Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
HIỆU QUẢ GÂY TÊ TỦY SỐNG VỚI BUPIVACAINE <br />
KẾT HỢP SUFENTANIL VÀ MORPHINE CHO PHẪU THUẬT NỘI SOI <br />
PHỤC HỒI THÀNH BẸN <br />
Võ Nguyên Hồng Phúc*, Nguyễn Cao Cương**<br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Gây tê tủy sống cho phẫu thuật nội soi phục hồi thành bẹn (TEP) được xem như là cung cấp thêm<br />
một lựa chọn về phương pháp vô cảm cho phẫu thuật viên và bệnh nhân. Thêm morphine vào hỗn hợp thuốc gây<br />
tê tủy sống, chúng tôi muốn biết hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống có thêm morphine như thế nào đối<br />
với phẫu thuật TEP.<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vô cảm trong mổ và hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê tủy sống với<br />
bupivacaine kết hợp sufentanil và morphine.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: 67 bệnh nhân nam được gây tê tủy sống (33 bằng bupivacaine –<br />
sufentanil và 34 bằng bupivacaine – sufentanil – morphine) cho phẫu thuật phục hồi thành bẹn nội soi bằng<br />
phương pháp TEP tại ba bệnh viện ở thành phố Cần Thơ.<br />
Kết quả: Nhóm 1 và 2 đạt hiệu quả gây tê tương tự nhau: đạt mức tê cao nhất là T6, phù hợp cho bơm CO2<br />
vào khoang trước phúc mạc, thời gian duy trì mức tê T10 kéo dài 120,9 ± 33,6 phút, phù hợp với thời gian phẫu<br />
thuật. Hiệu quả giảm đau sau mổ của nhóm 2 tốt hơn so với nhóm 1: thời gian VAS ≤ 3 kéo dài 20,8 giờ so với<br />
10,2 giờ, tỉ lệ bệnh nhân cần thêm thuốc giảm đau sau mổ cũng giảm, đạt mức 15% so với 64%.<br />
Kết luận: Gây tê tủy sống với bupivacaine kết hợp sufentanil và morphine phù hợp cho phẫu thuật TEP,<br />
giúp giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân sau mổ.<br />
Từ khoá: gây tê tuỷ sống với Bupivacine, Sufentanil và Morphine, phẫu thuật nội soi phục hồi thành bụng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ADDING SUFENTANIL AND MORPHINE INTO INTRATHECAL BUPIVACAINE<br />
FOR TOTAL EXTRAPERITONEAL PREPERITONEAL REPAIR<br />
Vo Nguyen Hong Phuc, Nguyen Cao Cuong <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 382 ‐ 386 <br />
Background: Spinal anesthesia for TEP has been offering a new choice both for surgeons and patients. The<br />
main purpose of adding morphine into the “spinal cocktail” is to know how this method works on TEP.<br />
Objectives: Evaluating effections of spinal bupivacaine with sufentanil and morphine during TEP and<br />
post‐operating pain management.<br />
Method: 67 male patients were given spinal anesthesia (33 with bupivacaine – sufentanil and 34 with<br />
bupivacaine – sufentanil – morphine) for TEP at three hospitals in Cantho City.<br />
Results: Group 1 and 2 both had good results in giving effective anesthesia for the operation: highest block<br />
level is T6 and time of T10 bloking is 120.9± 33.6 minutes. Group 2 had better post‐operating pain relief than<br />
group 1: VAS ≤ 3 in 20.8 vs 10.2 hours, only 15% of patients asked for IV pain killers (vs 64% of group 1).<br />
Conclusion: Spinal anesthesia with bupivacaine adding sufentanil and morphine is a good choice for TEP,<br />
