intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ của magie sulfat đường tĩnh mạch phối hợp với gây tê tủy sống trong mổ lấy thai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của magie sulfat đường tĩnh mạch kết hợp với gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain - fentanyl trong mổ lấy thai và các tác dụng không mong muốn của phương pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ của magie sulfat đường tĩnh mạch phối hợp với gây tê tủy sống trong mổ lấy thai

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 72-78 RESEARCH ON THE EFFECTIVENESS OF POSTOPERATIVE ANALGESIA WITH IV MAGNESIUM SULFATE COMBINED WITH SPINAL ANESTHESIA IN CESAREAN SECTION Dao Van Cuong1, Tran Dac Tiep2, Nguyen Ngoc Thach2*, Nguyen Van Quynh3 1 Son Tay General Hospital - Le Loi Street, Le Loi Ward, Son Tay, Hanoi, Vietnam 2 Military Hospital 103 - 261, Phung Hung Street, Ha Dong, Hanoi, Vietnam 3 National Burn Hospital - 263, Phung Hung Street, Ha Dong, Hanoi, Vietnam Received: 14/09/2023 Revised: 03/10/2023; Accepted: 31/10/2023 ABSTRACT Objectives: To evaluate the effectiveness of postoperative analgesia with IV magnesium sulfate in combination with spinal anesthesia with a bupivacaine-fentanyl mixture in cesarean section and unwanted effects of the method. Subjects and methods: 80 pregnant, ages 18 and over, with ASA I or II and indications for cesarean section under spinal anesthesia, were divided into 2 groups, each of which contained 40 women. Group 1 (study group): Spinal anesthesia with 7 mg bupivacaine 0.5% and 25 mcg fentanyl. Thereafter, 250 mg of magnesium sulfate was given intravenously, followed by an infusion of 500 mg of magnesium sulfate (25 mg/mL), at a rate of 20 mL/hour. Group 2 (control group): Spinal anesthesia with 7mg bupivacaine 0.5% and 25 mcg fentanyl. Then intravenously inject 2.5 ml of 0.9% NaCl solution, followed by 20 ml of 0.9% NaCl solution at a rate of 20 ml/ hour. In the postoperative room, when the woman has a VAS score ≥ 4, inject 1 mg of morphine intravenously; reassess after 3 minutes; if the VAS score is still ≥ 4, inject 1 mg of intravenous morphine every 3 minutes until the VAS score < 4; the total loading dose of morphine < 10 mg. Then maintain a continuous infusion of morphine at 1 mg/hour by pump syringe. Results: The postoperative analgesia duration of the group 1 (132.5 ± 11.21 minutes) was longer than that of the group 2 (121.68 ± 10.02 minutes) (p < 0.05). The effective analgesia duration of the group 1 (171.38 ± 10, 98 minutes) was longer than that of the group 2 (166.55 ± 10.45 minutes) (p < 0.05). The dose of morphine consumed in the first 24 hours after surgery in the group 1 was lower than that in the group 2. The rate of nausea in the group 1 (15%) was lower than that in the group 2 (25%) (p < 0.05). The rate of vomiting, itching, and shivering of the group 1 was 15%; 7.5%; 12.5%, respectively, and differences were not statistically significant versus the group 2 (p > 0.05). Conclusion: Using intravenous magnesium sulfate in combination with spinal anesthesia by a mixture of bupivacaine and fentanyl in cesarean section has the effect of prolonging postoperative analgesia duration, effective analgesia duration, and reducing the rate of nausea. Key words: Magnesium sulfate, spinal anesthesia, cesarean section.   *Corressponding author Email address: Nnthach1970@gmail.com Phone number: (+84) 961837139 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 72
