Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HỖN HỢP CHẤT TẠO KHÓI<br />
CHỐNG THIẾT BỊ QUAN SÁT ẢNH NHIỆT<br />
Lê Văn Dũng*, Lã Xuân Thảo, Nguyễn Ngọc Độ, Nguyễn Anh Đức<br />
Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu hỗn hợp chất tạo khói chống<br />
thiết bị quan sát ảnh nhiệt ở vùng bước sóng hồng ngoại 7-14 μm trên cơ sở nguyên<br />
liệu và công nghệ trong nước. Hỗn hợp chất tạo khói với các thành phần:<br />
hexacloetan, bột Mg, naptalen (C10H8) và PVC hoàn toàn có khả năng che chắn ở<br />
dải bước sóng từ 7 - 14μm.<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Hiện nay, các thiết bị quan sát ảnh nhiệt được ứng dụng rộng rãi để trinh sát trong lĩnh<br />
vực quân sự mang lại hiệu quả cao trong tác chiến hiện đại. Song song với sự phát triển<br />
trinh sát bằng ảnh nhiệt, quân đội các nước có nền công nghiệp phát triển cũng nghiên cứu<br />
các phương pháp chống quan sát của các thiết bị này, một trong những phương pháp đó là<br />
sử dụng màn khói có khả năng ngăn cản sự quan sát này. Do vậy, công nghệ tạo xon khí<br />
ngụy trang hiện nay đang được các nước phát triển với nhiều loại khí tài tạo khói như: lựu<br />
đạn khói, đạn khói, mìn khói, máy phát khói, hộp khói, bom rải khói...vv. Theo yêu cầu,<br />
màn xon khí tạo ra có thể đạt đến độ rộng từ hàng chục mét vuông đến hàng chục kilomét<br />
vuông và có thể che phủ bức xạ hồng ngoại có bước sóng 0,3 ~ 14μm. Rõ ràng đây là biện<br />
pháp hữu hiệu để chống lại các thiết bị quan sát ảnh nhiệt của đối phương [1],[2],[3]. Trên<br />
thế giới, đã có nhiều nước nghiên cứu chế tạo hỗn hợp khói chống quan sát ảnh nhiệt với<br />
các thành phần khác nhau, trong đó hệ khói hexacloetan (HC) cho hiệu qủa tương đối cao<br />
và được sử dụng rộng rãi so với các hệ khói khác [4].<br />
Đối với quân đội ta, hiện đã có nhiều nghiên cứu về khói ngụy trang thông thường,<br />
khói suy giảm bức xạ laze [5],[6], tuy nhiên về khói chống quan sát ảnh nhiệt thì chưa có<br />
công trình nghiên cứu nào công bố. Vì vậy, nghiên cứu chế tạo hỗn chất tạo khói chống<br />
quan sát ảnh nhiệt có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn cao. Bài báo này trình bày kết qủa<br />
nghiên cứu hỗn chất tạo khói chống thiết bị trinh sát ảnh nhiệt trên cơ sở HC.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng<br />
Nghiên cứu hỗn hợp chất tạo khói có khả năng che chắn thiết bị quan sát ảnh nhiệt trên<br />
cơ sở hỗn hợp khói HC.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Hỗn hợp khói trên cơ sở HC được thử nghiệm đánh giá khả năng che chắn và các yếu<br />
tố ảnh hưởng đến hiệu qủa của nó. Phương pháp nghiên cứu được tiến hành bằng thực<br />
nghiệm đánh giá hiệu quả che chắn của màn khói bằng hệ số suy giảm nhiệt độ A(%) [4],<br />
từ đó xác định thành phần tối ưu cho hỗn hợp tạo khói.<br />
Để đánh giá hiệu quả che chắn của màn khói chống thiết bị quan sát ảnh nhiệt ở dải<br />
