intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả của phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp Levobupivacaine và Fentanyl trong giảm đau chuyển dạ

Chia sẻ: ViNeji2711 ViNeji2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá hiệu quả giảm đau, một số đặc điểm chuyển dạ, tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) bằng hỗn hợp levobupivacaine 0,08% và fentanyl 2 mcg/ml trong chuyển dạ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả của phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp Levobupivacaine và Fentanyl trong giảm đau chuyển dạ

  1. THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014 Hiệu quả của phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp Levobupivacaine và Fentanyl trong giảm đau chuyển dạ Võ Minh Tuấn*, Trương Văn Hiệu**. * Bộ môn Sản, ĐHYD Tp. HCM 0909727199, Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn ** Bệnh viện Từ Dũ – Tp. HCM 0935881600, Email: hieudunghuanni@yahoo.com Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau, một số đặc điểm chuyển dạ, tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) bằng hỗn hợp levobupivacaine 0,08% và fentanyl 2 mcg/ml trong chuyển dạ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu thực hiện tại BV Từ Dũ từ 22/10/2012 - 29/4/2013 trên 206 sản phụ được GTNMC giảm đau chuyển dạ (GĐCD) bằng hỗn hợp levobupivacaine 0,08% và fentanyl 2 mcg/ml. Kết quả: Sau thủ thuật 15 phút VAS ≤ 3 chiếm 94,2%, giai đoạn chuyển dạ tích cực VAS ≤ 3 chiếm 92,9%, giai đoạn II chuyển dạ VAS ≤ 3 chiếm 55,8%, VAS ≤ 3 chiếm 87,2% lúc khâu tầng sinh môn. Tỷ lệ phong bế vận động (BROMAGE) độ 0 chiếm 97,6%, độ I 1,9%, độ II 0,5%. Một số đặc điểm chuyển dạ như cảm giác mắc rặn, thời gian chuyển dạ tương đồng với các nghiên cứu khác. Tỷ lệ sinh thường chiếm 66%, sinh giúp: 9,7%, và sinh mổ: 24,3%. Tác dụng không mong muốn: thủng màng cứng 0,48% (1/206); hạ huyết áp: 1%, nôn: 2%, tiểu khó, và bí tiểu: 6,4%; đau đầu: 0,5%, và đau lưng 6,8%. Kết luận: GTNMC bằng hỗn hợp levobupivacaine 0,08% và fentanyl 2 mcg/ml giúp GĐCD có hiệu quả rõ rệt. Cần tiếp tục triển khai phác đồ để có thêm một sự lựa chọn trong GĐCD. Từ khóa: Giảm đau chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng, chuyển dạ giai đoạn tích cực, levobupivacaine The effect of Epidural analgesia for labor with Levobupivacaine combined with Fentanyl Tuan Vo,* Hieu Truong.** Abstract Objectives: To evaluate the effect of epidural analgesia with levobupivacaine 0.08% combined with fentanyl 2cmg/ml and to describe some characteristics of labor and the side effects of those medicines. Methods: A longitudinal prospective study was carried out at Tu Du hospital from 22/10/2012- 29/4/2013 recruited 206 pregnant women in labor whom were indiated epidural analgesia with levobupivacaine 0.08% combined with fentanyl 2cmg/ml. Results: VAS< 3 was 94.2 % after 15 minutes undergone epidural anesthesia; these score was 92,9% in the active stage labor ; 58.5% in the second stage of labor; 87.2% during episiorrhaphy procedure respectively. The percentages of blocking movement (BROMAGE) were found with level 0: 97.6 %, level 1: 1.9 %, level 2: 0.5%. Somes of labor characteristic such as feeling of pushing, time of all labor stages were similar to other