Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY TÊ TUỶ SỐNG BẰNG LEVOBUPIVACAINE<br />
LIỀU THẤP KẾT HỢP SUFENTANIL TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT<br />
Phan Ngọc Dũng*, Nguyễn Hồng Sơn**, Nguyễn Thị Tuý Phượng***<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: So sánh hai thuốc trong tê tủy sống, bupivacain và levobupivacain về tác động của chúng trên<br />
phong bế vận động, cảm giác, huyết động ở những bệnh nhân ≥65 tuổi trong phẫu thuật nội soi cắt đốt phì đại<br />
tuyến tiền liệt<br />
Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, không mù, có nhóm chứng. 90 bệnh nhân: 45 nhóm L và<br />
45 nhóm B Các bệnh nhân dự kiến phẫu thuật nội soi cắt đốt phì đại tuyến tiền liệt được chọn ngẫu nhiên để<br />
nhận 8 mg levobupivacain 0,5% kết hợp 3 mcg sufentanil (nhóm L) hoặc 8 mg bupivacain 0,5% kết hợp 3 mcg<br />
sufentanil (nhóm B) để gây tê tủy sống . Thời gian khởi tê, mức phong bế, thời gian đạt mức phong bế cao nhất<br />
cảm giác và vận động cũng như sự thay đổi các thông số huyết động được ghi nhận.<br />
Kết quả: Nghiên cứu ngẫu nhiên 90 bệnh nhân: 45 nhóm L và 45 nhóm B. Levobupivacain không gây ra bất<br />
kỳ thay đổi đáng kể trong các thông số huyết động học, bao gồm cả huyết áp tâm thu, và cho thấy mức phong bế<br />
cảm giác thời gian khởi đầu tương tự so với bupivacain, nhưng levobupivacain ít làm suy yếu vận động và thời<br />
gian phục hồi vận động sớm hơn bupivacaine.<br />
Kết luận: 8 mg levobupivacain 0,5% kết hợp với 3mcg sufentanil có hiệu quả tương tự như 8mg bupivacain<br />
0,5% kết hợp với 3 mcg sufentanil trong phẫu thuật nội soi cắt đốt phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên,<br />
levobupivacain ít làm suy yếu vận động hơn.<br />
Từ khóa: gây tê tủy sống, bupivacain, levobupivacain, phẫu thuật tuyến tiền liệt.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SPINAL ANESTHESIA WITH LOW DOSE OF LEVOBUPIVACAIN PLUS SUFENTANIL<br />
FOR ENDOSCOPIC SURGICAL BENIGN PROSTATIC HYPERPLASIA<br />
Phan Ngoc Dung, Nguyen Hong Son, Nguyen Thi Tuy Phuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 430 - 435<br />
Objectives: The aim of the study was to compare two intrathecal anaesthetics, bupivacaine and<br />
levobupivacaine, for their effects on motor and sensory blockade and haemodynamics in patients aged ≥65 years<br />
undergoing transurethral resection of the prostate.<br />
Methods: Patients scheduled to undergo transurethral resection of the prostate were randomized to receive<br />
either 8 mg isobaric levobupivacaine 0.5% with 3 mcg sufentanil (group L) or 8 mg of isobaric bupivacaine 0.5 %<br />
with 3 mcg sufentanil (group B) for spinal anaesthesia. The onset time, maximum level and time to reach the<br />
maximum level of sensory and motor blockade were recorded. Changes to haemodynamic parameters were also<br />
recorded.<br />
Results: The study randomized 90 patients: 45 to group L and 45 to group B. Levobupivacaine did not cause<br />
