Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU IN VITRO ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU VÀ KỸ THUẬT<br />
LẤY DẤU LÊN ĐỘ CHÍNH XÁC KÍCH THƯỚC MẪU HÀM<br />
Bùi Tuấn Anh*, Hoàng Đạo Bảo Trâm**, Hoàng Tử Hùng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định độ chính xác kích thước mẫu hàm áp dụng kỹ thuật lấy dấu đệm một<br />
thì và kỹ thuật lấy dấu đệm hai thì sử dụng hai loại vật liệu lấy dấu PVS.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro so sánh hai kỹ thuật lấy dấu đệm (kỹ thuật đệm một thì và<br />
kỹ thuật đệm hai thì), sử dụng vật liệu PVS (Exaflex và Aquasil). Mỗi kỹ thuật và một loại chất lấy dấu thực hiện<br />
5 dấu với loại khay như nhau trên cùng một mẫu hàm kim loại. Trên các mẫu hàm thạch cao, xác định khoảng<br />
cách giữa các điểm mốc và độ sai lệch kích thước, so sánh với mẫu hàm nghiên cứu. Đánh giá độ chính xác theo<br />
tiêu chuẩn vật liệu lấy dấu đàn hồi của ADA.<br />
Kết quả: Sai lệch theo chiều ngang: Nhóm Exaflex-KT2 có sai lệch trung bình thấp nhất; chênh lệch lớn nhất<br />
ở nhóm Aquasil-KT2. Sai lệch trung bình của cả 4 nhóm đều đạt yêu cầu về mặt lâm sàng (< 0,09mm) và phần<br />
trăm sai lệch đều nhỏ hơn 0,5%, đạt tiêu chuẩn của ADA. Sai lệch theo chiều đứng: Nhóm Exaflex-KT1 có sai<br />
lệch trung bình thấp nhất. Nhóm Aquasil-KT2 có sai lệch lớn nhất. Các sai lệch của cả 4 nhóm đều nằm trong giới<br />
hạn lâm sàng cho phép. Sai lệch phần trăm theo chiều đứng của tất cả các nhóm đều lớn hơn yêu cầu tối thiểu của<br />
ADA. Mức sai lệch theo thứ tự từ cao đến thấp: A2 > E2 > A1 > E1.<br />
Kết luận: Tất cả các mẫu có sai lệch kích thước theo chiều ngang ở mức phần trăm mm và dưới 0,5%, theo<br />
chiều đứng ở mức phần trăm mm, tuy nhiên lớn hơn 0,5% ở phần lớn các mẫu; Trong đó, Exaflex - kỹ thuật đệm<br />
một thì cho kết quả chính xác nhất, Aquasil - kỹ thuật đệm hai thì cho kết quả sai lệch nhiều nhất, khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê. Các sai lệch đều nằm trong giới hạn lâm sàng cho phép.<br />
Từ khóa: Aquasil, Exaflex, kỹ thuật lấy dấu một thì, kỹ thuật lấy dấu hai thì, độ chính xác kích thước.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE INFLUENCE OF THE MATERIALS AND IMPRESSION TECHNIQUES<br />
ON THE DIMENSIONAL ACCURACY OF DENTAL CASTS: AN IN VITRO STUDY<br />
Bui Tuan Anh, Hoang Dao Bao Tram, Hoang Tu Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 135 - 142<br />
Purpose: The purpose of this in vitro study was to evaluate the dimensional accuracy of dental casts made<br />
with 1- and 2-step putty/wash impression technique using 2 types of PVS impression materials.<br />
Materials and Methods: Each technique and impression material was used to make 5 impressions of a<br />
metal master model. 20 casts were made by pouring with dental stone. Using ELF 200 equipment (Non-contact<br />
CNC 3D measurement-Mitutoyo), 14 distances were calculated based on measurements of 12 reference points.<br />
The absolute value of the difference of each measurement was calculated, as was the corresponding measurement<br />
on the master model. Evaluate the dimensional accuracy of dental casts by criteria of ADA Specification No.19 for<br />
Non-Aqueous, Elastomeric Dental Impression Materials.<br />
Results: Horizontal deviation: casts made with Exaflex-2-step impression technique has minimum<br />
<br />
* Lớp Cao học Khóa 2008-2010, Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
