T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘ KÍT ELISA ĐỊNH LƯỢNG<br />
NỌC RẮN HỔ MANG Naja atra TRÊN LÂM SÀNG<br />
Hà Thị Hải*; Nguyễn Ngọc Tuấn**<br />
Đỗ Khắc Đại**; Nguyễn Đặng Dũng**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu này đánh giá khả năng định lượng nọc rắn Hổ mang (Naja atra) của bộ<br />
xét nghiệm ELISA định lượng nọc rắn trong mẫu bệnh phẩm lâm sàng. Đối tượng và phương<br />
pháp: 36 bệnh nhân (BN) (32 nam, 4 nữ) được chẩn đoán bị rắn Hổ mang cắn, độ tuổi trung<br />
bình 46, thời gian nhập viện chủ yếu trong 24 giờ đầu sau khi bị rắn cắn. Kết quả: nồng độ nọc<br />
rắn định lượng được trong huyết thanh BN dao động từ 2,8 - 159,1 ng/ml; 26/36 mẫu (72%) cho<br />
kết quả nồng độ nọc rắn < 50 ng/ml; có mối liên quan giữa nồng độ nọc rắn với số liều huyết<br />
2<br />
thanh kháng nọc rắn (HTKNR) dùng điều trị (R = 0,51; p < 0,001), mối liên quan này chặt chẽ<br />
hơn khi phân tích nhóm BN nhập viện trong 6 giờ đầu kể từ khi bị rắn cắn (R2 = 0,72; p <<br />
0,001). Kết luận: bộ kít cho phép xác định nồng độ nọc rắn Hổ mang trong mẫu huyết thanh BN<br />
bị rắn Hổ mang cắn. Việc xác định nồng độ nọc rắn đặc biệt có giá trị khi thực hiện xét nghiệm<br />
ở BN bị rắn độc cắn nhập viện trong 6 giờ đầu.<br />
* Từ khóa: Nọc rắn; Naja atra; Định lượng.<br />
<br />
Evaluation of the Effect of Quantitative ELISA Test Kit for Naja<br />
atra Venom on Clinical<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the testing capability of the quantitative ELISA test kit we had<br />
developed on clinical samples taken from Naja atra snake-bite patients. Subjects and methods:<br />
Involved 36 patients (32 males, 4 females) diagnosed to be bitten by Naja atra snake and<br />
hospitalized mainly within 24 hours from the snake-bite. Results: Concentrations of Naja atra<br />
venom in 36 serum samples ranged between 2.8 - 159.1 ng/mL; 26/36 (72%) samples had<br />
venom concentration below 50 ng/mL; there was a statistically significant relationship between<br />
venom concentration and number of antivenom units used for treatment (R2 = 0.51, p < 0.001)<br />
and this relationship was stronger in patients hospitalized within 6 hours from snake-bite<br />
(R2 = 0.72, p < 0.001). Conclusion: The test kit allows the quantitative of N. atra venom<br />
concentrations in serum samples of patients diagnosed to be bitten by cobra snake.<br />
Determination of snake venom concentration is valuable, especially when performing tests in<br />
patients hospitalized within 6 hours from snake-bite...<br />
* Keywords: Venom; Naja atra; Quantitative.<br />
* Trường Đại học Y Dược Thái Bình<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Tuấn (nguyenngoctuanmd@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 17/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017<br />
<br />
59<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rắn độc cắn là một cấp cứu nội khoa,<br />
bệnh cảnh lâm sàng có thể nhẹ, chỉ là tổn<br />
thương mô tại chỗ, nhưng cũng có thể rất<br />
nặng, đe dọa các chức năng sống, gây<br />
nguy hiểm đến tính mạng của BN, đòi hỏi<br />
phải có biện pháp cấp cứu kịp thời. Theo<br />
Tổ chức Y tế Thế giới, thuốc điều trị hiệu<br />
quả nhất cho BN bị nhiễm độc nọc rắn là<br />
HTKNR. Hiện nay, tại Việt Nam và nhiều<br />
nước trên thế giới, HTKNR được sử dụng<br />
cho BN rắn độc cắn có nguồn gốc từ<br />
ngựa; việc sử dụng HTKNR có thể kích<br />
thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể BN<br />
chống lại protein khác loài, gây ra một số<br />
bệnh lý quá mẫn, do đó HTKNR cần<br />
được chỉ định điều trị một cách phù hợp.<br />
Một trong những căn cứ có tính khoa học<br />
để chỉ định liều sử dụng HTKNR cho BN<br />
là kết quả định lượng nọc rắn trong mẫu<br />
huyết thanh của BN bị rắn cắn. Trong<br />
nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã phát<br />
triển một bộ kít xét nghiệm ELISA định<br />
lượng nọc rắn Hổ mang (Naja atra) [3].<br />