any significant changes in haemodynamic parameters, including systolic blood pressure, and showed a similar<br />
sensory block onset time compared with bupivacaine, but levobupivacaine produced less motor block and time<br />
* Khoa Gây Mê Hồi Sức BV Quân Dân Y Miền Đông<br />
** Bệnh viện Quân y 175<br />
*** Bộ Môn Gây Mê Hồi Sức - ĐH Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS.CK2. Phan Ngọc Dũng ĐT: 0907201582<br />
Email: dung123.tgiang@gmail.com<br />
<br />
430<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
recovery early mobilization bupivacaine.<br />
Conclusion: We concluded that the clinical efficacy of 8 mg isobaric bupivacain 0,5% with 3 mcg sufentanil<br />
was equal to the 8 mg isobaric bupivacain 0,5% with 3mcg sufentanil in spinal anesthesia for undergoing<br />
transurethral resection of the prostate. But levobupivacain produced less motor block.<br />
Keywords: Spinal anesthesia, transurethral resection of prostate, levobupivacain, bupivacain<br />
trong phẫu thuật nội soi tăng sinh lành tính<br />
MỞĐẦU<br />
tuyến tiền liệt, với ít phong bế vận động và tác<br />
Gây tê tủy sống (GTTS) hiện nay đang là<br />
dụng phụ hơn ?<br />
phương pháp vô cảm được lựa chọn trong phẫu<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
thuật nội soi cắt đốt phì đại tuyến tiền liệt (TLT)<br />
1. Đánh giá hiệu quả gây tê tủy sống bằng<br />
do hiệu quả vô cảm tốt, kĩ thuật dễ thực hiện và<br />
levobupivacain<br />
liều thấp kết hợp sufentanil<br />
không đòi hỏi các trang thiết bị hỗ trợ đắt tiền.<br />
trong phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành<br />
Bên cạnh đó, sự phối hợp thuốc tê với các thuốc<br />
tính TTL.<br />
khác, nhằm tăng cường hiệu quả giảm đau, giảm<br />
liều độc và tác dụng phụ của thuốc, rút ngắn<br />
2. Đánh giá sự an toàn của phương pháp vô<br />
thời gian khởi tê, kéo dài thời gian giảm đau<br />
cảm này trên bệnh nhân cao tuổi qua các chỉ số<br />
trong và sau phẫu thuật cũng được nghiên cứu<br />
tuần hoàn, hô hấp và các tai biến, tác dụng phụ.<br />
(3,6,7)<br />
áp dụng thành công trong GTTS .<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Trong thực hành gây tê và giảm đau,<br />
levobupivacain và bupivacain tạo ra sự phong<br />
bế cảm giác để phẫu thuật tương đương và các<br />
tác dụng ngoại ý tương tự nhau. Tuy nhiên, sự<br />
phục hồi vận động nhanh chóng sau GTTS với<br />
levobupivacain rõ hơn với bupivacain. Mặt khác,<br />
tăng sinh lành tính TTL là bệnh lí đặc trưng của<br />
người cao tuổi và phân vùng tê thấp, việc sử<br />
dụng levobupivacaine liều thấp phối hợp<br />
sufentanil vẫn đảm bảo giảm đau đủ mà còn hạn<br />
chế tụt huyết áp(1,5).<br />
Hiện nay, nhu cầu phẫu thuật tăng sinh lành<br />
tính TTL ngày càng cao, đặc biệt các phẫu thuật<br />
kỹ thuật cao như nội soi cắt đốt TTL chiếm một<br />
tỉ lệ lớn. GTTS đáp ứng tốt yêu cầu vô cảm<br />
nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh táo có thể quan sát<br />
tổn thương và phương pháp điều trị của thầy<br />
