,88<br />
(3 - 6)<br />
<br />
4,31 ± 0,98<br />
(4 - 7)<br />
<br />
0,47 ± 0,15<br />
(0 - 1)<br />
<br />
Mức độ đau<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
Điểm trung bình<br />
<br />
(2-1) > 0,05<br />
(3-1) < 0,01<br />
<br />
Ngay sau kéo, số lượng BN đau mức độ trung bình và nặng tăng lên, nhưng sau<br />
kéo 1 tuần, BN gần như hết đau ở khớp vai.<br />
Mức độ đau sau kỹ thuật không khác biệt so với trước kỹ thuật (p > 0,05). Sau<br />
1 tuần đau giảm nhiều (p < 0,01).<br />
146<br />
<br />