Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CHUYỂN DẠ CỦA GÂY TÊ NGOÀI MÀNG <br />
CỨNG <br />
BẰNG BUPIVACAIN 0,08% PHỐI HỢP VỚI FENTANYL <br />
Trần Thị Hoàn Mỹ*, Bùi Thị Phương Nga*, Trần Thị Liễu*, Mã Thanh Tùng*, <br />
Nguyễn Thị Phương Dung** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ là một phương pháp giảm đau hiệu quả <br />
nhất. Nhằm tránh các tai biến do nồng độ thuốc tê (bupivacain) còn cao, việc hạ thấp thuốc đến nồng độ 0,08% <br />
còn nhiều tranh cãi. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả giảm đau chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacain <br />
0,08% so với bupivacain 0,1% trên những sản phụ chuyển dạ <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn. Các sản <br />
phụ được phân bố ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm 0,08% gồm các sản phụ nhận bupivacain 0,08% phối hợp <br />
fentanyl so với nhóm 0,1% nhận bupivacain 0,1% phối hợp fentany. Đánh giá điểm đau bằng thang điểm VAS, <br />
mức độ phong bế vận động Bromage của hai nhóm, tỷ lệ sanh thường, tỷ lệ sanh mổ, tỷ lệ giúp sanh bằng dụng <br />
cụ, chỉ số Apgar một phút và năm phút của trẻ sơ sinh, tỷ lệ các tác dụng phụ giữa hai nhóm. <br />
Kết quả: Nhóm 0,08% (có 161 sản phụ), nhóm 0,1% (162 sản phụ). Tỷ lệ GTNMC giảm đau là 90,2% ở <br />
nhóm 0,08% so với 91,4% ở nhóm 0,1% (p=0,601). Tỷ lệ sản phụ không liệt vận động là 98,2% ở nhóm 0,08% <br />
so với 95,1% ở nhóm 0,1% (p = 0,032). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sanh thường, sanh mổ, <br />
tỷ lệ giúp sanh, chỉ số apgar của trẻ sơ sinh giữa hai nhóm. <br />
Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng với bupivacain 0,08% phối hợp với fentanyl đem lại hiệu quả giảm đau <br />
tốt, ít phong bế vận động, và ít ảnh hưởng đến tình trạng của sản phụ và trẻ sơ sinh. <br />
Từ khoá: gây tê ngoài màng cứng cho giảm đau sản khoa, Bupivacain <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EFFICACY OF LABOR EPIDURAL ANALGESIA WITH BUPIVACAIN 0.08% <br />
ASSOCIATED FENTANYL <br />
Tran Thi Hoan My, Bui Thi Phuong Nga, Tran Thi Lieu, Ma Thanh Tung,Nguyen Thi Phuong Dung <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 163 ‐ 167 <br />
Background: Epiduarl analgesia in labor is the most efficacy method for pain relief in labor. To reduce <br />
complications related to high concentration of bupivacain, these is a controversial in lowering concentration of <br />
bupivacain. <br />
Objectives: to compare efficacity of epidural analgesia in labor with bupivacain 0.08% versus bupivacain <br />
0.1% associated with fentanyl. <br />
Methods: The prospective cohort study. The patients were ramdomised in two group: group 0.08% included <br />
161 pregnants received epidural analgesia with bupivacain 0.08% + fentanyl 2mcg/ml versus 162 pregnants <br />
received epidural analgesia with bupivacain 0.1% + fentanyl 2mcg/ml in group 0.1%. The visual analogue scales <br />
for pain, motor blockade Bromage, mode of delivery and neonatal apgar score were recorded. <br />
* Bệnh viện Từ Dũ, ** Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS Trần Thị Hoàn Mỹ <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