** Bộ môn NKCS - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Bùi Tuấn Anh ĐT: 0903707410<br />
Email: btanh1@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
135<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
deviation, the maximum deviation is in the group Aquasil-2-step impression technique. Vertical deviation: casts<br />
made with Exaflex-1-step impression technique has minimum deviation, the maximum deviation is in the group<br />
Aquasil-2-step impression technique. All deviations in 4 groups of casts were within a clinically acceptable range.<br />
Conclusion: The 1-step putty/wash impression technique with exaflex was the most dimensional accurate;<br />
the least dimensional accurate was the 2-step putty/wash impression technique with aquasil. However, the<br />
difference was not statistically significant and the deviations were clinically acceptable in all samples.<br />
Key words: Aquasil, Exaflex, 1-step impression technique, 2-step impression technique, dimensional accuracy.<br />
miệng, kể cả các vùng lẹm. Do vậy VLLD đàn<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
hồi được ứng dụng phổ biến trong phục hình<br />
Lấy dấu trong phục hình cố định (PHCĐ) một<br />
tháo lắp lẫn PHCĐ.<br />
trong những giai đoạn kỹ thuật cơ bản, là cơ sở để<br />
PVS là vật liệu cao su lấy dấu được cho là lý<br />
thực hiện phục hình chính xác nhằm phục hồi<br />
tưởng, có tính đàn hồi cao và ít biến dạng. Vật<br />
chức năng và thẩm mỹ. Agar được sử dụng để lấy<br />
liệu được cải tiến từ Silicones phản ứng trùng<br />
dấu lần đầu tiên năm 1937. Tuy nhiên, do không<br />
ngưng. Các chất lấy dấu PVS có khả năng lấy<br />
ổn định về kích thước, độ bền xé thấp, agar đã<br />
dấu chi tiết cao và có sự ổn định kích thước tốt, ít<br />
được thay thế dần bằng các vật liệu lấy dấu đàn<br />
chịu tác động môi trường ẩm, không có phản<br />
hồi khác như Polysulfides (1950), Silicones phản<br />
ứng hóa học tiếp diễn sau khi lấy dấu, không tạo<br />
ứng trùng ngưng (1960), Polyethers (1970),<br />
ra sản phẩm phụ khi trùng hợp. Khả năng chịu<br />
Silicones phản ứng cộng (Polyvinylsiloxanes, PVS,<br />
lực xé của PVS cao gấp 3 lần các cao su lấy dấu<br />
Addition Silicones, 1980). Cả hai loại cao su lấy<br />
khác. Khi bị kéo căng theo chiều dài trên 100%,<br />
dấu Silicones được cho là vật liệu lấy dấu (VLLD)<br />
PVS có thể khôi phục lại và chỉ bị biến dạng vĩnh<br />
có độ đàn hồi tốt nhất, độ bền xé thích hợp, không<br />
viễn khoảng 0,6%.<br />
độc hại, trung tính về màu và vị(10). Silicones phản<br />
Về kỹ thuật lấy dấu<br />
ứng cộng (PVS) khi trùng hợp không cho ra sản<br />
phẩm phụ nên có tính ổn định kích thước<br />
Kỹ thuật lấy dấu kép<br />
(1,9,10)<br />
nhất<br />
. Hiện nay, KTLD đệm (Putty/Wash<br />
Phù hợp khi lấy dấu phục hình ít đơn vị, đặc<br />
Technique) là kỹ thuật phổ biến nhất trong thực<br />
biệt cung hàm còn nhiều răng. Trong kỹ thuật<br />
hành nha khoa(10).<br />
này, VLLD có độ nhớt cao được bơm lên cả hai<br />
Để khảo sát một số kỹ thuật và vật liệu lấy dấu<br />
mặt của khay lấy dấu kép đồng thời VLLD có độ<br />
được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay,<br />
nhớt thấp được bơm vào vùng cần lấy dấu chi<br />
nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu<br />
tiết trong miệng. Dấu ghi ở vị trí lồng múi tối đa.<br />
xác định độ chính xác kích thước mẫu hàm áp<br />
Kỹ thuật lấy dấu laminar<br />
dụng kỹ thuật lấy dấu đệm một thì và kỹ thuật lấy<br />
Phù hợp khi khó cách ly răng và kiểm<br />
dấu đệm hai thì sử dụng hai loại vật liệu lấy dấu<br />
soát vận động của lưỡi. Dấu cao su đặc được lấy<br />
Silicones phản ứng cộng (Aquasil và Exaflex).<br />
bằng khay lấy dấu kép (không có thành bên)<br />
trước khi mài cùi sửa soạn răng. Sau đó, dấu chi<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
tiết được ghi bằng vật liệu có độ nhớt thấp, được<br />
Về vật liệu lấy dấu<br />
bơm vào khoảng lấy dấu chi tiết của phục hình<br />
Theo cơ chế đông, vật liệu lấy dấu được<br />
qua các lỗ được tạo ở phía hành lang.<br />
phân loại thành hoàn nguyên và không hoàn<br />
Kỹ thuật lấy dấu đệm một thì<br />
nguyên. Theo tính chất vật lý sau khi đông,<br />
Kết hợp đồng thời hai loại vật liệu có độ nhớt<br />
VLLD được phân thành hai loại đàn hồi và<br />
khác nhau nhằm tăng khả năng ghi dấu chi tiết<br />
không đàn hồi. VLLD đàn hồi có khả năng ghi<br />
(đặc tính của cao su có độ nhớt thấp) và hạn chế<br />
dấu chính xác cấu trúc cứng, mô mềm trong<br />
<br />
136<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tính co rút của vật liệu (đặc tính của cao su có độ<br />
nhớt rất cao).<br />
<br />
mm, khi lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai thì, cho<br />
kích thước mẫu hàm chính xác nhất(5).<br />
<br />
Kỹ thuật lấy dấu đệm hai thì<br />
<br />
Sergio và cộng sự nghiên cứu so sánh 4 kỹ<br />
thuật lấy dấu khác nhau với vật liệu PVS<br />
Aquasil, sử dụng 4 kỹ thuật lấy dấu (KT một<br />
pha, KT đệm một thì, KT đệm 2 thì, KT bơm<br />
đệm 2 thì). Các tác giả ghi nhận KT đệm 2 thì và<br />
KT bơm đệm 2 thì cho mẫu hàm chính xác nhất,<br />
KT một pha cho mẫu hàm sai lệch về kích thước<br />
nhiều nhất(7).<br />
<br />
Có thời gian thực hiện kéo dài hơn, song khả<br />
năng kiểm soát quá trình trộn và đông cứng của<br />
vật liệu, và việc cách ly vùng lấy dấu hiệu quả<br />
hơn. Kỹ thuật có thể thực hiện theo phương<br />
pháp không tạo khoảng hoặc có tạo khoảng.<br />
<br />
Kết quả một số nghiên cứu về kỹ thuật lấy<br />
dấu bằng PVS<br />
Richards và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của thời gian trộn vật liệu lên độ chính xác của<br />
mẫu hàm. Kỹ thuật đệm một thì với 4 loại VLLD<br />
PVS: Extrude (Kerr), Cutter (Coltere), Express<br />
(3M), Reprosil (Caulk)(3). Thời gian trộn cao su<br />
putty bằng tay là 30 giây, lấy dấu sau 30, 60, 90,<br />
120 giây. Theo kết quả nghiên cứu, lấy dấu trong<br />
vòng 60 giây sau khi trộn cao su putty cho mẫu<br />
hàm có kích thước chính xác hơn.<br />
Piwowarczyk và cộng sự nghiên cứu về ảnh<br />
hưởng của vật liệu lấy dấu và thời gian lưu giữ<br />
dấu trên 8 loại vật liệu lấy dấu một thì: 6 loại<br />
PVS và 2 loại Polyether. Kết quả ghi nhận không<br />
có sự khác biệt có ý nghĩa về kích thước dấu<br />
trong khoảng thời gian giữa thời điểm ngay sau<br />
khi lấy dấu và sau 90 phút(6).<br />
Sudsukh và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của vật liệu lấy dấu, khay lấy dấu, thời gian trộn<br />
vật liệu lên độ chính xác của mẫu hàm, sử dụng<br />
khay làm sẵn và khay cá nhân. Kết quả cho thấy<br />
PVS có sự ổn định về kích thước trong vòng 30<br />
ngày, trong khi đó đối với vật liệu Polyether, nên<br />
đổ mẫu trong vòng 24 giờ(8).<br />
Khi so sánh các kỹ thuật lấy dấu đệm khác<br />
nhau, Joseph và cộng sự ghi nhận kỹ thuật lấy<br />
dấu đệm hai thì cho mẫu hàm có độ chính xác<br />
nhất(2). Nissan và cộng sự khảo sát về độ dày của<br />
lớp vật liệu đệm trong lấy dấu hai thì trên ba loại<br />
mão có độ dày khác nhau (1mm, 2mm và 3mm).<br />
Kết quả cho thấy các dấu có độ dày lớp lót 1-2<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
VẬT LIỆU -PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Vật liệu<br />
Mẫu hàm trên bằng kim loại (Frasaco, Đức,<br />
thiết bị Laser - Dentaurum Dental Laser DL3000,<br />
vật liệu lấy dấu Exaflex (GC) và Aquasil<br />
(Dentsply), thạch cao loại IV (Die stone-GC<br />
Fujirock), thiết bị đo không tiếp xúc ELF 200<br />
(Non-contact CNC 3D measurement-Mitutoyo).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu in vitro so sánh hai kỹ thuật lấy<br />
dấu đệm (kỹ thuật đệm một thì và kỹ thuật đệm<br />
hai thì tạo khoảng đệm bằng nhựa<br />
Polyethylene), sử dụng vật liệu Exaflex và<br />
Aquasil. Mỗi kỹ thuật và một loại chất lấy dấu<br />
thực hiện 5 dấu với loại khay như nhau trên<br />
cùng một mẫu hàm kim loại. Trên các mẫu hàm<br />
thạch cao, xác định khoảng cách giữa các điểm<br />
mốc và độ sai lệch kích thước, so sánh với mẫu<br />
hàm nghiên cứu. Đánh giá độ chính xác theo tiêu<br />
chuẩn VLLD đàn hồi của ADA.<br />
Các bước thực hiện:<br />
Tạo các điểm mốc trên mẫu hàm kim loại: Sử<br />
dụng máy hàn laser nha khoa DL 3000<br />
(Dentaurum) (300V, 1 Hz, thời gian xung điện:<br />
8,5ms; tiêu điểm: 0,2). Trên mặt nhai các răng<br />
16, 26, 14, 24, 11, 13, 21, 23 tạo 10 cặp điểm mốc<br />
để đo các khoảng cách theo chiều ngang của<br />
mẫu hàm, và theo chiều đứng thân răng trên<br />
mẫu hàm.<br />
<br />
137<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
Tỷ lệ phần trăm sai lệch theo công thức: PD =<br />
[(msm-mmm)/mmm] x 100<br />
Trong đó:<br />
PD: Tỷ lệ phần trăm sai lệch<br />
msm: Kích thước trung bình trên mẫu<br />
thạch cao<br />
mmm: Kích thước trung bình trên mẫu<br />
kim loại<br />
msm-mmm = Sai lệch kích thước<br />
<br />
Hình 1. Các điểm mốc trên mẫu hàm.<br />
<br />
Theo tiêu chuẩn của ADA: sai lệch kích<br />
thước tối đa của cao su lấy dấu sau 24h cần phải<br />
nhỏ hơn 0,5% (ADA Specification No. 19 for<br />
Non-Aqueous, Elastomeric Dental Impression<br />
Materials).<br />
Dữ liệu được ghi nhận và xử lý bằng phần<br />
mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows.<br />
- Đánh giá sự khác biệt giữa các lần đo trên<br />
cùng một mẫu hàm.<br />
- Đánh giá độ sai lệch giữa mẫu kim loại và<br />
các mẫu thạch cao đổ từ hai loại VLLD (Aquasil<br />
và Exaflex).<br />
- Đánh giá độ sai lệch giữa các mẫu hàm<br />
được tạo từ các kỹ thuật lấy dấu, KT1 và KT2.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Sai lệch kích thước và phần trăm theo<br />
nhóm vật liệu, kỹ thuật (VL-KT) so với mẫu<br />
chuẩn<br />
Hình 2. Các khoảng cách trên mẫu hàm.<br />
Đánh giá về kích thước mẫu hàm: Các mẫu<br />
thạch cao được mã hóa, việc đo đạc được thực<br />
hiện bởi kỹ thuật viên đã được huấn luyện và<br />
định chuẩn. Người đo không biết mẫu hàm<br />
thạch cao thuộc nhóm thử nghiệm nào. Trên<br />
mẫu hàm kim loại tiến hành đo 14 khoảng<br />
cách AB, AC, AD, AE, AF, AG, AH, BG, CF,<br />
DE, CC1, DD1, EE1, FF1. Mỗi khoảng này đo 3<br />
lần rồi tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.<br />
Trên các mẫu thạch cao đo tương tự. Mẫu hàm<br />
được cố định lên bàn đế của thiết bị đo không<br />
gian 3 chiều Quick Vision ELF 200 qua kính<br />
phóng đại 240 lần.<br />
<br />
138<br />
<br />
Sai lệch theo chiều ngang<br />
Lấy dấu bằng Exaflex, KT2 có sai lệch<br />
trung bình so với mẫu chuẩn ít nhất trong 4<br />
nhóm VL-KT (0,034 ± 0,016 mm; 0,132 ±<br />
0,051%); sai lệch lớn nhất ở nhóm mẫu TC lấy<br />
dấu bằng Aquasil, KT2 (0,046 ± 0,008mm; 0,176<br />
± 0,025%). Sai lệch trung bình của cả 4 nhóm<br />
đều đạt yêu cầu về mặt lâm sàng (< 0,09mm)<br />
và phần trăm sai lệch đều nhỏ hơn 0,5%. Tất<br />
cả các mẫu trong 4 nhóm VL-KT đạt tiêu<br />
chuẩn của ADA (Bảng 1; Biểu đồ 1).<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1. Trung bình sai lệch và phần trăm sai lệch.<br />
TB ± ĐLC<br />
Sai lệch mm<br />
<br />
VL/KT<br />
Ngang<br />
A1<br />
E1<br />
A2<br />
E2<br />
<br />
0,039±0,014<br />
0,039±0,010<br />
0,046±0,008<br />
0,034±0,016<br />
<br />
p<br />
<br />
(1)<br />
<br />
0,496<br />
<br />
Sai lệch %<br />
<br />
Đứng<br />
<br />
p<br />
<br />
0,045±0,011<br />
0,042±0,009<br />
0,048±0,008<br />
0,047±0,010<br />
<br />
Phân tích ANOVA một yếu tố (kết hợp với phương<br />
pháp Tukey). A1: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm<br />
<br />
một thì, vật liệu lấy dấu Aquasil. E1: mẫu hàm lấy dấu bằng<br />
kỹ thuật đệm một thì, vật liệu lấy dấu Exaflex. A2: mẫu<br />
hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai thì, vật liệu lấy dấu<br />
Aquasil. E2: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai thì,<br />
vật liệu lấy dấu Exaflex.<br />
<br />
Sai lệch theo chiều đứng<br />
Vật liệu Exaflex, lấy dấu bằng KT1 có sai lệch<br />
trung bình so với mẫu chuẩn ít nhất (0,042 ±<br />
0,009mm; 0,672 ± 0,152%). Lấy dấu bằng Aquasil,<br />
KT2 có sai lệch lớn nhất trong 4 nhóm VLKT<br />
(0,048 ± 0,008mm; 0,792 ± 0,120%). Các sai lệch<br />
của cả 4 nhóm VLKT đều nằm trong giới hạn<br />
lâm sàng cho phép. Sai lệch phần trăm theo<br />
chiều đứng của tất cả các nhóm đều lớn hơn yêu<br />
cầu tối thiểu của ADA (Bảng 1; Biểu đồ 1).<br />
50<br />
45<br />
40<br />
35<br />
30<br />
<br />
A1<br />
<br />
25<br />
<br />
E1<br />
<br />
20<br />
<br />
A2<br />
E2<br />
<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
Sai lệch theo chiều đứng µm<br />
<br />
Biểu đồ 1. Sai lệch kích thước của các nhóm thử<br />
nghiệm so với mẫu chuẩn. A1: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ<br />
thuật đệm một thì, vật liệu lấy dấu Aquasil. E1: mẫu hàm<br />
lấy dấu bằng kỹ thuật đệm một thì, vật liệu lấy dấu Exaflex.<br />
A2: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai thì, vật liệu lấy<br />
dấu Aquasil. E2: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai<br />
thì, vật liệu lấy dấu Exaflex.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Ngang<br />
<br />
0,796<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Sai lệch theo chiều ngang µm<br />
<br />
(1)<br />
<br />
0,142±0,038<br />
0,138±0,058<br />
0,176±0,025<br />
0,132±0,051<br />
<br />
p<br />
<br />
(1)<br />
<br />
0,428<br />
<br />
Đứng<br />
0,744±0,196<br />
0,672±0,152<br />
0,792±0,120<br />
0,772±0,176<br />
<br />
p<br />
<br />
(1)<br />
<br />
0,677<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kỹ thuật lấy dấu đệm một thì (KT1)<br />
Ở kỹ thuật đệm một thì trong nghiên cứu<br />
của này, trung bình sai lệch kích thước so với<br />
mẫu chuẩn ở các khoảng theo chiều đứng tuy có<br />
lớn hơn sai lệch theo chiều ngang nhưng nằm<br />
trong khoảng giới hạn lâm sàng cho phép<br />
(