thuốc, là phương pháp vô cảm mà phẫu thuật<br />
viên ưa thích và làm hài lòng bệnh nhân. Chính<br />
vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài<br />
“Đánh giá hiệu quả GTTS bằng levobupivacain<br />
liều thấp kết hợp sufentanil trong phẫu thuật nội<br />
soi tăng sinh lành tính TTL” với câu hỏi nghiên<br />
cứu là TTS với levobupivacain liều 8 mg kết hợp<br />
sufentanil 3 mcg có hiệu quả vô cảm như<br />
bupivacain liều 8 mg kết hợp sufentanil 3 mcg<br />
<br />
Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, không<br />
mù, có nhóm chứng.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
Có chỉ định phẫu thuật chương trình nội soi<br />
cắt đốt tăng sinh lành tính TTL, ASA I – III. Bệnh<br />
nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Có chống chủ định với GTTS, dị ứng với<br />
thuốc tê và opioid, không đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 8<br />
năm 2013 đến tháng 5 năm 2014, tại Bệnh viện<br />
Nhân Dân 115 Tp. HCM.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
90 bệnh nhân, được chọn ngẫu nhiên bằng<br />
cách bốc thăm chia thành 2 nhóm<br />
- Nhóm L: GTTS bằng levobupivacain 0,5% 8<br />
mg + sufentanil 3 mcg.<br />
- Nhóm B: GTTS bằng bupivacain 0,5% 8 mg<br />
+ sufentanil 3 mcg.<br />
<br />
Qui trình nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân đều được khám tiền mê<br />
trước mổ, để xác định nguy cơ phẫu thuật, nguy<br />
<br />
431<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
cơ của kĩ thuật gây mê hoặc gây tê vùng. Giải<br />
thích rõ về kĩ thuật sẽ làm, cũng như các tai biến,<br />
tác dụng phụ có thể gặp và cách xử trí của<br />
phương pháp GTTS. Người bệnh kí giấy cam kết<br />
đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
Bệnh nhân được GTTS tư thế ngồi. Dùng<br />
kim 25G chọc qua da, đường giữa khe liên đốt<br />
TL 3 - 4, hướng kim vuông góc mặt phẳng da,<br />
mũi vát của kim hướng lên đầu bệnh nhân. Sau<br />
khi qua dây chằng vàng người gây tê có cảm<br />
giác đầu kim qua tổ chức chắc, đồng thời có cảm<br />
giác nhẹ tay, rút cây thông nòng thấy DNT trong<br />
suốt chảy ra. Lắp bơm tiêm đã rút sẵn thuốc tê<br />
gắn vào đốc kim, tiến hành bơm thuốc tê chậm.<br />
Nhóm L: levobupivacain 0,5% 8 mg + sufentanil<br />
3 mcg. Nhóm B: bupivacain 0,5% 8 mg +<br />
sufentanil 3 mcg.<br />
Sau mổ chuyển qua phòng hồi tỉnh, bệnh<br />
nhân được theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở<br />
trên monitoring, ghi nhận thời điểm bệnh<br />
nhân có cảm giác đau nơi mổ và cử động chân<br />
được hoàn toàn (VAS ≥ 3, bromage = 0), theo<br />
dõi các biến chứng, tác dụng phụ sau mổ để<br />
kịp thời xử trí.<br />
<br />
Các đánh giá và theo dõi<br />
Hiệu quả vô cảm trong mổ<br />
Đánh giá hiệu quả vô cảm trong mổ: tốt, khá,<br />
thất bại phải chuyển phương pháp vô cảm cũng<br />
như lượng thuốc giảm đau, an thần dùng thêm<br />
trong mổ. Ghi nhận thời gian phong bế cảm giác<br />
tới mức T10, mức độ phong bế vận động.<br />
Hiệu quả giảm đau sau mổ<br />