* Bộ môn GMHS – Khoa Y – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ** Bệnh viện Bình Dân <br />
Tác giả liên lạc: BS. Võ Nguyên Hồng Phúc ĐT: 0902485075 Email: catherinephucvo@yahoo.co.in <br />
<br />
382<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
this method also helps in post‐operating pain management.<br />
Keywords: spinal bupivacaine with sufentanil and morphine, TEP<br />
<br />
MỞ ĐẦU <br />
Vô cảm cho phẫu thuật nội soi ngoài phúc <br />
mạc là một vấn đề còn rất nhiều tranh cãi. <br />
Những ngày đầu mới ra đời, phẫu thuật nội soi <br />
vùng bụng được thực hiện dưới gây mê toàn <br />
thể, vì sự an toàn cho bệnh nhân và sự dễ dàng <br />
cho phẫu thuật viên. Năm 2011, Hiệp hội Thoát <br />
vị Nội soi Quốc tế (IEHS) đã công bố hướng dẫn <br />
cho phép phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc <br />
phục hồi thành bẹn (TEP) thực hiện dưới gây tê <br />
tuỷ sống như là một lựa chọn(2,4). Việc kết hợp <br />
thuốc tê bupivacaine với fentanyl hoặc <br />
sufentanil và morphine được xem là ưu thế nhất <br />
về khả năng giảm liều thuốc tê, tăng hiệu quả vô <br />
cảm và kéo dài hiệu quả giảm đau sau mổ đến <br />
24 giờ(1,3). Thêm morphine vào hỗn hợp thuốc <br />
gây tê tủy sống, chúng tôi muốn biết hiệu quả <br />
của phương pháp gây tê tủy sống có thêm <br />
morphine như thế nào đối với phẫu thuật TEP. <br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Hiệu quả gây <br />
tê tủy sống với bupivacaine kết hợp sufentanil <br />
và morphine cho phẫu thuật nội soi phục hồi <br />
thành bẹn”. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân nam, có chỉ định TEP, ASA I, II, <br />
III. <br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Thoát vị bẹn nghẹt, chống chỉ định với gây <br />
tê tủy sống, dị ứng với thuốc tê và opioid. <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
67 bệnh nhân, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. <br />
‐ Nhóm 1: Tê tủy sống với hỗn hợp 11 mg <br />
bupivacaine 0,5% + 5 mcg sufentanil. <br />
‐ Nhóm 2: Tê tủy sống với 11 mg <br />
bupivacaine 0,5% + 2,5 mcg sufentanil + 100 mcg <br />
morphine. <br />
<br />
Các theo dõi và đánh giá. <br />
Tác dụng vô cảm trong mổ<br />
Ghi nhận mức phong bế cao nhất. <br />
Ghi nhận thời gian từ lúc kết thúc tiêm thuốc <br />
vào khoang dưới nhện đến lúc phong bế cảm <br />
giác mức T10, T6. <br />
Ghi nhận thời gian duy trì tê T10. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
Đánh giá hiệu quả gây tê tốt, hoặc cần thêm <br />
thuốc, hoặc phải chuyển sang gây mê. <br />
<br />
‐ Đánh giá hiệu quả vô cảm trong mổ của <br />
gây tê tủy sống với bupivacaine kết hợp <br />
sufentanil và morphine. <br />
<br />
Tác dụng giảm đau sau mổ<br />
Theo dõi điểm đau sau mổ theo VAS, trong <br />
24 giờ đầu. <br />
<br />
‐ Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của <br />
gây tê tủy sống với bupivacaine kết hợp <br />
sufentanil và morphine. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm <br />
chứng. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Các bệnh nhân nam được phẫu thuật phục <br />