Chúng tôi tiếp tục thực hiện nghiên cứu<br />
này nhằm: Đánh giá hiệu quả sử dụng<br />
trên lâm sàng của bộ kít xét nghiệm trên<br />
các mẫu bệnh phẩm từ BN bị rắn Hổ<br />
mang cắn.<br />
<br />
2. Vật liệu nghiên cứu.<br />
- Bộ kít ELISA định lượng nọc rắn Hổ<br />
mang do Bộ môn Miễn dịch, Học viện<br />
Quân y chế tạo.<br />
- Máy đo mật độ quang DTX 880<br />
(Hãng Beckman Coulter).<br />
- Pippet các loại, máy Vortex, tủ ấm…<br />
- Một số hoá chất, vật tư tiêu hao khác<br />
dùng cho nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn<br />
phân tích và do chính hãng sản xuất cung<br />
cấp.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu:<br />
- Thu thập: thông tin BN, mẫu huyết<br />
thanh từ BN trước khi được điều trị nhiễm<br />
độc do rắn Hổ mang cắn.<br />
- Thực hiện phản ứng ELISA với bộ kít<br />
đã xây dựng [3], định lượng nọc rắn trong<br />
các mẫu huyết thanh đã thu thập được.<br />
- Xử lý số liệu theo các phương pháp<br />
thống kê y sinh học.<br />
* Nguyên lý kỹ thuật ELISA định lượng:<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
36 BN được chẩn đoán do rắn Hổ<br />
mang cắn, nhập viện tại Trung tâm Chống<br />
độc, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 4 đến<br />
10 - 2014.<br />
60<br />
<br />
Hình 1: Nguyên lý của kỹ thuật ELISA<br />
sandwich.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Phương pháp dựa trên nguyên lý của<br />
kỹ thuật ELISA sandwich, trong đó kháng<br />
thể thứ nhất (KT1) là IgG ngựa đặc hiệu<br />
với nọc rắn Hổ mang, được gắn cố định<br />
trên bề mặt giếng phản ứng (pha rắn solid phase); kháng thể thứ hai (KT2) là<br />
IgG thỏ đặc hiệu với kháng nguyên nọc<br />
rắn Naja atra; kháng thể thứ ba (KT3) là<br />
IgG cừu kháng IgG thỏ, được gắn enzym<br />
horse-radish peoxidase (HRP). Mật độ<br />
quang học (OD) của các giếng ELISA tỷ<br />
lệ thuận với lượng kháng nguyên nọc rắn<br />
có trong giếng. Xây dựng đường chuẩn<br />
(đường cong tương quan giữa giá trị OD<br />
và nồng độ nọc rắn chuẩn) dựa trên giá trị<br />
OD trung bình của các giếng phản ứng<br />
với nọc rắn chuẩn; từ đường chuẩn đã<br />
xây dựng, tính toán nồng độ nọc rắn có<br />
trong mẫu huyết thanh dựa trên giá trị OD<br />
trung bình của giếng phản ứng với mẫu<br />
huyết thanh.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố tuổi, giới của nhóm<br />
BN nghiên cứu (n = 36).<br />
Độ tuổi trung bình 46, thấp nhất 9 tuổi,<br />
cao nhất 89 tuổi, 3/4 số BN có độ tuổi<br />
< 52. Đa số BN là nam giới (32 BN =<br />
89%), chỉ có 4 BN nữ (11%). Kết quả này<br />
phù hợp với nghiên cứu của các tác giả:<br />
Nguyễn Kim Sơn (2008) thông báo 84,2%<br />
BN bị rắn hổ cắn là nam giới [5], Đỗ Khắc<br />
Đại (2013) báo cáo 68,8% là nam giới<br />
trong tổng số 122 BN bị rắn cắn điều trị<br />
tại Bệnh viện Chợ Rẫy [2]. Kết quả này<br />
cũng phù với nghiên cứu của Dong Zong<br />
Hung và CS (2003) trên 31 BN: 68% BN<br />
bị rắn Hổ mang cắn là nam [6].<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố nghề nghiệp của<br />
nhóm BN nghiên cứu (n = 36).<br />
61<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Phần lớn BN bị rắn Hổ mang cắn làm<br />
ruộng (25 BN = 70%). Đây là những<br />
người phải thường xuyên tiếp xúc với môi<br />
trường hoạt động và sinh sống của rắn và<br />
vào thời điểm ban đêm khi rắn đi săn mồi.<br />
Ngoài ra, 11% là những người làm nghề<br />
nuôi bắt rắn và 6% là học sinh. Có thể<br />
thấy, đối tượng bị rắn cắn thường là lao<br />
động chính, nếu bị rắn cắn thì chính họ sẽ<br />
trở thành gánh nặng về kinh tế đối với gia<br />
đình họ.<br />
<br />
nhân) thường nhập viện sớm trong<br />
những giờ đầu [5]. Thời gian nằm viện<br />
của nhóm BN nghiên cứu từ 3 - 4 ngày,<br />
ngắn hơn đáng kể so với nhóm BN bị rắn<br />
Cạp nia hay một số loài rắn độc khác cắn;<br />
lý do chính của việc rút ngắn thời gian<br />
nằm viện là những BN này được điều trị<br />
bằng HTKNR đặc hiệu (trong khi tại cùng<br />
thời điểm này, HTKNR đặc hiệu cho các<br />
loài rắn khác không có sẵn cho điều trị)<br />
[5]. Có thể thấy, việc sử dụng HTKNR kịp<br />
thời đã giúp hạn chế di chứng cũng như<br />
thời gian nằm viện của BN bị rắn độc cắn.<br />
2. Kết quả định lượng nọc rắn trên<br />
các mẫu bệnh phẩm lâm sàng.<br />
<br />
Biểu đồ 3: Phân bố thời gian nhập viện<br />
sau khi bị rắn cắn (n = 36).<br />
Thời gian nhập viện ảnh hưởng rất lớn<br />
đến việc điều trị và tiến triển của BN.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN chủ<br />
yếu nhập viện trong 24 giờ đầu, trong đó<br />
số BN đến viện trước 6 giờ chiếm 3/4.<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br />
Dong Zong Hung (2003) [6], Ngô Ngọc<br />
Quang Minh [4]. Rắn độc cắn là một trong<br />
những tai nạn có tỷ lệ tử vong cao, các<br />
triệu chứng tại chỗ và toàn thân xuất hiện<br />
sớm, điều này giải thích vì sao BN (nạn<br />
62<br />
<br />
Biểu đồ 4: Phân bố nồng độ nọc rắn của<br />
BN lúc vào viện (n = 36).<br />
Nồng độ nọc rắn của BN lúc mới vào<br />
viện được định lượng bằng bộ xét nghiệm<br />
ELISA dao động từ 2,8 - 159,1 ng/ml. Kết<br />
quả của chúng tôi có độ dao động thấp<br />
hơn so với nghiên cứu của Dong Zong<br />
Hung và CS (2003) định lượng 27 mẫu<br />
huyết thanh BN bị rắn Hổ mang cắn có<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
giá trị dao động khá lớn (0 - 1.270 ng/ml)<br />
[6]. Sự khác biệt này có thể là do số mẫu<br />
trong các nghiên cứu còn thấp nên chưa<br />
đủ để mang tính đại diện, nhiều trường<br />
hợp vào viện muộn nên kết quả định<br />
lượng có thể không tương xứng với triệu<br />
chứng lâm sàng. Tuy nhiên, với nồng độ<br />
nọc rắn định lượng được hầu hết < 50 ng/ml<br />
(26 BN = 72%), kết quả của chúng tôi<br />
tương đối phù hợp với nghiên cứu của<br />
Andrew Churchman (2010) [7], George E.<br />
Allen (2012) [8].<br />
<br />
Biểu đồ 5: Tương quan giữa nồng độ nọc<br />
rắn lúc vào viện và số liều huyết thanh<br />
điều trị (n = 27).<br />
Có mối liên hệ giữa nồng độ nọc rắn<br />
trong huyết thanh định lượng được khi<br />
BN nhập viện và số liều HTKNR (lọ)<br />
(r = 0,76). Phương trình mô tả sự liên<br />
quan giữa hai biến trên là: y = 0,20*x +<br />
9,59 với y: số liều huyết thanh kháng nọc<br />
sử dụng (lọ); x: nồng độ nọc rắn trong<br />
huyết thanh lúc vào viện (ng/ml), phương<br />
trình này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
Hệ số xác định bội R2 = 0,51 càng khẳng<br />
định mối liên quan giữa hai biến kể trên.<br />
<br />
Biểu đồ 6: Tương quan giữa nồng độ nọc<br />
rắn lúc vào viện và số liều huyết thanh<br />
điều trị của nhóm BN nhập viện trong<br />
6 giờ đầu (n = 15).<br />
Trên nhóm BN nhập viện trong 6 giờ<br />
đầu, mối liên quan giữa hai biến (số liều<br />
HTKNR và nồng độ nọc rắn lúc vào viện)<br />
càng chặt chẽ hơn (r = 0,81); phương<br />
trình thiết lập được: y = 0,21*x + 5,49 với<br />
y: số liều HTKNR sử dụng (lọ); x: nồng độ<br />
nọc rắn trong huyết thanh lúc nhập viện<br />
(ng/ml), phương trình này có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,001) và hệ số xác định bội<br />
R2 = 0,72. Kết quả này gợi ý, nồng độ nọc<br />
rắn trong mẫu huyết thanh của BN trong<br />
những giờ đầu (khi nọc rắn còn trong<br />
huyết thanh của BN rắn độc cắn chưa<br />
phân tán hoàn toàn đến các mô đích)<br />
phản ánh tương đối chính xác mức độ<br />
nhiễm độc nọc rắn của BN. Trong điều<br />
kiện thực hành lâm sàng điều trị BN<br />
nhiễm độc nọc rắn do bị rắn cắn, một<br />
trong những khó khăn của bác sỹ lâm<br />
sàng là chỉ định khi nào cần sử dụng<br />
HTKNR, nếu sử dụng, liều HTKNR là bao<br />
nhiêu để có thể đủ trung hòa nọc rắn mà<br />
không lãng phí HTKNR do sử dụng quá<br />
liều. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng<br />
độ nọc rắn trong huyết thanh có thể là<br />
một tiêu chí khách quan giúp bác sỹ lâm<br />
sàng chỉ định liều HTKNR phù hợp.<br />
63<br />
<br />