ĐT: 0982866923 <br />
<br />
Email: vutungy02@yahoo.com.vn <br />
<br />
163<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Results: There were 161 pregnants in group 0.08% versus 162 pregnants in group 0.1%. The successful <br />
pain relief rate in group 0.08% was 90.2% versus 91.4% in group 0.1% (p= 0.601). There were no statistically <br />
significant differences in mode of delivery, side effects, or neonatal apgar scores between groups. <br />
Conclusion: Epidural analgesia with bupivacain 0.08% + fentanyl provides equivalent pain relief in labor <br />
with less motor blockade and without maternal and fetal side effects. <br />
Keyword: epidural analgesia in labor, Bupivacain <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) đã xuất <br />
hiện từ rất sớm vào năm 1901 đem lại nhiều hiệu <br />
quả ứng dụng trong lĩnh vực gây mê hồi sức, <br />
đặc biệt trong sản khoa. GTNMC giảm đau <br />
trong chuyển dạ là một bước ngoặc đánh dấu sự <br />
tiến bộ của ngành gây mê hồi sức sản khoa, từ <br />
đó không chỉ đem lại hiệu quả giảm đau tốt mà <br />
còn đem lại sự thoải mái tinh thần, ổn định về <br />
tâm lý của các sản phụ trong giai đoạn “vượt <br />
cạn” khó khăn nhất này(14). Ngoài ra, có nhiều <br />
tác giả cũng đồng tình rằng GTNMC cải thiện <br />
tình trạng tim mạch ‐ hô hấp của mẹ và tình <br />
trạng cân bằng toan kiềm ở thai nhi. <br />
<br />
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, ngẫu nhiên có <br />
nhóm chứng, mù đơn tại bệnh viện Từ Dũ từ <br />
01/07/2012 đến 01/07/2013. Đối tượng nghiên <br />
cứu là những sản phụ một thai, ngôi đầu, ASA <br />
I_II, chuyển dạ giai đoạn hoạt động, được làm <br />
giảm đau sản khoa với GTNMC và không có <br />
chống chỉ định GTNMC như rối loạn đông máu, <br />
huyết động không ổn định, nhiễm trùng vùng <br />
lưng, dị dạng cột sống. <br />
<br />
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả giảm đau của <br />
GTNMC đem lại, người ta vẫn còn lo ngại về tỷ <br />
lệ biến chứng khi GTNMC với thuốc tê <br />
bupivacain nồng độ cao. Mặt khác, trước đây có <br />
nhiều ý kiến gây tranh cãi về vấn đề: “GTNMC <br />
có ảnh hưởng lên tiến trình chuyển dạ hay <br />
không?”, từ đó gián tiếp làm tăng tỷ lệ mổ lấy <br />
thai (MLT) và tỷ lệ sanh dụng cụ cũng như tỷ lệ <br />
gây liệt vận động. Do đó, người ta đã hạ thấp <br />
dần liều thuốc tê của bupivacain dần từ nồng độ <br />
0,125% đến 0,1% hay 0,08%, thậm chí chỉ còn <br />
nồng độ 0,0625% nhằm hạn chế những biến <br />
chứng và độc tính thuốc tê cho mẹ và con. <br />
Tại Việt Nam, nồng độ thuốc tê bupivacain <br />
để GTNMC vẫn khá cao là 0,1%‐0,125% và có rất <br />
ít nghiên cứu đánh giá toàn diện hiệu quả thuốc <br />
tê bupivacain liều thấp (0,08%). Phải chăng trên <br />
sản phụ, với nồng độ thuốc tê bupivacain 0,08% <br />
phối hợp với fentanyl, hiệu quả giảm đau gần <br />
tương đương với bupivacain 0,1% nhưng ít gây <br />
ức chế vận động hơn, ít tác dụng phụ không <br />
mong muốn mà vẫn không làm ảnh hưởng lên <br />
cách sanh của mẹ, chỉ số apgar của trẻ sơ sinh?. <br />
<br />
164<br />
<br />
Các sản phụ được các bác sĩ sản khoa khám <br />
đánh giá khả năng sanh ngã âm đạo và các bác <br />
sĩ GMHS khám loại trừ các chống chỉ định gây <br />
tê. Sau khi được tham vấn, các sản phụ kí cam <br />
kết đồng ý tham gia nghiên cứu. Các sản phụ <br />
được ngẫu nhiên chia thành hai nhóm: nhóm <br />
0,08% gồm những sản phụ được GTNMC với <br />
bupivacain 0,08% + fentanyl 2mcg/ml so với <br />
nhóm 0,1% gồm những sản phụ được GTNMC <br />
với bupivacain 0,1% + fentanyl 2mcg/ml. Chúng <br />
tôi chọn tư thế ngồi cho sản phụ khi làm thủ <br />
thuật. Chúng tôi sử dụng kim Touhy 18G với <br />
catheter 20G có 3 lỗ (B‐Braun), vị trí chọc kim <br />
L3‐L4 và L4‐L5, xác định khoang màng cứng <br />
bằng phương pháp mất sức cản với nước muối <br />
sinh lý. Sau khi hút ngược kiểm tra không có <br />
máu hay dịch não tủy, tiến hành chích liều nạp <br />
dung dịch thuốc tê tương ứng cho từng nhóm; <br />
10ml cho sản phụ thấp hơn 160 cm và 12 ml cho <br />
sản phụ cao hơn 160 cm. Liều nạp được chích <br />
ngắt quãng mỗi 3‐4 ml cách nhau 3‐5 phút với <br />
nghiệm pháp hút ngược catheter và theo dõi <br />
sinh hiệu và tim thai. Sau đó, mắc vào máy bơm <br />
tiêm điện và truyền liên tục qua catheter ngoài <br />
màng cứng với vận tốc 6‐10 ml/giờ.. Khi sổ thai <br />
hoặc may tầng sinh môn, nếu sản phụ đau sẽ <br />
được bơm thêm 4‐8ml. <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
Chúng tôi theo dõi mạch, huyết áp, đánh giá <br />
mức độ giảm đau bằng thang điểm đau VAS và <br />
sự đối xứng hai bên, tình trạng phong bế vận <br />
động Bromage 6 cải tiến với khoảng thời gian 5 <br />
phút, 15 phút sau gây tê trong một giờ đầu và <br />
mỗi 30 phút trong những giờ tiếp theo; cho đến <br />
khi sản phụ sanh xong hoặc MLT. Sản phụ còn <br />
được theo dõi sản khoa như monitor theo dõi <br />
cơn gò, tim thai, tình trạng CTC,…cũng như chỉ <br />
số Apgar của trẻ sơ sinh và tỷ lệ các tác dụng <br />
phụ như run, ngứa, tụt huyết áp, thủng màng <br />
cứng, đau lưng, bí tiểu… <br />
Nếu sản phụ MLT khẩn cấp (như suy thai <br />
nặng, sa dây rốn…) thì gây mê toàn thân; nếu có <br />
thể trì hoãn (như bất xứng đầu chậu, cổ tử cung <br />
không tiến triển…) thì bơm thêm 16‐20 ml thuốc <br />
tê Lidocain 2% 20ml. <br />
Tất cả số liệu ghi nhận trên bảng thu thập đã <br />
chuẩn bị sẵn. Phân tích số liệu bằng phần mềm <br />
SPSS 16.0. Các biến liên tục được trình bày bằng <br />
số trung bình ± độ lệch chuẩn, và tần suất và tỷ <br />
lệ phần trăm cho các biến định tính. Kiểm định t <br />
cho các giá trị trung bình và kiểm định Chi‐<br />
square dùng giữa các biến định tính với p 0,05) (Bảng 1). <br />
Bảng 1: Đặc điểm chung dân số nghiên cứu <br />
Tuổi mẹ (năm)<br />
Chiều cao (cm)<br />
Cân nặng (kg)<br />
Tuổi thai (tuần)<br />
ASA I (%)<br />
ASA II (%)<br />
<br />
Nhóm 0,08% Nhóm 0,1%<br />
28,3 ± 4,6<br />
28,1 ± 4,7<br />
155,5 ± 3,9<br />
156,3 ± 3,8<br />
67,4 ± 5,8<br />
66,7 ± 4,9<br />
37,8 ± 0,8<br />
38,2 ± 0,6<br />
83,2<br />
85,8<br />
17,8<br />
14,2<br />
<br />
p<br />
0,735<br />
0,322<br />
0,254<br />
0,087<br />
0,421<br />
<br />
Hiệu quả giảm đau <br />
Số sản phụ có điểm đau VAS ≤ 3 là 145 <br />
(90,2%) ở nhóm 0,08% so với 148 (91,4%) ở nhóm <br />
0,1% (p=0,601); có 9 sản phụ (5,5%) ở nhóm <br />
0,08% và 8 sản phụ (4,7%) nhóm 0,1% vẫn còn <br />
đau nhẹ sau gây tê với VAS ≤ 5. Còn 13 sản phụ <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
vẫn đau nhiều với VAS > 5 (7 trường hợp nhóm <br />
0,08% so với 6 trường hợp nhóm 0,1%). <br />
<br />
Mức độ phong bế vận động <br />
Tỷ lệ sản phụ không yếu liệt vận động <br />
(Bromage 5 ‐ 6) ở nhóm 0,08% là 98,1% so với <br />
95,1% ở nhóm 0,1% (p = 0,032). Trong đó, nhóm <br />
0,08% có 3 sản phụ so với 8 sản phụ ở nhóm <br />
0,1% được đánh giá Bromage 3 – 4. <br />
Bảng 2: Những ảnh hưởng lên mẹ và con <br />
Nhóm 0,08% Nhóm 0,1%<br />
Cách sanh (%)<br />
Sanh thường<br />
67,7<br />
63,5<br />
Sanh giúp<br />
10,0<br />
10,0<br />
Sanh mổ<br />
22,3<br />
26,5<br />
Chỉ số Apgar<br />
1 phút<br />
7,4 ± 0,5<br />
7,5 ± 0,4<br />
5 phút<br />
8,5 ± 0,5<br />
8,6 ± 0,4<br />
Cân nặng (g) 3206,2 ± 352,7 3196 ± 360,2<br />
<br />
p<br />
0,201<br />
<br />
0,165<br />
0,395<br />
0,254<br />
<br />
Bảng 3: Các tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng <br />
Tác dụng phụ (%) Nhóm 0,08% Nhóm 0,1%<br />
Không có<br />
75,2<br />
72,8<br />
Tụt HA<br />
1,2<br />
1,8<br />
Buồn nôn- nôn ói<br />
3,1<br />
2,4<br />
Ngứa<br />
3,1<br />
3,7<br />
Run<br />
9,3<br />
8,1<br />
Đau lưng<br />
0,6<br />
0,0<br />
Nhức đầu<br />
0,0<br />
0,6<br />
Bí tiểu<br />
6,2<br />
5,5<br />
<br />
p<br />
<br />
0,472<br />
<br />
Có 19 sản phụ bí tiểu sau sanh tự phục hồi <br />
trong vòng 2 ngày sau. <br />
Có 2 trường hợp tụt huyết áp ở nhóm 0,08% <br />
so với 3 trường hợp ở nhóm 0,1%. Các sản phụ <br />
này được xử lý tạm dùng thuốc, truyền dịch <br />
nhanh, thở oxy và sử dụng thuốc vận mạch <br />
ephedrine. <br />
Các trường hợp sản phụ bị ngứa và run, <br />
chúng tôi không xử trí gì thêm. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Mặc dù thang điểm đau VAS là thước đo <br />
chủ quan của từng sản phụ, chịu ảnh hưởng của <br />
nhiều yếu tố: trình độ học vấn, nghề nghiệp, con <br />
so – con rạ, điều kiện kinh tế ‐ xã hội v.v…(9) <br />
nhưng tất cả sản phụ chỉ được làm giảm đau <br />
GTMNC khi đã vào chuyển dạ hoạt động và đã <br />
chịu đựng tới mức độ điểm VAS 8 – 10 điểm là <br />
<br />
165<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
một điều khó chấp nhận được. Theo ACOG <br />
2006(1) hoặc RCOG 2007(14), tất cả sản phụ phải <br />
được giảm đau chuyển dạ bằng GTNMC chỉ với <br />
yêu cầu giảm đau đơn thuần của người mẹ. Đây <br />
là vấn đề thực tế thường gặp tại bệnh viện Từ <br />
Dũ cũng như các bệnh viện khác làm GTNMC <br />
giảm đau chuyển dạ. <br />
Sau khi GTNMC, chúng tôi ghi nhận cả hai <br />
nhóm nghiên cứu đạt hiệu quả giảm đau tốt <br />
chiếm 90,2% ở nhóm 0,08% so với 91,4% ở <br />
nhóm 0,1%. <br />
Theo Nguyễn Thị Thanh(11), tỷ lệ sản phụ <br />
GTNMC với bupivacain 0,08% đạt điểm số đau <br />
VAS 3 giờ, và <br />
phong bế vận động độ II thấy ở nhóm sản phụ <br />
có thời gian duy trì thuốc tê > 4,5 giờ (270 phút); <br />
trong khi thời gian duy trì thuốc tê của nghiên <br />
cứu chúng tôi