Thang điểm đau VAS tại các thời điểm trong<br />
24 giờ đầu. Tỉ lệ loại thuốc giảm đau sử dụng số lần sử dụng thuốc sau phẫu thuật. Thời gian<br />
phong bế cảm giác, vận động.<br />
Tai biến, tác dụng phụ liên quan tới kĩ thuật<br />
Ghi nhận tỉ lệ chọc vào mạch máu, tụt<br />
huyết áp, lạnh run, ngứa, nôn buồn nôn, nhức<br />
đầu, đau lưng. Số liệu được nhập và xử lý<br />
bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả được trình<br />
bày dưới dạng bảng, biểu đồ. Các biến định<br />
<br />
432<br />
<br />
tính được trình bày dưới dạng tần số, tỉ lệ<br />
phần trăm. Các biến định lượng được trình<br />
bày bằng trung bình và độ lệch chuẩn nếu biến<br />
số có phân phối chuẩn. Nếu biến số không có<br />
phân phối chuẩn, được trình bày bằng các giá<br />
trị: trung vị, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Có ý<br />
nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm chung<br />
Tuổi (năm)<br />
Chiều cao(cm)<br />
Cân nặng (kg)<br />
BMI<br />
<br />
Nhóm L<br />
Nhóm B<br />
p<br />
73,2 ±10,2 71,3 ± 7,9 0,3<br />
163,8 ± 6,2 164,1 ± 1,7 0,2<br />
58,7 ± 10,1 61,5 ± 11,8 0,3<br />
21,8 ± 1,62 22,8 ± 6,9 0,4<br />
<br />
ASA<br />
I<br />
II<br />
III<br />
Tg phẫu thuật (phút)<br />
Tg thực hiện gây tê (phút)<br />
<br />
0 (0)<br />
35(77,8)<br />
10(22,2)<br />
68,4 ± 2,2<br />
3,3 ± 1<br />
<br />
1(2,3)<br />
34(75)<br />
10(22,7)<br />
72,3 ± 1,2<br />
3,1 ± 0,9<br />
<br />
0,3<br />
<br />
0,3<br />
0,6<br />
<br />
Số liệu trình bày: trung bình ± độ lệch chuẩn,<br />
số BN(phần trăm)<br />
Bảng 2. Hiệu quả vô cảm trong mổ<br />
Tỉ lệ thành công<br />
Tốt<br />
Khá<br />
Thất bại (chuyển mê)<br />
<br />
Nhóm L<br />
40 (88,9)<br />
4 (8,9)<br />
1 (2,2)<br />
<br />
Nhóm B<br />
39 (86,7)<br />
5 (11,4)<br />
1 (2,2)<br />
<br />
p<br />
0,89<br />
<br />
Số liệu trình bày: số BN (phần trăm)<br />
Bảng 3. Hiệu quả giảm đau sau mổ<br />
VAS<br />
Sau 1 giờ<br />
Sau 3 giờ<br />
Sau 6 giờ<br />
Sau 12 giờ<br />
Sau 18 giờ<br />
Sau 24 giờ<br />
<br />
Nhóm L<br />
1,5 ± 0,8<br />
2,8 ± 6,6<br />
2,7 ± 0,7<br />
2,5 ± 0,6<br />
2,3 ± 0,6<br />
1,8 ± 0,6<br />
<br />
Nhóm B<br />
2,1 ± 0,7<br />
3,3 ± 0,7<br />
2,9 ± 0,7<br />
2,7 ± 0,6<br />
2,4 ± 0,6<br />
2,2 ± 0,6<br />
<br />
p<br />
0,001<br />
0,04<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,8<br />
0,02<br />
<br />
Số liệu trình bày: trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
Bảng 4. Tỉ lệ sử dụng thuốc giảm đau<br />
Thuốc giảm đau<br />
Paracetamol 1g lần 1<br />
Paracetamol 1g lần 2<br />
Paracetamol 1g lần 3<br />
Mobic 15 mg lần 1<br />
Mobic15 mg lần 2<br />
<br />
Nhóm L<br />
45(100)<br />
45 (100)<br />
3 (6,7)<br />
45 (100)<br />
45 (100)<br />
<br />
Nhóm B<br />
45(100)<br />
45 (100)<br />
11 (24,4)<br />
45 (100)<br />
45 (100)<br />
<br />
p<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
< 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
Số liệu trình bày: số BN (phần trăm)<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Bảng 5. Tác dụng phụ của kĩ thuật<br />