kích thước 7 - 14μm, sử dụng hệ số suy giảm nhiệt độ A(%) được tính toán như sau:<br />
Ttarget Tmeasured<br />
A(%) 100<br />
Ttarget Tambient<br />
Trong đó: TTarget là nhiệt độ mục tiêu; Tmeasured là nhiệt độ mục tiêu trong môi trường<br />
khói; TAmbient là nhiệt độ môi trường đặt thiết bị ảnh nhiệt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
134 L.V. Dũng, L.X. Thảo, …, “Nghiên cứu hỗn hợp… chống thiết bị quan sát ảnh nhiệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Từ hệ số suy giảm nhiệt độ A (%) thông qua thời gian t(s) (là thời gian màn khói tính<br />
từ lúc xuất hiện đến kết thúc) ta đánh giá được hiệu quả của màn khói.<br />
Thực nghiệm: Hệ thống thử nghiệm được xây dựng theo sơ đồ hình 1.<br />
Hệ thống gồm một buồng kín có thể tích 2m x 10m x 2m. Trong buồng bố trí các thiết<br />
bị và mục tiêu quan sát sát gồm:<br />
- Camera ảnh nhiệt TBAN-IR-120 có dải bước sóng hồng ngoại 7-14μm đặt ở đầu<br />
buồng kín, thiết bị được nối với hệ thống máy tính có cài phần mềm xử lý, hình ảnh thu<br />
được bằng đầu ghi video ghi lại ảnh nhiệt của bức xạ hồng ngoại được phát ra từ mục tiêu<br />
hiển thị trên màn hình của camera. Các biến đổi về nhiệt của màn khói được ghi nhận đầy<br />
đủ tại mọi thời điểm đo.<br />
- Thiết bị ẩm kế, nhiệt kế để đo độ ẩm và nhiệt môi trường trong buồng kín (ở điều kiện<br />
buồng kín, nhiệt độ môi trường 25 ± 5oC và độ ẩm tương ứng là 75 ± 5%).<br />
- Thỏ (thân nhiệt 38 - 39 oC gần với người là đối tượng che chính của nghiên cứu).<br />
- Khoảng cách giữa camera và mục tiêu quan sát giữ không đổi là 8m.<br />
Các hỗn hợp chất được đốt cháy bằng dây điểm hỏa hoặc sử dụng thiết bị phun áp lực<br />
cao tạo khói đi vào trong buồng kín giữa mục tiêu và Camera TBAN-IR-120. Khi màn<br />
khói xuất hiện Camera bắt đầu ghi hình, thời gian tính từ thời điểm phát khói. Mục tiêu<br />
quan sát được màn khói che chắn hiện thị trên màn hình của camera. Các dữ liệu nhiệt độ<br />
của màn khói và mục tiêu được ghi lại vào máy tính và xử lý.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ hệ thống kiểm tra khói chống thiết bị ảnh nhiệt [4].<br />
2.3. Hóa chất<br />
- Hỗn hợp chất HC tạo muội cacbon với thành phần chính là hexanchloretan(C2Cl6) và<br />
bột magie (Mg), naphtalen(C10H8), PVC;<br />
- Hỗn hợp chất RP với thành phần là Photpho đỏ, và Mg, KNO3, chất kết dính;<br />
- Hỗn hợp chất tạo xon khí thể lỏng dầu mazut/diesel;<br />
- Hỗn hợp atraxen tạo xon khí thể rắn (C14H10, KClO3, NH4Cl);<br />
- Hỗn hợp tạo khói gồm các oxit kim loại với các hạt có kích thước tương đương hoặc<br />
bằng số nguyên lần dải che 7 - 14 μm: muội C, than chì graphite, bột SiO2, TiO2, Cu.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
3.1. Lựa chọn và đánh giá các hỗn hợp chất tạo khói có khả năng chống thiết bị quan<br />
sát ảnh nhiệt<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 135<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Các hỗn hợp khói được thực nghiệm cùng một điều kiện trong hệ buồng kín. Kết quả<br />
thu được các hỗn hợp có khả năng che chắn dải bước sóng trong vùng ánh sáng nhìn thấy<br />
được và vùng hồng ngoại tại Bảng 3.1 dưới đây:<br />
Bảng 3.1. Khả năng che chắn của các hỗn hợp chất với dải bước sóng VIS và IR.<br />
Hiệu quả<br />
TT Tên hỗn hợp Thành phần hỗn hợp<br />
VIS IR<br />
1 Khói HC C2Cl6, C10H8, Mg, PVC x x<br />
2 Khói RP P, Mg, KNO3, C9H14O6 x x<br />
3 Hỗn hợp oxit kim loại TiO2, SiO2 , bột đồng, graphite x x<br />
4 Khói atraxen C14H10, KClO3, NH4Cl x o<br />
5 Khói dầu Madut, dieden x o<br />
Ghi chú: Vis: trong vùng bước sóng hồng ngoại ở phạm vi mắt thường nhìn thấy được mục tiêu.<br />
IR: trong vùng bước sóng hồng ngoại ở phạm vi 7 - 14 μm. x - có hiệu quả; o – không hiệu quả<br />
Mặt khác khả năng che của màn khói được đánh giá trực tiếp hệ số suy giảm nhiệt độ<br />
A(%) theo Bảng 3.2<br />
Bảng 3.2. Hiệu quả màn khói theo hệ số suy giảm nhiệt độ.<br />
Loại khói Thời điểm(s) Tambient(oC) Ttarget(oC) Tmeasured(oC) A(%)<br />
5 28 38 32 60<br />
10 28 38 28 100<br />
30 28 38 28 100<br />
HC<br />
40 28 38 28 100<br />
50 28 38 28 100<br />
60 28 38 28 100<br />
5 28 38 28 100<br />
10 28 38 28 100<br />
30 28 38 28 100<br />
RP<br />
40 28 38 34 40<br />
50 28 38 36 20<br />
60 28 38 38 0<br />
5 28 38 29 90<br />
10 28 38 28 100<br />
Khói 30 28 38 30 80<br />
phun 40 28 38 33 50<br />
50 28 38 37 10<br />
60 28 38 38 0<br />
Từ bảng 3.1 nhận thấy khói HC, RP và hỗn hợp oxit kim loại có hiệu quả che chắn bức<br />
xạ hồng ngoại bước sóng 7 - 14μm. Thông qua xử lý giữ liệu tại bảng 3.2 ta xây dựng đồ<br />
thị mối quan hệ giữa thời điểm xuất hiện màn khói (s) và hệ số suy giảm nhiệt A(%) của<br />
ba loại khói hiệu quả trong vùng hồng ngoại như hình 2.<br />
Từ đồ thị nhận thấy đối với khói HC, hệ số suy giảm A đạt 100 % ở giây thứ 10 và tồn<br />
tại trong thời gian lớn hơn 1 phút. Với khói RP, hệ số suy giảm A đạt 100 % tại giây thứ<br />
5,thời gian tồn tại 20 s và giảm dần về 0 từ giây thứ 30. Với khói phun A đạt 100 % tại<br />
thời điểm giây thứ 10, sau đó hệ số suy giảm giảm rất nhanh về 0 %. Có thể giải thích như<br />
sau: Với màn khói HC, khi phản ứng cháy xảy ra các hạt cacbon tạo thành có kích thước<br />
cỡ μm nên rất dễ phân tán trong điều kiện tự nhiên, đồng thời nó là vật đen tuyệt đối nên<br />
chúng có khả năng hấp phụ và tán xạ bước sóng hồng ngoại rất tốt.<br />
<br />
<br />
<br />
136 L.V. Dũng, L.X. Thảo, …, “Nghiên cứu hỗn hợp… chống thiết bị quan sát ảnh nhiệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đồ thị đánh giá hiệu quả của màn khói.<br />
Mặt khác, khả năng sa lắng chậm do khối lượng riệng thấp, nên thời gian hiệu quả che<br />
chắn kéo dài. Đối với màn khói RP chủ yếu khả năng che dựa trên nhiệt phản ứng sinh ra<br />
lớn hơn nhiệt mục tiêu tuy nhiên thời gian giữ nhiệt thấp nên thời gian hiệu quả là không<br />
cao, ứng dụng trong thực tế không hiệu quả. Đối với màn khói phun, các hạt khói được sử<br />
dụng ở dải kích 1- 20 μm có tác dụng tán xạ hiệu quả vùng bước sóng hồng ngoại trong<br />
dải kích thước 7 - 14 μm nhưng thời gian che chắn không cao do khối lượng riêng của hạt<br />
tán xạ lớn nên thời gian sa lắng nhanh. Như vậy, khói HC cho hiệu quả che chắn tốt hơn so<br />
với các khói còn lại, vì vậy chúng tôi sử dụng loại khói này để nghiên cứu các nội dung<br />
tiếp theo.<br />
3.2. Ảnh hưởng nồng độ và khối lượng riêng của chất tạo khói HC tới hiệu quả che chắn<br />
Nồng độ của chất tạo khói là lượng chất tạo khói (g) trên một đơn vị thể tích buồng kín<br />
(buồng thực nghiệm có thể tích 40 m3) đây là một thông số quan trọng để đánh giá hiệu<br />
quả tối ưu khối lượng chất có khả năng che chắn vùng bước sóng hồng ngoại. Mặt khác,<br />
để tăng khả năng chống thiết bị quan sát ảnh nhiệt của màn khói, hỗn hợp chất tạo khói<br />
HC được ép và tạo thành quả theo khuôn khối trụ. Theo đó, khối lượng riêng của hỗn hợp<br />
khói HC là lượng hỗn hợp chất HC(g) trên một đơn vị thể tích của hỗn hợp dạng trụ (cm3).<br />
Thực nghiệm trong buồng kín có thể tích 40 m3 với các nồng độ từ 1,25 ÷ 5,00 g/m3 và tỷ<br />
trọng 0,8÷1,7 g/cm3 của hỗn hợp cho ta kết quả được trình bày tại Bảng 3.3 dưới đây:<br />
Bảng 3.3. Ảnh hưởng nồng độ và khối lượng riêng của chất tạo khói HC<br />
tới khả năng chống thiết bị quan sát ảnh nhiệt.<br />
Nồng độ chất Khối lượng riêng Thời gian Hệ số suy giảm A<br />
(g/m3) (g/cm3) (s) (%)<br />
1,25 0,8÷1,1 30 40<br />
2,5 0,8÷1,1 35 95<br />
3,75 0,8÷1,1 69 100<br />
5,00 0,8÷1,1 80 100<br />
1,25 1,1÷1,4 42 55<br />
2,5 1,1÷1,4 60 100<br />
3,75 1,1÷1,4 90 100<br />
5,00 1,1÷1,4 100 100<br />
1,25 1,4÷1,7 44 60<br />
2,5 1,4÷1,7 64 100<br />
3,75 1,4÷1,7 95 100<br />
5,00 1,4÷1,7 106 100<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 137<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Từ kết quả đo được, dựng được đồ thị như hình 3:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Đồ thị mối quan hệ nồng độ và hệ số suy giảm nhiệt của hỗn hợp khói HC.<br />
Nồng độ và khối lượng riêng tăng thì hệ số suy giảm nhiệt độ càng lớn. Với khối lượng<br />
riêng từ 0,8 ÷ 1,1g/cm3 hệ số A đạt 100 % tại nồng độ thấp nhất là 3,75 g/m3 với thời gian<br />
hiệu quả 35 s; tương ứng với hệ số A 100 % ở dải 1,1 ÷1,7 tại nồng độ thấp nhất là 2,5<br />
g/m3. Với dải 1,1 ÷ 1,4 và 1,4 ÷ 1,7 có thời gian hiệu quả(A=100%) ở cùng một nồng độ<br />
với nồng độ 2,5 g/m3 lần lượt là 60 s và 64 s (sai khác 4s) nên có hiệu quả che chắn gần<br />
như tương đương, xét nồng độ tại 3,75 g/m3thời gian hiệu quả của 2 dải này lần lượt là 90,<br />
95 s (±5) và ở 5g/m3 là 100, 106 ± 6 s nên với tỷ trọng lớn hơn 1,4 thời gian hiệu quả thay<br />
đổi không đáng kể theo khối lượng riêng.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Như vậy, chúng tôi đã khảo sát đưa ra hỗn hợp chất HC tạo muội cacbon với thành<br />
phần chính là hexancloetan(C2Cl6), và bột magie(Mg), naptalen(C10H8), PVC hoàn toàn có<br />
khả năng che chắn thiết bị quan sát ảnh nhiệt ở dải bước sóng hồng ngoại 7÷14 μm. Hệ số<br />
suy giảm nhiệt độ của hệ khói HC phụ thuộc vào nồng độ và tỷ trọng của hỗn hợp trong<br />
buồng kín cũng được tính toán, đánh giá: Tỷ trọng hiệu quả nhất của hệ khói HC là dải<br />
1,1÷1,4 g/cm3; Nồng độ thấp nhất để hệ số suy giảm đạt hiệu quả 100% là 2,5 g/m3.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Andre Espagnacq, Gerard D. Sauvester, both of Bourges France, “Pyrotechnical<br />
composition which generates smoke that is opaque to infrared radiance and smoke<br />
ammunition as obtained”, United states Patent, 9/1/1988.<br />
[2]. Horst Busel, Berchtesgaden; Joseph Schneider, Bischofswiesen, both of Germany,<br />
“Compositon generating an IR-opaque smoke”, United States Patent, 14/2/199.<br />
[3]. S. Amarjit, S.G. Avachat, S.A. Joshi,and S. Haridwar, “Evaluation of Pyrotechnic<br />
Smoke for Anti Infrared and Anti Laser Roles”, Propellent, Explosive and<br />
Pyrotechnics V.20, P. 16-20, 1995.<br />
[4]. F.A. Maryam, M.A. Kassem, M.Sh.Faved, A.M. Sultan, “Preparation and<br />
performance evaluation of a Hexachloroethane based IR chemical smoke mixture”,<br />
Aerospace sciences & aviation technology, ASAT-13, 5/26-28/2009.<br />
[5]. Lê Ngọc Định, Vũ Hoài Tuân, Trần Bá Chữ, “Khảo sát khả năng suy giảm bức xạ<br />
lade của hỗn hợp khói tạo từ nguyên liệu trong nước”, đề tài cấp BQP, Hà Nội 1993.<br />
[6]. Hoàng Nhâm, “Khí tài phát khói- vũ khí lửa”, NXBGD, 2002.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
138 L.V. Dũng, L.X. Thảo, …, “Nghiên cứu hỗn hợp… chống thiết bị quan sát ảnh nhiệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABTRACST<br />
RESEACH TO CREATE GENERATED SMOKE COMPOUNDS<br />
AGAINST THERMAL IMAGE CAMERAS<br />
In this article, we present the studying result to create generated smoke<br />
compounds that against thermal image cameras have infrared radiation range 7-14<br />
μm. The obtained results reveal that the mixture includes following components:<br />
hexachloretan (C2Cl6), magnesium powder (Mg), naphtalen (C10H8), and poly vinyl<br />
chlorid (PVC) could provide relatively high level of thermal attenuation.<br />
Keywords: Hexachloetan, Smoke, infrared, Thermal image, Shielding.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 27 tháng 11 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 19 tháng 01 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Hóa học - Môi trường Quân Sự/ BTL Hóa Học.<br />
*<br />
Email: ledungvhhmtqs@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 139<br />