studies. The ratio of spontaneous deliveries vs assitant deliveries vs C-section was 66% vs 9.7%, vs 24.3%. Side effects included epidural membrane rupture (0.48% ), hypotention (1%), vomit (2%), urinary retention (6.4%), headache (0.5%), and backache (6.8%). Conclusions: Epidural analgesia with levobupivacaine 0.08 percent and fentanyl 2 mcg/ml relieved pain in labor remakablely. The protocol of epidural analgesia is needed to be developed that provide more options for anesthesiologists. Key words: Labor analgesia, Epidural anesthesia, Active period of labor. 38
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đặt vấn đề Câu hỏi nghiên cứu: GTNMC bằng hỗn hợp levobupivacaine 0,08% và fentanyl 2 mcg/ml Có nhiều phương pháp giảm đau chuyển dạ có hiệu quả thế nào trong GĐCD? (GĐCD), gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) được đánh giá là phương pháp an toàn, hiệu Mục tiêu nghiên cứu quả và sử dụng phổ biến. Áp dụng GTNMC để GĐCD đã có từ hơn 50 năm về trước.1 Tại Mục tiêu chính: Đánh giá hiệu quả giảm đau Việt Nam, bệnh viện (BV) Hùng Vương là của phương pháp GTNMC bằng hỗn hợp nơi thực hiện GĐCD đầu tiên từ năm 1988 do levobupivacaine 0,08% và fentanyl 2 mcg/ Tô Văn Thình và cộng sự thực hiện GTNMC ml trong chuyển dạ. đặt catheter để giảm đau ngắt quãng trên 62 Mục tiêu phụ sản phụ (SP) hiệu quả rất tốt. Sau đó, phương - Mô tả một số đặc điểm chuyển dạ trong nhóm pháp giảm đau này được thực hiện tại nhiều có GTNMC bằng hỗn hợp levobupivacaine bệnh viện khác trong toàn quốc. BV Từ Dũ đã triển khai GĐCD bằng GTNMC từ năm và fentanyl. 1999. Gần đây, phương pháp GTNMC liên - Mô tả tỷ lệ tác dụng không mong muốn tục, lưu catheter bổ sung thuốc tê liều thấp GTNMC bằng hỗn hợp levo-bupivacaine và phối hợp với các thuốc giảm đau trung ương fentanyl. đã được nghiên cứu sử dụng rộng rãi trong GĐCD. Phương pháp này không chỉ giảm Phương pháp nghiên cứu nguy cơ gây độc do tích lũy thuốc tê, có tác Thiết kế nghiên cứu: Mô tả dọc tiến cứu. dụng giảm đau hiệu quả, mà còn đáp ứng quá trình chuyển dạ sinh lý giúp cho việc kiểm Đối tượng nghiên cứu soát sinh, giảm thiểu tỉ lệ xổ thai có can thiệp - Dân số đích: Tất cả SP thai đủ tháng ≥ 37 và các tác động tâm lý cho SP sau sinh.2 tuần vào chuyển dạ. Năm 1988 levobupivacaine được giới - Dân số nghiên cứu: Tất cả SP thai đủ tháng thiệu.3 Liều dùng, hiệu quả lâm sàng ≥ 37 tuần nhập vào khoa sinh BV Từ Dũ theo của levobupivacaine tương đương với dõi sinh ngả âm đạo. bupivacaine nhưng độc tính trên hệ thần - Dân số chọn mẫu: Tất cả SP thai đủ tháng kinh trung ương và tim thấp hơn. BV Từ Dũ ≥ 37 tuần vào khoa sinh BV Từ Dũ theo dõi đã triển khai phương pháp GTNMC bằng hỗn hợp levobupivacaine 0,1% và fentanyl sinh ngả âm đạo, hội đủ các tiêu chuẩn chọn GĐCD, tuy nhiên chưa triển khai rộng rãi mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. và chưa có đánh giá đầy đủ về hiệu quả của Tiêu chuẩn chọn mẫu phương pháp này. Tiêu chuẩn nhận vào Nhằm tìm hiểu khả năng cải thiện chất lượng GĐCD, khả năng giảm thiểu các tác dụng - SP được bác sĩ sản khoa đánh giá theo dõi ngoại ý khi dùng hỗn hợp levobupivacaine sinh ngả âm đạo khi vào chuyển dạ. và fentanyl để GTNMC, từ đó đưa ra thêm - Các SP trong giai đoạn chuyển dạ tích cực, một lựa chọn cho GĐCD, chúng tôi tiến hành cổ tử cung mở ≥ 4cm. nghiên cứu đề tài “Hiệu quả của phương - SP không có chống chỉ định GTNMC. pháp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp levobupivacaine và fentanyl trong giảm đau - SP thai đủ tháng ≥ 37 tuần có yêu cầu được chuyển dạ”. làm GĐCD. 39
  3. THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014 Tiêu chuẩn loại trừ Bước 2: Thực hiện phương pháp GTNMC - SP không giao tiếp được. Xác định khoang NMC bằng kỹ thuật “mất sức cản” với nước muối sinh lý, luồn catheter - SP có chiều cao dưới 1,45 m. vào khoang NMC với độ sâu 3- 5cm. Sau khi - SP có tiền sử dị ứng thuốc tê và thuốc họ nhận thấy catheter không có chảy ra máu hay morphine. dịch thì bơm liều test lidocain 2% 2 ml . Sau khi mạch, huyết áp của SP ổn định và giơ hai Cỡ mẫu chân lên cao được bình thường thì bơm liều nạp 12 ml dung dịch levobupivacaine 0,08% + 50 mcg fentanyl; liều nạp được chích ngắt quãng 4 ml dung dịch thuốc tê mỗi 3 phút với test hút ngược catheter. Sau liều nạp 10 phút, dùng dụng cụ bơm tiêm điện truyền P = 94,4%, Z: trị số phân khối chuẩn = 1,96, levobupivacaine 0,08% + fentanyl 2 mcg/ml d: độ chính xác tuyệt đối = 5%, n: cỡ mẫu ([L+V])với vận tốc 10 ml/giờ. Theo dõi sinh tối thiểu = 82 đáp ứng cho năng lực mẫu của hiệu SP, xử trí tai biến nếu có. mục tiêu chính. Bước 3: Theo dõi và đánh giá sau khi tiêm Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên đơn. thuốc 15 phút Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 10/2012 Đánh giá tim thai, sinh hiệu SP, xử trí tai biến -04/2013 tại BV Từ Dũ nếu có, đánh giá điểm VAS, Bromage, mức phong bế cảm giác. Truyền duy trì qua bơm Công cụ nghiên cứu: tiêm điện hỗn hợp levobupivacaine 0,08% và Thang điểm VAS dùng để đánh giá mức độ fentanyl 2mcg/ml tốc độ 10ml/giờ. đau Bước 4: giai đoạn chuyển dạ tích cực đến cổ Thang điểm Bromage dùng để đánh giá mức tử cung trọn. độ phong bế vận động Đánh giá tim thai, sinh hiệu SP, xử trí tai biến Dùng test cồn lạnh đánh giá mức ức chế cảm nếu có, đánh giá điểm VAS, có tăng co tử giác cung (TC) hay không, thời gian chuyển dạ, Phương thức tiến hành cảm giác mắc rặn giai đoạn tích cực. Bước 1: Chuẩn bị Bước 5: Theo dõi đánh giá giai đoạn II chuyển dạ - Phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ và thuốc GTNMC Đánh giá tim thai, sinh hiệu SP, xử trí tai biến nếu có, đánh giá điểm VAS, có tăng co tử - Chọn bệnh theo tiêu chuẩn nhận và tiêu cung hay không, thời gian chuyển dạ, cảm chuẩn loại trừ. giác mắc rặn giai đoạn II, cách sinh, lý do, - Giải thích cho SP về GĐCD và đồng ý ký cân nặng trẻ, chỉ số APGAR. bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu. Bước 6: Theo dõi và đánh giá giai đoạn III - Ghi nhận các thông tin cơ bản về SP, khám chuyển dạ và may tầng sinh môn tiền mê Sau khi sổ thai nếu SP đau (VAS>3) tiêm - Đánh giá mức độ đau qua thang điểm VAS 10ml [L+F], sau tiêm 15 phút tiến hành 40