Tác dụng phụ<br />
Nhức đầu<br />
Đau lưng<br />
Ngứa<br />
Nôn<br />
Buồn nôn<br />
Tụt HA<br />
Mạch chậm<br />
<br />
Nhóm L<br />
2 (4,4)<br />
3 (6,7)<br />
4 (8,9)<br />
3 (6,7)<br />
5 (11,1)<br />
6 (13,3)<br />
4 (8,9)<br />
<br />
Nhóm B<br />
4 (8,9)<br />
5 (11,1)<br />
3 (6,7)<br />
5 (11,1)<br />
8 (17,8)<br />
8 (17,7)<br />
7 (15,6)<br />
<br />
tăng sinh lành tính TTL tương đối ngắn trong<br />
khoảng 1 giờ(4,6,7).<br />
<br />
p<br />
0,6<br />
0,7<br />
0,5<br />
0,7<br />
0,6<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
Hiệu quả vô cảm trong mổ<br />
<br />
Số liệu trình bày: số BN(phần trăm)<br />
Bảng 6. Một số đặt điểm liên quan tới tê tủy sống<br />
Đặc điểm<br />
Mức phong bế cao nhất<br />
Thời gian khởi tê (phút)<br />
Thời gian mất vận động<br />
(phút)<br />
Thời gian tê T10 (phút)<br />
Thời gian tê cao nhất (phút)<br />
Thời gian phong bế cảm giác<br />
tối đa (phút)<br />
Thời gian phong bế vận động<br />
(phút)<br />
<br />
Nhóm L<br />
T5 – T10<br />
7,7 ± 2,5<br />
<br />
Nhóm B<br />
p<br />
T6 – T10<br />
8,3 ± 2,4 0,07<br />
<br />
15,9 ± 1,4 15,5 ± 3,2 0,08<br />
14,6 ± 2<br />
12,7±2,3<br />
<br />
14,3±1,9<br />
13,9±2,9<br />
<br />
0,3<br />
0,05<br />
<br />
14,1±2,2<br />
<br />
15,3±2,3<br />
<br />
0,1<br />
<br />
105,8±12,8 118,2±11,1 0,001<br />
<br />
Số liệu trình bày: trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi ở 2 nhóm lần lượt là<br />
73,2 ± 10,2 và 71,3 ± 7,9 tuổi. Tương tự kết quả<br />
nghiên cứu của các tác giả trong nước, so sánh<br />
với tác giả Abbady A và cs (1), Arkan Vaus<br />
Akaboy và cs(2), Begin Akan và cs(3), thì độ tuổi<br />
thấp hơn, trung bình trong khoảng 65 – 68 tuổi,<br />
có thể chế độ tầm soát bệnh, nhận thức bệnh của<br />
nước ngoài là tốt hơn chúng ta. Độ tuổi trung<br />
bình phản ảnh bệnh lí tăng sinh lành tính TTL<br />
thường gặp trên người cao tuổi.<br />
Cân nặng và chiều cao, BMI trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi lần lượt là 58,7 ± 10,1 và 61,5<br />
± 11,8 kg, 163,8 ± 6,2 cm, 22,8 ± 6,9 (kg/m2) phù<br />
hợp với thể tạng của người Châu Á nói chung<br />
và người Việt Nam nói riêng, tương tự kết quả<br />
nghiên cứu của các tác giả trong nước so sánh<br />
với các kết quả của các tác giả nước ngoài thì<br />
thể trạng của người Việt Nam là thấp bé, nhẹ<br />
cân hơn . Thời gian phẫu thuật nội soi cắt đốt<br />
<br />
Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Levobupivacain 0,5% là thuốc tê thuộc nhóm<br />
amino - amide có thời gian tiềm phục khoảng 10<br />
– 30 phút, tương tự như bupivacain đẳng trọng.<br />
Hiệu quả của TTS rất cao ở nhóm L có 40<br />
(88,9%), nhóm B có 39 (86,7%) trường hợp đạt<br />
hiệu quả tê rất tốt, trong mổ không sử dụng<br />
thêm loại thuốc giảm đau nào. Ở nhóm L có 4<br />
(8,9%), nhóm B có 5 (11,4%) trường hợp chúng<br />
tôi xếp vào loại khá. Trong phẫu thuật sử dụng<br />
thêm 1 - 2 mcg sufentanil kết hợp thêm 1 mg<br />
midazolam, sau đó cuộc phẫu thuật vẫn diễn ra<br />
thuận lợi. Nghiên cứu này cho thấy rằng<br />
levobupivacaine 0,5% 8 mg kết hợp với<br />
sufentanil 3 mcg và bupivacain 0,5% 8 mg kết<br />
hợp 3 mcg sufentanyl trong gây tê tủy sống có<br />
phong bế cảm giác tốt, ổn định huyết học trong<br />
phẫu thuật nội soi tăng sinh lành tính tuyến tiền<br />
liệt trên bệnh nhân cao tuổi.<br />
So sánh kết quả với các tác giả trong nước thì<br />
kết quả của chúng tôi tương tự, so với các tác giả<br />
nước ngoài: Abbady A và cs(1), Begin Akan và<br />
cs(3), Arkan Vaus Akaboy và cs(2), Kim SY và cs(5)<br />
thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.Tuy nhiên số<br />
lượng trong nghiên cứu của các tác giả trên chỉ<br />
tối đa 30 trường hợp nên thật sự chưa mang tính<br />
đại diện.<br />
Lượng thuốc, tỉ lệ sử dụng thêm thuốc an<br />
thần giảm đau trong phẫu thuật<br />
Trong 11 (22,4%) trường hợp ở nhóm L và 12<br />
(16,7%) trường hợp ở nhóm B, sử dụng thêm từ<br />
1 – 2 mcg sufentanil trong phẫu thuật chủ yếu<br />
trong thì rạch da. Tỉ lệ sử dụng thêm midazolam<br />
từ 1 – 2 mg ở nhóm L là 15 (33,3%) trường hợp,<br />
thấp hơn 19 (42,2%) trường hợp so với nhóm B.<br />
Chủ yếu trong giai đoạn đầu phẫu thuật khi<br />
bệnh nhân còn tâm lí lo lắng, không có trường<br />
hợp nào sử dụng thêm trong các thời điểm khác.<br />
Tuy nhiên tỉ lệ thêm thuốc giảm đau và an thần<br />
giữa 2 nhóm thay đổi không có ý nghĩa thống kê<br />
với p > 0,05. Chúng tôi sử dụng an thần và giảm<br />
đau sau khi thực hiện xong thủ thuật GTTS với<br />
<br />
433<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
liều nhỏ giúp bệnh nhân giảm bớt lo lắng, hợp<br />
tác tốt hơn trong khi cuộc phẫu thuật diễn ra mà<br />
bệnh nhân còn hoàn toàn tỉnh táo. Điều này<br />
cũng phù hợp với các nguyên tắc trong gây tê<br />
vùng.<br />
<br />
Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm L có<br />
thời gian giảm đau sau mổ là 217,3 ± 9,3 phút dài<br />
hơn nhóm B là 195 ± 28,6 phút, so sánh với<br />
nghiên cứu của Akaboy EY và cs(2), Doger C và<br />
cs(4), Ozgun và cs(7), khi sử dụng với liều thuốc tê<br />
và phối hợp thuốc tương tự như chúng tôi thì<br />
kết quả cũng gần như nhau. Ngoại trừ kết quả<br />
của Kim SY và cs(5) cao hơn nhiều so với chúng<br />
tôi. Như vậy khi phối hợp thuốc tê với một<br />
thuốc thuộc nhóm thuốc phiện vừa có tác dụng<br />
làm tăng hiệu quả của thuốc tê kéo dài thời gian<br />
giảm đau sau phẫu thuật, giảm liều thuốc tê, là<br />
lựa chọn phù hợp trong GTTS phẫu thuật nội soi<br />
tăng sinh lành tính TTL trên người cao tuổi(3,5,7).<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy GTTS bằng<br />
levobupivacain liều 8 mg kết hợp sufentanil 3<br />
mcg giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể mức độ<br />
đau sau phẫu thuật. Thay đổi thang điểm VAS<br />
của 2 nhóm rõ nhất sau 3 giờ đầu sau phẫu thuật<br />
và có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Ở nhóm L<br />
có điểm đau trung bình thấp hơn nhóm B. Tuy<br />
nhiên điểm đau của cả 2 nhóm đều < 4 điểm.<br />
Thang điểm đau VAS của 2 nhóm giảm dần khi<br />
dùng thuốc và theo thời gian.<br />
<br />
Thuốc giảm đau và qui trình cho thuốc<br />
giảm đau sau phẫu thuật<br />
Chúng tôi tiến hành cho thuốc giảm đau sau<br />
phẫu thuật khi đánh giá điểm đau VAS ≥ 3 điểm,<br />
hoặc khi bệnh nhân có nhu cầu dùng thuốc giảm<br />
đau. Trung điểm thời gian cho thuốc giảm đau<br />
sau mổ nhóm L dài hơn nhóm so sánh có ý<br />
nghĩa về mặt thống kê.<br />
Qui trình giảm đau của chúng tôi theo trình<br />
tự. Tiến hành cho paracetamol 1 g tĩnh mạch khi<br />
có VAS > 3, cách mỗi 4 – 6 giờ, kết hợp mobic 15<br />
mg tiêm bắp cách mỗi 8 giờ. Thêm paracetamol<br />
1g khi chưa có hiệu quả hoặc bệnh nhân yêu cầu<br />
<br />
434<br />
<br />
thêm giảm đau hoặc có VAS > 3. Ở nhóm L có tỉ<br />
lệ sử dụng paracetamol 1g và mobic 15 mg lần 1<br />
và lần 2 là 100%. Tỉ lệ sử dụng paracetamol 1g<br />
lần 3 nhóm L có 3 (6,7%) tường hợp thấp hơn<br />
nhóm B là 11(24,4%) trường hợp. Cả 2 nhóm<br />
không có trường hợp nào sử dụng mobic lần 3.<br />
<br />
Một số đặc điểm liên quan tới tê tủy sống<br />
Không có sự khác biệt thời gian khởi tê, mất<br />
vận động, thời gian tê đạt tới mức T10, tê cao<br />
nhất và thời gian để đạt tới mức phong bế cảm<br />
giác tối đa của 2 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên<br />
thời gian phong bế vận động của nhóm L thấp<br />
hơn so với nhóm B và có ý nghĩa về mặt thống<br />
kê với p = 0,001. Thời gian liệt vận động của<br />
nhóm levobupivacain là 105,8 ±12,8 phút, ngắn<br />
hơn so với nhóm bupivacain 118,2 ± 11,1 phút,<br />
tương tự với nghiên cứu của các tác giả nước<br />
ngoài Casati và cs(4), Begin Akan và cs(3), Abbady<br />
A và cs (1) khi sử dụng cùng thể tích và liều lượng<br />
thuốc tê như của chúng tôi. Là ưu điểm lựa chọn<br />
của levobupivacain, đặc biệt trên người cao tuổi.<br />
Giúp tập vận động sớm, phòng ngừa các tai<br />
biến, biến chứng do nằm lâu.<br />
<br />
Tai biến, tác dụng phụ của kĩ thuật<br />
Tỉ lệ tai biến, tác dụng phụ như tụt huyết áp,<br />
nôn, buồn nôn, ngứa nhức đầu, đau lưng giữa 2<br />
nhóm ít, dễ xử lí thay đổi không có ý nghĩa<br />
thống kê tương tự như kết quả của các tác giả<br />
trong và ngoài nước thay đổi không nhiều.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tóm lại, phẫu thuật nội soi tăng sinh lành<br />
tính tuyến tiền liệt, đòi hỏi mức tê da ít nhất là<br />
T10.<br />
Levopubivacain 8 mg kết hợp sufentanil<br />
3mcg cho hiệu quả vô cảm tốt tương tự như<br />
bupivacain 8 mg kết hợp sufentanil 3mcg trong<br />
tê tủy sống phẫu thuật nội soi tăng sinh lành tính<br />
tuyến tiền liệt. Levobupivacain có tính an toàn<br />
cao, ổn định các chỉ số mạch, huyết áp hạn chế<br />
các tai biến, tác dụng phụ trong phẫu thuật, thời<br />
gian phục hồi vận động ngắn hơn bupivacain có<br />
hiệu quả giảm đau trong các giờ đầu sau phẫu<br />
thuật tốt hơn so với bupivacain. Levobupivacain<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />