Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY TÊ TỦY SỐNG VỚI BUPIVACAINE<br />
LIỀU THẤP VÀ FENTANYL TRONG PHẪU THUẬT SUY TĨNH MẠCH CHI<br />
DƯỚI MẠN TÍNH<br />
Nguyễn Hữu Thế Phong*, Nguyễn Văn Chừng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Kỹ thuật kết hợp thuốc tê tại chỗ và opioid trong gây tê tủy sống thường được dùng ở phẫu<br />
thuật chi dưới để có thể giảm liều thuốc tê, tăng hiệu quả gây tê tủy sống và giảm đau hậu phẫu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của gây tê tủy sống liều thấp 6mg phối hợp 20<br />
mcg fentanyl trong phẫu thuật suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính (STMMT).<br />
Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên. Nghiên cứu trên 126<br />
bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính được gây tê tủy sống để phẫu thuật tại khoa phẫu thuật – gây mê hồi<br />
sức bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011 được phân thành 2 nhóm. Nhóm<br />
B (n=63) nhận 8 mg bupivacaine, nhóm B+F (n=63) nhận 6 mg bupivacaine và 20 mcg fentanyl. Bệnh nhân<br />
được chọc dò tủy sống và bơm thuốc bằng kim chọc dò tủy sống số 27 G ở khoảng thắt lưng L3-4, tư thế nằm<br />
nghiêng về phía chi cần phẫu thuật. Mức tê, hiệu quả tê, mức độ phong bế vận động được đánh giá vào thời điểm<br />
5, 10, 15, 20, 40, 60, 90, 120 phút. Huyết áp, mạch, SpO2 được ghi nhận mỗi 2-5 phút. Thời gian tê, thời gian<br />
phong bế vận động, thời gian giảm đau, các tác dụng phụ và biến chứng cũng được đánh giá.<br />
Kết quả: Hiệu quả tê ở 2 nhóm như nhau. Thời gian giảm đau ở nhóm B+F dài hơn so với nhóm B, mức độ<br />
và thời gian phong bế vận động ở nhóm B nặng và dài hơn so với nhóm B+F. Mạch, huyết áp, SpO2 ở 2 nhóm ổn<br />
định và không có sự khác biệt. Tác dụng phụ ở cả 2 nhóm ít xảy ra và không cần điều trị.<br />
Kết luận: Liều 6mg bupivacaine phối hợp 20mg fentanyl là liều thích hợp để gây tê tủy sống cho phẫu thuật<br />
STMMT.<br />
Từ khóa: Gây tê tủy sống, liều thấp bupivacaine, fentanyl, phẫu thuật suy tĩnh mạch chi dưới.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE EFFICACY OF SPINAL ANESTHESIA WITH LOW DOSE BUPIVACAINE<br />
AND FENTANYL FOR VARICOSE VEIN SURGERY<br />
Nguyen Huu The Phong, Nguyen Van Chung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 411 - 415<br />
Background: Combination of local anesthetic and opioid enables the use of less spinal anesthetic. It increases<br />
the success of anesthesia and provides postoperative analgesia.<br />
Objective: To evaluate efficacy and safety of spinal anesthesia with low dose – 6mg bupivacaine and 20mcg<br />
fentanyl for varicose vein surgery.<br />
Methods - Design: Randomized controlled clinical trial (RCT). There are126 patients who underwent<br />
spinal anesthesia for varicose vein operation were enrolled in this study. They were classified into 2 groups of<br />
either fentanyl 20 mcg mixed with bupivacaine 6 mg (group B+F) or bupivacaine 8 mg (group B). Anesthetic<br />
* Bệnh viện Quận 8 Tp. HCM<br />
** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Nguyễn Hữu Thế Phong ĐT: 0918 709 570 Email: nguyenhuuthephong@yahoo.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
411<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
agents were administered at the L3-4 interspace of the lateral decubitus position with 27-gauge whitacre needle.<br />
Sensory block level, degree of motor block were evaluated at 5, 10, 15, 20, 40, 60, 90,120 minutes. Blood pressure,<br />
heart rate, SpO2 were noted every 2-5 minutes during operation and every 30-60 minutes postoperatively. We<br />
compared the groups for the success of the analgesia, the recovery time from sensory and motor block, the side<br />
effects and complications.<br />
Result: The groups did not differ significantly regarding the success of analgesia (62 of 63 in two groups).<br />
None of the patients were converted to general anesthesia due to surgical pain. The sensory recovery time after<br />
spinal anesthesia was prolonged in Fentanyl group, which is highly significant. Time and degree of motor block<br />
were shorter and milder in group B+F than that in group B. Side effects did not differ significantly between the<br />
groups.<br />
Conclusion: Adequate intraoperative analgesia and hemodynamic stability and faster mobilization were<br />
achieved using bupivacaine 6mg with fentanyl 20mg. Low dose spinal anesthesia with fentanyl is suitable for<br />
performing surgery to treat varicose vein.<br />
Keywords: Spinal anesthesia, low-dose bupivacaine, fentanyl, varicose vein surgery.<br />
20mcg trong phẫu thuật suy tĩnh mạch chi dưới<br />
MỞ ĐẦU<br />
mạn tính.<br />
Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính (STMMT)<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
là bệnh rất thường gặp nhưng ít được chú ý và<br />
Đánh giá hiệu quả giảm đau và thời gian<br />
nghiên cứu. Bệnh nhân đi khám hoặc được chẩn<br />
giảm đau.<br />
đoán khi các triệu chứng đã rõ hoặc đã có<br />
Đánh giá mức độ phong bế vận động và thời<br />
những biến chứng rối loạn dinh dưỡng ở da<br />
gian phong bế vận động.<br />
hoặc viêm tắc tĩnh mạch. Điều trị ngoại khoa<br />
bệnh STMMT là phương pháp dễ thực hiện, ít<br />
Đánh giá tác dụng phụ và biến chứng.<br />
tốn kém, cải thiện tình trạng bệnh lý một cách<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
hiệu quả.<br />
Gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm<br />
thường được chọn dùng cho phẫu thuật<br />
STMMT. Tuy nhiên, khi dùng liều bupivacaine<br />
đơn thuần có thể có những bất lợi như: thời gian<br />
phong bế vận động và giao cảm kéo dài, tụt<br />
huyết áp, mạch chậm có thể gây ngưng tim, thời<br />
gian giảm đau sau mổ ngắn cần phải thêm một<br />
lượng lớn thuốc giảm đau toàn thân sau mổ. Sự<br />
kết hợp thuốc tê và opioid như fentanyl làm<br />
tăng tác dụng giảm đau sau mổ và giảm được<br />
liều, giảm tác dụng phụ của mỗi thuốc. Đã có<br />
những nghiên cứu sử dụng bupivacaine liều<br />
thấp và fentanyl để mổ các bệnh lý hậu môn<br />
trực tràng, niệu khoa, sản khoa, chỉnh hình…<br />
nhưng liều dùng còn nhiều bàn cãi.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của gây tê<br />
tủy sống với bupivacaine 6mg và fentanyl<br />
<br />
412<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu<br />
nhiên.<br />
<br />
Thuốc dùng trong gây tê<br />
Thuốc tê bupivacaine 0,5% 20 mg / 4 ml<br />
(Marcaine 0,5% Heavy của hãng AstraZeneca):<br />
là dung dịch tăng trọng chứa 5 mg bupivacaine /<br />
ml, 80 mg glucose / ml và tỷ trọng ở 200 C là<br />
1,026. Độ pH khoảng 4,0 – 6,0.<br />
Fentanyl: 100 mcg / 2ml (DBL Fentanyl của<br />
Hameln Pharma).<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 126<br />
bệnh nhân được phẫu thuật STMMT tại bệnh<br />
viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, được<br />
chia thành 2 nhóm:<br />
- Nhóm B: dùng 1,6 ml bupivacaine 0,5%<br />
(8mg).<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- Nhóm B+F: dùng 1,2 ml bupivacaine 0,5%<br />
(6mg) phối hợp 0,4 ml fentanyl (20mcg).<br />
<br />
Mức ngực 10 (N10): mất cảm giác đau từ rốn<br />
trở xuống.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân mổ STMMT có chỉ định gây tê<br />
tủy sống xếp loại ASA I, II, III.<br />
<br />
Mức ngực 12: mất cảm giác đau từ nếp bẹn<br />
trở xuống.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có ASA IV, V, VI.<br />
Bệnh nhân có bệnh lý thần kinh, cột sống.<br />
Bệnh nhân có huyết áp quá cao hay quá<br />
thấp.<br />
Bệnh nhân có rối loạn đông máu hay đang<br />
dùng thuốc chống đông.<br />
<br />
Phương thức tiến hành<br />
Khám tiền mê<br />
Tổng trạng, hô hấp, tim mạch, gan thận,<br />
thần kinh.<br />
Vùng lưng, cột sống.<br />
Tiền sử bệnh, các bệnh kèm theo, các thuốc<br />
đang dùng.<br />
Kiểm tra các xét nghiệm tiền phẫu.<br />
Đánh giá, phân loại các nguy cơ theo ASA.<br />
<br />
Thực hiện gây tê tủy sống<br />
Bệnh nhân nằm nghiêng (nghiêng về phía<br />
chi cần mổ nếu phẫu thuật ở 1 chi), tư thế cong<br />
lưng tôm, cột sống song song với mặt bàn mổ,<br />
hai vai và hai gai chậu vuông góc với mặt bàn<br />
mổ, đùi gập trước bụng, đầu cổ cong về phía<br />
trước, chọc dò ở khoảng liên đốt sống thắt lưng<br />
3-4, đường giữa bằng kim gây tê tủy sống 27G,<br />
khi thấy dịch não tủy chảy ra trong suốt không<br />
màu thì tiến hành bơm thuốc tê.<br />
Theo dõi và ghi nhận số liệu vào bảng thu<br />
thập số liệu.<br />
Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2<br />
trước gây tê và sau gây tê ở phút thứ 2, 4, 6, 8,<br />
10, 12, 15, 20, 30, kết thúc phẫu thuật, sau mổ<br />
1 giờ (Ts1), 2 giờ (Ts2), 4 giờ (Ts4), 6 giờ (Ts6),<br />
8 giờ (Ts8).<br />
Đánh giá mất cảm giác bằng kim đầu tù.<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả gây tê:<br />
Tốt: hoàn toàn không đau.<br />
Trung bình: bệnh nhân than đau ít, cần cho<br />
thêm 50 đến 100 mcg fentanyl (TM).<br />
Kém: bệnh nhân đau nhiều, dùng thuốc<br />
giảm đau không hiệu quả phải chuyển sang gây<br />
mê.<br />
Ghi nhận thời gian giảm đau: là thời gian từ<br />
lúc bắt đầu phẫu thuật đến lúc bệnh nhân đau<br />
trở lại.<br />
Đánh giá mức độ phong bế vận động dựa<br />
theo Bromage scale:<br />
Độ I: cử động bình thường khớp gối và<br />
khớp cổ chân.<br />
Độ II: có thể gập gối yếu, cử động bàn chân<br />
không giới hạn.<br />
Độ III: không thể co gập gối, có thể cử động<br />
bàn chân nhẹ.<br />
Độ IV: hoàn toàn không cử động được 2<br />
chân.<br />
Ghi nhận thời gian phong bế vận động: là<br />
thời gian từ khi bệnh nhân cảm thấy yếu chi đến<br />
lúc vận động trở lại bình thường.<br />
Đánh giá mức độ tụt huyết áp: nếu huyết áp<br />
sau gây tê giảm ≥ 30 % so với trước khi gây tê<br />
hoặc < 90 mmHg được xem như có tụt huyết áp.<br />
Đánh giá mức độ chậm nhịp tim: nếu nhịp<br />
tim sau gây tê giảm ≥ 30 % so với trước khi gây<br />
tê hoặc < 50 nhịp/ phút được xem như có chậm<br />
nhịp tim.<br />
Ghi nhận nhịp thở và SpO2 của bệnh nhân.<br />
Nếu nhịp thở dưới 10 lần/ phút hoặc SpO2 ≤<br />
92% xem như có giảm.<br />
Ghi nhận các tác dụng phụ như: buồn<br />
nôn, nôn, lạnh run, bí tiểu, ngứa, nhức đầu,<br />
đau lưng…<br />
<br />
Đánh giá mức tê dựa theo vùng da chi phối<br />
khoanh tủy:<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Đánh giá đau theo thang điểm VAS(1):<br />
<br />
413<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
VAS: 1-4: đau ít<br />
VAS: 5-6: đau vừa<br />
VAS: 7-8: đau nhiều<br />
<br />
VAS: 9-10: đau không chịu nổi.<br />
Thu thập và xử lý số liệu:thu thập số liệu<br />
vào phiếu thu thập số liệu, quản lý và xử lý số<br />
liệu theo chương trình SPSS 15.0 for windows.<br />
Mức ý nghĩa P < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
Giới (%)<br />
NỮ<br />
NAM<br />
chiều<br />
< 150 cm<br />
cao (%) 150 – 169 cm<br />
≥ 170 cm<br />
tuổi (năm)<br />
cân nặng (kg)<br />
ASA<br />
Đặc điểm GTTS<br />
Đặc điểm phẫu thuật<br />
<br />
Nhóm B Nhóm B+F Giá trị P<br />
71,14<br />
69,8<br />
P>0,05<br />
28,6<br />
30,2<br />
15,9<br />
14,3<br />
80,9<br />
80,9<br />
3,2<br />
3,2<br />
51,87 ±<br />
53,57 ±<br />
14,28<br />
14,44<br />
52,91 ±<br />
58,12 ±<br />
10,32<br />
10,45<br />
Không khác biệt P>0,05<br />
<br />
Không có sự khác biệt về các đặc điểm<br />
chung của 2 nhóm nghiên cứu.<br />
Bảng 2: So sánh kết quả giữa 2 nhóm<br />
Nhóm B<br />
Nhóm B+F<br />
Tốt<br />
98,4%<br />
98,4%<br />
Kết quả<br />
tê<br />
Trung bình<br />
1,6%<br />
1,6%<br />
Thời gian giảm đau 181,66±13,9 238,11±15,12<br />
Thời gian phong bế<br />
126,98±13,1 77,48±12,73<br />
vận động<br />
Độ I<br />
0%<br />
0%<br />
Mức độ<br />
Độ II<br />
1,6%<br />
92,1%<br />
phong<br />
bế vận<br />
Độ III<br />
36,5%<br />
6,3%<br />
động<br />
Độ IV<br />
61,9%<br />
1,6%<br />
Tụt huyết áp<br />
3,2%<br />
3,2%<br />
Mạch chậm<br />
3,2%<br />
0%<br />
Tác<br />
Lạnh run<br />
1,6%<br />
1,6%<br />
dụng<br />
Ngứa<br />
1,6%<br />
1,6%<br />
phụ<br />
Bí tiểu<br />
1,6%<br />
1,6%<br />
Không<br />
88,8%<br />
92%<br />
<br />
Giá trị P<br />
P>0,05<br />
P