hồi thành bẹn nội soi bằng phương pháp TEP tại <br />
bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh <br />
viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và bệnh viện <br />
Trường Đại học Y dược Cần Thơ. <br />
<br />
Ngoại Tổng Quát <br />
<br />
Ghi nhận thời gian VAS = 0. <br />
Ghi nhận thời gian VAS ≤ 3. <br />
Ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân cần thuốc giảm đau <br />
sau mổ. <br />
<br />
Các ghi nhận khác<br />
Thay đổi huyết động: huyết áp, mạch <br />
Thay đổi hô hấp: SpO2 <br />
Các tác dụng không mong muốn khác: An <br />
thần, buồn nôn và nôn, ngứa, bí tiểu, lạnh run, <br />
đau đầu, đau lưng. <br />
Mức độ hài lòng của bệnh nhân và phẫu <br />
thuật viên. <br />
<br />
383<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
KẾT QUẢ – BÀN LUẬN <br />
<br />
Từ tháng 07/2012 đến tháng 07/2013, chúng <br />
tôi tiến hành gây tê tủy sống trên 67 bệnh nhân <br />
mổ thoát vị bẹn nội soi. Bệnh nhân được chia <br />
thành hai nhóm ngẫu nhiên gồm 33 bệnh nhân <br />
được gây tê bằng bupivacaine và sufentanil <br />
(nhóm 1); 34 bệnh nhân được gây tê bằng <br />
bupivacaine kết hợp sufentanil và morphine <br />
(nhóm 1). Chúng tôi có được kết quả như sau: <br />
Các bệnh nhân thuộc nhóm 1 và nhóm 2 <br />
được lựa chọn là bệnh nhân nam. Trên thực tế, <br />
các bệnh nhân nữ vẫn có thoát vị bẹn (thoát vị <br />
môi lớn), nhưng số lượng không đáng kể. Hơn <br />
nữa, có sự khác biệt về ngưỡng đau tùy theo <br />
giới. Do đó, để dễ dàng theo dõi, đánh giá mức <br />
độ đau, trong giới hạn của nghiên cứu, chúng tôi <br />
chỉ chọn các bệnh nhân nam. Ở 2 nhóm bệnh <br />
nhân, có sự tương đồng về tuổi, chiều cao, BMI, <br />
và phân bố ASA I – III. Từ đó thấy rằng các bệnh <br />
nhân được phân bố vào 2 nhóm một cách ngẫu <br />
nhiên đã có sự tương đồng, giúp cho sự khảo sát <br />
kết quả được khách quan, không bị sai lệch bởi <br />
đặc điểm tuổi tác hay tình trạng sức khỏe. <br />
Bảng 1. Tuổi, chiều cao và BMI.<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nhóm 1<br />
n = 33<br />
<br />
Nhóm 2<br />
n = 34<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
50,6 ± 22,1*<br />
(18 – 90)†<br />
164,2 ± 6,6<br />
(150 – 175)<br />
<br />
52,3 ± 21,8<br />
(22 – 85)<br />
166,6 ± 5,6<br />
(152 – 178)<br />
<br />
Chiều cao (cm)<br />
BMI<br />
<br />
21,24 ± 2,47 21,50 ± 2,98<br />
(14,7 – 29,6) (15,5 – 29,4)<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
0,749<br />
0,100<br />
0,704<br />
<br />
* Trung bình ± độ lệch chuẩn † Giá trị tối thiểu – giá trị<br />
đối đa<br />
<br />
Sau nghiên cứu, chúng tôi thấy trên 80% các <br />
bệnh nhân cả 2 nhóm đều đạt mức tê T6. Mức tê <br />
này phù hợp cho phẫu thuật bơm CO2 ngoài <br />
phúc mạc, không gây khó chịu cho bệnh nhân. <br />
Nhóm bệnh nhân 2 có 18% (6 bệnh nhân) chỉ đạt <br />
mức T10, tuy nhiên kết quả cho thấy khi bơm <br />
CO2 chậm với áp lực thấp thì bệnh nhân vẫn <br />
chấp nhận, không cảm thấy khó chịu. Sự khác <br />
biệt này có thể do 2 nguyên nhân. Một là mặc dù <br />
lượng bupivacaine ở 2 nhóm là như nhau (11 <br />