  2. N.N. Thach et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 72-78 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA MAGIE SULFAT ĐƯỜNG TĨNH MẠCH PHỐI HỢP VỚI GÂY TÊ TỦY SỐNG TRONG MỔ LẤY THAI Đào Văn Cường1, Trần Đắc Tiệp2, Nguyễn Ngọc Thạch2*, Nguyễn Văn Quỳnh3 1 Bệnh viện đa khoa Sơn Tây - Đường Lê Lợi, P. Lê Lợi, Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam 2 Bệnh viện Quân y 103 - 261, đường Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam 3 Bệnh viện Bỏng Quốc gia - 263, đường Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 14/09/2023 Chỉnh sửa ngày: 03/10/2023; Ngày duyệt đăng: 31/10/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của magie sulfat đường tĩnh mạch kết hợp với gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain - fentanyl trong mổ lấy thai và các tác dụng không mong muốn của phương pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 80 sản phụ, tuổi từ 18 trở lên, tình trạng sức khỏe theo phân loại ASA I, II có chỉ định mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống, được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 40 sản phụ. Nhóm 1 (nhóm nghiên cứu): Gây tê tủy sống bằng 7 mg bupivacain 0,5% + 25 mcg fentanyl. Sau đó, tiêm tĩnh mạch 250 mg magie sulfat, tiếp theo truyền 500 mg magie sulfat (25mg/ml), tốc độ 20 mL/giờ. Nhóm 2 (nhóm chứng): Gây tê tủy sống bằng 7mg bupiv- acain 0,5% + 25 mcg fentanyl. Sau đó tiêm tĩnh mạch mạch 2,5 ml dung dịch NaCl 0,9%, tiếp theo truyền 20 ml dung dịch NaCl 0,9%, tốc độ 20 ml/giờ. Tại phòng hậu phẫu, khi sản phụ có điểm VAS ≥ 4, tiêm tĩnh mạch 1mg morphin, sau 03 phút đánh giá lại, nếu điểm VAS vẫn ≥ 4, tiêm thêm 1 mg morphin đường tĩnh mạch mỗi 03 phút cho đến khi điểm VAS < 4, tổng liều nạp morphin < 10 mg. Sau đó duy trì truyền liên tục morphin 1mg/giờ bằng bơm tiêm điện. Kết quả: Thời gian giảm đau sau mổ của nhóm 1 (132,5 ± 11,21 phút) dài hơn nhóm 2 (121,68 ± 10,02 phút), thời gian giảm đau hiệu quả của nhóm 1 (171,38 ± 10,98 phút) kéo dài hơn nhóm 2 (166,55 ± 10,45 phút (p < 0,05). Liều lượng morphin tiêu thụ 24 giờ đầu sau mổ của nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 (p < 0,05). Tỷ lệ buồn nôn của nhóm 1 (15%) thấp hơn nhóm 2 (25%) (p< 0,05). Tỷ lệ nôn, ngứa, run ở nhóm 1 tương ứng là 15%; 7,5%; 12,5%; khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 (p > 0,05). Kết luận: Sử dụng magie sulfat đường tĩnh mạch kết hợp với gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain và fentanyl trong mổ lấy thai có tác dụng kéo dài thời gian giảm đau sau mổ, thời gian giảm đau hiệu quả và giảm tỷ lệ buồn nôn. Từ khóa: Magie sulfat, gây tê tủy sống, mổ lấy thai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ được tiến hành an toàn dưới nhiều phương pháp vô cảm khác nhau, trong đó gây tê tuỷ sống vẫn là phương pháp Vô cảm cho phẫu thuật lấy thai ngày càng được bác sĩ được sử dụng nhiều nhất [1] bởi các ưu điểm như kỹ gây mê và phẫu thuật viên quan tâm do chỉ định mổ thuật không quá phức tạp, tiến hành nhanh chóng, thời lấy thai ngày càng rộng [1]. Phẫu thuật lấy thai có thể gian tiềm tàng ngắn, phù hợp với các trường hợp mổ *Tác giả liên hệ Email: Nnthach1970@gmail.com Điện thoại: (+84) 961837139 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 73
  3. N.N. Thach et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 72-78 cấp cứu, mức độ mềm cơ tốt giúp thuận lợi cho việc 500 mg magie sulfat (25mg/ml) với tốc độ 20 mL/giờ. lấy thai, tránh các sang chấn trong phẫu thuật với trẻ sơ Nhóm 2 (nhóm chứng): Gây tê tủy sống liều bupivacain sinh. Gây tê tủy sống cũng giúp sản phụ tránh được các 0,5% tỷ trọng cao 7mg + 0,025 mg fentanyl. Sau đó tác dụng phụ và nguy cơ của gây mê nội khí quản như tiêm tĩnh mạch 2,5 ml dung dịch NaCl 0,9%, tiếp theo đặt nội khí quản khó, nôn, trào ngược dịch dạ dày vào truyền 20 ml dung dịch NaCl 0,9%, tốc độ 20 ml/giờ. phổi … phần nào giúp giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong cho sản phụ và trẻ sơ sinh [2]. Bên cạnh đó, phương * Thuốc và phương tiện nghiên cứu pháp gây tê tuỷ sống còn có tác dụng giảm đau sau mổ Bupivacain 0,5% tỷ trọng cao (ống 20mg/4ml) của giúp nâng cao chất lượng hồi phục và sự hài lòng của hãng Aguettant, Pháp; fentanyl (ống 100µg/2ml) của sản phụ [3]. hãng Rotexmedica, Đức; magie sulfat (ống 1,5g/10ml) Đau sau mổ lấy thai có thể gây ra nhiều rối loạn trên của hãng Kabi, Việt Nam;, thuốc gây mê hồi sức, dịch hệ thống các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, nội tiết, truyền các loại. Kim gây tê tủy sống 25G của hãng B. gây ức chế hệ miễn dịch, tăng quá trình viêm chậm liền Braun, Đức; monitor Nihon Kohden, Nhật Bản; thước sẹo, kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến tâm đo điểm đau VAS (Visual Analogue Scale) của hãng sinh lý sản phụ và quá trình chăm sóc em bé [4]. Magie Astra Zeneca (Thụy Điển). sulfat đã được sử dụng như chất hỗ trợ của thuốc giảm * Quy trình nghiên cứu đau và thuốc gây mê và thuốc tê để giảm đau trong và sau phẫu thuật [5]. Đã có nhiều báo cáo mô tả hiệu quả Sản phụ được khám trước mổ, đảm bảo đủ các tiêu của việc truyền magie sunfat tĩnh mạch, tiêm dưới da, chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu. Tại tiêm trong tủy sống kết hợp cùng thuốc tê để kéo dài phòng mổ, trước khi gây tê được truyền dung dịch NaCl thời gian vô cảm và làm giảm nhu cầu giảm đau sau 0,9% 10 ml/kg, thở oxy 3 lít/phút và nằm nghiêng trái. phẫu thuật [5], [6]. Tại Việt Nam hiện chưa có nhiều đề Gây tê tủy sống bằng hỗn hợp thuốc bupivacain 0,5% tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng magie sulfat ưu tỷ trọng 7mg và fentanyl 25 mcg tại khe L2-L3. đường tĩnh mạch phối hợp với gây tê tủy sống cho mổ lấy thai. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm Gây tê xong, cho sản phụ nằm ngửa. Nhóm 1 (nhóm đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của magie sulfat nghiên cứu): được tiêm tĩnh mạch 250 mg magie sulfat đường tĩnh mạch kết hợp với gây tê tủy sống bằng hỗn và truyền tĩnh mạch 500 mg/20 ml magie sulfat 20 ml/ hợp bupivacain-fentanyl trong mổ lấy thai và các tác giờ. Nhóm 2 (nhóm chứng): được tiêm tĩnh mạch 2,5 dụng không mong muốn của phương pháp. ml dung dịch NaCl 0,9%, truyền tĩnh mạch 20ml dung dịch NaCl 0,9% 20 ml/giờ. Bệnh nhân được theo dõi liên tục các chỉ số sinh tồn. Nếu nhịp tim < 60 lần/phút, tiêm tĩnh mạch atropin 0,5mg mỗi lần. Nếu huyết áp tối 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP đa < 90mmHg, tiêm tĩnh mạch ephedrin 10mg mỗi lần. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Sản phụ được đánh giá mức ức chế cảm giác đau sau gây tê bằng nghiệm pháp pin-prick, bắt đầu phẫu thuật 80 sản phụ có chỉ định phẫu thuật lấy thai được vô cảm khi mức ức chế cảm giác đau đạt đến T6. bằng phương pháp gây tê tủy sống tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây - Hà Nội từ tháng 02/2022 đến tháng Khi kết thúc phẫu thuật và tình trạng sản phụ ổn định, 6/2022. chuyển sản phụ về phòng hậu phẫu, khi sản phụ có điểm VAS ≥ 4 thì thực hiện giảm đau sau mổ theo quy trình * Tiêu chuẩn lựa chọn: Sản phụ tuổi ≥ 18, chiều cao từ giảm đau sau mổ của bệnh viện: Pha 6 ống morphin 145-160 cm, tuổi thai từ 37 đến 42 tuần, thai nhi phát (10mg/1ml) với nước muối sinh lý vừa đủ để thành 60 triển bình thường, đồng ý hợp tác và tham gia nghiên ml dung dịch morphin 1mg/1ml. Chuẩn độ giảm đau: cứu. ASA I, II Sau phẫu thuật khi điểm VAS ≥ 4, tiến hành tiêm tĩnh mạch liều khởi đầu 1ml dung dịch thuốc giảm đau đã * Tiêu chuẩn loại trừ: Sản phụ có chống chỉ định sử pha, sau 3 phút đánh giá lại VAS, nếu VAS ≥ 4 tiếp dụng thuốc bupivacain, fentanyl và magie sulfat; chống tục tiêm thêm 1 ml dung dịch thuốc giảm đau mỗi 3 chỉ định với gây tê tủy sống; HATT dưới 90 mmHg hoặc phút cho đến khi điểm VAS < 4 điểm, tổng liều nạp < trên 190 mmHg; Bất thường sản khoa (tiền sản giật, rau 10mg morphin. Sau khi đã chuẩn độ giảm đau, truyền bong non, rau tiền đạo…). morphin đường tĩnh mạch qua bơm tiêm điện với tốc 2.2. Phương pháp nghiên cứu độ 1ml/giờ. Nghiên cứu tiến cứu, có đối chứng. 80 sản phụ được Thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu: đặc điểm chung của chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 40 người. Nhóm 1 (nhóm sản phụ, điểm VAS khi nghỉ,. liều lượng morphin tiêu nghiên cứu) Gây tê tủy sống liều bupivacain 0,5% tỷ thụ 24 giờ đầu sau mổ, các tác dụng không mong muốn trọng cao 7mg + 0,025mg fentanyl. Sau đó, tiêm tĩnh tại các thời điểm ngay sau mổ (H0), sau mổ 1 giờ (H1), mạch 250 mg magie sulfat, tiếp theo truyền tĩnh mạch 2 giờ (H2), 4 giờ (H4), 6 giờ (H6), 8 giờ (H8), 16 giờ (H16) và 24 giờ (H24). 74
  4. N.N. Thach et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 72-78 Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả được tần suất, tỷ lệ phần trăm; khác biệt có ý nghĩa thống kê trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, khi p 0,05 Min - Max 19 - 39 19 - 42 ̅ X ± SD 155,78 ± 5,46 156,93 ± 5,46 Chiều cao (cm) > 0,05 Min - Max 145 - 170 148 - 170 ̅ X ± SD 62,23 ± 7,23 65,43 ± 8,57 Cân nặng (kg) > 0,05 Min - Max 46 - 83 53 - 98 ̅ X ± SD 25,62 ± 2,54 26,57 ± 3,11 BMI > 0,05 Min - Max 21,0 - 33,3 21,88 - 33,91 Con so n (%) 9 (22,5) 18 (45) < 0,05 Con rạ n (%) 31(77,5) 22 (55) Lần thứ nhất 17 (42,5%) 21 (52,5%) (n, %) Lần thứ hai Mổ 18 (45%) 15 (37,5%) > 0,05 (n, %) Lần thứ ba 5 (12,5%) 4 (10%) (n, %) Nhận xét: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tuổi, lấy thai giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ con so ở nhóm chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI cũng như số lần mổ 1 thấp hơn ở nhóm 2 (p < 0,05). Bảng 3.2: Phân loại sức khỏe theo ASA Nhóm 1 Nhóm 2 ASA (n=40) (n=40) p n % n % I 38 95 38 95 > 0,05 II 2 5 2 5 Nhận xét: Sức khỏe các sản phụ ở cả hai nhóm nghiên cứu đều là ASA I, II trong đó chủ yếu là ASA I. Bảng 3.3: Thời gian giảm đau sau mổ và thời gian giảm đau hiệu quả Thời gian giảm đau (phút) Nhóm 1(n = 40) Nhóm 2(n = 40) p Thời gian giảm ̅ X ± SD 132,50 ± 11,21 121,68 ± 10,02 < 0,05 đau sau mổ Min - Max 110 - 150 105 - 140 Thời gian giảm ̅ X ± SD 171,38 ± 10,98 166,55 ± 10,45 < 0,05 đau hiệu quả Min - Max 150 - 190 145 - 185 Nhận xét: Thời gian giảm đau sau mổ và thời gian giảm biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). đau hiệu quả của nhóm 1 dài hơn so với nhóm 2, khác 75
  5. N.N. Thach et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 72-78 Bảng 3.4: Điểm VAS khi nghỉ tại các thời điểm Nhóm 1 Nhóm 2 Điểm VAS (n=40) (n=40) p ̅ X ± SD ̅ X ± SD H0 0,30 ± 0,46 0,48 ± 0,51 > 0,05 H1 0,50 ± 0,51 0,70 ± 0,56 > 0,05 H2 2,30 ± 0,65 2,95 ± 0,88 < 0,05 H4 4,23 ± 0,42 4,30 ± 0,46 > 0,05 H6 4,13 ± 0,52 4,23 ± 0,27 < 0,05 H8 4,00 ± 0,32 4,08 ± 0,35 > 0,05 H16 3,98 ± 0,28 4,00 ± 0,00 > 0,05 H24 3,98 ± 0,28 4,08 ± 0,27 > 0,05 Nhận xét: Điểm VAS tại thời điểm 2 giờ và tại thời điểm thống kê so với nhóm 2 (p < 0,05). 6 giờ sau phẫu thuật của nhóm 1 thấp hơn có ý nghĩa Bảng 3.5: Liều lượng morphin tiêu thụ 24 giờ đầu sau mổ Liều lượng morphin tiêu thụ Nhóm 1 Nhóm 2 p 24 giờ đầu sau mổ (mg) (n=40) (n=40) ̅ X ± SD 14,98 ± 0,84 15,44 ± 1,06 < 0,05 Min –max 14 - 17 14 - 18 Nhận xét: Liều lượng morphin tiêu thụ 24 giờ đầu sau nhóm 2 (p < 0,05). mổ của nhóm 1 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với Bảng 3.6: Các tác dụng không mong muốn Các tác dụng Nhóm 1 (n=40) Nhóm 2 (n=40) p không mong muốn n % n % Buồn nôn 6 15 10 25 < 0,05 Nôn 6 15 7 17,5 > 0,05 Ngứa 3 7,5 3 7,5 > 0,05 Run 5 12,5 5 12,5 > 0,05 Nhận xét: Trong nghiên cứu, tác dụng không mong gian giảm đau của phương pháp gây tê tủy sống do ảnh muốn gặp nhiều nhất là buồn nôn 15% sản phụ ở nhóm hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là diễn biến, thời gian 1 và 25% sản phụ ở nhóm 2; tiếp đến là nôn, ngứa và của cuộc mổ. Tuy nhiên, thời gian giảm đau sau mổ lại run. có ý nghĩa thiết thực nhất đối với sản phụ và là một yếu tố quyết định đến mức độ hài lòng của sản phụ đối với phương pháp vô cảm. 4. BÀN LUẬN Để đánh giá chính xác nhất tác dụng giảm đau khi gây 4.1. Hiệu quả giảm đau sau mổ tê tủy sống bằng bupivacain cho mổ lấy thai, trong ng- hiên cứu chúng tôi sử dụng thời gian giảm đau hiệu quả. Thời gian giảm đau sau mổ của nhóm 1 dài hơn có ý Thời gian này được tính từ sau gây tê tủy sống đến khi nghĩa thống kê so với nhóm 2; 132,5 ± 11,2 phút so với sản phụ có điểm VAS ≥ 4 điểm. Thời gian giảm đau 121,68 ± 10,02 phút (Bảng 3.3) (p < 0,05). Thời gian hiệu quả của nhóm 1 là 171,38 ± 10,97 phút, dài hơn giảm đau sau mổ không thực sự phản ánh đúng thời có ý nghĩa thống kê so với thời gian giảm đau hiệu quả 76
  6. N.N. Thach et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 72-78 của nhóm 2 là 166,55 ± 10,44 phút (p < 0,05). Kết quả 0,05. Tỷ lệ nôn ở nhóm 1 là 15% thấp hơn nhóm 2 là này ngắn hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn 17,5%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > Đăng Thứ (2016) có thời gian giảm đau hiệu quả khi 0,05. Buồn nôn và nôn gây khó chịu và gây đau cho sản gây tê tủy sống bằng 8mg bupivacain kết hợp với 30µg phụ do tăng áp lực ổ bụng, co các cơ thành bụng, tuy fentanyl cho phẫu thuật thay khớp háng có thời gian nhiên tất cả các trường hợp buồn nôn nôn đều ổn định giảm đau hiệu quả là 304,77 ± 17,47 phút [7]. Có sự sau khi tiêm tĩnh mạch thuốc chống nôn ondansetron. khác biệt này là do trong nghiên cứu của chúng tôi sử Tỉ lệ buồn nôn và nôn trong ở nhóm 1 trong nghiên cứu dụng liều lượng thuốc tê và fentanyl thấp hơn 7mg bupi- của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Trần Thế vacain kết hợp với 25µg fentanyl để gây tê tủy sống cho Quang (2015) là 15,52% [1]. Ngoài ra, ở cả hai nhóm mổ lấy thai. Kết quả nghiên cứu cũng thấy rằng điểm nghiên cứu chúng tôi đều gặp 5 trường hợp (12,5%) có VAS tại các thời điểm giờ thứ 2 và giờ thứ 6 sau mổ ở run sau mổ. Cơ chế gây run sau gây tê tủy sống còn chưa các sản phụ nhóm 2 cao hơn so với các sản phụ nhóm rõ ràng, tuy không gây nguy hiểm nhưng run gây khó 1 (p < 0,05) (Bảng 3.4). Đồng thời liều lượng morphin chịu và lo lắng cho sản phụ. Run sau gây tê tủy sống ở tiêu thụ để giảm đau 24 giờ sau mổ cho các sản phụ tất cả các trường hợp trong nghiên cứu đều được điều thuộc nhóm 1 (14,98 ± 0,84 mg) cũng thấp hơn có ý trị hiệu quả bằng tiêm tĩnh mạch chậm 30mg dolargan. nghĩa thống kê so với nhóm 2 (15,44 ± 1,06 mg) (Bảng 3.5) (p < 0,05). Tác dụng không mong muốn khác gặp trong nghiên cứu là ngứa chiếm tỷ lệ 7,5% ở cả nhóm 1 và nhóm 2. Các Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả hai nhóm khác biệt sản phụ thường có cảm giác ngứa mức độ nhẹ, thoáng không có ý nghĩa thống kê về tuổi, chiều cao, cân nặng, qua ở vùng ngực, cổ, lưng và không cần điều trị. Ngứa BMI, ASA, số lần mổ lấy thai, cũng như cùng gây tê tủy sau gây tê tủy sống cho mổ lấy thai là do sử dụng kết sống với liều lượng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao 7mg hợp opioid với thuốc tê. kết hợp 25μg fentanyl, tuy nhiên nhóm 1 có thời gian giảm đau hiệu quả, thời gian giảm đau sau mổ dài hơn và liều lượng morphin sử dụng 24 giờ sau mổ thấp hơn 5. KẾT LUẬN có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 (p < 0,05). Như vậy có thể thấy rằng sử dụng magie sulfat đường tĩnh mạch Qua nghiên cứu sử dụng magie sulfat đường tĩnh mạch giúp tăng cường hiệu quả giảm đau sau gây tê tủy sống phối hợp với gây tê tủy sống bupivacain-fentanyl trong cho mổ lấy thai. Magie sulfat cũng được một số nghiên mổ lấy thai cho 40 sản phụ, chúng tôi nhận thấy: cứu chứng minh mang lại hiệu quả tốt trong kiểm soát đau sau phẫu thuật, Soleimanpour (2022) chỉ ra rằng - Sử dụng magie sulfat đường tĩnh mạch phối hợp gây magie sulfat ngày càng có vai trò lớn hơn trong kiểm tê tủy sống bằng hỗn hợp 7 mg bupivacain và 25 mcg soát đau do magie chặn các kênh NMDA theo cách phụ fentanyl có thời gian thời gian giảm đau sau mổ (132,5 thuộc vào điện áp và vị trí hoạt động thực sự của magie ± 11,21 phút) dài hơn so với nhóm chứng (121,68 ± có lẽ là ở các thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA) 10,02 phút); có thời gian giảm đau hiệu quả (171,38 ± và chẹn dòng đi vào của kênh calci nên làm giảm nhạy 10,98 phút) dài hơn so với nhóm chứng (166,55 ± 10,45 cảm của trung khu thần kinh và giảm tình trạng tăng phút) (p < 0,05). Liều lưượng morphin tiêu thụ 24 giờ cảm đau đã có từ trước [5]. Sử dụng magie sulfat đường đầu sau mổ là 14,98 ± 0,84 mg thấp hơn so với nhóm tĩnh mạch kết hợp với gây tê tủy sống được chứng minh chứng 15,44 ± 1,06 mg (p < 0,05). là có tác dụng làm tăng hiệu quả vô cảm và kéo dài thời gian giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê tủy sống, - Sử dụng magie sulfat đường tĩnh mạch kết hợp với giảm liều lượng morphin tiêu thụ 24 giờ sau phẫu thuật gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain-fentanyl là an và ít ảnh hưởng trên huyết động [8]. toàn, không gặp trường hợp nào ức chế tuần hoàn, ức chế hô hấp; tỷ lệ buồn nôn là 15% thấp hơn nhóm chứng 4.2. Các tác dụng không mong muốn là 25% (p < 0,05). Tỷ lệ nôn, ngứa, run tương ứng là 15%; 7,5%; 12,5%; khác biệt không có ý nghĩa thống Trong nghiên cứu này, chúng tôi không gặp trường hợp kê so với nhóm chứng (p > 0,05). nào sản phụ bị ức chế hô hấp, ức chế tuần hoàn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl cho mổ lấy thai của J. Wang và cộng sự (2020) [9]. Như vậy, việc sử dụng magie sulfat TÀI LIỆU THAM KHẢO đường tĩnh mạch sau gây tê tủy sống bảo đảm an toàn [1] Trần Thế Quang, Nghiên cứu ảnh hưởng của vị cho sản phụ, qua đó cũng góp phần bảo đảm an toàn trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống cho thai nhi. bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với Trong nghiên cứu này, chúng tôi có gặp một số các tác fentanyl trong mổ lấy thai, Luận án Tiến sĩ y học, dụng không mong muốn buồn nôn, nôn, ngứa, rét run Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, (Bảng 3.6). Tỷ lệ buồn nôn ở nhóm 1 là 15% thấp hơn 2015. nhóm 2 là 25%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < [2] C. Hagberg, T. Ezri and E. Abouleish, Etiology 77
  7. N.N. Thach et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 72-78 and incidence of endotracheal intubation follow- [7] Nguyễn Đăng Thứ, So sánh tác dụng gây tê tủy ing spinal anesthesia for cesarean section. Isr sống của hỗn hợp ropivacain-fentanyl với Med Assoc J, 3 (9), 2001, 653-656. bupivacain-fentanyl trong mổ lấy thai, Đề [3] Nguyễn Thị Thùy Dương, Đánh giá hiệu quả tài cấp Học viện, Học viện Quân y, 2016. kéo dài giảm đau sau mổ lấy thai bằng gây tê [8] I. Farouk, M. M. Hassan, A. M. Fetouh et al., mặt phẳng cơ ngang bụng bằng hỗn hợp thuốc Analgesic an d h em o d y n am i c effec t s o f ropivacain phối hợp với dexamethason; Tạp chí intravenous infusion of magnesium sulphate Y học Việt Nam, 508 (2), 2021, 114-119. versus dexmedetomidine in patients undergoing [4] Bùi Ngọc Chính, Đánh giá tác dụng giảm đau bilateral inguinal hernial surgeries under spinal dự phòng sau mổ bằng phương pháp tiêm anesthesia: A randomized controlled study. Braz morphin tủy sống; Tạp chí Y học thực hành, J Anesthesiol, 71 (5), 2021, 489-497. 2, 2014, 58-60. [9] J. Wang, Z. Wang, B. Shi et al., The effect of [5] H. Soleimanpour, F. Imani, S. Dolati et al., adding intrathecal magnesium sulphate to Management of pain using magnesium sulphate: bupivacaine-fentanyl spinal anesthesia: A A narrative review. Postgrad Med, 134 (3), 2022, meta-analysis of randomized controlled trials. 260-266. Medicine (Baltimore), 99 (40), 2020, e22524. [6] F. T. Mendonca and D. Pellizzaro, Reply to: The effect of a combination of lidocaine and magnesium sulphate on postoperative pain. Eur J Anaesthesiol, 38 (1), 2021, 95-96. 78
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2