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC thủ thuật, nếu VAS>3 thì tê tại chỗ bằng HA tư thế ít hơn; (2) có thể theo dõi nhịp tim lidocaine. Đánh giá điểm VAS. Ngay sau khi thai trong thời gian đặt catheter NMC; (3) kết thúc cuộc sinh: khâu tầng sinh môn, kiểm một vài SP thấy dễ chịu; cung lượng tim mẹ soát TC: rút bỏ catheter, băng vô trùng vị trí giảm nhiều hơn với tư thế gập bụng tối đa gây tê. Trường hợp nghi ngờ có rối loạn đông trong tư thế nghiêng hơn tư thế ngồi trong máu thì kiểm tra lại các xét nghiệm đông máu xác định khoang NMC. Sự gập bụng tối đa sẽ trước khi rút catheter. gia tăng chèn ép động mạch chủ dưới. Ngược Bước 7: Theo dõi và đánh giá tại khoa hậu lại, trong tư thế ngồi, tử cung sẽ đẩy về trước sản. (do đó không gây chèn ép động mạch chủ). Cần phải tránh “tư thế bó chặt thai”, nhất là Kết quả và bàn luận khi SP ở tư thế nằm nghiêng. Bảng 2: Trước khi làm GDCD, hầu hết SP đều đau, mức độ đau vừa, nhiều, và đau dữ dội là 99,5% (205/206). Mức độ đau sau làm GĐCD 15 phút thay đổi đáng kể. Mức độ đau 4-10 điểm từ 99,5% giảm xuống còn 5,8%. Đặc biệt tình trạng đau dữ dội không có, điểm đau từ 0-1 đạt 45,1% (93/206). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p=0,001. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của gây tê ngoài màng cứng giảm đau chuyển dạ bằng hỗn hợp thuốc levobupivacaine và fentanyl. Bảng 3: Mức độ đau giai đoạn chuyển dạ tích cực: 9-10 điểm: không trường hợp; 4-8 điểm là 6,8% (14/206); từ 2-3 điểm: 59,7% (123/206); 0-1 điểm: 33,5% (69/206). Giai đoạn chuyển dạ tích cực là giai đoạn chuyển dạ dài, việc ứng dụng gây tê giảm đau trong giai đoạn này là rất quan trọng. Các kết quả đạt được của chúng tôi cho thấy hiệu quả giảm đau rõ của phương pháp GTNMC với nồng độ thuốc tê thấp (0,08%), tương tự với các tác giả khác làm tại bệnh viện Từ Dũ với thuốc và liều lượng khác nhau. Điều này cho Nhận xét: thấy rằng nên giảm nồng độ thuốc tê trong GĐCD. Chúng tôi gây tê theo tư thế ngồi là chủ yếu 96,2% (198/206) (Bảng 1). Một số trường GTNMC có hiệu quả giảm đau rõ lúc may hợp SP không hợp tác, nên chúng tôi thực TSM: có 136/156 (87,2%) SP không đau hiện tư thế nằm nghiêng trái. Ưu điểm của và đau nhẹ, 17/156 (10,9%) đau vừa, 3/206 tư thế nghiêng so với tư thế ngồi là: (1) hạ (1,9%) đau nhiều. 41
  5. THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014 Chúng tôi đánh giá mức độ phong bế vận động theo thang điểm của Bromage (Bảng 4). Phong bế vận động độ 0 chiếm 97,6% (201/206), độ 1: 1,9% (4/206), độ 2: 0,5% (1/206). Phong bế vận động là một tác dụng không mong muốn của GTNMC GĐCD. Phong bế vận động trong chuyển dạ làm giảm sức rặn của SP, kéo dài thời gian chuyển dạ, giảm chất lượng phương pháp giảm đau cũng như sự hài lòng của SP. Nồng độ thuốc tê giảm sẽ giảm được sự ức chế vận động. Như vậy, với nồng độ levobupivacaine 0,08% được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi đủ để ức chế cảm giác đau và tác dụng phong bế vận động ở mức thấp. Mức phong bế cảm giác (Bảng 5 & 6) đồng đều cả 2 bên chiếm đa số 94,7% (195/206). Phong bế cảm giác không đối xứng 5,3% (11/206), trong số này mức tê bên trái cao hơn bên phải 7/11 trường hợp. Theo Chestnut, các yếu tố gây ra sự không đối xứng này là: (1) tiêm chậm một thể tích nhỏ; (2) vách ngăn bẩm sinh đường giữa màng cứng; (3) dính đường giữa mắc phải; (4) đầu catheter đi vào vùng cạnh cột sống; (5) đặt đầu mũi catheter vào phần trước khoang ngoài màng cứng. 42
  6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Cũng theo tác giả, nghiên cứu 236 bệnh nhân được GTNMC, khảo sát có 7/236 mất cảm giác lạnh một bên, và chụp cản quang khoang NMC trên nhóm bệnh nhân này thì thấy có 4/7 trường hợp catheter đi ra phần trước khoang ngoài màng cứng; 3/7 trường hợp catheter chui qua lỗ màng cứng. Trong nghiên cứu chúng tôi, chuyển dạ thời kỳ hoạt động (Bảng 7), sử dụng thuốc tăng co tử cung 42,3% (66/156) trường hợp; không tăng co 57,7% (90/156), tỷ lệ mắc rặn 52,5% (82/156) tương tự nghiên cứu của các tác giả khác. GTNMC với nồng độ thuốc tê thấp không ảnh hưởng đến gò tử cung cũng như cảm giác mắc rặn SP, đây là điểm thuận lợi cho cuộc chuyển dạ trong thời kỳ hoạt động vì tránh được cổ tử cung phù nề do sản phụ rặn sớm. Chúng tôi ghi nhận có 106/156 (67,9%) SP có tăng co trong giai đoạn II chuyển dạ (Bảng nghiên cứu của các tác giả đều thống nhất: 8). Tương tự như kết quả của V.M.Tuấn & GTNMC không ảnh hưởng đến cách sinh, P.T.T.Ba (2012) tại BV Từ Dũ (66,3%).4 Số không làm tăng tỷ lệ sinh giúp và sinh mổ. SP có cảm giác mắc rặn trong giai đoạn II Thay đổi tim thai và sinh hiệu sản phụ trước chuyển dạ là 140/156 (89,7%), tỷ lệ này phù và sau khi tiêm thuốc (Bảng 10): Mạch trước hợp với các tác giả Phạm Thiều Trung (2011) khi tiêm thuốc là 85 ±7,3 lần/ phút. Sau tiêm là 89,76%, Nguyễn Văn Chinh (2011)5 là 15 phút là 80,2 ± 64,9, sau 30 phút 79,4 ± 91,25%, V.M.Tuấn & P.T.T.Ba (2012) là 7,1, và sau 1 giờ 79,5 ± 6,6 có sự khác biệt có 91%. ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Sự khác biệt Tỷ lệ sinh mổ, sinh giúp của nghiên cứu này này chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng (Bảng 9) phù hợp với thống kê tại BV Từ Dũ không làm thay đổi về ý nghĩa lâm sàng trong thời gian nghiên cứu (24,2% sinh mổ). nhiều. Huyết áp (HA) trước khi gây tê và sau Chỉ định cách sinh ở mỗi tuyến và mỗi BV khi gây tê khác nhau có ý nghĩa thống kê, với có đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên tất cả các p < 0,05, tuy nhiên không có ý nghĩa về mặt 43
  7. THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014 lâm sàng. Sau khi gây tê thì HA giảm hơn so Hạ HA trong nghiên cứu này có 2/206 với chưa gây tê nhưng hầu hết HA nằm trong (0,97%) trường hợp. SP thứ nhất: HA trước giới hạn bình thường, không cần phải xử trí gây tê là 120/70 mmHg, sau gây tê 15 phút gì. Trong nghiên cứu này có 2/206 trường HA tụt 80/60 mmHg, kèm theo mệt, chóng mặt, buồn nôn, được xử trí: truyền dịch, kết hợp HA tụt cần phải xử trí. Nguyên nhân hợp cho thở ô xy, sau đó HA ổn định. SP thứ dẫn đến hiện tượng giảm mạch, HA sau khi hai: HA trước gây tê là 130/80 mmHg, sau GTNMC là do tác dụng làm giảm đau giúp gây tê 15 phút HA tụt 80/60 mmHg, xử trí ngăn chặn sự tăng tiết cathecolamin do đau, tương tự nhưng HA vẫn chưa trở lại trị số do GTNMC gây ức chế giao cảm, làm mạch bình thường, tiếp tục xử trí thêm: ephedrin chậm, giãn mạch dẫn đến giảm HA. 10 mg tiêm tĩnh mạch, sau đó HA ổn định trong suốt cuộc chuyển dạ. Cả hai trường hợp Cân nặng của trẻ trung bình: 3,2 kg ± 0,37 này đều âm tính với test hút ngược, không có kg, trẻ nặng nhất 4,5 kg gặp ở SP bị bệnh dịch não tủy, máu. Trong GTNMC thì hạ HA tiểu đường, trẻ nhẹ nhất 2,2 kg gặp ở SP không đáng kể với thuốc tê nồng độ thấp. sinh thường. Còn lại đa số cân nặng của trẻ tập trung từ 3 kg đến 3,5 kg chiếm hơn Kết luận và kiến nghị 51%. APGAR sau 1 phút ≥ 7 chiếm tỷ lệ Phác đồ giúp GĐCD có hiệu quả rõ rệt. Đặc 95,1% (196/206). Tương tự nghiên cứu của điểm chuyển dạ như: cảm giác mắc rặn của V.M.Tuấn & P.T.T.Ba (2012) 96,7% , thấp SP, thời gian chuyển dạ, tỷ lệ sinh giúp và hơn Nguyễn Thị Thanh6 99,6% nhưng cao sinh mổ được mô tả với các tỉ lệ tương đồng hơn Nguyễn Văn Chinh 91,2%. APGAR sau so với các phác đồ khác GTNMC GĐCD. Tỷ 5 phút ≥ 9 điểm là 66% (136/206); < 9 điểm lệ phong bế vận động thấp. Tình trạng sức là 34% (70/206) nhưng không có trường hợp khỏe SP và thai ổn định. Tỷ lệ xảy ra các tác nào có chỉ số APGAR < 7 điểm. dụng phụ thấp, dễ xử lý. Phấn đấu tăng tỷ lệ GĐCD để nâng cao chất lượng chăm sóc SP trong chuyển dạ. Chỉ định GTNMC GĐCD nên rộng rãi hơn, sớm hơn khi bắt đầu vào chuyển dạ để giúp ngừa đau trong chuyển dạ. Cần tiếp tục triển khai phác đồ GTNMC GĐCD bằng hỗn hợp levobupivacaine 0,08% và fentanyl 2 mcg/ ml bệnh để có thêm một sự lựa chọn. Nghiên cứu thêm về GTNMC GĐCD với nồng độ thuốc tê thấp (0,0625%), ứng dụng các thuốc tê mới như ropivacaine, levobupivacaine. Từ đó đưa ra thêm các lựa chọn trong GĐCD cho bác sỹ gây mê hồi sức. Tài liệu tham khảo 1. Ali Uzuner, Kemal Tolga Saracoglu, Ayten Saracoglu, Ozcan Erdemli (2011), “The comparative study of epidural levobupivacaine and bupivacaine in major abdominal surgeries”. Journal of Research in Medical Sciences, 16, (9), pp. 435-337 44
  8. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2. Hawkins Joy L (2010): “Epidural analgesia for labor sức,tập 15(3),tr 101-108. and deliver”. The new Enlnd journal of medicine, 7. Atanasova M. and Nikolov A (2011), “Epidural 363, p 1503 – 1010. analgesia for vaginal delivery. influence over the 3. Hui-Ling Lee (2011), “Comparison between 0.08% delivery, fetal presentation, the method of delivery Ropivacaine and 0.06% Levobupi-vacaine for and lactation”, Akush Ginekol (Sofiia), 50(6), pp. Epidural Analgesia during Nulliparous Labor”. 28-36 Chang Gung Med J: 34: 286-92. 8. Carl E Rosow, Mark Dershwitz (2008), 4. Võ Minh Tuấn & Phan Thị Thu Ba (2013). So “Pharmacology of Opioid Analgesics”. sánh kết cục sinh ngả âm đạo giữa có và không Anesthesiology. Volume 1, (41), Medical Books, giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng. ISSN McGraw-Hill, Usa, pp.869-896. 1859-1779. Tập san Y học TP. HCM; số 17, tháng 1/2013: Trang 141-148. 9. Crina L Burlacu, Buggy J Donal (2008), “Update on local anesthetics: focus on levobupivacaine”. Ther 5. Nguyễn văn Chinh, Vũ Thị Nhung, Nguyễn văn Clin Risk Manag; 4(2): 381-392. Chừng (2011) “Gây tê ngoài màng cứng phối hợp Bupivacaine với Fentanyl để giảm đau trong sản 10. Devor M (2006), “Pathophysiology of nerve injury”. khoa” Tạp chí Y học TP HCM NXB : 2011, Tập Pain, Volume 81, Elsevier, pp. 261-276. 15,số 3, Tr 186-194 11. Lin MC, Huang JY, Lao HC, Tsai PS, Huang CJ 6. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Trọng Thắng (2011), (2010), “Epidural analgesia with low-concentration “Hiệu quả và an toàn của giảm đau trong chuyển levobupivacaine combined with fentanyl provides dạ với gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacaine satisfactory postoperative analgesia for colorectal nồng độ thấp kết hợp fentanyl không dùng liều thử” surgery patients.”. Acta Anaesthesiol Taiwan. 48(2) .Y học TP. Hồ Chí Minh, chuyên đề Gây mê hồi : 68-74. 45
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1