<br />
384<br />
<br />
mg), tuy nhiên nhóm 1 được thêm 5 mcg <br />
sufentanil, trong khi đó nhóm 2 thêm 2,5 mcg <br />
sufentanil. Rất có thể do giảm liều sufentanil nên <br />
ở nhóm can thiệp mức tê không đạt được như <br />
nhóm chứng. Thống kê cho thấy sự khác biệt <br />
này không có ý nghĩa, và mẫu nghiên cứu cũng <br />
không lớn, nên rất cần nghiên cứu thêm. <br />
Nguyên nhân thứ hai có thể do nhóm 2 có pha <br />
thêm 100 mcg morphine, morphine này có thể <br />
ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tê. <br />
Chúng tôi thấy rằng thời gian cần chờ để <br />
đạt T10 và T6 ở nhóm 2 lần lượt là 3,8 phút và <br />
5,1 phút. Thời gian này không khác biệt so với <br />
nhóm 1 (lần lượt là 2,6 phút và 4,4 phút). Với <br />
thời gian tiềm phục ngắn khoảng 3‐5 phút như <br />
kết quả chúng tôi đạt được, ta thấy rằng <br />
morphine không làm ảnh hưởng đến thời gian <br />
tiềm phục của thuốc tê có thêm sufentanil. Rất <br />
có thể điều này được che lấp bởi thời gian tiềm <br />
phục ngắn của sufentanil. Quan trọng nhất, <br />
với thời gian tiềm phục ngắn, việc gây tê tủy <br />
sống với hỗn hợp bupivacaine – sufentanil – <br />
morphine không hề làm kéo dài thời gian chờ <br />
đợi của phẫu thuật viên. <br />
Với liều lượng thuốc tê và opioid sử dụng để <br />
gây tê tủy sống, thời gian duy trì mức tê T10 là <br />
129,9 (nhóm 1) và 120,9 (nhóm 2). Thời gian này <br />
so với thời gian phẫu thuật ở cả 2 nhóm bệnh <br />
nhân đều dài hơn, lần lượt là 59,8 phút (nhóm 1) <br />
và 78,4 phút (nhóm 2). Thời gian phẫu thuật dài <br />
nhất ở nhóm 1 là 110 phút, nhóm 2 đến 140 <br />
phút. Trong khi thời gian ức chế T10 dài nhất <br />
đạt được lần lượt là 169 phút (1) 200 phút (2) <br />
(thời gian phẫu thuật này không phân biệt thoát <br />
vị bẹn trực tiếp hay gián tiếp, một bên hay hai <br />
bên). Điều này chứng tỏ phương pháp gây tê <br />
tủy sống và liều lượng thuốc nghiên cứu là phù <br />
hợp cho phẫu thuật TEP. Kết quả là hiệu quả <br />
gây tê tốt ở cả 2 nhóm bệnh nhân là trên 80%, <br />
mặc dù nhóm 1 cho thấy tỉ lệ tê tốt cao hơn <br />
nhóm 2 (97% so với 82%) nhưng sự khác biệt <br />
này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
<br />
Phút<br />
150<br />
100<br />
50<br />
0<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Thời gian phẫu thuật và thời gian duy trì<br />
mức tê T10<br />
Nhóm 2 có hiệu quả giảm đau sau mổ tốt <br />
hơn nhóm 1 với trung bình VAS ≤ 3 suốt 24 giờ, <br />
trong khi nhóm 1 có VAS > 3 vào giờ thứ 4 sau <br />
mổ. Thời gian đạt VAS = 0 nhóm 2 kéo dài hơn <br />
khoảng 2,5 lần so với nhóm 1 (5,2 giờ so với 1,9 <br />
giờ). Từ đó ta thấy rằng morphine tủy sống kéo <br />
dài thời gian VAS = 0 hơn rất nhiều, có thể đến <br />
24 giờ sau mổ, trung bình là 5,2 giờ sau mổ. <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không yêu cầu VAS = 0, mà chấp nhận mức VAS <br />
≤ 3. Thời gian VAS ≤ 3 là thời gian bệnh nhân <br />
không đau hoặc đau nhẹ, không cần cho thêm <br />
thuốc. Thời gian giảm đau hiệu quả trung bình ở <br />
nhóm nghiên cứu là 20,8 giờ (0 – 24 giờ), so với <br />
nhóm chứng là 10,9 giờ có sự khác biệt rõ. Trên <br />
lý thuyết, morphine tủy sống giúp giảm đau sau <br />
mổ 18 – 24 giờ. Kết quả nghiên cứu của chúng <br />
tôi nằm trong khoảng lý thuyết, phù hợp với lý <br />
thuyết, và tương đồng với các tác giả khác. <br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2. Điểm đau VAS trong 24 giờ sau mổ.<br />
<br />
Bảng 2. Thời gian VAS ≤ 3.<br />
Tác giả<br />
<br />
n<br />
(8)<br />
<br />
Loại PT<br />
<br />
Morphine (mcg)<br />
<br />
T giảm đau hiệu quả(giờ)<br />
<br />
Trần Huỳnh Đào<br />
<br />
117<br />
<br />
Mổ LT<br />
<br />
100 + sufentanil<br />
<br />
26,2<br />
<br />
Võ Văn Hiển(9)<br />
<br />
33<br />
<br />
Mổ CS<br />
<br />
100<br />
<br />
22,21<br />
<br />
30<br />
<br />
Mổ chi dưới<br />
<br />
100<br />
<br />
23,6<br />
<br />
Phan Anh Tuấn(7)<br />
(5)<br />
<br />
Nguyễn Thế Lộc<br />
<br />
200<br />
<br />
Mổ LT<br />
<br />
100<br />
<br />
24,8<br />
<br />
Nguyễn Văn Minh(6)<br />
<br />
20<br />
<br />
Mổ LT<br />
<br />
100<br />
<br />
22,6<br />
<br />
Chúng tôi<br />
<br />
34<br />
<br />
TEP<br />
<br />
100<br />
<br />
20,8<br />
<br />
Mục tiêu của chúng tôi khi thêm morphine <br />
vào hỗn hợp tê tủy sống là giảm nhu cầu thuốc <br />
giảm đau sau mổ. Các bệnh nhân ngay khi kết <br />
thúc phẫu thuật được truyền tĩnh mạch thường <br />
quy paracetamol 1g. Sau đó đánh giá điểm đau <br />
VAS trong 24 giờ, nếu > 3 thì cho thêm <br />
paracetamol 1g. Kết quả nghiên cứu của chúng <br />
tôi cho thấy nhóm 2 chỉ có 5 bệnh nhân (15%) <br />
yêu cầu thêm thuốc giảm đau, so với 21 bệnh <br />
nhân (64%) ở nhóm 1. Điều này cho thấy <br />
morphine giảm nhu cầu thêm thuốc giảm đau <br />
sau mổ rất nhiều. <br />
Trong quá trình theo dõi bệnh nhân, chúng <br />
tôi đã ghi nhận và xử trí các tác dụng phụ gặp <br />
phải. Các tác dụng phụ bao gồm trong mổ và <br />
sau mổ. Trong mổ, chúng tôi gặp phải chủ yếu <br />
<br />
Ngoại Tổng Quát <br />
<br />
là tụt huyết áp và mạch chậm. Sau mổ có vài <br />
trường hợp lạnh run và ngứa. <br />
Khi đánh giá mức độ hài lòng của bệnh <br />
nhân và phẫu thuật viên, chúng tôi khảo sát bao <br />
gồm cả sự hài lòng về chất lượng cuộc mổ, chất <br />
lượng giảm đau sau mổ và các tác dụng phụ của <br />
phương pháp vô cảm. Về phía bệnh nhân, 85% <br />
bệnh nhân được gây tê với morphine hài lòng về <br />
chất lượng cuộc mổ và giảm đau sau mổ. Các <br />
bệnh nhân hài lòng vì sự thoải mái suốt cuộc <br />
mổ, không cần phải gây mê, có thể giao tiếp <br />
được với phẫu thuật viên. 15% bệnh nhân không <br />
hài lòng (5 bệnh nhân) do thấy đau ở cuối cuộc <br />
mổ. Các bệnh nhân này như đã nêu ở trên, vì <br />
cuộc mổ kéo dài, nên tác dụng gây tê giảm. Mặc <br />
dù đã được xử trí cho thêm thuốc giảm đau, tuy <br />
<br />
385<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
nhiên, bệnh nhân vẫn có trải nghiệm không tốt <br />
với cảm giác đau trong mổ. Về phía phẫu thuật <br />
viên, 21% trường hợp không hài lòng do bệnh <br />
nhân bị đau cuối cuộc mổ. Tuy nhiên phần lớn <br />
phẫu thuật viên và bệnh nhân đều hài lòng với <br />
chất lượng giảm đau sau mổ, bệnh nhân không <br />
đau, với VAS 0 – 3 điểm, tạo sự thoải mái cho <br />
người bệnh, người bệnh phối hợp với phẫu <br />
thuật viên để đánh giá khối thoát vị trong lúc <br />
mổ, cũng như đánh giá thành bụng sau đặt <br />
mesh. <br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Nhóm bệnh nhân được gây tê với hỗn hợp <br />
bupivacaine + sufentanil + morphine đạt được <br />
hiệu quả gây tê tốt tương đương nhóm <br />
bupivacaine + sufentanil: Đạt mức tê cao nhất là <br />
T6, phù hợp cho bơm CO2 vào khoang trước phúc <br />
mạc; thời gian duy trì mức tê T10 kéo dài 120,9 ± <br />
33,6 phút, phù hợp với thời gian phẫu thuật. <br />
Hiệu quả giảm đau sau mổ của nhóm bệnh <br />
nhân được gây tê bằng bupivacaine kết hợp <br />
sufentanil và morphine tốt hơn so với nhóm <br />
chứng: thời gian giảm đau hiệu quả kéo dài 20,8 <br />
± 7,7 giờ, tỉ lệ bệnh nhân cần thêm thuốc giảm <br />
đau sau mổ cũng giảm, đạt mức 15% so với 64%. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
386<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
pharmacology of epidural and intrathecal opioidsʺ, Best<br />
Practice & Research Clinical Anesthesiology, 16(4), p. 489‐505. <br />
Bittner R, et al (2011), ʺGuidelines for laparoscopic (TAPP) <br />
and endoscopic (TEP) treatment of inguinal hernia <br />
[International Endohernia Society (IEHS)]ʺ, Surg Endosc, <br />
25(9), p. 2773‐2843. <br />
Horlocker TT, et al (2008), Practice guilines for the prevention,<br />
detection, and management of respiratory depression associated with<br />
neuraxial opioid administration, An updated report by the <br />
American Society of Anesthesiologist Task Force on <br />
Neuraxial Opioids. <br />
Lal P, et al (2007), ʺLaparoscopic total extraperitoneal (TEP) <br />
inguinal hernia repair under epidural anesthesia: a detailed <br />
evaluationʺ, Surg Endosc, 21(4), p. 595‐601. <br />
Nguyễn Thế Lộc (2010), ʺNghiên cứu phối hợp buvicaine với <br />
morphine (opiphine) hoặc sufentanyl trong gây tê tủy sống <br />
để mổ và giảm đau sau mổ lấy thaiʺ, Tạp chí Thông tin Y Dược,<br />
Bộ Y tế, 8, p. 23‐25. <br />
Nguyễn Văn Minh và cs (2006), ʺNghiên cứu tác dụng giảm <br />
đau sau mổ của morphine tủy sống trong mổ lấy thaiʺ, Kỷ yếu<br />
công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị gây mê toàn quốc, p. 10‐<br />
16. <br />
Phan Anh Tuấn (2008), Đánh giá kết hợp gây tê tủy sống bằng<br />
bupivacaine kết hợp với morphine và bupivacaine kết hợp với<br />
fentanyl trong mổ chi dưới, Luận văn Thạc sĩ Y khoa. <br />
Trần Huỳnh Đào (2012), Đánh giá hiệu quả của phối hợp<br />
bupivacaine với sufentanil và morphine trong gây tê tủy sống mổ<br />
lấy thai, Luận án chuyên khoa II chuyên ngành Gây mê hồi <br />
sức. <br />
Võ Văn Hiển (2008), Đánh giá gây tê tủy sống bằng bupivacaine<br />
kết hợp morphin trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt<br />
lưng, Luận văn Thạc sĩ Y khoa. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014<br />
<br />
Bernard C (2002), ʺUnderstanding the physiology and <br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />